Tài liệu Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách

Biến động trên thị trường dầu thô thế giới
Lần đầu tiên trong vòng 12 năm, giá dầu thô Brent đã chính thức giảm xuống dưới ngưỡng 30
USD/thùng trong ngày 12/1/2016. Các định chế lớn như Goldman Sachs (2015) hay EIA (2016a)
đều đưa ra những dự báo về triển vọng đi xuống trong ngắn hạn của giá dầu thô. Điểm dừng và
xu hướng của giá dầu sẽ phụ thuộc phần lớn vào hai yếu tố: (i) cân bằng cung cầu; và (ii) mức dự
trữ khả dụng của thế giới.
Cân bằng cung cầu
Tính đến Q4-2015, thị trường nhiên liệu lỏng thế giới đã chứng kiến 8 quý dư cung liên tiếp ở
mức trung bình 1,41 triệu thùng/ngày.
Sản lượng tăng nhanh trong bối cảnh cầu thế giới chậm lại đã gây ra sự mất cân bằng thị trường.
Trong số những nguyên nhân, sản lượng khai thác của Hoa Kỳ tăng đột biến nhờ công nghệ khoan
ngang. Trong sản lượng 5,26 triệu thùng nhiên liệu lỏng/ngày tăng lên giai đoạn 2012-2015, 4,22
triệu thùng đến từ Hoa Kỳ (chiếm 80% sản lượng tăng thêm). So với tháng 10/2008, sản lượng
dầu thô tháng 10/2015 của Hoa Kỳ đã tăng gần gấp đôi, lên mức trung bình 9,4 triệu thùng/ngày,
xấp xỉ sản lượng hai nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới là Nga và Arập-xê-út.
Trong khi đó, từ cuối năm 2014, thế giới chứng kiến sự sụt giảm nhu cầu năng lượng từ Trung
Quốc và các nước mới nổi. Tiêu thụ năng lượng giảm tuyệt đối trong 3 quý liên tiếp trước khi hồi
phục nhẹ vào Q3/2015 và tiếp tục sụt giảm vào Q4/2015. Triển vọng tăng trưởng vẫn tiếp tục
ảm đạm tại các quốc gia đang phát triển đang ngăn chặn những kỳ vọng vào sự hồi phục của giá
dầu trong năm 2016. 
pdf 17 trang hoanghoa 08/11/2022 3060
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tac_dong_cua_dien_bien_gia_dau_toi_ngan_sach.pdf

Nội dung text: Tài liệu Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách

  1. Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách dầu, nên phần thuế TNDN ước tính trong nghiên cứu này có thể không đồng nhất với phần thực thu ngân sách từ PVN. Lưu ý, do phí bảo vệ môi trường đối với khai thác dầu thô là thuế đánh theo khối lượng khai thác tuyệt đối, tính theo sản lượng khai thác nên nguồn thu này sẽ không bị ảnh hưởng bởi biến động giá. + Thu từ nhập khẩu xăng dầu: nghiên cứu ước lượng thay đổi nguồn thu từ thuế nhập khẩu (mức thuế suất áp dụng từ 21/5/2015 là 20% đối với xăng động cơ5) và thuế tiêu thụ đặc biệt (mức thuế 10% đối với xăng dầu6). Do lợi nhuận và thuế bảo vệ môi trường của các đơn vị kinh doanh xăng dầu được tính theo khối lượng nhập khẩu, biến động giá dầu sẽ không làm thay đổi các nguồn thu thuế liên quan tới các khoản này. + Thu từ thuế giá trị gia tăng (GTGT): giá dầu giảm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp tăng thu ngân sách từ thuế GTGT. Nghiên cứu dựa trên mô hình VNU- CGE để ước lượng thay đổi trong GDP danh nghĩa nhờ giá dầu giảm, qua đó ước lượng thay đổi trong nguồn thu này. Nghiên cứu giả định thuế suất thuế GTGT trung bình của nền kinh tế trong năm 2016 bằng thuế suất thuế GTGT trung bình năm 2015 là 6,6%7. Con số này tương đối hợp lý khi thuế suất thuế GTGT cho các mặt hàng ở Việt Nam nằm trong mức 0-10%. Lưu ý, thuế VAT đánh trên lượng dầu thô tiêu thụ nội địa không được tính riêng vì được giả định nằm trong tổng thu thuế VAT tính toán bằng mô hình VNU-CGE. Đây là ba nguồn thu ngân sách chịu tác động trực tiếp từ biến động giá dầu thô. Các biến động nguồn thu từ thuế tài nguyên và thuế TNDN đối với dầu thô sản xuất và tiêu thụ tại các nhà máy lọc dầu của Việt Nam chưa được tính toán trong bài. Ngoài ra, các khoản thu khác từ nội địa như thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ chịu tác động bởi giá dầu; mặc dù vậy, những tác động này không trực tiếp, có độ trễ, và phụ thuộc lớn vào cấu trúc cũng như độ linh hoạt của nền kinh tế. Tỷ lệ giữa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trong đầu ra của dầu thô trong năm 2016 được giả định không thay đổi so với 2015 (Hình 10). Do biến động giá dầu không ảnh hưởng trực tiếp tới biên độ lợi nhuận của hoạt động lọc dầu nếu các sản phẩm đầu ra như xăng, dầu diezel, phân bón, biến động cùng chiều với giá dầu thô, phần tiêu thụ trong nước được giả định không ảnh hưởng tới lợi nhuận của PVN. 5 Theo thông tư 78/2015/TT-BTC ban hành ngày 20/5/2015. 6 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008. 7 Thuế suất thuế GTGT trung bình được tính bằng thu ngân sách từ thuế GTGT chia cho GDP danh nghĩa chưa bao gồm thuế GTGT. Số liệu dùng để ước lượng được lấy từ CEIC. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, thuế suất thuế GTGT trung bình của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 cũng ở mức 6,6%. 9 Bài thảo luận chính sách – CS 11
  2. Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách Hình 10. Phân phối sản lượng sản xuất dầu thô Việt Nam theo thị trường tiêu thụ, 2010- 2015 (triệu tấn) 7.5 8.3 6.2 7.5 6.9 6.9 9.3 9.3 8.1 8.2 8.4 9.2 2010 2011 2012 2013 ƯỚC TÍNH 2014 ƯỚC TÍNH 2015 Xuất khẩu Tiêu thụ trong nước Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ TCTK, BTC Tỷ giá VND/USD được xây dựng theo kịch bản tăng 3% trong năm 2016. Cuối cùng cần lưu ý rằng do hạn chế trong tiếp cận thông tin, các tính toán trong nghiên cứu kết hợp phải dựa một phần trên các giả định được cho là hợp lý tuy nhiên có thể không hoàn toàn chính xác hay phản ánh được sự thay đổi đang diễn ra trong thực tế. Kết quả dự báo Nghiên cứu khảo sát phạm vi biến động từ 20-60 USD/thùng của giá dầu thô trung bình trong năm 2016. Kết quả tính toán cho thấy nguồn thu ngân sách từ dầu thô (bao gồm thuế xuất khẩu, Hình 11. Thu ngân sách liên quan tới dầu mỏ theo các kịch bản giá dầu (tỷ đồng) 80,000 70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 - 60 55 50 45 40 35 30 25 20 USD/thùng Thu từ dầu thô Thu từ thuế TTĐB và thuế nhập khẩu xăng dầu Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Bài thảo luận chính sách – CS 11 10
  3. Những đặc điểm của nợ công ở Việt Nam Hình 12 : Thu từ VAT theo các kịch bản giá dầu thô (tỷ đồng) 265,100 265,080 265,060 265,040 265,020 265,000 264,980 264,960 60 58 56 54 52 50 48 46 44 42 40 38 36 34 32 30 28 26 24 22 20 USD/thùng Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu phí môi trường, thuế thu nhập doanh nghiệp, phí khai thác). Trung bình nếu giá dầu thô giảm xuống 1 USD, thu ngân sách từ dầu sẽ giảm tương ứng gần 1.400 tỷ đồng. Tương tự, ngân sách cũng bị ảnh hưởng từ giá xăng nhập khẩu đi xuống. Ước lượng cho thấy ngân sách sẽ giảm xấp xỉ 760 tỷ đồng tương ứng với mỗi USD giảm xuống của giá dầu thô (Hình 11). Mối quan hệ giữa giá dầu và thu thế VAT thể hiện mối quan hệ phi tuyến. Doanh thu thuế VAT đạt cực đại ở mức giá 32 USD/thùng và có chiều hường sụt giảm nếu giá dầu tiếp tục giảm sâu. Hình 13 : Thay đổi của thu ngân sách theo từng kịch bản giá dầu thô so với kịch bản $60/thùng (tỷ đồng) 20 22 24 26 28 30 32 34 36 38 40 42 44 46 48 50 52 54 56 58 60 -85,000 -75,000 -65,000 -55,000 -45,000 -35,000 -25,000 -15,000 -5,000 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu 11 Bài thảo luận chính sách – CS 11
  4. Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách Hình 14 : Thay đổi thu ngân sách khi giảm thêm $1/thùng theo từng mức giá (tỷ đồng) 20 23 26 29 32 35 38 41 44 47 50 53 56 59 2,095 2,097 2,099 2,101 2,103 2,105 2,107 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Về tổng thể, tác động của việc giá dầu thô thế giới lao dốc ảnh hưởng tương đối nặng nề tới nguồn thu ngân sách. So với mức giá dự toán 60 USD/thùng cho năm 2016, nếu giá dầu thô ở mức trung bình 40 USD/thùng như kịch bản dự báo của IEA, ngân sách sẽ bị suy giảm hơn 40.000 tỷ đồng. Mức suy giảm tăng lên gần 60.000 tỷ đồng nếu giá dầu tiếp tục đứng quanh mức hiện tại 32 USD/thùng trong năm 2016. Trong trường hợp xấu nhất, giá dầu xuống mức 20 USD/thùng, ngân sách có thể sụt giảm tới gần 85.000 tỷ đồng. Lưu ý là mức sụt giảm ngân sách cận biện có khuynh hướng tăng lên khi giá dầu ở vùng thấp (Hình 14). Tổng kết và các đề xuất chính sách Thị trường dầu thô thế giới đang chứng khiến những biến động phức tạp. Áp lực thị trường tiếp tục gia tăng từ khu vực OPEC trong khi triển vọng kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác có xu hướng xấu đi. Tốc độ điều chỉnh sản lượng khai thác của ngành dầu khí Hoa Kỳ vẫn là dấu hỏi lớn cho giới phân tích. Tuy nhiên, nhưng kịch bản khả dĩ cho thấy mặt bằng giá dầu sẽ xuống thấp hơn trong năm 2016, đi xa khỏi mức giá kỳ vọng trung bình 60 USD/thùng của cơ quan dự toán ngân sách. Dựa trên những số liệu có thể tiếp cận được và những giả định được chúng tôi cho là hợp lý trong điều kiện hạn chế về điều kiện thông tin, nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của giá dầu tới nguồn thu ngân sách trong dải biến động từ 20-60 USD/thùng. Kết quả cho thấy nếu giá dầu giảm 1 USD, thu ngân sách từ các nguồn sẽ sụt giảm trung bình khoảng 2.100 tỷ đồng. Như vậy, trong trường hợp không có những đột biến theo hướng tích cực xảy ra trên thị trường Bài thảo luận chính sách – CS 11 12
  5. Những đặc điểm của nợ công ở Việt Nam dầu mỏ, và giá dầu sẽ vẫn ở dưới ngưỡng 40 USD trong năm 2016, nguồn thu ngân sách sẽ bị tác động tương đối nặng nề. Điều này cảnh báo nguy cơ lặp lại những khó khăn của Chính phủ trong việc tạo lập cân bằng tài khóa như đã xảy ra trong năm 2015. Chúng tôi khuyến nghị công tác lập dự toán ngân sách cần được thực hiện dựa trên những kịch bản phù hợp, có độ an toàn cao, tránh gây rủi ro cho kỷ luật tài khóa. Xu hướng diến biến bất lợi của thị trường dầu thô trong năm 2016 đang tạo ra những áp lực lớn lên mục tiêu giữ mức thâm hụt ngân sách dưới mức 5% GDP. Điều này đòi hỏi những biện pháp, quyết tâm chính trị mạnh mẽ cắt giảm chi ngân sách, đặc biệt là chi thường xuyên vốn được mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây. Tài liệu tham khảo Baker Huges. (2016). International Rotary Rig Count. Retrieved from ir.net/phoenix.zhtml?c=79687&p=irol-rigcountsintl Bureau of Labor Statistics. (2016). Employment, hours, and earnings from Currnent Employment Statistics survey (National). Bureau of Labor Statistics. Retrieved from DallasFED. (2015). OPEC tips crude oil markets over Cliff (Quarterly Energy Update). Bích Khánh. (2016). Đo tác động của giá dầu thấp đến nền kinh tế. Retrieved from EIA. (2016a). Iran’s petroleum production seen rising as many sanctions are lifted. U.S. Energy Information Administration. EIA. (2016b). Short-term Energy Outlook, January 2016. U.S. Energy Information Administration. EIA. (2016c). What drives crude oil prices. U.S. Energy Information Administration. Retrieved from Morgan Stanley (2014), Crude Oil 2015: It Likely Gets Worse Before It Gets Better. Retrieved from Goldman sachs. (2015). The New Oil Order: Lower for ever longer (Commodities Research). Stuermer, M., & Dhaliwal, N. (2015). OPEC Likely to Keep Pumping Despite Budget Woes of Some Members. Federal Reserve Bank of Dallas. 13 Bài thảo luận chính sách – CS 11
  6. Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách Những quy định về công bố thông tin Chứng nhận của tác giả Các tác giả sau sẽ chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo này, đồng thời chứng nhận rằng những quan điểm, nhận định, dự báo trong báo cáo này phản ánh ý kiến chủ quan của người viết: Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Quang Thái, Phạm Văn Đại. Tài liệu này được thực hiện và phân phối bởi Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), chỉ nhằm mục đích cung cấp tài liệu tham khảo cho các khách hàng hoặc đối tác đặc biệt của VEPR, không nhằm mục đích thương mại và xuất bản, dù thông qua báo chí hay các phương tiện truyền thông khác. Các khuyến nghị trong báo cáo mang tính gợi ý và không nên coi như lời tư vấn cho bất kỳ cá nhân nào, vì báo cáo được xây dựng không nhằm phục vụ lợi ích cá nhân. Các thông tin cần chú ý khác Báo cáo được xuất bản vào ngày 25 tháng 2 năm 2016. Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, tác giả không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành. VEPR có quy trình thủ tục để xác định và xử lý các mâu thuẫn về lợi ích nảy sinh liên quan đến nhóm tác giả. Mọi đóng góp và trao đổi vui lòng gửi về: Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, Phòng 707, Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Email: pham.vandai@vepr.org.vn
  7. Những đặc điểm của nợ công ở Việt Nam  CÁC BÀI NGHIÊN CỨU KHÁC CS-10 Những đặc điểm của nợ công ở Việt Nam CS-09 Dự báo kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Phòng Nghiên cứu VEPR CS-08 Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn, Nguyễn Đức Thành, Ngô Quốc Thái VMM15Q3 Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý III – 2015, Phòng Nghiên cứu VEPR VMM15Q2 Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý II – 2015, Phòng Nghiên cứu VEPR VMM15Q1 Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý I – 2015, Phòng Nghiên cứu VEPR NC-33 Tổng quan kinh tế Việt Nam 2013, Nguyễn Đức Thành, Ngô Quốc Thái NC-32 Tổng quan kinh tế thế giới 2013, Lê Kim Sa, Nguyễn Cẩm Nhung NC-31 Tổng quan kinh tế thế giới 2012, Lê Kim Sa 1 Bài thảo luận chính sách – CS 10