Giáo trình Kinh tế tài nguyên và môi trường

Môn học này cung cấp những kiến thức nền tảng để sau khi học
xong các bạn sẽ có khả năng:
ƒ Hiểu biết một cách khái quát và cơ bản các khái niệm về kinh
tế tài nguyên và môi trường; mối liên hệ giữa các khái niệm; môi
trường xung quanh chúng ta.
ƒ Biết cách thức người ta ra quyết định như thế nào? Tại sao quá
trình ra quyết định gây suy thoái môi trường?
ƒ Hiểu rõ các nguyên nhân làm cho tài nguyên ngày càng cạn
kiệt và môi trường ngày càng suy thoái. Sự suy thoái môi trường dẫn
đến những hậu quả gì?
ƒ Đánh giá tầm quan trọng về mặt kinh tế của sự suy thoái môi
trường.
ƒ Biết được các thể chế, chính sách kinh tế được thiết kế ra sao
để tránh tác động xấu đối với môi trường, các biện pháp khả thi để
ngăn chặn, làm chậm lại hay chấm dứt sự suy thoái môi trường một
cách hiệu quả nhất. 
pdf 153 trang hoanghoa 07/11/2022 8400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế tài nguyên và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_tai_nguyen_va_moi_truong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế tài nguyên và môi trường

  1. tế – môi trường. Nền kinh tế được coi như là một hệ thống khép kín (xem hình 1.1). Mô hình kinh tế cổ điển được xây dựng dựa trên các giả thuyết sau: a) Không có chính quyền. b) Tất cả thu nhập được chi tiêu. c) Không có mậu dịch quốc tế. d) Hệ thống kín tự túc. nhận lương, tiền lời CÁC HỘ GIA ĐÌNH mua hàng hoá (sở hữu vốn, sức lao động, quyền sử dụng trả tiền bán sức lao đất đai) động, cho vay vốn, cho thuê đất Thị trường Thị trường yếu t ố sản xuất hàng hoá CÁC DOANH NGHIỆP Thu tiền (thuê lao động, thuê đất, vay vốn) Bán hàng hóa Hình 1.1: Nền kinh tế khép kín Trong thực tế, nền kinh tế là một hệ thống mở và vận động theo đường vòng tròn. Để hoạt động (tức là để cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay của cải cho con người), nền kinh tế phải khai thác tài nguyên (nguyên liệu và nhiên liệu) từ môi trường, chế biến những tài nguyên này (biến chúng thành những sản phẩm hoàn chỉnh để tiêu thụ) và thải trở lại môi trường chung quanh một khối lượng lớn những tài nguyên 11
  2. bị hao mòn hoặc/và đã qua quá trình biến đổi hóa học (thành những chất thải). Quan hệ giữa kinh tế và môi trường Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường được thể hiện dưới dạng mô hình cân bằng vật chất, dựa trên cơ sở nhiệt động lực học. Quy luật nhiệt động lực học thứ I: Hoạt động kinh tế là một quá trình chuyển đổi vật chất và năng lượng. Chúng ta không thể hủy hoại vật chất và năng lượng theo nghĩa tuyệt đối, nên chúng sẽ tái xuất hiện như chất thải và cuối cùng được thải ra môi trường. Nói cách khác tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất hay tiêu thụ tài nguyên cuối cùng đều đưa đến những sản phẩm phế thải bằng với lượng tài nguyên đưa vào các hoạt động này khi tính theo lượng vật chất và năng lượng. Quy luật nhiệt động lực học thứ II: Không thể nào có khả năng thu hồi (tái sinh) 100% những sản phẩm phế thải để đưa vào lại chu trình tài nguyên. Mô hình này cho thấy nền kinh tế là một hệ thống chế biến nguyên liệu và chuyển đổi thành sản phẩm. Các nguyên liệu hữu dụng (gồm các tài nguyên không thể tái tạo như khoáng sản, dầu và những tài nguyên có thể tái tạo như lâm sản, thủy hải sản, cây trái ), được hút vào hệ thống kinh tế – đó là những đầu vào chủ yếu của khu vực sản xuất. Sau đó chúng trải qua một loạt những thay đổi về năng lượng và tính hữu dụng của chúng tạo thành những sản phẩm và dịch vụ. Hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra là hiện thân của một phần nguồn vật chất và nhiên liệu này sau đó đến tay người tiêu dùng. Cuối cùng, sau một thời gian ở đầu ra của hệ thống chế biến này, những xuất lượng không phải là sản phẩm sẽ được tái sinh lại một 12
  3. phần với những chất vô ích còn lại (chất thải) sẽ được thải trở lại môi trường (bầu khí quyển, đất, nước và không khí ) ở nhiều chặng khác nhau của hệ thống chế biến. Các chất thải gồm nhiều loại như dioxit lưu huỳnh, hợp chất hữu cơ bay hơi, dung môi độc hại, phân động vật, thuốc trừ sâu, các loại bụi lơ lửng, vật liệu xây dựng thải ra, kim loại nặng Năng lượng thải ra dưới dạng nhiệt và tiếng ồn, chất phóng xạ Người tiêu thụ cũng thải vào môi trường một lượng chất thải khổng lồ qua hệ thống cống rãnh và thải khí từ các nhà máy hay ô tô vào không khí. TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG (TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN) BẦU KHÍ QUYỂN NHỮNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, THU HOẠCH (1) ĐẤT NƯỚC KHÔNG KHÍ NHỮNG HỌAT ĐỘNG CHẾ BIẾN VÀ CHỀ TẠO CĂN BẢN (nghiền gỗ, nấu quặng, sản xuất NƠI CHỨA vật liệu căn bản ) CHẤT THẢI (2) HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO BIẾN ĐỔI (3) PHÂN PHỐI (sỉ và lẻ) (5) (4) TIÊU THỤ (sỉ và lẻ) (1), (2), (3), (4), (5): các dòng tái sinh thải chất thải không tái chế được ra môi trường 13
  4. Hình 1.2: Mô hình cân bằng vật chất Có thể trình bày mô hình cân bằng vật chất cho thấy sự thể hiện hai quy luật nhiệt động lực học như hình 1.3. Nguyên liệu M lấy từ môi trường Tái tuần hoàn Rp’ Sản xuất Hàng hóa (G) Chất thải (Rp) Thải ra môi trường Tiêu thụ Chất thải (Rc) Thải ra môi trường Tái tuần hoàn (Rc’) Hình 1.3: Mô hình cân bằng vật chất Định luật nhiệt động lực học thứ 1 cho ta thấy: M = Rp + Rc = G + Rp – Rp’ – Rc’ Nghĩa là số lượng nguyên liệu (M) bằng sản phẩm sản xuất ra (G) cộng với chất thải trong quá trình sản xuất Rp trừ đi phần chất thải được tái tuần hoàn của người sản xuất Rp’ và của người tiêu thụ Rc’. Có 3 cách chủ yếu để giảm M và do đó giảm chất thải vào môi trường tự nhiên, đó là: a) Giảm G: tức là giảm số lượng hàng hóa và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra. Muốn thế cần phải giảm tốc độ tăng dân số. Dân số không tăng hoặc tăng chậm có thể làm cho việc kiểm soát tác động môi trường dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi dân số không tăng, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vẫn có thể tăng (ví dụ: ở các nước 14
  5. phát triển có công nghệ kiểm soát ô nhiễm nên lượng khí thải do mỗi ô tô thải ra đã giảm đáng kể nhưng do số lượng ô tô tăng nên tổng ô nhiễm tăng lên); hơn nữa tác động môi trường có thể lâu dài và tích lũy nên ngay cả khi dân số không tăng, môi trường vẫn có thể bị suy thoái dần. b) Giảm Rp: có nghĩa là thay đổi tổng lượng chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất. Cách thứ 1 là nghiên cứu, chế tạo và áp dụng các công nghệ và thiết bị mới ít gây ô nhiễm. Cách thứ 2 là thay đổi thành phần bên trong của sản phẩm (G). Sản phẩm G bao gồm một số lớn các hàng hóa và dịch vụ khác nhau, mỗi loại có lượng chất thải khác nhau. Do đó, ta có thể thay đổi theo hướng giảm từ tỉ lệ chất thải cao sang tỉ lệ chất thải thấp trong khi vẫn giữ nguyên tổng số. c) Tăng (Rp’+ Rc’): khả năng thứ ba là tăng tái tuần hoàn để giảm bớt lượng chất thải. Tuy nhiên, nguồn vật chất đã chuyển hóa thành năng lượng thì không thể phục hồi được. Ngoài ra bản thân quá trình tái tuần hoàn cũng có thể tạo nên chất thải. Bản chất đa chức năng của tài nguyên môi trường Mô hình cân bằng vật chất cho chúng ta thấy rõ môi trường có 3 chức năng và dịch vụ cơ bản có giá trị về mặt kinh tế: – Cung cấp tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo và không tái tạo: các tài nguyên này cung cấp nơi ở, thức ăn, vật liệu làm công cụ cho sản xuất sản phẩm tiêu dùng. – Tạo ra không gian sống, phục vụ con người với những cảnh quan thiên nhiên để thưởng thức về mặt thẩm mỹ, vui chơi giải trí, đem lại niềm vui tinh thần. – Hấp thụ chất thải. 15
  6. Ba chức năng này được coi là ba thành phần của một chức năng tổng quát của môi trường đó là: Một hệ thống hỗ trợ sự sống. Các chức năng này đều có giá trị kinh tế nhưng trên thực tế, do không nhận ra các giá trị này nên các hàng hóa và dịch vụ môi trường thường không có giá cả thị trường dẫn đến việc chúng ta thường lạm dụng tài nguyên môi trường. Các tài nguyên môi trường ngày càng khan hiếm, do đó cần tiến hành phân tích kinh tế, lập những chiến lược để giảm bớt hậu quả của quá trình đó. Cần có sự cân bằng giữa quyền lợi của những người sử dụng trực tiếp (như một nguồn nguyên liệu hay bãi đổ chất thải) và những người sử dụng gián tiếp (thưởng thức cảnh quan) hay giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai. Lí thuyết kinh tế chứng minh rằng với một số giả định nhất định khi không có các ngoại tác, cơ chế thị trường có khả năng thực hiện phân phối tài nguyên một cách có hiệu quả. Khi xuất hiện các ngoại tác hay hàng công cộng cần được phân phối, thị trường sẽ bị thất bại. 16
  7. Ngoại tác và hàng hóa công cộng với vấn đề môi trường Ngoại tác là những hoạt động gây tác động phụ không chủ ý của sản xuất hay tiêu thụ gây ảnh hưởng có lợi hay có hại cho người thứ ba mà những người này không phải trả tiền hoặc không được trả tiền vì hoạt động đó. Ví dụ: Một nhà máy luyện thép thải chất thải xuống sông làm ô nhiễm nước hay nhà máy xi măng thải khí thải làm ô nhiễm không khí. Đây là những ngoại tác gây ảnh hưởng có hại cho người khác. Ngoại tác tồn tại khi: – Cái giá phải trả hoặc cái lợi của tư nhân không bằng cái giá phải trả hoặc cái lợi của xã hội. – Phúc lợi của người tiêu dùng hay người sản xuất bị ảnh hưởng bởi những người tiêu dùng hay những người sản xuất khác. – Các chi phí, các lợi ích không được xem xét đầy đủ bởi những người sản xuất hay những người tiêu dùng khi họ tiến hành các hoạt động sản xuất hay tiêu dùng. Chi phí xã hội = Chi phí tư nhân + chi phí ngoại tác Chi phí tư nhân: là những chi phí được chi trả trực tiếp bởi người tiêu dùng trong các hoạt động tiêu dùng của họ hay bởi người sản xuất trong các hoạt động sản xuất của họ. Giá thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ là những ví dụ rõ ràng về chi phí tư nhân vì các chi phí này phải được trả để hưởng thụ hàng hóa và dịch vụ. Tương tự, doanh nghiệp phải trả tiền nguyên liệu, lao động, nhiên liệu để sản xuất ra sản phẩm. Chi phí ngoại tác: là chi phí được chi trả bởi người tiêu dùng hay người sản xuất không phải là những người tiến hành các hoạt động đó. 17
  8. Ví dụ: một người lái xe chạy từ TP. Hồ Chí Minh đến Bình Dương thì chỉ phải tốn tiền xăng, còn những người khác thì phải trả những chi phí do anh ta làm ô nhiễm không khí, tạo ra tiếng ồn, góp phần làm tắt nghẽn giao thông Đây là những chi phí ngoại tác đối với người sử dụng xe theo nghĩa là họ không phải trả những chi phí này. Lợi ích xã hội = lợi ích tư nhân + lợi ích ngoại tác Lợi ích tư nhân: lợi ích thu được một cách trực tiếp của người tiêu dùng từ hoạt động tiêu dùng của họ, hay lợi ích thu được một cách trực tiếp của người sản xuất từ hoạt động sản xuất của họ. Ví dụ: tất cả các hoạt động tiêu dùng được thực hiện vì tạo ra các lợi ích tư nhân: người tiêu dùng được thỏa mãn, người sản xuất thu được lợi nhuận. Lợi ích ngoại tác: là lợi ích của những người tiêu dùng hay những người sản xuất không phải là những người tiến hành các hoạt động đó thu được. Ví dụ: một nhà máy năng lượng chuyển từ việc sử dụng nguồn nhiên liệu là dầu mazut sang khí tự nhiên có thể giảm bớt chi phí sản xuất và đồng thời giảm được lượng khí ô nhiễm sinh ra từ nhà máy, đó là lợi ích ngoại tác đối với những cư dân sống gần nhà máy (họ có lợi do giảm được chi phí y tế liên quan tới ô nhiễm không khí). Tính chất chủ yếu của ngoại tác là ở chỗ có những hàng hóa mà người ta quan tâm như nước sạch, không khí sạch, cảnh quan nhưng không có bán trên thị trường, được gọi là hàng hóa công cộng. Hàng hóa công cộng là hàng hóa được cung cấp cho nhiều người với mức giá không cao hơn mức giá để cung cấp nó cho một người và 18
  9. một khi nó được cung cấp cho một số người tiêu dùng này thì những người tiêu dùng khác vẫn có thể tiêu dùng chúng được. Như vậy hàng hóa công cộng có 2 đặc trưng sau: (1) Một số người có thể tiêu dùng mà không làm giảm số lượng vốn có của chúng đối với những người khác. (2) Không độc chiếm: có nghĩa là một người không thể ngăn cản người khác tiêu dùng hàng hóa đó. Ví dụ: Một biện pháp y tế công cộng nhằm loại trừ bệnh đậu mùa bảo vệ tất cả mọi người, chứ không chỉ bảo vệ cho những người đã trả tiền cho việc tiêm chủng. Tương tự, đèn hải đăng, sóng radio, không khí sạch cũng là những hàng hoá công cộng. Những ngoại tác và hàng công cộng là nguồn gốc gây suy thoái môi trường và do đó cần có những chính sách bảo vệ môi trường. Ví dụ: Các nhà máy được phép thải bao nhiêu nước thải xuống sông và các nguồn nước khác? Các chuẩn mực xả khí thải của ô tô vào không khí là bao nhiêu? Chính phủ phải chi bao nhiêu tiền cho y tế, giáo dục, quốc phòng, nghiên cứu cơ bản, phủ sóng phát thanh và truyền hình? Khi tồn tại các ngoại tác và hàng hóa công cộng thì giá cả sản phẩm không còn phản ánh giá trị xã hội của nó. Vì vậy các doanh nghiệp có thể sản xuất quá nhiều hay quá ít, nên sự điều tiết của thị trường là vô hiệu quả. Môi trường là hàng hóa công cộng. Thị trường có xu hướng không cung cấp đủ hàng hóa này, do đó Chính phủ phải đảm nhiệm việc cung ứng nó. Ngoại tác có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa những người sản xuất – sản xuất; sản xuất – tiêu dùng, tiêu dùng – tiêu dùng. Ngoại tác có thể tích cực hay tiêu cực. 19
  10. Ngoại tác tiêu cực phát sinh khi hoạt động của một bên làm phát sinh các chi phí cho bên khác. Khi một nhà máy thải nước ra sông làm số cá sống được ít đi và làm ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt cá. Ngoại tác tiêu cực xuất hiện vì doanh nghiệp không muốn chịu trách nhiệm về các chi phí ngoại tác mà họ gây ra cho ngư dân khi đưa ra các quyết định sản xuất của mình. Ngoại tác tiêu cực làm phát sinh chi phí ngoại tác, do đó chi phí xã hội lớn hơn chi phí tư nhân. Ngoại tác tích cực nảy sinh khi hoạt động của một bên làm lợi cho bên khác. Ngoại tác tích cực mang lại lợi ích ngoại tác nên lợi ích xã hội lớn hơn lợi ích tư nhân. Ví dụ: một người sửa sang lại ngôi nhà của mình, trồng phía trước một vườn hoa thì tất cả những người láng giềng đều có lợi vì được ngắm hoa dù chủ nhân không tính đến những lợi ích đó với láng giềng. Tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số và môi trường Khi nền kinh tế tăng trưởng, thể hiện qua mức gia tăng sản phẩm quốc gia (GNP) thì khối lượng chất thải cũng gia tăng so với khả năng hấp thụ hạn chế của môi trường. Khi vượt qua khả năng này, sự thiệt hại nghiêm trọng có thể xảy đến cho môi trường, lớn đến mức phúc lợi của con người có thể thực sự giảm sút. Chúng ta gọi đó là: “giới hạn tăng trưởng”: đầu tiên là giới hạn nhận chất thải đối với sự tăng trưởng. Nhưng đây không phải là giới hạn duy nhất có thể có. Vật chất và năng lượng được chuyển đổi bởi hệ thống kinh tế phải lấy từ hai nguồn cơ bản: các tài nguyên có thể tái tạo như lâm, thủy hải sản và không tái tạo như dầu, than đá, các loại khoáng sản khác Nếu một 20
  11. tài nguyên có thể tái tạo được sử dụng một cách bền vững, cẩn thận thì phần lấy đi được bù đắp trở lại. Ví dụ: chặt cây này trồng cây khác thay vào. Như vậy sẽ không có giới hạn đối với tăng trưởng của những tài nguyên này. Nhưng với tài nguyên không tái tạo sẽ có một giới hạn khả năng có sẵn tài nguyên đối với sự tăng trưởng. Như vậy chúng ta có 2 giới hạn thích hợp có thể có đối với sự tăng trưởng kinh tế: – Khả năng hạn chế của môi trường thiên nhiên trong việc hấp thụ chất thải từ hệ thống kinh tế. – Tính chất có giới hạn của các nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Sự tăng trưởng kinh tế có thể đo lường một cách chặt chẽ hơn bằng chỉ tiêu mức tăng GNP tính bình quân đầu người. Ở một số quốc gia, dân số gia tăng với tốc độ nhanh đến nỗi mặc dù nền kinh tế có tăng trưởng nhưng GNP bình quân đầu người vẫn bị giảm. Như vậy gia tăng dân số cũng là một áp lực lên môi trường tự nhiên. Hiện tại, nhân loại đang phải đối mặt với 4 vấn đề lớn: bảo vệ hoà bình, gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường và sự nghèo đói. Trong đó vấn đề gia tăng dân số được coi là nguyên nhân chung của 3 hiểm họa trên, đặc biệt là đối với những nước nghèo đang phát triển như Việt Nam. – Dân số và đất đai: dân số tăng nhanh, môi trường sống bị ô nhiễm vì dân số tăng thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng. Để có nhiều lương thực thực phẩm cần phải đưa đất vào canh tác nông nghiệp, thay thế rừng và nhiều sinh vật khác. – Dân số và nhu cầu nước: dân số tăng nhanh, công nghiệp và nông nghiệp phát triển thì nhu cầu sử dụng nước cũng tăng trong khi nguồn cung nước giảm dần do ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp, chất thải sinh hoạt và do phá rừng bừa bãi. 21
  12. – Dân số và tài nguyên rừng: dân số tăng, nhu cầu năng lượng cũng tăng lên, do đó tăng phá rừng. – Dân số và chất lượng không khí: dân số tăng lên thì khí thải công nghiệp, nông nghiệp và từ các phương tiện giao thông làm ô nhiễm không khí. Sự gia tăng dân số càng nhanh thì chúng ta càng tiến gần đến cả hai giới hạn tiếp cận chất thải của môi trường và khả năng có sẵn của tài nguyên và do đó, làm giảm tốc độ tăng trưởng. Một cách khác để tiếp cận với các hạn chế của việc gia tăng dân số là xem xét khả năng tải của môi trường. Khả năng tải của một vùng đơn giản là số lượng người tối đa có thể tồn tại ở mức sống tối thiểu cần thiết với những tài nguyên trên vùng đó. Tổ chức lương nông thế giới (FAO) xác định khả năng tải của môi trường dựa vào tiềm năng sản xuất lương thực. Tiềm năng này phụ thuộc vào mức độ kỹ thuật áp dụng. Có ba mức như sau: (1) Mức thấp: không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ, sử dụng các loại giống truyền thống, không sử dụng các phương pháp bảo tồn dài hạn. (2) Mức trung bình: có sử dụng cơ bản phân bón, thuốc trừ sâu, một số giống mới, một số các phương pháp bảo tồn cơ bản. (3) Mức cao: sử dụng đầy đủ phân bón, thuốc trừ sâu, các loại giống mới, các phương pháp bảo tồn và các phương pháp canh tác tốt nhất. Các chính sách về dân số và môi trường: • Giảm tốc độ tăng dân số bằng những biện pháp như kiểm soát tốc độ sinh (quy định số lượng con trong một gia đình, đẩy mạnh việc tuyên truyền về các biện pháp phòng tránh thai, tăng cường giáo dục 22
  13. cho quần chúng nhất là phụ nữ ). Ngay cả khi áp dụng các biện pháp này dân số cũng vẫn tăng vì tuổi thọ tăng, tử vong giảm. • Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. • Giải quyết vấn đề sở hữu tài nguyên. Ví dụ: Trung Quốc đã tăng sản lượng nông nghiệp một cách rất ấn tượng bằng những khuyến khích đối với nông dân và trao đất cho các nông hộ. • Chính sách giá cả thích hợp cũng có tác động tích cực đối với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Một số nhà nghiên cứu đã xác định quan hệ giữa thu nhập và môi trường qua đường cong Kuznets có dạng chữ U ngược: đầu tiên mức độ môi trường bị phá hủy tăng lên sau đó giảm đi khi thu nhập cao. Sự hợp lý bên trong quan sát này như sau: khi tăng trưởng kinh tế gia tăng, thâm canh nông nghiệp cao hơn, khai thác tài nguyên nhiều hơn, công nghiệp hóa cất cánh, tỉ lệ phá hủy tài nguyên tăng lên, lượng chất thải tăng lên. Tuy nhiên, khi cơ cấu nền kinh tế chuyển sang công nghiệp và dịch vụ ít sử dụng tài nguyên hơn, người ta quan tâm đến môi trường nhiều hơn và sẵn sàng chịu tốn kém để làm sạch môi trường. Ngày nay, các nước rất quan tâm và tăng cường các quy định về môi trường. Kết quả là mức phá hủy môi trường dần dần giảm xuống. Ví dụ: hiện nay các thành phố ở các nước mới công nghiệp hoá như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan ô nhiễm nhiều hơn cách đây 20, 30 năm và mức độ ô nhiễm vượt quá tốc độ tăng trưởng trong khi các thành phố ở các nước công nghiệp sạch hơn cách đây 20, 30 năm. Một nghiên cứu ở các nước Châu Á cho thấy trong vòng 20, 30 năm tới chất lượng môi trường sẽ dần dần cải thiện ở các nước Đông Á, trong các nước Đông Nam Á thu nhập cao như Malaysia và tiếp tục bị phá hủy ở các nước Nam Á và Đông Nam Á có thu nhập thấp hơn. 23
  14. Môi trường và vấn đề phát triển bền vững Theo Ủy Ban Thế giới về môi trường và phát triển (WCED) thì Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai do khai thác quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Nói cách khác phát triển bền vững là sự phát triển tồn tại lâu dài. Phát triển bền vững bao gồm sự cân bằng giữa 3 lĩnh vực: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Định nghĩa này tương ứng với tư tưởng của cải thiện Pareto (cải thiện Pareto là sự phân phối làm cho một người có lợi hơn nhưng không làm bất kỳ ai bị thiệt). Tối ưu Pareto là điều kiện hiệu quả rất hữu ích cho việc phân tích hiệu quả của các hệ thống kinh tế và cho việc hình thành các chính sách kinh tế. Việc phân phối hàng hóa hay dịch vụ trong nền kinh tế được gọi là tối ưu Pareto nếu không có phân phối nào có thể làm ít nhất một cá nhân có lợi hơn mà không làm bất kỳ ai bị thiệt hại. Phát triển bền vững bảo đảm sự gia tăng liên tục hay ít nhất duy trì phúc lợi theo thời gian. Có ba quan điểm về phúc lợi theo thời gian. Các con đường tối ưu có thể bền vững hay không bền vững và những con đường bền vững có thể không tối ưu. Trong nhiều trường hợp, một dự án hay một chính sách cho trước sẽ làm cho một số người bị thiệt thòi và một số khác được lợi hơn. Theo tiêu chuẩn cải thiện Pareto không có một dự án hay một chính sách nào có thể có lợi cho toàn xã hội. Giả định một chính sách bao gồm chi phí đối với xã hội là 10 tỉ đồng, tạo lợi ích cho nhóm A là 20 tỉ đồng, gây thiệt hại cho nhóm B là 8 tỉ đồng. Nếu so sánh lợi ích và chi phí, chúng ta có thể nói rằng 24