Tài liệu Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát triển

Cạnh tranh mang tính nguyên tử (Atomistic competition)
Nếu như các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith hay David Ricardo nhìn nhận cạnh
tranh là một quá trình thì theo trường phái kinh tế học tân cổ điển với các đại diện như
Cournot, Edgeworth, Clark, và Knight cạnh tranh được xem như một trạng thái. Thị trường
được phân tích ở trạng thái cân bằng từ giả định cạnh tranh hoàn hảo và phụ thuộc vào các
lực cầu và cấu trúc giá thành.
Cạnh tranh hoàn hảo dẫn tới hiệu quả Pareto và cân bằng tổng thể trong toàn bộ hệ thống
nền kinh tế. Các giả định cơ bản của trường phái này là:
(a) Hiệu quả kinh tế theo quy mô bị loại trừ khi sản lượng nhỏ hơn một mức nhất định (ví
dụ các doanh nghiệp hoạt động có quy mô tối thiểu hóa chi phí nhỏ đến mức không thể
tác động đến giá)
(b) Không có các tác động ngoại biên đến sản xuất hoặc tiêu dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế hiếm khi các giả định trên được đảm bảo và do đó, kết luận của
trường phái này cần phải được xem xét đánh giá lại. Chẳng hạn, theo kinh tế học trường phái
Keynes, quá trình phi cân bằng (disequilibrium process) có thể sẽ không đưa nền kinh tế tới
trạng thái cân bằng tổng thể. Từ lập luận này đã hình thành nên lý thuyết về cái tốt thứ nhì
(second best theory) theo đó nếu như trong một khu vực của nền kinh tế không có cạnh tranh
hoàn hảo thì nếu đưa một khu vực khác tới trạng thái cạnh tranh hoàn hảo cũng chưa hẳn sẽ
làm cho nền kinh tế xét ở góc độ tổng thể trở nên tốt đẹp hơn (Lipsey và Lancaster 1956) 
pdf 55 trang hoanghoa 10/11/2022 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_chinh_sach_canh_tranh_tu_goc_do_quoc_gia_dang_phat.pdf

Nội dung text: Tài liệu Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát triển

  1. đẩy hiệu quả phân bổ nguồn lực bằng cách giảm chi phí sản xuất và cải tiến công nghệ mới. - Các mục tiêu bổ sung bao gồm: (i) duy trì hệ thống tự do thành lập doanh nghiệp, bảo vệ doanh nghiệp nhỏ và duy trì tính trung thực và công bằng; (ii) kiềm chế lạm phát trên cơ sở là, trong một nền kinh tế có xu hướng mang tính độc quyền, các biện pháp bình ổn giá khó có thể được thực thi hiệu quả. Khi khảo sát luật cạnh tranh của 23 quốc gia, Lee (2007) đã chỉ ra 5 mục tiêu thường được đề cập đến là: tăng cường cạnh tranh (19 quốc gia), ngăn ngừa/loại bỏ các hành vi hạn chế cạnh tranh (11), hiệu quả kinh tế (10), phúc lợi người tiêu dùng (8) và tự do kinh tế (6). Các công cụ của chính sách cạnh tranh thường được phân loại thành hai nhóm: (i) Các biện pháp mang tính cấu trúc thường gắn với sự độc quyền, sáp nhập hoặc sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp. (ii) Các biện pháp hướng về hành vi gắn với các hành vi của doanh nghiệp, đặc biệt là thỏa thuận ấn định giá và các thỏa thuận cấu kết khác, hạn chế theo chiều dọc, và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Mối tương quan giữa chính sách cạnh tranh, chính sách công nghiệp và chính sách thương mại “Không chính sách nào là một hòn đảo tách biệt” (Valila, 2008) và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chính sách công nghiệp và các chính sách khác ảnh hưởng mạnh tới kết quả hoạt động kinh tế (Arestis và Sawyer, 1999). Mối tương tác được phân tích trong khuôn khổ phân loại chính sách công nghiệp do Caves (1987) và Gual (1995) đề xuất như sau. Với mục tiêu thúc đẩy hiệu quả kinh tế, có 3 loại chính sách công nghiệp là: - Chính sách theo chiều ngang, chẳng hạn như hỗ trợ cải tiến kỹ thuật công nghệ để ứng phó với hiệu ứng ngoại biên về kiến thức, và được áp dụng cho toàn bộ các ngành kinh tế; - Chính sách theo chiều dọc, chẳng hạn chính sách chiến lược hỗ trợ cho một ngành hoặc một doanh nghiệp cụ thể để thu được đặc lợi kinh tế (tô kinh tế); và - Chính sách thay đổi cấu trúc, ví dụ hỗ trợ tạm thời cho một ngành công nghiệp đang trên đà đi xuống nhằm phòng tránh các cú sốc điều chỉnh kéo sau những thay đổi về lợi thế cạnh tranh và công nghệ. 10
  2. Cạnh tranh trên thị trường nội địa phản ánh mối tương tác giữa chính sách cạnh tranh và chính sách công nghiệp. Khía cạnh quốc tế của cạnh tranh không thể được xem xét tách rời với chính sách thương mại. Đối với hỗ trợ cải tiến theo chiều ngang. Nếu mục tiêu duy nhất là loại bỏ các thất bại của thị trường do các hiệu ứng ngoại biên về kiến thức, và nếu tất cả các nhà sản xuất trong nước đều được nhận hỗ trợ thì loại chính sách này có thể không làm bóp méo cạnh tranh và do đó sẽ không có xung đột với chính sách cạnh tranh. Các nước hoàn toàn có thể áp dụng loại chính sách này vì không gây ra xung đột thương mại. Ngược lại, nếu các hỗ trợ được áp dụng có lựa chọn thì tình trạng bóp méo cạnh tranh có thể xảy ra và do đó không thống nhất với các mục tiêu của chính sách cạnh tranh. Về chính sách công nghiệp theo chiều dọc có mục tiêu khuyến khích tích tụ và cạnh tranh, chính sách thương mại được coi là phù hợp chừng nào không xét đến sự đa dạng về sản phẩm. Sự tích tụ của sức mạnh độc quyền địa phương được khuyến khích bởi sự phân tán về địa lý có thể sẽ dẫn đến cạnh tranh nhiều hơn, chứ không phải ít cạnh tranh hơn. Khi xét đến lợi ích kỳ vọng có được từ tăng cường cạnh tranh, rủi ro về cấu kết và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia vào quá trình tập đoàn hóa sẽ được giảm bớt. Tuy nhiên, trong trường hợp chính sách hỗ trợ tập đoàn hóa có bao hàm nhiều sản phẩm thì nhà sản xuất có khuynh hướng sẽ tập trung vào các thị trường ở các vùng cốt lõi, và mối quan ngại về chi phí vận chuyển có thể sẽ có tác động tiêu cực tới phúc lợi xã hội. Chính sách thương mại chiến lược khó có thể được đánh giá một cách chính xác từ góc độ chính sách cạnh tranh. Trợ cấp của nhà nước không tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với cạnh tranh trên thị trường nội địa nếu như doanh nghiệp “đầu tàu kinh tế quốc gia” cũng là nhà độc quyền tự nhiên. Tuy nhiên, nếu trợ cấp nhà nước được dành cho một doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện cạnh tranh với các đối thủ trong nước và nước ngoài thì chính sách đó sẽ gây xung đột với các mục tiêu của chính sách cạnh tranh. Chính sách công nghiệp nhằm mục tiêu hướng tới thay đổi cấu trúc được coi là phù hợp với các mục tiêu của chính sách cạnh tranh nếu các chính sách này được thực thi một cách không phân biệt. Hơn nữa, nếu cấu trúc của ngành đang xét chỉ bao gồm một nhà độc quyền tự nhiên thì chính sách công nghiệp nâng đỡ doanh nghiệp độc quyền này không tác động gì tới cạnh tranh trong nước. Tương tự như vậy, một chính sách hỗ trợ thay đổi cấu trúc có thể tương thích với các mục tiêu của chính sách thương mại, nhưng chính sách thương mại vẫn là một công cụ không tối ưu để thực hiện loại hỗ trợ này. Một quốc gia có thể tạm thời bảo hộ 11
  3. một số ngành công nghiệp non trẻ trước sự cạnh tranh quốc tế. Cũng như vậy, các ngành công nghiệp đã trưởng thành có thể được cho rút lui khỏi thị trường một cách êm đẹp thông qua hàng rào thuế quan. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sẽ xuất hiện những xung đột về việc liệu rằng chính sách thương mại có được xem là công cụ chính sách tốt nhất có thể áp dụng hay không; hay là trợ cấp trong nước nên được coi là có lợi hơn nhằm ngăn ngừa các hiệu ứng phụ không mong muốn chẳng hạn như bóp méo tiêu dùng. Mối tương quan giữa ba chính sách được tóm lược trong bảng dưới đây: Bảng 1. Mối quan hệ giữa chính sách cạnh tranh, chính sách công nghiệp và chính sách thương mại Chính sách cạnh tranh và Chính sách thương mại và chính sách công nghiệp chính sách công nghiệp Chiều ngang Không có xung đột Không có xung đột (trợ cấp cải tiến kỹ thuật công nghệ) Xung đột, nếu tổn thất về cạnh Chiều dọc Gây tranh cãi, có thể vừa gia tranh lớn hơn lợi ích từ hiệu (hỗ trợ sản phẩm, kiểm soát sáp nhập) tăng vừa bóp méo thương mại quả sản xuất Xung đột, nếu tổn thất từ tự do Thay đổi cấu trúc thị trường Xung đột, nếu hỗ trợ là có thương mại lớn hơn lợi ích từ (bảo hộ tạm thời) chọn lọc bảo hộ tạm thời Nguồn: Timo Välilä (2008) Chính sách cạnh tranh ở các nước đang phát triển Cạnh tranh và phát triển kinh tế Có những quan điểm trái chiều nhau trong việc đánh giá mối quan hệ giữa cạnh tranh và phát triển kinh tế, xét cả về lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm. Như đã thảo luận ở Phần 1, các tư tưởng kinh tế học chính thống cho rằng có một mối tương quan một chiều giữa hai biến số này và từ đó đề xuất rằng một mức độ cạnh tranh cao sẽ dẫn tới kết quả hoạt động kinh tế tốt hơn. Do vậy, nhiều nhà kinh tế có xu hướng lập luận ủng hộ các tiêu chuẩn mang tính phổ quát về chính sách cạnh tranh, chẳng hạn như “việc thực thi chống độc quyền dựa trên sự đồng thuận là yếu tố thiết yếu đối với nền kinh doanh toàn cầu và phúc lợi người tiêu dùng” (Delrahim, 2005) hoặc mục đích duy nhất của chính sách cạnh tranh là “một chính 12
  4. sách cạnh tranh với mục đích duy nhất là làm giảm bớt các hàng rào pháp lý, hàng rào tự nhiên và hàng rào nhân tạo đối với sự gia nhập sẽ phục vụ tốt nhất cho các mục tiêu thúc đẩy quy trình mang tính cạnh tranh và đẩy mạnh nền dân chủ” (Singleton, 1997) là một số trong các lập luận theo hướng như vậy. Bản Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 1991 đã tổng kết như sau: “Các thị trường cạnh tranh là phương cách tốt nhất được biết đến cho tới thời điểm này để tổ chức sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ một cách có hiệu quả. Cạnh tranh trong thị trường nội địa và quốc tế cung cấp các sáng kiến để giải phóng tinh thần doanh nghiệp và tiến bộ kỹ thuật.” Báo cáo này đề xuất rằng sự tăng trưởng năng suất tổng hòa các nhân tố (TFP) – một biến phụ thuộc vào cạnh tranh trong nước và quốc tế - đóng góp đáng kể vào sự phát triển nhanh chóng của các nước mới nổi. Đến lượt mình, quá trình cạnh tranh đạt được thông qua nền kinh tế thị trường tự do. Xét theo giác độ này, nhà nước về cơ bản đóng vai trò là “người giám sát” cung cấp hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội (gồm cả vốn con người) cho sự nở rộ của khu vực kinh doanh. Mặc dù rất hợp lý về mặt lý thuyết nhưng mô hình này không thể giải thích được sự thành công của các nước Đông Á một cách chính xác. Trong một bản báo cáo khác cũng của chính Ngân hàng Thế giới nghiên cứu chuyên sâu về Sự Thần kỳ Đông Á, tổ chức này kết luận rằng không phải sự cạnh tranh tối đa trong các thị trường sản xuất, lao động và vốn mà các nước này đã nỗ lực đạt được mức độ cạnh tranh và hợp tác tối ưu (hoặc khả thi). Để nhằm đạt được các mục tiêu đó, Nhật Bản và Hàn Quốc đã thực thi các biện pháp như kiểm soát có chọn lọc, tăng cường mối quan hệ giữa chính phủ - khu vực kinh doanh – khu vực tài chính, cũng như không khuyến khích đầu tư nước ngoài trong khi tìm cách nhập khẩu công nghệ nước ngoài bằng các biện pháp khác (xem Amsden 1989, Wade 1990, Rodrik 1994 và Singh 1995 chi tiết về các vấn đề này). Câu chuyện Đông Á này được nối tiếp với các trường hợp Trung Quốc, nơi đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thể giới trong vòng hai thập kỷ vừa qua, và Việt Nam ở một quy mô nhỏ hơn. Cả hai nền kinh tế mới nổi này đều đạt được tốc độ tăng trưởng cao một cách bền vững mặc dù đều có các thị trường sản phẩm, lao động và vốn rời rạc và kém hoàn hảo ở mức độ cao (Singh 2002). Trong một nghiên cứu khác vào năm 2002, dựa trên các mô hình lý thuyết trò chơi và nghiên cứu thực nghiệm, Ngân hàng thế giới đã tổng kết rằng các lợi ích của cạnh tranh, đặc biệt là tính hiệu quả và sáng tạo lớn hơn trên các thị trường sản phẩm có thể đạt được với “một mức độ nào đó” của cạnh tranh mà không nhất thiết phải là sự cạnh tranh của một số lượng lớn các doanh nghiệp. 13
  5. Xét về khía cạnh kinh tế vi mô, trường hợp cạnh tranh nhất định sẽ thúc đẩy hiệu quả kinh tế là không đáng kể do sự tác động của các nhân tố như tình trạng bất đối xứng thông tin, sự tách biệt giữa ban điều hành và ban quản trị ở các doanh nghiệp lớn, vấn đề chi phí giao dịch và vấn đề người chủ - người đại diện. Vickers (1994) và Nickell (1996) gợi ý rằng lập luận ủng hộ cho mối liên kết thuận chiều giữa cạnh tranh và nỗ lực gia tăng của các tác nhân kinh tế vừa không vững về mặt lý thuyết và không có các bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ. Singh và Dhumale (2001) đề xuất một loạt các khái niệm khác về chính sách cạnh tranh đối với phát triển kinh tế với các mục tiêu khác với những điều được giả định đối với các nước phát triển: - Từ góc độ phát triển kinh tế, hiệu quả động, chứ không phải hiệu quả tĩnh, cần được nhấn mạnh là mục đích chính của chính sách cạnh tranh; - Để thúc đẩy sự tăng trưởng dài hạn của năng suất, khái niệm “mức độ cạnh tranh tối ưu” được ủng hộ hơn “cạnh tranh hoàn hảo hoặc cạnh tranh tối đa”; - Để đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, sự “kết hợp tối ưu giữa cạnh tranh và hợp tác” được cho là điều có lợi; - Một mức khuynh hướng đầu tư (investment propensity) cao của khu vực tư nhân là cốt yếu và cần được duy trì cho sự tăng trưởng vững của lợi nhuận – đây là điều cần thiết để nhà nước điều phối các quyết định đầu tư nhằm tránh sự suy giảm lợi nhuận và sản xuất quá mức; - Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để nhận được sự hỗ trợ của nhà nước có thể không kém sức mạnh hơn cạnh tranh thực sự trên thị trường; - Chính sách công nghiệp đóng một vai trò then chốt để đạt được các thay đổi về cấu trúc cần thiết cho phát triển kinh tế; tới lượt mình sự gắn kết giữa chính sách cạnh tranh và chính sách công nghiệp là điều cần phải đạt được. Thực trạng chính sách cạnh tranh ở các nước đang phát triển Cho tới những thập kỷ gần đây, hầu hết các nước đang phát triển đều không có một chính sách cạnh tranh chính thức. Chẳng hạn, cho tới đầu thập niên 1990, chỉ có 16 nước đang phát triển có chính sách cạnh tranh được pháp điển hóa (Xem Bảng 2). Sự thiếu vắng một chính sách cạnh tranh chính thức nhìn chung là do sự kiểm soát một cách đáng kể của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế. Can thiệp trực tiếp của nhà nước diễn ra khi nhà nước phát hiện ra 14
  6. các hình vi phản cạnh tranh do một doanh nghiệp hoặc một ngành nào đó thực hiện. Tương tự, các doanh nghiệp nhà nước được yêu cầu phải ấn định giá độc quyền. Tuy nhiên, chỉ trong thập niên 1990, đã có 50 nước đang phát triển ban hành các văn bản pháp luật cạnh tranh nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ quốc tế. Theo một khảo sát khác do Kronthaler (2007) tiến hành, trong thời gian đó có 55 nước đang phát triển (được phân loại dựa theo tiêu chí là các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình) đã ban hành luật cạnh tranh (Bảng 3). Từ năm 2000 tới năm 2005, trong số 8 luật cạnh tranh mới được ra đời có 7 luật thuộc về các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, để thu thập được kiến thức và kinh nghiệm thực thi luật cạnh tranh một cách có hiệu quả, tính trung bình một quốc gia cần không dưới 10 năm (Scherer, 1994). Bảng 2. Luật cạnh tranh ở các nước đang phát triển (tính tới 6/2000) Thập Thập Thập Thập Thập Trước Tổng Vùng niên niên niên niên niên 1950 số 1950 1960 1970 1980 1990 Châu Á/TBD 0 0 2 2 2 14 20 Trung/Đông Âu 0 0 0 0 1 16 17 Mỹ Latinh và 1 2 1 1 0 6 11 Caribê Châu Phi 0 1 0 1 2 14 18 Tổng số 1 3 3 4 5 50 66 Nguồn: Singh (2002) Bảng 3. Các nước có luật cạnh tranh phân loại theo nhóm thu nhập Các nước thu Các nước thu Các nước nhập Các nước nhập Tổng cộng thu nhập cao trung bình thu nhập thấp trung bình khá thấp tính tới 2005 32(44) 24 (30) 26 (43) 20 (47) 102 (164) Được ban hành phân chia theo khoảng thời gian 2005 - 2001 1 3 2 2 8 2000 - 1991 4 14 26 15 59 1990 - 1981 3 2 1 3 9 tới 1980 19 3 2 2 26 Nguồn: Kronthaler (2007) 15
  7. Hệ thống pháp luật về cạnh tranh trên thế giới cũng có nhiều khác biệt. Trong một khảo sát về luật cạnh tranh ở 50 quốc gia, World Bank (2002) đã tóm lược các khác biệt đó theo 3 phương diện: (a) định nghĩa về vị trí thống lĩnh thị trường; (b) xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; và (c) thực thi luật cạnh tranh. Chẳng hạn, về định nghĩa vị trí thống lĩnh thị trường, mặc dù nhiều quốc gia định nghĩa một cách định tính, có 22 trong tổng số 50 quốc gia định nghĩa theo các điều kiện mang tính chất định lượng (Xem Bảng 4). Tương tự, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được xử lý khác nhau tùy theo tính chất nghiêm trọng của vụ việc. Về tính hiệu quả của thực thi luật cạnh tranh, theo Niên giám Năng lực Cạnh tranh Thế giới do IIMD xuất bản năm 2000, các cơ quan thực thi cạnh tranh ở các nước đang phát triển kém hiệu quả hơn 40% so với các cơ quan ở các nước phát triển. Bảng 4. Các mức định lượng đối với vị trí thống lĩnh thị trường Thị phần của doanh nghiệp có vị Nhóm quốc gia trí thống lĩnh Các quốc gia đang phát triển và chuyển đổi Đông Á 50-70% Đông Âu và Trung Âu 30-40% Châu Phi 20-45% Các nước công nghiệp phát triển Hoa Kỳ > 33% Liên minh châu Âu 40-50% Nguồn: World Bank (2002) Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh ở các nước đang phát triển Như đã thảo luận ở chương trước, tỷ lệ tập trung CR3 hoặc CR4 là những chỉ số quan trọng để đánh giá thực trạng cạnh tranh ở một ngành cụ thể. Tuy nhiên, trái ngược với một hệ thống cơ sở dữ liệu có tính hệ thống về CR3 và CR4 ở các nước phát triển, các chỉ số này thường không có sẵn, xét về tính cập nhật và độ chính xác ở các nước đang phát triển. Số liệu ở Bảng 5 chỉ ra rằng ở các nước đang phát triển, các tỷ lệ tập trung đều cao hơn một cách đáng kể so với các nước phát triển. Cần lưu ý rằng quy mô thị trường là yếu tố có ý nghĩa trong so sánh tỷ lệ tập trung giữa các nước - ở các nền kinh tế “nhỏ” có xu hướng có ít doanh nghiệp hơn ở các nền kinh tế “lớn”, do đó thị phần của doanh nghiệp ở các nền kinh tế nhỏ sẽ lớn hơn. 16
  8. Các nghiên cứu khác cũng ủng hộ lập luận về sự thiếu vắng cạnh tranh khi cung cấp bằng chứng về sự khó khăn trong việc thành lập một doanh nghiệp mới ở các nước đang phát triển, chủ yếu do các quy định phức tạp của nhà nước và tính quan liêu của hệ thống hành chính (Xem chẳng hạn de Soto, 1989). Ở nhiều quốc gia đang phát triển, hàng rào rút lui là khá cao. Hơn nữa, như Singh (2002) lưu ý, các nước đang phát triển có xu hướng ủng hộ các doanh nghiệp lớn xét về các biện pháp tài chính và phi tài chính. Bảng 5. Mức độ tập trung kinh tế ở các nền kinh tế đang phát triển Quốc gia/Vùng lãnh thổ Thị phần CR3 Nhật Bản, 1980 56% Hàn Quốc, 1981 62% Đài Loan, 1981 49% CR4 Argentina, 1984 43% Brazil, 1980 51% Chile, 1979 50% India, 1984 46% Indonesia, 1985 56% Mexico, 1980 48% Pakistan, 1985 68% Thổ Nhĩ Kỳ, 1976 67% Hoa Kỳ, 1972 40% Nguồn: World Bank (1993) Tuy nhiên, theo như các nghiên cứu tóm lược trong Bảng 6 về tỷ lệ của các doanh nghiệp nhỏ trong tổng mức thu dụng lao động thì thực trạng cạnh tranh ở các nước đang phát triển chưa hẳn đã kém hơn ở các nước phát triển. Chẳng hạn, sự khác biệt giữa các nước đang phát triển và Hoa Kỳ là tương đối đáng kể. Tổng lượng lao động tuyển dụng của các doanh nghiệp nhỏ (dưới 10 người lao động) ở các nước đang phát triển là cao hơn nhiều so với mức 4% tại Hoa Kỳ3. Tybout (2000) lập luận rằng ở các nước đang phát triển, mức độ bảo hộ của các ngành sản xuất là tương đối cao. Các ngành này cũng là đối tượng được điều tiết chặt chẽ, biện pháp được cho là ưu ái các doanh nghiệp lớn. Do vậy, kết quả kinh doanh không tốt của các nhà 3 Singh (2002) lập luận rằng số liệu trong bảng này có những thiên lệch thống kê quan trọng có thể làm giảm vai trò của thị phần của doanh nghiệp nhỏ ở các nền kinh kế đang phát triển 17
  9. sản xuất trong các ngành này không phải là không thể giải thích được. Một số lý do có thể kể đến là: (i) các doanh nghiệp kém hiệu quả được phép tồn tại, do đó dẫn tới mức độ phân tán cao về năng suất giữa các doanh nghiệp; (ii) một số ít các nhà độc quyền nhóm có thể tận dụng sức mạnh độc quyền trên các thị trường sản phẩm; và (iii) một số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ không thấy hoặc khó có động lực để tăng trưởng, do đó không đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô. Bảng 6. Tỷ lệ tổng thu dụng lao động của các doanh nghiệp nhỏ ở các nước đang phát triển so sánh với Hoa Kỳ (%) Số lao động Quốc gia/vùng lãnh thổ 1-4 5-9 Hoa Kỳ, 1992 1.3 2.6 Mexico, 1993 13.8 4.5 Indonesia, 1986 44.2 Hàn Quốc, 1973 7.9 Hàn Quốc, 1988 12.0 Đài Loan, 1986 20.0 Ấn Độ, 1971 42.0 Tanzania, 1967 56.0 Ghana, 1970 84.0 Kenya, 1969 49.0 Siera Leone, 1974 90.0 Indonesia, 1977 77.0 Zambia, 1985 83.0 Honduras, 1979 68.0 Thái Lan, 1978 58.0 Philippines, 1974 66.0 Nigeria, 1972 59.0 Jamaica, 1978 35.0 Colombia, 1973 52.0 Hàn Quốc, 1975 40.0 Nguồn: tổng hợp từ Tybout (2000) và Singh (2002) Số liệu ở Bảng 5 và 6 cho thấy, các nền kinh tế đang phát triển có thể được mô tả là có cấu trúc đôi (dualistic structure): sự cùng tồn tại của các ngành hiện đại quy mô lớn sản xuất một phần lớn tổng sản lượng và các ngành truyền thống bao gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ cũng đóng góp một phần tương đương trong tổng sản lượng của nền kinh tế. So sánh với các nước 18
  10. phát triển, khu vực quy mô nhỏ tại các nước đang phát triển dường như đóng góp một phần lớn hơn xét về tuyển dụng lao động hơn là xét về sản lượng. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do sự khác biệt lớn hơn trong mức độ tích tụ vốn tại hai khu vực (hiện đại và truyền thống) ở các nước đó. Bên cạnh các thước đo mang tính chất tĩnh về mức độ tập trung, một số nghiên cứu đã đề xuất các phương pháp luận để mô hình hóa tính động của quá trình cạnh tranh. Để xem xét tính bền vững của lợi nhuận (profit persistency) ở 7 quốc gia đang phát triển trong thập niên 1980 và đầu những năm 1990, Glen, Lee và Singh (2001, 2003) đề xuất rằng hệ số bền vững của nhóm quốc gia này đều thấp hơn các giá trị quan sát được ở các nước phát triển. Kết quả này hàm ý rằng cạnh tranh ở các nước đang phát triển là không kém khốc liệt hơn, nếu không nói rằng là hơn, ở các nước phát triển. Các tác động của các hành vi phản cạnh tranh tới các nước đang phát triển Người tiêu dùng sống ở các nước đang phát triển bị tác động nặng nề của các hành vi cartel và độc quyền (Jenny 2004, 2006; Evenett 2003, Alvarez et al. 2007, CUTS 2003, Mehta và Nanda 2003). Các hành vi đó là rất đa dạng, có thể kể đến là: các hành vi ép buộc chẳng hạn như tẩy chay; thỏa thuận không cạnh tranh lẫn nhau; thao túng giá cả và bán dưới giá thành toàn bộ để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Thông qua các biện pháp tập trung kinh tế, sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp này được tăng cường. Các hành vi hạn chế cạnh tranh có xu hướng được phát hiện tại nhiều quốc gia trong các ngành hàng hóa vật chất hoặc có vai trò thiết yếu đối với người dân như sữa, nước giải khát, bia, thịt gà, đường, bông vải, giấy, nhôm, thép, hóa chất, phân bón, viễn thông, xi măng và các vật liệu xây dựng khác, giao thông, bao gồm vận tải hàng hóa đường bộ và đường biển, tiếp cận cảng biển, chất đốt công nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm, than và điện lực. Xét về phạm vi, nhiều hành vi được thực hiện ở quy mô địa phương; nhiều hành vi được sự hậu thuẫn của ngay cả chính phủ các nước; và nhiều hành vi được thực hiện ở nước ngoài với đích nhắm tới là các quốc gia đang phát triển dễ bị ảnh hưởng. Nhiều hành vi gây hại trên bị coi là bất hợp pháp nếu xét theo tiêu chuẩn các các nước công nghiệp nhưng một số lớn các hành vi lại không bị, hoặc khó có thể chứng minh là bất hợp pháp, theo các tiêu chuẩn của các nước đó. Chính sách cạnh tranh, chính sách thương mại và chính sách đầu tư ở các nước đang phát triển Miroudot et al. (2007) đề xuất một phương pháp phân tích đối với mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các chính sách thương mại, đầu tư và cạnh tranh ở các nước đang phát triển 19