Học thuyết đúc kết từ lịch sử

Vào đầu thập kỷ 1990, Paul Romer đã đưa ra học thuyết mới về phát triển (New
Growth Theory), nhấn mạnh vai trò của thể chế nhằm tạo nên tăng trưởng bền
vững, dựa trên tiến bộ công nghệ và tổ chức. Cũng vào thời kỳ đó, Doulas North,
nhà sử học đoạt Nobel kinh tế, đã phát biểu rằng: Chính cơ chế kích thích lợi ích,
gắn trong lòng cấu trúc về thể chế và tổ chức, là chìa khóa để lý giải cho cả sự phân
cực giữa các quốc gia giầu và nghèo, cũng như sự phát triển tăng vọt ở các nền kinh
tế mới ở Châu Á và Trung Quốc. Gần 10 năm sau, vào đầu tháng 09/09, Paul
Romer lại làm rung chuyển giới làm chính sách về phương thức làm thay đổi thể
chế, tổ chức ở các nước nghèo, nhằm tạo đà kích thích sáng tạo, đổi mới công nghệ,
và phát triển. Ông gọi đó là mô hình Charter City, lấy từ mẫu hình Hongkong, trong
chiến lược cải cách của Đặng Tiểu Bình. Bài viết này giới thiệu luận thuyết mới của
Romer. Và đưa ra một số kiến nghị chính sách về tái cấu trúc thể chế cho phát triển
bền vững của Việt Nam. 
pdf 13 trang hoanghoa 07/11/2022 8240
Bạn đang xem tài liệu "Học thuyết đúc kết từ lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfhoc_thuyet_duc_ket_tu_lich_su.pdf

Nội dung text: Học thuyết đúc kết từ lịch sử

  1. Đây không phải là kinh nghiệm của riêng Trung Quốc, mà của cả Đài Loan, Singapore, và Nam Hàn, trước thách thức phải đổi mới để phát triển, hay trì trệ, tụt hậu và bị thôn tính. Cần nhấn mạnh lại rằng, có ba yếu tố cấu thành trong học thuyết của Romer, nhằm xây dựng thể chế cho tiến bộ công nghệ và phát triển. Đó là: Mẫu hình tốt về thể chế (charter); gìn giữ sự lựa chọn của người dân (choices for people); và tiến hành chuyển đổi theo quy mô thích hợp (charter city). Khi nhân rộng các thể chế tích cực, tính hiệu quả về quy mô sẽ tạo ra nguồn lực tài chính. Tính ưu việt của các thể chế tốt sẽ được cấy tạo, lai ghép, và lan truyền dần. Đến quy mô nhất định, nó sẽ làm thay đổi thể chế truyền thống theo hướng nhân bản và hiệu quả hơn. Điều đó cho phép chính phủ đóng vai trò tích cực hơn trong việc tạo lập dần mạng lưới an sinh và giáo dục. Bao gồm an ninh - trật tự công cộng, bệnh viện, trường học, các công viên khoa học; kéo theo nhiều lĩnh vực công nghiệp–dịch vụ mới được mở ra. Và nền kinh tế sẽ phát triển lên dựa trên sự phát triển về vốn người. Tức là sự phát triển dựa trên tiến bộ về khoa học công nghệ và tổ chức, hay tri thức của nền văn minh nhân loại. Học thuyết của Romer chỉ ra sự cần thiết phải có tầm nhìn xa, địa - chính trị thế giới, trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ và tổ chức, để tạo ra sự phát triển bền vững. Điều đó bao hàm rằng, không thể có một sự bùng nổ thực sự về tiến bộ công nghệ và phát triển, nếu không có một chiến lược với tầm nhìn dài hạn, mang tính tổng thể, với các bước đi cụ thể, thích hợp ở từng giai đoạn. Mục tiêu là đổi mới thể chế, nhằm hòa nhập quốc gia với nền văn minh nhân loại, trong một trật tự quốc tế cho sự phát triển bền vững của khu vực và thế giới.
  2. Tài liệu tham khảo Arrow, K. (1997) “The Place of Instittions in The Economy: A Theoretical Perspective.”, working paper series, Stanford University. Beath et al (1995), “Game Theoretic Aproaches to the Modeling of Technological Change.” In Hanbook of the Economics of Innovation and Technological Change, edited by Stoneman, P., Blackwell Oxfrod. Boston Globe (06/09/2009), “Citiy of Dreams: A Radical Plan for Helping Poor Countries.” Kornai, J., E. Maskin, and G. Roland, (2003), “Understanding the Soft Budget Constraint,” Journal of Economic Literature, Vol.XLI, pp.1095-1136. Krugman, P. (1994), “Globalization and the inequality of Nations”, NBER working paper #5098, 1995. NĐ 115 (09/2005), Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Chính Phủ, Hà nội. North, D. (1981) Structure and Change in Economic History. Norton. North, D. (undated) “Some Fndamental Puzzels in Economic History / Development.” Mimeo. Romer, P. (1990) “Endogeneous Technological Change.” Journal of politicl Economy 92:41- 58 Romer, P. (2009) “A Theory of History, with an Application”, TED Talk, Spoken Gems. Schumpeter, J. A.(1934), The Theory of Economic Development, Cambridge: Harvard University Press.