Giáo trình Thống kê học - Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê

Nội dung 
 Điều tra thống kê.
 Tổng hợp thống kê.
 Phân tích và dự đoán thống kê.
Mục tiêu
 Giúp học viên nắm được những vấn đề
chung nhất về điều tra thống kê.
 Giới thiệu một số vấn đề chung về giai
đoạn tổng hợp thống kê và tập trung đi
sâu vào phương pháp tổng hợp số liệu
thống kê đã có.
 Giới thiệu một số vấn đề chung về giai
đoạn phân tích và dự đoán thống kê.
pdf 26 trang hoanghoa 07/11/2022 7800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thống kê học - Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thong_ke_hoc_bai_2_qua_trinh_nghien_cuu_thong_ke.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thống kê học - Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê

  1. Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê 2.2.1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê Tổng hợp thống kê là giai đoạn trung gian, xử lý sơ bộ tài liệu, làm căn cứ cho phân tích và dự đoán thống kê. Nếu tài liệu điều tra tỉ mỉ chi tiết nhưng tổng hợp không đúng thì tính toán phân tích sẽ sai. Mặt khác, bản thân việc tổng hợp thống kê này đã là một phương pháp trong phân tích thống kê. Ví dụ: Phương pháp trình bày dữ liệu, phương pháp phân tích kết cấu của tổng thể trong trạng thái tĩnh, phương pháp phân tích chuyển dịch cơ cấu của tổng thể trong trạng thái động Qua tổng hợp, có thể làm cho các đặc trưng riêng của từng đơn vị tổng thể bước đầu chuyển thành các đặc trưng chung của cả tổng thể (từ các tiêu thức xây dựng nên các chỉ tiêu). Hệ thống hóa là nhiệm vụ chủ yếu của tổng hợp thống kê. Sau đây là một số phương pháp tổng hợp thống kê cơ bản. 2.2.2. Phân tổ thống kê 2.2.2.1. Một số vấn đề chung về phân tổ thống kê Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau. Ví dụ: Trong nghiên cứu dân số, căn cứ vào tiêu thức giới tính, người ta chia dân số thành 2 tổ: nam và nữ; căn cứ vào tiêu thức tuổi, chia dân số thành các tổ: 0; 1 – 4; 5 – 9, 10 – 14, 15 – 19 Ví dụ: Trong điều tra về thị trường sữa ở nước ta hiện nay, căn cứ theo tiêu thức loại sữa để phân chia tổng thể điều tra thành các loại sữa với nhãn hiệu khác nhau; hoặc căn cứ vào tiêu thức giá bán để phân chia thành các loại sữa với mức giá bán khác nhau Ý nghĩa: Phân tổ thống kê là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu thống kê. o Giai đoạn điều tra thống kê: Trong điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ, người ta phải phân tổ trước các hiện tượng cần nghiên cứu nhằm giúp cho việc điều tra được dễ dàng, thuận tiện; trong điều tra chọn mẫu, phương pháp phân tổ được sử dụng để đảm bảo tính đại diện của mẫu. o Giai đoạn tổng hợp thống kê: Phân tổ là phương pháp cơ bản nhất dùng để chỉnh lý và hệ thống hóa toàn bộ tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê. o Giai đoạn phân tích thống kê: Phân tổ là một trong những phương pháp quan trọng, là cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác một cách có hiệu quả. Bản thân phân tổ thống kê cũng đã là một phương pháp phân tích thống kê quan trọng, đó là phân tích kết cấu của hiện tượng ở trạng thái tĩnh và chuyển dịch cơ cấu ở trạng thái động. Nhiệm vụ: Nó cho phép giải quyết ba nhiệm vụ cơ bản sau: v1.0 25
  2. Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê o Thứ nhất, phân chia các loại hình kinh tế – xã hội theo đúng với sự tồn tại khách quan của nó. Trên cơ sở đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa các loại hình kinh tế – xã hội nhằm nhận thức được quá trình vận động và phát triển của hiện tượng. Ví dụ: Phân tổ các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nước ta theo thành phần kinh tế: Nhà nước, ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài. o Thứ hai, biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu, qua đó nêu lên đặc điểm cơ bản của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Mặt khác, khi nghiên cứu sự biến động kết cấu của hiện tượng qua thời gian ta sẽ thấy được xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: Khi nghiên cứu kết cấu của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nước ta trong một khoảng thời gian, có thể thấy sự chuyển dịch theo hướng: tỷ trọng các cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu vực Nhà nước giảm dần, tỷ trọng các cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu vực ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần. o Thứ ba, biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức. Ta chia tiêu thức thành tiêu thức nguyên nhân (tiêu thức gây ảnh hưởng) và tiêu thức kết quả (tiêu thức bị ảnh hưởng), sau đó sẽ tiến hành phân tổ theo tiêu thức nguyên nhân. Ví dụ: Mối liên hệ giữa tuổi nghề và năng suất lao động, giữa năng suất lao động và tiền lương, giữa lượng phân bón và năng suất cây trồng, giữa thu nhập và loại sữa dùng cho trẻ Các loại phân tổ thống kê o Căn cứ vào số lượng tiêu thức phân tổ: Phân tổ theo 1 tiêu thức (phân tổ giản đơn, ví dụ: phân tổ dân số theo riêng tiêu thức độ tuổi, giới tính ) và phân tổ theo nhiều tiêu thức. Phân tổ theo nhiều tiêu thức được chia thành hai loại: . Phân tổ kết hợp: là phân tổ lần lượt theo từng tiêu thức, tiêu thức nào trước, tiêu thức nào sau phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Nó cho phép nhìn nhận hiện tượng trên nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ: Tổng thể dân số khi được phân chia theo tiêu thức giới tính thì hình thành hai tổ: nam và nữ. Ở mỗi tổ dân số nam và dân số nữ này lại được phân chia tiếp theo tiêu thức nhóm tuổi. Phân tổ kết hợp tuy có nhiều ưu điểm nhưng chúng ta cũng không nên quá lạm dụng, kết hợp quá nhiều tiêu thức sẽ làm cho việc phân tổ trở nên phức tạp, tổng thể bị chia nhỏ gây khó khăn cho việc nghiên cứu. . Phân tổ nhiều chiều: cùng một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức khác nhau nhưng có vai trò ngang nhau trong phản ánh hiện tượng. Ví dụ: Khi phân tổ các doanh nghiệp xây dựng theo qui mô nhưng không nói rõ qui mô gì, người ta sẽ phân tổ đồng thời theo các tiêu thức: vốn, lao động, tài sản cố định, giá trị xây lắp, doanh thu Các tiêu thức này có vai trò ngang nhau khi phản ánh qui mô của doanh nghiệp. 26 v1.0
  3. Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê o Căn cứ vào mục đích phân tổ, người ta chia thành: . Phân tổ phân loại: để chia tổng thể thành các loại hình khác nhau, thường phân tổ theo tiêu thức thuộc tính. . Phân tổ kết cấu: để nghiên cứu kết cấu của tổng thể, có thể phân tổ theo tiêu thức thuộc tính, có thể theo tiêu thức số lượng. . Phân tổ liên hệ: để nghiên cứu mối liên hệ giữa các tiêu thức, phải đặt trong những điều kiện thời gian, không gian khác nhau. 2.2.2.2. Tiêu thức phân tổ và chỉ tiêu giải thích Khái niệm: Tiêu thức phân tổ là tiêu thức thống kê được chọn làm căn cứ để phân tổ thống kê. Ví dụ: Phân tổ dân số theo giới tính thì giới tính là tiêu thức phân tổ. Mỗi đơn vị tổng thể đều bao gồm nhiều tiêu thức, tiêu thức nào cũng có thể dùng để phân tổ được. Tuy nhiên, mỗi tiêu thức lại có ý nghĩa khác nhau nhưng tiêu thức phân tổ sẽ phản ánh đúng bản chất của hiện tượng nhất theo mục đích nghiên cứu. Với cùng một tài liệu, nếu chọn tiêu thức phân tổ khác nhau có thể đưa đến kết luận khác nhau. Và nếu chọn tiêu thức phân tổ không đúng theo mục đích nghiên cứu sẽ dẫn đến nhận xét đánh giá khác nhau về thực tế của một hiện tượng. Vậy làm thế nào để chọn tiêu thức phân tổ cho chính xác? Những căn cứ để lựa chọn tiêu thức phân tổ: Có ba căn cứ sau: o Phải tiến hành phân tích lý luận kinh tế – xã hội để hiểu được đặc điểm, bản chất của hiện tượng, từ đó mới chọn ra tiêu thức nói rõ bản chất nhất, phù hợp với mục đích nghiên cứu để làm tiêu thức phân tổ. Ví dụ: Để nghiên cứu về mức sống dân cư, ở thành thị chúng ta có thể sử dụng tiêu thức thu nhập, chi tiêu hay diện tích nhà ở bình quân nhưng nếu nghiên cứu ở nông thôn, tiêu thức diện tích nhà ở bình quân lại không có ý nghĩa. o Phải dựa vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng (thời gian và địa điểm cụ thể) để lựa chọn tiêu thức thích hợp. Ví dụ: Ngày nay, việc phân tổ các cơ sở sản xuất kinh doanh theo tiêu thức thành phần kinh tế mới có ý nghĩa; trong thời kỳ trước đổi mới, tiêu thức này là không phù hợp vì đa phần các cơ sở sản xuất kinh doanh đều thuộc sở hữu của Nhà nước. o Tuỳ theo tính chất phức tạp của hiện tượng và mục đích yêu cầu nghiên cứu, có thể lựa chọn phân tổ theo một hay nhiều tiêu thức khác nhau. Sau khi đã lựa chọn được tiêu thức phân tổ, người ta còn phải xác định các chỉ tiêu giải thích để nói rõ đặc trưng của các tổ cũng như của toàn bộ tổng thể. Mỗi chỉ tiêu giải thích có ý nghĩa quan trọng riêng giúp ta thấy rõ các đặc trưng số lượng của từng tổ cũng như cả tổng thể, làm căn cứ để so sánh các tổ với nhau và tính ra các chỉ tiêu khác. Tuy nhiên, cũng không nên đề ra quá nhiều v1.0 27
  4. Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê chỉ tiêu, mà phải lựa chọn một số chỉ tiêu thích hợp nhất đối với mục đích nghiên cứu. Ví dụ: Mục tiêu phân tích thực trạng của các doanh nghiệp hiện nay, chúng ta có thể lựa chọn những chỉ tiêu phản ánh rõ nét thực trạng đó nhất như: qui mô lao động, qui mô vốn, doanh thu, lợi nhuận Sau khi đã chọn được tiêu thức phân tổ, chúng ta tiến hành phân tổ. Nhưng phân ra thành bao nhiêu tổ là phù hợp? 2.2.2.3. Xác định số tổ Có các trường hợp sau: Nếu tiêu thức phân tổ là tiêu thức thuộc tính: Các tổ được hình thành theo các loại hình khác nhau, tuy nhiên không nhất thiết mỗi loại hình phải hình thành một tổ. o Trường hợp đơn giản (tiêu thức có ít biểu hiện): Mỗi biểu hiện của tiêu thức có thể hình thành 1 tổ. Ví dụ: 2 giới tính, 5 thành phần kinh tế o Trường hợp phức tạp (tiêu thức có nhiều biểu hiện): Ghép một số tổ nhỏ thành tổ lớn tùy theo đặc điểm hiện tượng và yêu cầu về mức độ chi tiết khi phân tổ. Cần bảo đảm yêu cầu các tổ nhỏ được ghép phải giống nhau hoặc gần giống nhau về đặc điểm và tính chất. Việc ghép tổ này đạt được hai mục đích, làm cho số tổ ít đi và đảm bảo giữa các tổ có sự khác nhau về đặc điểm, tính chất. Ví dụ: Mặc dù chỉ có 5 thành phần kinh tế nhưng theo mục đích nghiên cứu, ta chỉ cần phân tổ theo 2 thành phần: Nhà nước và ngoài Nhà nước. Ví dụ: Trong công nghiệp, có thể phân thành 3 nhóm ngành lớn: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp điện, ga, nước. Ví dụ: Phân chỗ ngồi ở chợ theo các nhóm ngành hàng: hàng khô, hàng rau quả, hàng thịt, Nếu tiêu thức phân tổ là tiêu thức số lượng: Tùy theo số lượng biến của tiêu thức nhiều hay ít mà có cách giải quyết khác nhau. o Số lượng các lượng biến ít: Với trường hợp này, lượng biến thay đổi ít, mỗi lượng biến có thể hình thành nên 1 tổ. Khi đó gọi là phân tổ không có khoảng cách tổ. Ví dụ: Phân tổ công nhân doanh nghiệp A theo bậc thợ. Bậc thợ Số công nhân (người) 1 10 2 20 3 45 4 60 5 35 6 25 7 5 Tổng 200 28 v1.0
  5. Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê Trong nhiều trường hợp, với mục đích nghiên cứu khác nhau, tuy số lượng các lượng biến ít, người ta vẫn ghép một số lượng biến thành 1 tổ. Ví dụ: Trong nghiên cứu dân số, khi nghiên cứu về qui mô hộ gia đình. Một hộ gia đình có thể có 1, 2, 3, 4 người. Cùng với sự phát triển của xã hội, qui mô hộ thu hẹp lại; khi đó làm nảy sinh khái niệm “gia đình hạt nhân” chỉ có bố mẹ và con cái và “gia đình truyền thống” gồm 3, 4 thế hệ. Ngày nay, số lượng các gia đình hạt nhân tăng lên, số lượng gia đình truyền thống giảm xuống. o Số lượng các lượng biến nhiều: phải căn cứ vào quan hệ lượng – chất xem lượng biến tích lũy đến một mức độ nào đó thì chất thay đổi và làm nảy sinh một tổ mới. Mỗi tổ sẽ bao gồm 1 phạm vi lượng biến với 2 giới hạn: giới hạn dưới: lượng biến nhỏ nhất để hình thành tổ; giới hạn trên: lượng biến lớn nhất, nếu vượt qua giới hạn này thì chất đổi, dẫn đến hình thành 1 tổ mới. Phân tổ như trên gọi là phân tổ có khoảng cách tổ. Chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới gọi là khoảng cách tổ. h = Giới hạn trên – Giới hạn dưới Có các trường hợp: . Trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau: Xác định trị số khoảng cách tổ: XX h max min n Trong đó: Xmax, Xmin: Lượng biến lớn nhất và nhỏ nhất của tiêu thức nghiên cứu. n: Số tổ định chia. Ví dụ: Khi nghiên cứu thu nhập bình quân một tháng (triệu đồng) tại một phòng giao dịch của Ngân hàng ACB có 20 nhân viên, người ta thu được kết quả sau: 3,0 4,6 5,8 15,0 6,5 9,0 7,7 9,5 3,4 8,5 5,2 7,0 5,5 11,0 10,0 12,5 8,8 7,5 5,8 8,2 Theo tiêu thức thu nhập bình quân một tháng, người ta muốn chia số nhân viên nói trên thành 6 tổ có khoảng cách tổ bằng nhau. Sau khi sắp xếp số liệu theo thứ tự tăng dần, nhận thấy, mức thu nhập thấp nhất là 3 triệu đồng, mức thu nhập cao nhất là 15 triệu đồng. Khi đó, khoảng cách tổ sẽ được tính như sau: 15 3 h2 (triệu đồng) 6 Các tổ được thiết lập như sau: v1.0 29
  6. Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê Thu nhập bình quân một tháng Số nhân viên (người) (triệu đồng) 3 – 5 3 5 – 7 5 7 – 9 6 9 – 11 3 11 – 13 2 13 – 15 1 Tổng 20 Chú ý: Giới hạn trên của tổ đứng trước được lấy làm giới hạn dưới của tổ đứng sau với mục đích làm cho dãy số kín hay liên tục. Khi 1 đơn vị có lượng biến đúng bằng giới hạn trên và giới hạn dưới của 2 tổ liền nhau thì thường được xếp vào tổ đứng sau. o Trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ không bằng nhau: Dựa vào ý nghĩa kinh tế – xã hội của hiện tượng mà xác định nội dung và phạm vi của tổ. Ví dụ: Phân tổ số học sinh của địa phương A theo lớp học như sau: Lớp Số học sinh 1 – 5 320 6 – 9 270 10 – 12 180 Tổng 770 o Trường hợp phân tổ mở: là trường hợp tổ đầu tiên không có giới hạn dưới hay tổ cuối cùng không có giới hạn trên. Ví dụ: Phân tổ các cơ sở sản xuất công nghiệp của địa phương A theo số lao động: Số lao động (người) Số cơ sở công nghiệp 20 10 21 – 50 30 51 – 100 20 100 10 Tổng 70 Chú ý: Quy ước: Khoảng cách tổ của tổ gần nhất được sử dụng làm khoảng cách tổ cho tổ mở khi xác định trị số giữa. Sau khi phân tổ hiện tượng nghiên cứu theo một tiêu thức nào đó thì các đơn vị của hiện tượng được sắp xếp vào các tổ tương ứng với các biểu hiện của tiêu thức mà đơn vị đó có, khi đó sẽ hình thành nên một dãy số phân phối. 2.2.2.4. Dãy số phân phối Khái niệm: Dãy số phân phối là một dãy số được lập nên do phân phối các đơn vị tổng thể vào các tổ theo một tiêu thức phân tổ nào đó và được sắp xếp theo trình tự biến động của lượng biến tiêu thức phân tổ. 30 v1.0
  7. Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê Ví dụ : Các ví dụ nêu trên đều là dãy số phân phối. Tác dụng của dãy số phân phối o Cho biết tỉ mỉ, chi tiết tình hình phân phối các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu theo 1 tiêu thức cụ thể. o Là cơ sở để tiến hành tính toán và phân tích thống kê. Phân loại dãy số phân phối: Có 2 loại dãy số phân phối tương ứng với loại tiêu thức phân tổ. o Dãy số thuộc tính: là kết quả của phân tổ theo tiêu thức thuộc tính. o Dãy số lượng biến: là kết quả của phân tổ theo tiêu thức số lượng. Trong thống kê, người ta thường sử dụng các dãy số lượng biến. Đặc điểm của dãy số này là các lượng biến bao giờ cũng được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hoặc ngược lại. Dạng tổng quát của một dãy số lượng biến: Lượng biến Tần số Tần suất Tần số tích lũy Tần suất tích lũy xi fi di Si Si’ x1 f1 d1 S1 = f1 S1’= d1 x2 f2 d2 S2 = S1 + f2 S2’= S1’ + d2 xn fn dn Sn = Sn-1 + fn Sn’= Sn-1’ + dn ∑fi ∑di Trong đó lượng biến xi (i = 1, n ) là các trị số biểu hiện mức độ cụ thể của tiêu thức số lượng. Căn cứ vào tính chất liên tục hay không liên tục của lượng biến có thể chia ra: . Lượng biến liên tục: các trị số của nó có thể được biểu hiện bằng số nguyên hay số thập phân (ví dụ: tiền lương ). Khi đó, dãy số lượng biến phải có khoảng cách tổ. . Lượng biến không liên tục (rời rạc): các trị số của dãy số chỉ có thể biểu hiện bằng các số nguyên (ví dụ: tuổi ). Dãy số lượng biến có thể có hoặc không có khoảng cách tổ. Đối với phân tổ có khoảng cách tổ, lượng biến xi là trị số giữa của từng tổ và được tính: Giới hạn dưới + Giới hạn trên xi = 2 . Tần số fi (i = 1, n ): Là số lượng biến của từng tổ được sắp xếp vào trong từng tổ hay là số lần lặp lại của các lượng biến. ∑fi: Tổng số đơn vị trong tổng thể. . Tần suất di (i = 1, n ): Là tỷ trọng từng bộ phận trong tổng thể, là tần số được biểu hiện bằng số tương đối. Vai trò của fi và di là tương đương nhau, fi có thể thay thế cho nhau. Công thức: d=i (lần, %). fi v1.0 31
  8. Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê . Tần số tích lũy tiến Si (i = 1, n ): Là cộng dồn tần số, có 2 tác dụng: cho biết số lượng các đơn vị có lượng biến nhỏ hơn hay lớn hơn 1 lượng biến cụ thể nào đó và cho phép xác định 1 đơn vị đứng ở vị trí nào đó trong dãy số có lượng biến là bao nhiêu. Ví dụ: Có tài liệu về NSLĐ của 40 công nhân như sau: NSLĐ (kg) Số lao động di (%) Si (xi) (người) (fi) 50 3 7,5 3 55 5 12,5 8 60 10 25,0 18 65 12 30,0 30 70 7 17,5 37 72 3 7,5 40 ∑ 40 100,0 Si = 18 khi xi = 60: Nó cho biết có 18 người có NSLĐ từ 60 sản phẩm trở xuống và có 40 – 18 = 22 người có NSLĐ từ 60 sản phẩm trở lên. Vậy người thứ 20 có NSLĐ là bao nhiêu? Người thứ 20 nằm trong khoảng 18 – 30 nên có NSLĐ là 65 sản phẩm. . Tần suất tích lũy tiến S i (i = 1, n ): là cộng dồn tần suất. . Mật độ phân phối (mi): Trong dãy số lượng biến có các tổ với khoảng cách tổ không bằng nhau thì tần số trong các khoảng cách tổ không trực tiếp so sánh với nhau được, vì các tần số đó phụ thuộc vào trị số khoảng cách tổ. Để có thể so sánh được các tần số đó, người ta tính mật độ phân phối là tỷ số giữa tần số (hoặc tần suất) với trị số khoảng cách tổ. fi mi h i Sau khi phân tổ thống kê, để tài liệu phát huy hết tác dụng trong phân tích thì phải trình bày kết quả phân tổ sao cho thuận tiện, dễ sử dụng, đảm bảo mỹ quan. Khi đó, người ta thường sử dụng bảng thống kê và đồ thị thống kê. 2.2.3. Bảng thống kê và đồ thị thống kê 2.2.3.1. Bảng thống kê Khái niệm: Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về lượng của hiện tượng nghiên cứu. Ý nghĩa: Trong bảng thống kê có những con số bộ phận và con số chung có liên quan mật thiết tới nhau do đó bảng thống kê phản ánh đặc trưng cơ bản của từng tổ và của cả tổng thể. 32 v1.0
  9. Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê Tác dụng: Giúp tiến hành so sánh, phân tích, đối chiếu và nghiên cứu số liệu thống kê theo các phương pháp khác nhau. Cấu thành bảng thống kê o Theo hình thức: . Hàng ngang, cột dọc phản ánh quy mô của bảng. . Tiêu đề phản ánh nội dung của bảng, gồm: Tiêu đề chung: nội dung chung của cả bảng thống kê. Tiêu đề nhỏ (tiêu mục): nội dung từng bộ phận trong bảng. . Các tài liệu và con số: Phản ánh đặc trưng về lượng của hiện tượng nghiên cứu. o Theo nội dung: . Phần chủ đề (chủ từ): Giải thích đối tượng nghiên cứu gồm những đơn vị nào, loại hình nào, thuộc cột trái. . Phần giải thích (tân từ): Gồm các chỉ tiêu giải thích đặc điểm của từng đối tượng, thuộc cột phải. Tên bảng thống kê (tiêu đề chung) Đơn vị tính: Các chỉ tiêu giải thích Phần giải Phần thích Tổng số 1 2 n chủ đề Tên chủ đề Tổng số Các loại bảng thống kê: o Bảng giản đơn: phần chủ đề không phân tổ mà chỉ liệt kê các đơn vị theo tên địa phương, thời gian o Bảng phân tổ: đối tượng nghiên cứu ở phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo 1 tiêu thức. o Bảng kết hợp: đối tượng nghiên cứu ở phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo 2, 3 hay nhiều tiêu thức. Những yêu cầu đối với việc xây dựng bảng thống kê: o Quy mô của bảng không nên quá lớn. Nếu bảng thống kê mà có quá nhiều hàng, nhiều cột, nên tách thành 2 hoặc 3 bảng nhỏ hơn. o Các tiêu đề, tiêu mục cần chính xác, gọn gàng, dễ hiểu. o Các hàng, cột cần được ký hiệu. o Các chỉ tiêu giải thích cần được sắp xếp hợp lý, phù hợp với mục đích nghiên cứu. o Phải có đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu hoặc cho cả bảng. o Cách ghi số liệu vào bảng thống kê: “–”: Không có số liệu. “ ”: Số liệu thiếu sẽ bổ sung sau. “x”: Không có liên quan, nếu viết số liệu sẽ vô nghĩa. v1.0 33
  10. Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê Các số liệu phải ghi theo độ chính xác như nhau (bao nhiêu số thập phân sau dấu phẩy theo nguyên tắc làm tròn số). o Phải có phần ghi chú ở cuối bảng để giải thích nội dung một số chỉ tiêu (nếu cần) hoặc ghi nguồn số liệu (nếu có). Bên cạnh bảng thống kê, còn một công cụ nữa cũng rất hay được sử dụng trong trình bày số liệu thống kê, đó là đồ thị thống kê. 2.2.3.2. Đồ thị thống kê Khái niệm: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hay đường nét để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Đặc điểm: Khác với bảng thống kê, đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu để trình bày các đặc trưng về số lượng của hiện tượng nghiên cứu hay trình bày khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng. Tác dụng: Đồ thị thống kê có hai tác dụng sau: o Hình tượng hóa sự phát triển kết cấu, mối quan hệ so sánh hay mối liên hệ giữa các bộ phận trong tổng thể hoặc giữa các tiêu thức với nhau, giúp người đọc nắm được đặc điểm cơ bản của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng. o Là phương tiện để tuyên truyền, biểu dương kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động xã hội. Các loại đồ thị thống kê o Theo hình thức biểu hiện: . Biểu đồ hình cột. . Biểu đồ diện tích. . Biểu đồ tượng hình. . Các loại đồ thị, đường gấp khúc. . Các loại bản đồ thống kê. o Theo nội dung phản ánh: . Đồ thị so sánh. . Đồ thị kết cấu. . Đồ thị phát triển. . Đồ thị biểu thị mối liên hệ. Những yêu cầu chung đối với việc xây dựng đồ thị o Lựa chọn loại đồ thị phù hợp với nội dung, tính chất của số liệu cần diễn đạt. o Quy mô đồ thị phải vừa phải tuỳ theo mục đích sử dụng. o Các thang đo tỷ lệ và độ rộng của đồ thị phải được xác định chính xác. o Phần giải thích tên đồ thị, các con số và ghi chú dọc theo thang đo tỷ lệ, các con số bên cạnh từng bộ phận của đồ thị, giải thích các ký hiệu qui ước cần được ghi rõ, ngắn gọn và dễ hiểu. 34 v1.0