Giáo trình Thống kê học - Bài 1: Giới thiệu về thống kê học

Nội dung 
Thống kê học là gì và đối tượng nghiên
cứu của thống kê học.
Một số khái niệm thường dùng trong
thống kê.
Các loại thang đo thống kê.
Mục tiêu
Giúp học viên hiểu được thống kê học là gì
và vai trò của thống kê trong đời sống xã hội.
Làm rõ đối tượng nghiên cứu của thống kê học.
Hiểu một số khái niệm và các loại thang đo
được dùng nhiều trong thống kê.
pdf 14 trang hoanghoa 07/11/2022 7620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Thống kê học - Bài 1: Giới thiệu về thống kê học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thong_ke_hoc_bai_1_gioi_thieu_ve_thong_ke_hoc.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thống kê học - Bài 1: Giới thiệu về thống kê học

  1. Bài 1: Giới thiệu về thống kê học 1.3.2. Thang đo thứ bậc Định nghĩa: Thang đo thứ bậc là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ hơn kém, cao thấp. Ví dụ: Bậc thợ (7 bậc), chất lượng sản phẩm, xếp hạng huân huy chương Điều kiện vận dụng: Với những tiêu thức mà các biểu hiện của nó có quan hệ hơn kém, có thể sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. Loại thang đo này được dùng nhiều trong nghiên cứu xã hội, đo các tiêu thức mà các biểu hiện có quan hệ thứ tự như thái độ, quan điểm của con người đối với các hiện tượng xã hội. Đặc điểm: Sự chênh lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau. Với thang đo này, có thể tính toán đặc trưng chung cho một tổng thể một cách tương đối qua tính số bình quân, còn đối với một đơn vị tổng thể thì không thực hiện được. Ví dụ: Để đánh giá độ tự tin của bạn khi được giao một công việc mới, người ta đưa ra một thang đo thứ bậc với 3 nấc: 1. Rất tự tin, 2. Tương đối tự tin, 3. Không tự tin. Con số 1, 2, 3 ở đây không có nghĩa là bạn tự tin gấp 2, gấp 3 lần mà chỉ biểu thị quan hệ hơn kém. Tuy nhiên, ta không thể xác định được mức độ cao thấp giữa các nhóm, khoảng cách giữa các biểu hiện cũng không bằng nhau. Chính vì những hạn chế trên, thang đo khoảng được sử dụng thay thế cho thang đo thứ bậc. 1.3.3. Thang đo khoảng Định nghĩa: Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc nhưng có khoảng cách đều nhau và không có điểm gốc không (0) tuyệt đối. Điều kiện vận dụng: Với những tiêu thức mà số 0 là một biểu hiện của tiêu thức đó chứ không có nghĩa là không có, thang đo này thường được sử dụng cho các tiêu thức số lượng. Ví dụ: Tiêu thức nhiệt độ không khí, 0oC là một biểu hiện; tiêu thức điểm thi, điểm 0 là một biểu hiện chứ không có nghĩa là không có điểm. Đặc điểm: Có thể sử dụng các phép tính cộng, trừ và có thể tính được các đặc trưng của dãy số như số bình quân, phương sai nhưng không tính được tỷ lệ giữa các trị số đo. Ví dụ: Nhiệt độ trung bình của thành phố A là 30oC, thành phố B là 10oC, nhưng điều đó không có nghĩa là thành phố A nóng gấp 3 lần thành phố B. Trong thực tế nghiên cứu xã hội, nhiều thang đo thứ bậc được dùng như thang đo khoảng, tức đã có những cải tiến thang đo thứ bậc theo hướng thang đo khoảng nhằm định lượng sự hơn, kém theo một dấu hiệu nào đó. Ví dụ: Với câu hỏi “bạn có tự tin khi nhận công việc mới này hay không, hãy cho điểm đánh giá theo thang đo sau?” thay vì trả lời theo 3 nấc rất tự tin, tương đối tự tin và không tự tin như ở trên, bạn có thể cho điểm theo thang đo khoảng, nếu rất tự tin thì cho điểm 10 còn hoàn toàn không tự tin thì cho điểm 0. v1.0 11
  2. Bài 1: Giới thiệu về thống kê học Mặc dù ở đây đã lượng hoá được phần nào mức độ tự tin của người được hỏi nhưng chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho mỗi bậc của thang đo. Việc cho mấy điểm hoàn toàn do cảm tính của người được hỏi mà chưa có chuẩn chính thức. Hạn chế cơ bản của thang đo khoảng là chưa có giá trị “không tuyệt đối” mà chỉ có giá trị 0 quy ước. Chính vì vậy, để khắc phục được nhược điểm trên, người ta thường hay sử dụng loại thang đo dưới đây trong thống kê. 1.3.4. Thang đo tỷ lệ Định nghĩa: Thang đo tỷ lệ là thang đo khoảng có điểm gốc không (0) tuyệt đối. Điều kiện vận dụng: Thang đo tỷ lệ được sử dụng rất rộng rãi để đo lường các hiện tượng kinh tế – xã hội như: thu nhập, chi tiêu, tuổi, Các đơn vị đo lường vật lý thông thường (kg, m, lít, ) cũng là các đơn vị của thang đo loại này. Đặc điểm: Có thể thực hiện tất cả các phép tính với trị số đo và có thể so sánh các tỷ lệ giữa các trị số đo. Tóm lại, thông thường thang đo sau có chất lượng đo lường cao hơn thang đo trước, đồng thời việc xây dựng thang đo cũng phức tạp hơn. Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng thang đo tỷ lệ là tốt nhất mà phải tuỳ thuộc vào đặc điểm của hiện tượng và tiêu thức nghiên cứu mà chọn thang đo thích hợp. Hai loại thang đo định danh và thứ bậc chưa có tiêu chuẩn đo (đơn vị đo), thuộc loại thang đo định tính. Đó là loại thang đo mà khi thay đổi từ giá trị này sang giá trị khác thì đối tượng đo có sự thay đổi về chất, chúng phù hợp với việc đo lường các tiêu thức thuộc tính. Hai loại thang đo khoảng và tỷ lệ đã có tiêu chuẩn đo, khi chuyển từ một điểm này sang điểm khác trên thang thì có sự thay đổi về lượng nhưng chưa chắc đã có sự thay đổi về chất. Đây là loại thang đo định lượng, phù hợp để đo lường các tiêu thức số lượng. Theo tuần tự của 4 loại thang đo thì việc đo mức độ tập trung, phân tán và mối liên hệ của hiện tượng nghiên cứu cũng tăng dần. Với thang đo định danh ta chỉ có thể tính được tỷ lệ (%) phân bố của tổng thể cho từng biểu hiện và tính mốt (M0). Sử dụng thang đo thứ bậc, ta có thể tính thêm được trung vị (Me), hệ số tương quan cặp và riêng phần. Muốn thực hiện được các phép tính cộng, trừ, tính bình quân, phương sai, tỷ lệ, các hệ số và tỷ số tương quan thì phải sử dụng thang đo khoảng. Với thang đo tỷ lệ, ta có thể sử dụng mọi độ đo thống kê. 12 v1.0
  3. Bài 1: Giới thiệu về thống kê học TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Thống kê ra đời và phát triển theo yêu cầu của xã hội. Ngày nay thống kê trở thành một phần không thể thiếu của đời sống kinh tế – xã hội, thống kê là công cụ giúp cho việc ra các quyết định trong quản lý. Thống kê học là một môn học nghiên cứu về hệ thống các phương pháp thu thập – xử lý – phân tích số liệu của các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Có nhiều thuật ngữ được sử dụng trong thống kê, trong đó có 3 thuật ngữ được sử dụng rộng rãi nhất, đó là: (1) tổng thể thống kê, (2) tiêu thức thống kê và (3) chỉ tiêu thống kê. Để lượng hoá các tiêu thức, nhất là với tiêu thức thuộc tính, người ta thường sử dụng 4 loại thang đo sau: thang đo định danh, thang đo thứ bậc, thang đo khoảng và thang đo tỷ lệ. Tuỳ theo đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu và tiêu thức nghiên cứu mà sử dụng loại thang đo cho phù hợp. v1.0 13
  4. Bài 1: Giới thiệu về thống kê học CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy làm rõ đối tượng nghiên cứu của thống kê học. 2. Trình bày các khái niệm thường dùng trong thống kê. So sánh các loại tổng thể thống kê, cho ví dụ minh hoạ. Phân biệt các loại tiêu thức thống kê, cho ví dụ minh hoạ. Phân biệt các loại chỉ tiêu thống kê, cho ví dụ minh hoạ. Phân biệt tiêu thức thống kê và chỉ tiêu thống kê. 3. Phân biệt các loại thang đo thống kê. Cho ví dụ minh hoạ. 14 v1.0