Giáo trình Thị trường chứng khoán

Nhu cầu về vốn để tiến hành đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát
sinh từ các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Trong đó, thường xảy ra
tình huống: những người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại
những người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tư hoặc không biết đầu
tư vào đâu. Từ đó hình thành nên một cơ chế chuyển đổi từ tiết kiệm sang
đầu tư. Cơ chế đó được thực hiện và điều chỉnh trong khuôn khổ một thị
trường đó là thị trường tài chính. Trên thị trường tài chính, những người
thiếu vốn huy động vốn bằng cách phát hành ra các công cụ tài chính như
cổ phiếu, trái phiếu.... Những người có vốn dư thừa, thay vì trực tiếp đầu tư
vào máy móc thiết bị, nhà xưởng để sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ,
sẽ đầu tư (mua) các công cụ tài chính được phát hành bởi những người cần
huy động vốn.
Vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra sự chuyển vốn từ những người
dư thừa vốn tới những người thiếu vốn. Thị trường tài chính cũng có thể
được định nghĩa là nơi phát hành, mua bán, trao đổi và chuyển nhượng các
công cụ tài chính theo các quy tắc, luật lệ đã được ấn định.
Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của thị trường tài
chính là tất yếu khách quan. Hoạt động trên thị trường tài chính có những
tác động, hiệu ứng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư của các cá nhân của các
doanh nghiệp và hành vi của người tiêu dùng, và tới động thái chung của
toàn bộ nền kinh tế. 
pdf 290 trang hoanghoa 09/11/2022 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thị trường chứng khoán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thi_truong_chung_khoan.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thị trường chứng khoán

  1. Ch−ơng 1: Tổng quan về Thị tr−ờng chứng khoán buộc đối với các thành viên tham gia. Buổi họp đầu tiên diễn ra năm 1453 tại một lữ quán của gia đình Vanber tại thành phố Bruges (V−ơng quốc Bỉ). Tr−ớc lữ quán có một bảng hiệu vẽ hình ba túi da và chữ Bourse. Ba túi da t−ợng tr−ng cho ba nội dung của thị tr−ờng: Thị tr−ờng hàng hoá; Thị tr−ờng ngoại tệ và Thị tr−ờng chứng khoán động sản; còn chữ Bourse có nghĩa là "mậu dịch thị tr−ờng" hay còn gọi là "nơi buôn bán chứng khoán". Đến năm 1547, thị tr−ờng ở thành phố Bruges bị sụp đổ do cửa biển Evin - nơi dẫn các tàu thuyền vào buôn bán tại thành phố bị cát biển lấp mất. Tuy nhiên, vào năm 1531, thị tr−ờng này đã đ−ợc dời tới thành phố cảng Anvers (Bỉ), từ đó, thị tr−ờng này phát triển nhanh chóng. Một thị tr−ờng nh− vậy cũng đ−ợc thành lập ở London (V−ơng quốc Anh) vào thế kỷ 18 và sau đó là một loạt thị tr−ờng tại Pháp, Đức, ý và một số n−ớc Bắc Âu và Mỹ cũng đ−ợc thành lập. Sau một thời gian hoạt động, thị tr−ờng đã chứng tỏ khả năng không đáp ứng đ−ợc yêu cầu của cả ba giao dịch khác nhau. Vì thế, thị tr−ờng hàng hoá đ−ợc tách ra thành các khu th−ơng mại, thị tr−ờng ngoại tệ đ−ợc tách ra và phát triển thành thị tr−ờng hối đoái. Thị tr−ờng chứng khoán động sản trở thành thị tr−ờng chứng khoán. Nh− vậy, thị tr−ờng chứng khoán đ−ợc hình thành cùng với thị tr−ờng hàng hoá và thị tr−ờng hối đoái. Quá trình phát triển của thị tr−ờng chứng khoán đã trải qua nhiều b−ớc thăng trầm. Lịch sử đã ghi nhận hai đợt khủng hoảng lớn, đó là khi các thị tr−ờng chứng khoán lớn ở Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản bị sụp đổ chỉ trong vài giờ vào "ngày thứ năm đen tối", 29/10/1929 và "ngày thứ hai đen tối", 19/10/1987. Song, trải qua các cuộc khủng hoảng, cuối cùng thị tr−ờng chứng khoán lại đ−ợc phục hồi và tiếp tục phát triển, trở thành một thể chế tài chính không thể thiếu đ−ợc trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị tr−ờng. Hiện nay, do các biến động lớn trong nền kinh tế thế giới, do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật và với mong muốn của Chính phủ các n−ớc trong việc tăng c−ờng vai trò của thị tr−ờng chứng khoán đối với đời sống kinh tế, thị tr−ờng chứng khoán đã đ−ợc tạo mọi điều kiện phát triển. Các chính sách của Chính phủ các n−ớc đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị tr−ờng chứng khoán thể hiện: Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 15
  2. Giáo trình Thị tr−ờng chứng khoán Thứ nhất, Chính phủ các n−ớc đã cải cách mạnh hệ thống thuế nhằm kích thích tiết kiệm và đầu t−. Các khoản thuế đối với thu nhập từ đầu t− cổ phiếu giảm đáng kể đã khuyến khích các doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu. Với các doanh nghiệp Hàn Quốc, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đã giảm từ khoảng 500% vào đầu những năm 80 xuống còn 250% vào cuối những năm 90. Chính phủ Anh và Mỹ đã khuyến khích quá trình sáp nhập các doanh nghiệp nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả của chính các doanh nghiệp này. ở nhiều n−ớc, số l−ợng các công ty cổ phần mới ngày càng gia tăng. Đồng thời với các chính sách khuyến khích phát triển, Chính phủ các n−ớc cũng tăng c−ờng quản lý Nhà n−ớc đối với hoạt động của thị tr−ờng. Uỷ ban chứng khoán - cơ quan quản lý Nhà n−ớc về chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán đ−ợc thành lập. Ví dụ, Uỷ ban chứng khoán Anh đ−ợc thành lập năm 1968, Uỷ ban các nghiệp vụ chứng khoán Pháp đ−ợc thành lập năm 1967, Uỷ ban chứng khoán Thái Lan thành lập năm 1992. Hệ thống các văn bản pháp luật cũng đ−ợc hoàn thiện hơn để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu t− và chống lại các hành vi phi đạo đức trong kinh doanh chứng khoán. Thứ hai, một loạt các công cụ tài chính mới đ−ợc tạo ra nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của nhà phát hành và các nhà đầu t−. Các công cụ này đ−ợc hình thành từ việc lai ghép các công cụ sẵn có, nhằm tận dụng các lợi thế về pháp lý hoặc kết hợp giữa các lợi thế của vốn chủ sở hữu với lợi thế của vốn vay. Điều này không chỉ giúp cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn với chi phí thấp hơn, dễ thay đổi cơ cấu vốn đầu t−, mà còn tạo nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho các nhà đầu t−. Hàng loạt các công cụ phòng vệ cũng xuất hiện nh− các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn và các công cụ dẫn suất mới. Các công cụ này vừa làm giảm rủi ro cho các nhà đầu t−, vừa tăng tính lỏng của tài sản, trên cơ sở đó làm giảm chi phí cho nhà phát hành. Thứ ba, các n−ớc tiến hành thành lập các thị tr−ờng giao dịch qua quầy với các yêu cầu niêm yết ít chặt chẽ hơn nhằm tạo điều kiện cho các công ty mới và các doanh nghiệp có tầm cỡ trung bình có thể tham gia thị tr−ờng. Bởi vậy, cơ hội huy động vốn cho các doanh nghiệp cũng nh− khả năng đa dạng hoá danh mục đầu t− cho các nhà kinh doanh chứng khoán đ−ợc gia tăng đáng kể. 16 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  3. Ch−ơng 1: Tổng quan về Thị tr−ờng chứng khoán Thứ t−, thị tr−ờng chứng khoán đã có sự đổi mới mạnh mẽ về kỹ thuật. Các thị tr−ờng đ−ợc tin học hoá triệt để, đồng thời với các cải cách về nghiệp vụ giao dịch, nghiệp vụ l−u ký và thanh toán, cải cách về tiền hoa hồng v.v đã làm giảm chi phí trung gian, giảm thời gian và tăng khối l−ợng giao dịch qua thị tr−ờng. Điều này đ−ợc đặc biệt ghi nhận tại thị tr−ờng chứng khoán London qua cải cách có tên gọi "Big Bang" năm 1986. Nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật đó, thị tr−ờng chứng khoán ngày nay phát triển mạnh mẽ với mức độ quốc tế hoá ngày càng cao. Sự thống nhất Châu Âu đã hợp nhất hàng loạt các thị tr−ờng chứng khoán, tạo cơ hội mới cho việc phát triển thị tr−ờng. Thứ năm, thành lập thị tr−ờng các công cụ dẫn suất (Derivatives Markets). Năm 1986, Pháp thành lập thị tr−ờng MATIF (Marché à Terme International de France) và đến năm 1987, thành lập thêm thị tr−ờng MONEP (Marché d’Options Négociables de Paris). Các thị tr−ờng này đ−ợc thành lập để tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế và các nhà kinh doanh chứng khoán có khả năng phòng ngừa các rủi ro liên quan đến các biến động về giá cổ phiếu, về lãi suất và tỷ giá hối đoái, đồng thời làm tăng vốn khả dụng trên thị tr−ờng giao ngay, thông qua khả năng kinh doanh chênh lệch giá. Chính các thị tr−ờng này cũng thúc đẩy hiện đại hoá thị tr−ờng tài chính Pháp và giúp cho thị tr−ờng này cạnh tranh đ−ợc với trung tâm tài chính London. Thứ sáu, đẩy mạnh sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị tr−ờng chứng khoán, đặc biệt sau khủng hoảng tài chính năm 1987, ng−ời ta đã nhận ra rằng, các thành viên lớn nhất của Sở giao dịch chứng khoán London không thể có đủ l−ợng vốn cần thiết để cạnh tranh với các nhà kinh doanh chứng khoán của Mỹ và Nhật Bản. Vì thế, các nhà quản lý vốn bảo thủ của Anh đã phải nới rộng các điều kiện cho phép các trung gian tài chính, trong đó có các ngân hàng th−ơng mại, tham gia vào thị tr−ờng, và chính điều đó đã làm tăng tính hiệu quả của thị tr−ờng chứng khoán. Thứ bảy, sự hiện đại hoá thị tr−ờng vay nợ của Chính phủ tạo điều kiện cho Nhà n−ớc có thể tăng c−ờng huy động các nguồn tài chính trên thị tr−ờng với các chi phí thấp hơn, tránh nguy cơ lạm dụng phát hành để tài trợ cho Ngân sách và tạo điều kiện thực hiện chính sách tiền tệ. Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 17
  4. Giáo trình Thị tr−ờng chứng khoán Với những cải cách đó, thị tr−ờng chứng khoán đã trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng, một thực thể không thể thiếu đ−ợc đối với nền kinh tế hiện đại. 1.2.2. Khái niệm và bản chất của thị tr−ờng chứng khoán Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thị tr−ờng chứng khoán Quan điểm thứ nhất cho rằng thị tr−ờng chứng khoán (TTCK) và thị tr−ờng vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: Thị tr−ờng t− bản (Capital Market). Nếu xét về mặt nội dung, thì thị tr−ờng vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán. TTCK là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó, các thị tr−ờng này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị tr−ờng t− bản. Quan điểm thứ hai của đa số các nhà kinh tế cho rằng: " Thị tr−ờng chứng khoán đ−ợc đặc tr−ng bởi thị tr−ờng vốn chứ không phải đồng nhất là một". Nh− vậy, theo quan điểm này, TTCK và thị tr−ờng vốn là khác nhau, trong đó TTCK chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn nh− trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các công cụ tài chính ngắn hạn đ−ợc giao dịch trên thị tr−ờng tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK. Quan điểm thứ ba, dựa trên những gì quan sát đ−ợc tại đa số các Sở giao dịch chứng khoán lại cho rằng "Thị tr−ờng chứng khoán là thị tr−ờng cổ phiếu", hay là nơi mua bán các phiếu cổ phần đ−ợc các công ty phát hành ra để huy động vốn. Theo quan điểm này, thị tr−ờng chứng khoán đ−ợc đặc tr−ng bởi thị tr−ờng mua bán các công cụ tài chính mang lại quyền tham gia sở hữu. Các quan điểm trên đều đ−ợc khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điều kiện lịch sử nhất định. Tuy nhiên, quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay, đ−ợc trình bày trong giáo trình là: Thị tr−ờng chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán đ−ợc hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. 18 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  5. Ch−ơng 1: Tổng quan về Thị tr−ờng chứng khoán Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị tr−ờng sơ cấp (Primary Market) hay thị tr−ờng thứ cấp (Secondary Market), tại Sở giao dịch (Stock Exchange) hay thị tr−ờng chứng khoán phi tập trung (Over - The Counter Market), ở thị tr−ờng giao ngay (Spot Market) hay thị tr−ờng có kỳ hạn (Future Market). Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và nh− vậy, thực chất đây chính là quá trình vận động của t− bản, chuyển từ t− bản sở hữu sang t− bản kinh doanh. Thị tr−ờng chứng khoán không giống với thị tr−ờng các hàng hoá thông th−ờng khác vì hàng hoá của thị tr−ờng chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về t− bản. Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Nh− vậy, có thể nói, bản chất của thị tr−ờng chứng khoán là thị tr−ờng thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu t− mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu t−. Thị tr−ờng chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và l−u thông hàng hoá 1.2.3. Vị trí và cấu trúc của thị tr−ờng chứng khoán 1.2.3.1. Vị trí của TTCK trong thị tr−ờng tài chính Thị tr−ờng chứng khoán là một bộ phận của thị tr−ờng tài chính. Vị trí của thị tr−ờng chứng khoán trong tổng thể thị tr−ờng tài chính thể hiện: - Thị tr−ờng chứng khoán là hình ảnh đặc tr−ng của thị tr−ờng vốn TT Tiền tệ Thị tr−ờng vốn TTCK Thời gian đáo hạn 1 năm t Nh− vậy, trên TTCK giao dịch 2 loại công cụ tài chính: công cụ tài chính trên thị tr−ờng vốn và công cụ tài chính trên thị tr−ờng tiền tệ. Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 19
  6. Giáo trình Thị tr−ờng chứng khoán - Thị tr−ờng chứng khoán là hạt nhân trung tâm của thị tr−ờng tài chính, nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các công cụ Nợ và công cụ Vốn (các công cụ sở hữu). TT Nợ TT Vốn cổ phần TT Trái phiếu TT Cổ phiếu 1.2.3.2. Cấu trúc thị tr−ờng chứng khoán Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của TTCK có thể đ−ợc phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thông th−ờng, ta có thể xem xét ba cách thức cơ bản là phân loại theo hàng hoá, phân loại theo hình thức tổ chức của thị tr−ờng và phân loại theo quá trình luân chuyển vốn. Các phân tích sau đây sẽ thể hiện từng cách thức phân loại đó. a. Phân loại theo hàng hoá Theo các loại hàng hoá đ−ợc mua bán trên thị tr−ờng, ng−ời ta có thể phân thị tr−ờng chứng khoán thành thị tr−ờng trái phiếu, thị tr−ờng cổ phiếu và thị tr−ờng các công cụ dẫn suất. Thị tr−ờng trái phiếu (Bond Markets) là thị tr−ờng mà hàng hoá đ−ợc mua bán tại đó là các trái phiếu. Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành các công cụ này là nhà phát hành đứng ra đi vay theo ph−ơng thức có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Ng−ời cho vay sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của ng−ời vay và trong mọi tr−ờng hợp, nhà phát hành phải có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ theo các cam kết đã đ−ợc xác định trong hợp đồng vay. Trái phiếu th−ờng có thời hạn xác định, có thể là trung hạn hay dài hạn. Khác với thị tr−ờng nợ, thị tr−ờng cổ phiếu (Stock Markets) là nơi giao dịch mua bán, trao đổi các giấy tờ xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông. Cổ đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng 20 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  7. Ch−ơng 1: Tổng quan về Thị tr−ờng chứng khoán góp của mình. Cổ phiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng nh− đối với tài sản của công ty, khi tài sản này đ−ợc đem bán. Cổ phiếu có thời gian đáo hạn là không xác định. Thị tr−ờng các công cụ dẫn suất (Derivative Markets) là nơi các chứng khoán phái sinh đ−ợc mua và bán. Tiêu biểu cho các công cụ này là hợp đồng t−ơng lai (Future Contracts), hợp đồng quyền chọn (Options). Thị tr−ờng này ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài chính. Nó cung cấp các công cụ phòng vệ hữu hiệu, đồng thời cũng là công cụ đầu cơ lý t−ởng cho các nhà đầu t−. b. Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn Theo cách thức này, thị tr−ờng đ−ợc phân thành thị tr−ờng sơ cấp và thị tr−ờng thứ cấp. Thị tr−ờng sơ cấp hay thị tr−ờng cấp 1 (Primary Market) là thị tr−ờng phát hành các chứng khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên. Tại thị tr−ờng này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Việc mua bán chứng khoán trên thị tr−ờng sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành. Thông qua việc phát hành chứng khoán, Chính phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho các dự án đầu t− hoặc chi tiêu dùng của Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị tr−ờng nhằm tài trợ cho các dự án đầu t−. Thị tr−ờng thứ cấp hay thị tr−ờng cấp 2 (Secondary Market) là thị tr−ờng giao dịch mua bán, trao đổi những chứng khoán đã đ−ợc phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu t− hay di chuyển tài sản xã hội. Quan hệ giữa thị tr−ờng sơ cấp và thị tr−ờng thứ cấp thể hiện trên các giác độ sau: Thứ nhất, thị tr−ờng thứ cấp làm tăng tính lỏng của các chứng khoán đã phát hành. Việc này làm tăng sự −a chuộng của chứng khoán và làm giảm rủi ro cho các nhà đầu t−. Các nhà đầu t− sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đổi kết cấu danh mục đầu t−, trên cơ sở đó làm giảm chi phí cho các nhà phát hành trong việc huy động và sử dụng vốn. Việc tăng tính lỏng của tài sản sẽ tạo điều kiện tách biệt giữa sở hữu và quản lý, làm cơ sở cho việc tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Việc tăng tính lỏng cho các chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyển đổi thời hạn của vốn, từ vốn ngắn hạn sang trung hạn và dài hạn, đồng thời, tạo điều kiện cho việc phân phối vốn một cách hiệu quả. Sự di chuyển vốn Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 21
  8. Giáo trình Thị tr−ờng chứng khoán đầu t− trong nền kinh tế đ−ợc thực hiện thông qua cơ chế "bàn tay vô hình", cơ chế xác định giá chứng khoán và thông qua hoạt động thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp trên thị tr−ờng thứ cấp. Thứ hai, thị tr−ờng thứ cấp xác định giá của chứng khoán đã đ−ợc phát hành trên thị tr−ờng sơ cấp. Thị tr−ờng thứ cấp đ−ợc xem là thị tr−ờng định giá các công ty. Thứ ba, thông qua việc xác định giá, thị tr−ờng thứ cấp cung cấp một danh mục chi phí vốn t−ơng ứng với các mức độ rủi ro khác nhau của từng ph−ơng án đầu t−, tạo cơ sở tham chiếu cho các nhà phát hành cũng nh− các nhà đầu t− trên thị tr−ờng sơ cấp. Thông qua cơ chế bàn tay vô hình, vốn sẽ đ−ợc chuyển tới những công ty nào làm ăn có hiệu quả cao nhất, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội. Tóm lại, thị tr−ờng sơ cấp và thị tr−ờng thứ cấp có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Về bản chất, mối quan hệ giữa thị tr−ờng chứng khoán sơ cấp và thứ cấp là mối quan hệ nội tại, biện chứng. Nếu không có thị tr−ờng sơ cấp sẽ không có thị tr−ờng thứ cấp, đồng thời, thị tr−ờng thứ cấp lại tạo điều kiện phát triển cho thị tr−ờng sơ cấp. Mục đích cuối cùng của các nhà quản lý là phải tăng c−ờng hoạt động huy động vốn trên thị tr−ờng sơ cấp, vì chỉ có tại thị tr−ờng này, vốn mới thực sự vận động từ ng−ời tiết kiệm sang ng−ời đầu t−, còn sự vận động của vốn trên thị tr−ờng thứ cấp chỉ là t− bản giả, không tác động trực tiếp tới việc tích tụ và tập trung vốn. c. Phân loại theo hình thức tổ chức của thị tr−ờng Thị tr−ờng chứng khoán có thể đ−ợc tổ chức theo hai cách sau: Cách thứ nhất là tổ chức thành các Sở giao dịch (Stock Exchange), tại đây, ng−ời mua và ng−ời bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một địa điểm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán. Chính vì vậy, ng−ời ta còn gọi Sở giao dịch chứng khoán là thị tr−ờng tập trung, nơi giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động có hiệu quả. Sở giao dịch chứng khoán đ−ợc quản lý một cách chặt chẽ bởi Uỷ ban chứng khoán quốc gia, các giao dịch chịu sự điều tiết của Luật Chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán. Những thị tr−ờng chứng khoán tập trung tiêu biểu đ−ợc biết đến là Sở giao dịch chứng khoán Luân đôn (London Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (American Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Pari (Paris Stock Exchange). 22 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân
  9. Ch−ơng 1: Tổng quan về Thị tr−ờng chứng khoán Cách thứ hai, khác với thị tr−ờng tập trung, thị tr−ờng giao dịch qua quầy hay thị tr−ờng chứng khoán phi tập trung (OTC: Over -The - Counter Market) là thị tr−ờng của các nhà buôn, những ng−ời tạo thị tr−ờng (Market Makers). Các nhà buôn có một danh mục chứng khoán và họ sẵn sàng mua và bán với các nhà buôn khác cũng nh− các nhà đầu t− khi những ng−ời này chấp nhận giá cả của họ. ở thị tr−ờng này không có địa điểm giao dịch chính thức mà có thể diễn ra tại tất cả các quầy, sàn giao dịch của các thành viên thông qua điện thoại hay mạng máy tính diện rộng. Khối l−ợng giao dịch của thị tr−ờng này th−ờng lớn hơn rất nhiều lần so với thị tr−ờng Sở giao dịch. Ngoài hai loại thị tr−ờng nêu trên, ng−ời ta còn nói đến thị tr−ờng thứ ba, thị tr−ờng dành cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn để giao dịch trên thị tr−ờng tập trung và thị tr−ờng OTC. Ngoài ra, ng−ời ta còn phân loại thị tr−ờng chứng khoán thành thị tr−ờng mở và thị tr−ờng đàm phán, thị tr−ờng giao ngay (Spot Markets) và thị tr−ờng kỳ hạn (Future Markets). Việc phân loại thị tr−ờng chứng khoán sẽ giúp phân tích cụ thể hơn vai trò của thị tr−ờng chứng khoán. 1.2.4. Các chủ thể trên TTCK Các tổ chức và cá nhân tham gia thị tr−ờng chứng khoán có thể đ−ợc chia thành 3 nhóm sau: chủ thể phát hành, chủ thể đầu t− và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán. 1.2.4.1. Chủ thể phát hành Chủ thể phát hành là ng−ời cung cấp các chứng khoán - hàng hóa của thị tr−ờng chứng khoán. Các chủ thể phát hành bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ chức khác nh−: các Quỹ đầu t−; tổ chức tài chính trung gian - Chính phủ và chính quyền địa ph−ơng là chủ thể phát hành các chứng khoán: Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu địa ph−ơng; Trái phiếu công trình; Tín phiếu kho bạc. - Công ty là chủ thể phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. - Các tổ chức tài chính là chủ thể phát hành các công cụ tài chính nh− các trái phiếu, chứng chỉ h−ởng thụ phục vụ cho mục tiêu huy động vốn và phù hợp với đặc thù hoạt động của họ theo Luật định. Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân 23
  10. Giáo trình Thị tr−ờng chứng khoán 1.2.4.2. Nhà đầu t− Chủ thể đầu t− là những ng−ời có tiền, thực hiện việc mua và bán chứng khoán trên thị tr−ờng chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu t− có thể đ−ợc chia thành 2 loại: nhà đầu t− cá nhân và nhà đầu t− có tổ chức. - Các nhà đầu t− cá nhân Nhà đầu t− cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình, những ng−ời có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị tr−ờng chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu t− thì lợi nhuận lại luôn gắn với rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận càng cao thì mức độ chấp nhận rủi ro phải càng lớn và ng−ợc lại. Chính vì vậy các nhà đầu t− cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu t− phù hợp với khả năng cũng nh− mức độ chấp nhận rủi ro của mình. - Các nhà đầu t− có tổ chức Nhà đầu t− có tổ chức là các định chế đầu t−, th−ờng xuyên mua bán chứng khoán với số l−ợng lớn trên thị tr−ờng. Một số nhà đầu t− chuyên nghiệp chính trên thị tr−ờng chứng khoán là các ngân hàng th−ơng mại, công ty chứng khoán, công ty đầu t−, các công ty bảo hiểm, quỹ t−ơng hỗ, các quỹ l−ơng h−u và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu t− thông qua các tổ chức đầu t− có −u điểm là có thể đa dạng hóa danh mục đầu t− và các quyết định đầu t− đ−ợc thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và có kinh nghiệm. 1.2.4.3. Các tổ chức có liên quan đến thị tr−ờng chứng khoán 1.2.4.3.1. Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK Lịch sử hình thành và phát triển TTCK đã cho thấy, đầu tiên thị tr−ờng chứng khoán hình thành một cách tự phát khi có sự xuất hiện của cổ phiếu và trái phiếu và hầu nh− ch−a có sự quản lý. Nh−ng nhận thấy cần có sự bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu t− và đảm bảo sự hoạt động của thị tr−ờng đ−ợc thông suốt, ổn định và an toàn, bản thân các nhà kinh doanh chứng khoán và các quốc gia có thị tr−ờng chứng khoán hoạt động cho rằng cần phải có cơ quan quản lý và giám sát về hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán. Chính vì vậy, cơ quan quản lý và giám sát thị tr−ờng chứng khoán đã ra đời. Cơ quan quản lý và giám sát thị tr−ờng chứng khoán đ−ợc hình thành d−ới nhiều mô hình tổ chức hoạt động khác nhau, có n−ớc do các tổ chức tự quản thành lập, có n−ớc cơ quan này trực thuộc Chính phủ, nh−ng có n−ớc lại có sự 24 Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân