Giáo trình Thanh toán và tín dụng quốc tế - Trường Cao đẳng Thương mại (Phần 2)

Nội dung
Tín dụng nói chung, tín dụng quốc tế nói riêng có ý nghĩa, tác dụng rất lớn đối với
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt
động kinh doanh quốc tế. Việc nhận thức đúng bản chất và nội dung tín dụng giúp cho
các chủ thể kinh doanh sử dụng tốt, có hiệu quả đồng vốn tín dụng.
Quan hệ tín dụng được xây dựng trên cơ sở hợp đồng tín dụng một cách trực tiếp
giữa người cấp tín dụng và người đi vay, hoặc phát sinh gián tiếp do các hoạt động thanh
toán đang thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng đều là quan hệ pháp lý. Để
các quan hệ tín dụng này có hiệu lực, các bên phải nắm vững nội dung các điều kiện tín
dụng và xây dựng các điều kiện này tùy theo khả năng của mình.
Chương này cung cấp những nội dung nhằm giúp hiểu rỏ bản chất tín dụng và xây
dựng các điều kiện tín dụng có cơ sở khoa học, đảm bảo đầy đủ các yếu tố pháp lý, đồng
thời vận dụng tín dụng một cách có hiệu quả trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế. 
pdf 45 trang hoanghoa 07/11/2022 8880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thanh toán và tín dụng quốc tế - Trường Cao đẳng Thương mại (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thanh_toan_va_tin_dung_quoc_te_truong_cao_dang_th.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thanh toán và tín dụng quốc tế - Trường Cao đẳng Thương mại (Phần 2)

  1. Thời kỳ cấp tín dụng là khoản thời gian tính từ lúc bắt đầu nhận tiền vay đến khi nhận xong khoản tiền vay đó. Trong thời gian này, tín dụng vừa đang cấp vừa đang đƣợc sử dụng; do vậy hiệu quả sử dụng tín dụng trong thời gian này dƣới mức 100%; Thời kỳ ƣu đãi là khoản thời gian tính từ khi cấp xong tiền vay nhƣng chƣa phải hoàn trả tiền vay đó. Trong thời kỳ này, tín dụng đƣợc sử dụng với mức 100%; Thời kỳ hoàn trả là khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu hoàn trả đến lúc hoàn trả xong tiền vay. Trong thời gian này vừa trả tín dụng vừa sử dụng tín dụng nên hiệu quả sử dụng tín dụng dƣới mức 100%. Ví dụ: Một khoản tín dụng 100 triệu USD đƣợc cấp trong 3 năm (2001 - 2003).Trả trong 5 năm (2006 - 2010) Từ ví dụ này ta thấy, thời kỳ cấp là 3 năm: 2001, 2002, 2003; Thời kỳ ƣu đãi là 2 năm: 2004, 2005; Thời kỳ hoàn trả là 5 năm: 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. Do đó, thời hạn tín dụng chung của khoản tín dụng này là: 3 + 2 + 5 = 10 (năm). Để tính lãi ngân hàng, không thể lấy 10 năm này nhân cho tiền vay và lãi suất vì hiệu quả sử dụng trong hai thời kỳ, thời kỳ cấp và thời kỳ hoàn trả là dƣới mức 100%. Trên thực tế, không phải hợp đồng tín dụng nào cũng phải chia ra thành ba thời kỳ, mà có thể cấp một lần ngay khi ký hợp đồng tín dụng, nhƣ vậy chỉ có thời kỳ ƣu đãi và thời kỳ hoàn trả hoặc cấp một lần, trả một lần đối với các hợp đồng tín dụng ngắn hạn, lúc này thời hạn tín dụng chung bằng với thời hạn tín dụng trung bình. Thời hạn tín dụng chung là khoản thời gian tuyệt đối dùng để xác định hiệu lực của hợp đồng tín dụng, là thời hạn tiến hành bảo hiểm tín dụng, 6.2. Thời hạn tín dụng trung bình Là khoản thời gian đƣợc tính trung bình cho các thời kỳ cấp, hoàn trả để xác định một cách tƣơng đối trong đó toàn bộ số tiền vay đƣợc sử dụng. Trong ví dụ trên, ở thời kỳ sử dụng và thời kỳ hoàn trả không phải 100% số tiền vay đƣợc sử dụng suốt trong các thời kỳ đó. Trừ thời kỳ ƣu đãi, số tiền vay đƣợc sử dụng cả 100% trong 2 năm. Nhƣ vậy, thời hạn tín dụng trung bình bao giờ cũng ngắn hơn tín dụng chung. Thời hạn tín dụng trung bình là cách tính tƣơng đối có nghĩa quan trọng, nó là thời hạn thực tế mà toàn bộ khoản tín dụng đó đƣợc sử dụng, do vậy ngƣời đi vay rất quan tâm đến thời hạn ấy. Thời hạn tín dụng trung bình đƣợc tính bằng tổng số thời hạn trung bình của từng thời kỳ cấp phát, ƣu đãi và hoàn trả. Muốn xác định thời hạn tín dụng trung bình của từng thời kỳ, ta lấy tổng số dƣ nợ bình quân trong năm của từng thời kỳ chia cho tổng số tiền vay. Có nhiều cách tính thời hạn tín dụng trung bình: - Trƣờng hợp 1: 168
  2. Nếu xác định chính xác khoản thời gian cách quãng giữa các lần cấp phát với trả nợ, sử dụng công thức: n Vi.Ti i 1 Ttb V Trong đó: Ttb: Thời hạn tín dụng trung bình; Vi : Mức dƣ nợ thực tế trong thời kỳ i; Ti: Thời gian dƣ nợ thực tế trong thời kỳ i; n : Là số thời kỳ; V : Tổng số tiền của hợp đồng tín dụng. Ví dụ: Có một hợp đồng tín dụng với các điều kiện nhƣ sau: . Ngay khi ký hợp đồng tín dụng cấp 50%, một tháng sau cấp nốt số còn lại; . Thời kỳ ƣu đãi là 2 tháng; . Thời kỳ hoàn trả là 4 tháng: ngay sau khi hết thời kỳ ƣu đãi trả 30%, hai tháng sau đó trả 30% và 2 tháng cuối cùng trả 40%. Giải : . Thời hạn tín dụng chung của hợp đồng tín dụng trên là: 1+2+4 = 7 (tháng). . Thời hạn tín dụng trung bình đƣợc xác định theo công thức: (50.1) (100.2) (70.2) (40.2) Ttb 4,7(tháng). 100 - Trƣờng hợp 2: Nếu không xác định chính xác khoản thời gian cách quãng giữa các lần cấp phát và trả nợ, sử dụng công thức : n Vi(tb) i 1 Ttb V Trong đó: Vi(tb): Mức dƣ nợ trung bình trong thời kỳ, đƣợc xác định: Vi(đk) Vi(ck) Vi(tb) V Vi(đk): Mức dƣ nợ bình quân đầu kỳ Vi(ck): Mức dƣ nợ bình quân cuối kỳ Ví dụ: Có một hợp đồng tín dụng trị giá 1 triệu USD, đƣợc cấp nhƣ sau: . Cấp 2 năm từ 2003 đến 2004, mỗi năm 0,5 triệu USD; Trả 5 năm từ 2006 đến 2010, mỗi năm 0,2 triệu USD. 169
  3. Giải . Thời hạn tín dụng chung của hợp đồng tín dụng là: 2 + 1 + 5 = 8 (năm). . Thời hạn tín dụng trung bình đƣợc xác định theo công thức: Năm 2003: (0 + 0,5)/2 = 0,25; Năm 2004: (0,5 + 1)/2 = 0,75; Năm 2005: (1 + 1)/2 = 1; Năm 2006: (1 + 0,8)/2 = 0,9; Năm 2007: (0,8 + 0,6)/2 = 0,7; Năm 2008: (0,6 + 0,4)/2 = 0,5; Năm 2009: (0,4 + 0,2)/2 = 0,3; Năm 2010: (0,2 + 0)/2 = 0,1. Vậy, Thời hạn tín dụng trung bình cả thời kỳ là: 0,25 + 0,75 + 1 + 0,9 + 0,7 + 0,5 + 0,3 + 0,1 = 4,5 (năm). Thời hạn tín dụng trung bình là thời hạn thực tế sử dụng tín dụng, là thời hạn để tính ra lãi phải trả cho tổ chức tín dụng. Ví dụ: Số tiền tín dụng là M, lãi suất là i% (năm), thì gốc và lãi phải trả cho tổ chức tín dụng là: M + (M × 4,5 × i). Thời hạn tín dụng trung bình còn là thời hạn để so sánh, lựa chọn các loại hợp đồng tín dụng khác nhau và hạch toán hiệu quả của việc sử dụng tín dụng. - Ví dụ tổng hợp về thời hạn tín dụng trung bình: Một hợp đồng tín dụng 100 triệu Đô la Mỹ với thời hạn chung là 10 năm, trong đó thời kỳ sử dụng là 3 năm (2001 - 2003), mỗi năm cấp một phần bằng nhau, thời kỳ hoàn trả là 5 năm (2006 - 2010), bắt đầu trả năm 2006: 40 triệu, 2007 trả 30 triệu, 2008 trả 10 triệu, 2009 trả 10 triệu còn năm 2010 trả nốt số còn lại. Hãy xác định thời hạn tín dụng trung bình của hợp đồng tín dụng trên. Giải: Xác định thời hạn tín dụng trung bình (theo phƣơng pháp lập bảng): Thời kỳ sử dụng (Triệu Đô la Mỹ) Năm Số dƣ nợ đầu năm Số dƣ nợ cuối năm Số dƣ nợ bình quân trong năm 2001 0 200 100 2002 200 100 150 2003 100 0 50 Tổng số nợ bình quân trong 3 năm là: 100 + 150 + 50 = 300 (triệu) 170
  4. 300 Thời hạn trung bình của thời kỳ sử dụng là: 3 (năm). 100 Thời kỳ hoàn trả (Triệu Đô la Mỹ) Năm Số dƣ nợ đầu năm Số dƣ nợ cuối năm Số dƣ nợ bình quân trong năm 2006 100 60 80 2007 60 30 45 2008 30 20 25 2009 20 10 15 2010 10 0 5 Tổng số nợ bình quân trong 5 năm là: 80 + 45 + 25 + 15 + 5 = 170 (triệu) 170 Thời hạn trung bình của thời kỳ hoàn trả là: 1,7 (năm) = 1 năm 8 tháng 12 100 ngày. Vậy thời hạn trung bình của khoản tín dụng 100 triệu Đô la Mỹ này là: Thời hạn trung bình của thời kỳ sử dụng = 3 năm. Ƣu đãi = 2 năm. Hoàn trả = 1 năm 8 tháng 12 ngày. = 6 năm 8 tháng 12 ngày = 6,7 (năm). Theo cách tính trên, cho thấy rằng cách cấp phát và hoàn trả tín dụng có ảnh hƣởng rất lớn đến thời hạn tín dụng trung bình. Cách cấp phát và hoàn trả tín dụng có thể thực hiện bằng mấy phƣơng pháp sau: Cấp và trả một lần vào một thời điểm; Cấp và trả nhiều lần và mỗi lần đều bằng nhau trong những khoản thời gian nhƣ nhau; Trả theo phƣơng pháp hoàn trả tăng dần hoặc giảm dần số tiền của mỗi đợt; Trong ví dụ trên, với cách hoàn trả tăng dần (lũy tiến) thì thời hạn tín dụng trung bình của khoản tín dụng này là 6 năm 9 tháng 18 ngày. Lƣu ý: Cũng khoản tín dụng này, nếu áp dụng cách hoàn trả mỗi năm 1 phần bằng nhau, tức là mỗi năm hoàn trả 20 triệu USD thì thời hạn trung bình của thời kỳ hoàn trả sẽ là: 171
  5. (Triệu Đô la Mỹ) Năm Số dƣ nợ đầu năm Số dƣ nợ cuối năm Số dƣ nợ bình quân trong năm 2006 100 80 90 2007 80 60 70 2008 60 40 50 1989 40 20 30 1990 20 0 10 Tổng số dƣ nợ bình quân trong 5 năm là: 90 + 70 + 50 + 30 + 10 = 250 (triệu). Thời hạn trung bình thời kỳ hoàn trả là: 250 : 100 = 2,5 (năm) = 2 năm 6 tháng. Do vậy, thời hạn trung bình của khoản tín dụng này là: 3 năm + 2 năm + 2 năm 6 tháng = 7 năm 6 tháng. Nếu áp dụng cách hoàn trả tăng dần, ví dụ năm 2006 trả 5 triệu USD, 2007 trả 10 triệu, 2008 trả 15, 2009 trả 20, 2010 trả 50 thì thời hạn trung bình của thời kỳ hoàn trả sẽ là: (Triệu Đô la Mỹ) Năm Số dƣ nợ đầu năm Số dƣ nợ cuối năm Số dƣ nợ bình quân trong năm 2006 100 95 97,5 2007 95 85 137,5 2008 85 70 120 2009 70 50 60 2010 50 0 25 Tổng số dƣ nợ bình quân trong 5 năm là: 97,5 + 137,5 + 120 + 60 + 25 = 440 (triệu) 440 4,4 (năm) = 4 năm 4 tháng 24 ngày. 100 Do vậy, thời hạn trung bình của khoản tín dụng này là: 3 năm + 2 năm + 4 năm 4 tháng 24 ngày = 9 năm 4 tháng 24 ngày. 172
  6. Nếu khoản tín dụng này hoàn trả một lần vào cuối năm 2010 thì thời hạn trung bình của khoản tín dụng này là: 3 + 2 + 5 = 10 (năm). Qua ví dụ tổng hợp về thời hạn tín dụng trung bình, chúng ta thấy cách hoàn trả một lần vào một lúc là có thời hạn trung bình dài nhất, cách hoàn trả giảm dần có thời hạn trung bình ngắn nhất. Tuy nhiên, áp dụng cách hoàn trả nào là có lợi nhất còn tùy thuộc vào quan hệ tín dụng, các điều kiện tín dụng cụ thể của hợp đồng tín dụng đƣợc thỏa thuận. Chẳng hạn, nếu ngƣời đi vay muốn vay mua ô tô, tài sản để thanh toán nợ vay đang có nhƣng họ chƣa thu hồi đƣợc vì bị chủ thể khác chiếm dụng tạm thời, nên họ sẽ chọn hợp đồng tín dụng trả gốc một lần khi họ thu hồi đƣợc tài sản thanh toán, lúc đó tiền trả định kỳ cho ngân hàng trong thời gian vay chỉ là trả lãi chứ không trả gốc. Một số ngân hàng ở Việt Nam gọi cách này là ―Vay thấu chi‖. 7. Điều kiện về lãi suất tín dụng 7.1. Khái niệm về lãi suất tín dụng Lãi suất tín dụng (ký hiệu là i) là chỉ tiêu tƣơng đối đƣợc tính bằng số tiền trả lãi cho tổ chức tín dụng (tính theo tháng, năm) chia cho số tiền vay danh nghĩa (số tiền vay ghi trên hợp đồng tín dụng), thƣờng đƣợc tính theo đơn vị phần trăm (%). Ví dụ: Ngân hàng công bố lãi suất cho vay là 12% (năm), nghĩa là cứ 100 đồng vốn tín dụng theo hợp đồng tín dụng, ngƣời đi vay phải trả lãi 12 đồng trong một năm. 7.2. Các loại lãi suất tín dụng a. Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay là lãi suất mà tổ chức tín dụng áp dụng cho các khách hàng vay vốn tín dụng. b. Lãi suất đi vay Lãi suất đi vay là lãi suất mà tổ chức tín dụng đi vay của khách hàng. Lãi suất đi vay và cho vay thƣờng đƣợc công bố nhƣ sau: Lãi suất cho vay đứng trƣớc, lãi suất đi vay đứng sau. Ví dụ: Tại New York lãi suất ngân hàng đƣợc công bố nhƣ sau: 1 5 R = 6 - 6 2 8 Tức là: . Lãi suất đi vay: [(6 × 2) + 1]/2 = 13/2 = 13/2 × 100 (%) = 6,5 % . Lãi suất cho vay: [(6 × 8) + 5]/8 = 53/8 = 53/8 × 100 (%) = 6,625 % Các số lẻ của lãi suất đƣợc công bố dƣới dạng phân số, mẫu số thƣờng là các số chẵn từ 2 đến 16. 1 5 4 = 0,5 ; = 0,625 ; = 0,25 ; 2 8 16 c. Lãi suất đơn 173
  7. Lãi suất đơn là lãi suất không ghép lãi vào vốn sau một thời gian tín dụng nhất định. Ví dụ: M : Vốn vay là 100.000 USD; n : Thời hạn tín dụng là 2 năm ; r : Lãi suất đơn 11% /năm ; F : Gốc lẫn lãi. Ta có: F = M (1 + n.r ) = 100.000 (1 + 0,11×2) = 122.000 (USD). d. Lãi suất kép Lãi suất kép là lãi suất đƣợc nhập lãi vào vốn, tức là lãi mẹ sinh lãi con. Vào thời điểm n = 1: F1 = M (1+ 1.r) Vào thời điểm n = 2: F2 = F1 + F1.1.r = F1 (1 + 1r) = M (1 + r ) 2 Suy ra, công thức tính: Fn = M (1 + r ) N Theo ví dụ trên ta có: F2 = 100.000 (1 + 0,11) 2 = 123.210 (USD). e. Lãi LIBOR Lãi suất LIBOR là lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế ở Luân Đôn. Là lãi suất ngắn hạn (365 ngày) và là lãi suất cho vay bình quân của những ngân hàng lớn ở London nhƣ: Barclays Bank; National Westminter Bank; Chartered Bank, Trust Bank Lãi suất LIBOR thƣờng đƣợc công bố vào 11h00 GMT hàng ngày, đây là lãi suất tham khảo. g. Lãi PIBOR, ZIBOR, NIBOR Lãi PIBOR, ZIBOR, NIBOR là lãi suất cho vay cùng loại nhƣ LIBOR tại các thị trƣờng tín dụng chủ yếu của thế giới nhƣ Paris, Zurich, New York. h. Lãi LIBID Lãi LIBID là lãi suất đi vay liên hàng quốc tế ở London. Đây là loại lãi áp dụng cho các hợp đồng đâu tƣ ngắn hạn. i. Lãi LIMEAN Lãi LIMEAN là lãi suất bình quân của LIBOR và LIBID. 7.3. Các điều kiện cụ thể Lãi suất là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của tín dụng, đối với ngƣời cho vay nó là tỷ suất sinh lợi, đối với ngƣời đi vay, nó là tỷ suất chi phí vốn. Lãi suất có tác động đến kinh tế vi mô lẫn vĩ mô, việc thả nổi lãi suất trong một nền kinh tế sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng trong một quốc gia gây thiệt hại cho các chủ thể vay và các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ làm bất ổn nền kinh tế. Vì vậy, cần phải có những điều kiện đặt ra cho lãi suất. - Điều kiện về công bố lãi suất: Hiện nay, lãi suất ngân hàng ở Việt Nam do Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc công bố, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng căn cứ lãi suất 174
  8. này và biên độ dao động đƣợc phép để công bố lãi suất cho khách hàng tùy theo khả năng của đơn vị mình. - Điều kiện về loại lãi suất: Mỗi loại hình tín dụng sẽ áp dụng một loại lãi suất nhất định. Ví dụ: Lãi suất kỳ phiếu khác với trái phiếu; lãi suất đơn khác với lãi suất kép Lãi suất này do các ngân hàng công bố trên cơ sở lãi suất và quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc. - Điều kiện về lựa chọn lãi suất: Các bên trong hợp đồng tín dụng có thể thỏa thuận lựa chọn lãi suất thích hợp với mỗi loại hình tín dụng, sau khi thống nhất sẽ đƣợc ghi vào hợp đồng tín dụng làm cơ sở để tính toán lãi phải trả cho tổ chức tín dụng. Cần chú ý thêm: Những chủ thể tham gia vào tín dụng cần phân biệt các khái niệm: + Lãi suất: Là tỷ lệ sinh lời tính trên giá trị của khoản đầu tƣ ban đầu; + Tỷ suất lợi tức: Là tỷ lệ sinh lời đã tính đến sự thay đổi giá trị của khoản đầu tƣ so với ban đầu; + Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng hoặc ghi trên các chứng khoán nợ; + Lãi suất thực: Là lãi suất đã loại bỏ tác động của yếu tố lạm phát Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ làm phát. Do vậy, khi tính toán so sánh lãi suất trong các quan hệ tín dụng, các chủ thể phải xét đến những yếu tố khác có liên quan đến lãi suất để tránh những rủi ro trong việc xác định hiệu quả tín dụng. 8. Điều kiện về hoàn trả tín dụng Hoàn trả tín dụng là những điều kiện đặt ra cho ngƣời đi vay khi thời hạn hoàn trả tín dụng đã đến hạn. Điều kiện này bao gồm: - Ngƣời đi vay phải thực hiện nghiêm túc việc hoàn trả tín dụng khi đến hạn, nếu có những lý do đƣợc xác định trong hợp đồng tín dụng trƣớc đó, ngƣời đi vay phải gia hạn hoàn trả, việc gia hạn hiện nay đƣợc một số tổ chức tín dụng chuyển hóa bằng cách chuyển hợp đồng tín dụng cũ đã đến hạn, thành hợp đồng tín dụng mới (còn gọi là đáo hạn hợp đồng), hoặc sử dụng hình thức phạt lãi suất quá hạn, nhƣng những việc làm này thƣờng gây ra nhiều rủi ro cho tổ chức tín dụng. Nếu đã hết thời hạn ân hạn (gia hạn thêm) và thời hạn phạt quá hạn vẫn không hoàn trả tín dụng xem nhƣ vi phạm hợp đồng và bị xử lý theo pháp luật do chiếm đoạt tài sản trái phép, nếu là doanh nghiệp, xử lý theo luật phá sản, nếu là cá nhân hoặc các tổ chức khác, xử lý theo trách nhiệm pháp lý tùy theo mức độ sai phạm, nếu cấp Nhà nƣớc, xử lý theo các cam kết ngoại giao, luật pháp quốc tế hay thông lệ quốc tế. - Việc hoàn trả tín dụng có thể áp dụng bằng nhiều phƣơng thứ nhƣ: + Hoàn trả bằng tiền, bằng hàng hóa, bằng ân huệ tùy theo quan hệ tín dụng đƣợc thiết lập. Trong hệ thống các ngân hàng hiện nay sử dụng chủ yếu loại tín dụng tiền tệ, nên chủ yếu là hoàn trả bằng tiền hoặc các công cụ hối đoái hoán đổi sang tiền; + Hoàn trả một lần cả gốc lẫn lãi; 175
  9. + Hoàn trả thành nhiều đợt, mỗi đợt gồm cả gốc lẫn lãi, với tiền lãi tính theo phƣơng thức khấu trừ vốn. Loại hoàn trả này áp dụng tùy theo đối tƣợng vay, hiện nay thƣờng gọi là các ―gói‖ tín dụng; + Các đợt hoàn trả, các bên phải có chứng từ xác nhận hoặc ghi chú vào trong các giấy tờ tín dụng làm cơ sở tính toán các đợt hoàn trả còn lại; + Kết thúc các đợt hoàn trả, các bên phải thanh lý hợp đồng tín dụng, chuyển giao lại các giấy tờ, tài sản đã thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. 9. Điều kiện về chi phí tín dụng Chi phí tín dụng là nhũng chi phí mà ngƣời đi vay phải chi ra trong suốt quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng tín dụng. Chi phí tín dụng hiện nay đƣợc các tổ chức tín dụng công bố công khai nhƣ: Bảng phí phục vụ vay vốn ngân hàng; Biểu phí dịch vụ thanh toán ngân hàng v.v Xét ở giác độ hạch toán kinh tế, ngƣời đi vay phải tính tổng chi phí mà họ phải bỏ ra để vay so với số tiền vay thực tế mà họ đƣợc sử dụng bằng tỷ lệ % tính theo năm là bao nhiêu để so sánh với lãi suất vay xem mức chênh lệch nhiều hay ít, đồng thời so sánh tỷ lệ phí này giữa các tổ chức tín dụng khác nhau mà quyết định vay hay không vay khoản tín dụng đó. Để xác định chi phí tín dụng, ngƣời ta thƣờng sử dụng chỉ tiêu gọi là Phí suất tín dụng; phí suất tín dụng đƣợc tính bằng tỷ lệ tính % theo năm so sánh giữa tổng các chi phí bỏ ra để vay và số tiền vay thực tế đƣợc sử dụng. Công thức: Tổng chi phí vay thực tế (Tháng/năm) Phí suất tín dụng = Tổng số tiền vay thực tế đƣợc sử dụng Trong đó: Chi phí vay thực tế gồm: Lãi tiền vay Lệ phí bảo hiểm Lệ phí vay vốn Hoa hồng trả cho ngƣời môi giới Các chi phí khác đƣợc tính vào hợp đồng tín dụng Tổng số tiền vay thực tế đƣợc sử dụng: Tổng số tiền vay thực tế đƣợc sử dụng bằng tổng số tiền vay ghi trên hợp đồng tín dụng trừ đi tổng số tiền phải khấu trừ ngay sau khi nhận tiền vay (Gồm lãi thu ngay; Lệ phí thu ngay; Các khoản thu ngay khác) Phí suất tín dụng thƣờng cao hơn lãi suất cho vay. Phí suất tín dụng chịu ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ lãi suất, thủ tục phí vay, phí hoa hồng trả cho ngƣời môi giới, ngoài ra còn phải chịu các chi phí khác nhƣ nâng giá hàng bán chịu, chi phí sinh ra do phải đặt các tiền vay, chịu ảnh hƣởng của thời hạn trung bình của tín dụng dài hay ngắn hạn. 176
  10. Phí suất tín dụng là chỉ tiêu tƣơng đối có ý nghĩa đối với ngƣời đi vay khi xác định nên giao kết các hợp đồng tín dụng với các tổ chức tín dụng nào có phí suất thấp hơn. Thời hạn trung bình của tín dụng tỷ lệ nghịch với phí suất tín dụng. - Ví dụ về tính phí suất tín dụng: Một hợp đồng tín dụng trị giá 100 triệu Đô la Mỹ với thời hạn chung là 1 năm, cấp một lần, 6 tháng sau khi cấp trả một nữa, 4 tháng sau khi trả lần thứ nhất trả nốt số còn lại. Biết rằng lãi suất trung bình là 6%/năm, giả sử ngân hàng tính lãi đơn; Tiền hoa hồng trả cho ngƣời môi giới đúng ra bảo đảm tiền vay là 0,5% của số tiền vay không phụ thuộc vào thời hạn vay và không thuôc hợp đồng vay; Thủ tục phí là 0,1% của số tiền vay trả cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ thu ngay tiền lãi và thủ tục phí và ngƣời đi vay đang có tiền gửi thƣờng xuyên tại ngân hàng cho vay một số tiền có trị giá bằng 10% số tiền vay trong suốt thời gian vay đó với lãi tiền gửi này là 5%/ năm. Hãy xác định phí suất tín dụng của hợp đồng tín dụng trên. Giải: Thời hạn chung của khoản tín dụng là 10 tháng. Thời hạn trung bình của khoản tín dụng này là (tính theo công thức bình quân ở trƣờng hợp 1): (100.000 6) (50.000 x4) 8 (tháng) 100.000 100.000 6 8 Lãi vay ngân hàng: 4.000(USD) 100 12 Phí hoa hồng: 100.000 0,5% = 500 (USD) Thủ tục phí: 100.000 0,1% = 100 (USD) 100.000 10 5 10 Tiền lãi thu từ ngân hàng: 416,7(USD) 100 100 12 Tổng chi phí thực tế: 4.000 + 500 + 100 – 416,7 = 4.183,3 (USD) Tiền ngân hàng khấu trừ trƣớc 4.000 + 100 = 4.100 (USD) Tiền 10% gửi tại ngân hàng 100.000 x 10% = 10.000 (USD) Số tín dụng thực tế đƣợc sử dụng: 100.000 - (4.100 + 10.000) = 85.900 (USD) 4.183,3 12 100 Vậy, phí suất tín dụng là: 7,3(%) 85.900 8 Ví dụ trên cho thấy, lãi vay của ngân hàng chỉ có 6% /năm, nhƣng phí suất tín dụng là 7,3% /năm, trong ví dụ này, các dữ liệu còn khá đơn giản, trên thực tế ngoài chi phí phát sinh có trong biểu phí phục vụ ngân hàng, cũng có chi phí phát sinh bên ngoài mà đơn vị phải tính toán cụ thể để xác định hiệu quả đồng vốn vay qua phí suất tín dụng. 177
  11. Hơn nữa, chúng ta thấy rằng, nếu thời hạn chung trong ví dụ trên không phải là 1 năm mà là 10 năm, phí suất tín dụng sẽ tăng lên rất nhiều và làm giảm đi hiệu quả sử dụng vốn. III. Quy trình tín dụng 1. Cơ sở pháp lý Quan hệ tín dụng là quan hệ pháp lý, làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ đó, tiền và hàng là đối tƣợng của quan hệ tín dụng phải đƣợc điều chỉnh theo cơ chế quản lý hàng hóa tiền tệ của các quốc gia. Các quan hệ tín dụng ở cấp Nhà nƣớc phải đƣợc điều chỉnh theo Luật pháp quốc gia, công ƣớc quốc tế, các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc thừa nhận. Các quan hệ trong nƣớc phải đƣợc điều chỉnh theo quan hệ pháp luật về hợp đồng dân sự (Bộ Luật Dân sự 2005), hợp đồng thƣơng mại (Luật Thƣơng mại 2005), hợp đồng hợp tác đầu tƣ (Luật Đầu tƣ 2005) và các luật khác có liên quan nhƣ Luật Tài chính tín dụng, Luật Các công cụ chuyển nhƣợng v.v Ngoài các luật, quan hệ tín dụng còn đƣợc điều chỉnh theo hệ thống văn bản dƣới luật theo quan hệ chuyên ngành tài chính, tín dụng, ngân hàng. Vì vậy, khi tham gia vào quan hệ tín dụng, các chủ thể tham gia phải nắm vững luật pháp và phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật. 2. Giao dịch, đàm phán Quan hệ tín dụng có ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên, do vậy, các bên phải thực hiện một quy trình giao dịch đàm phán để tiến đến giao kết hợp đồng. Các bƣớc tiến hành nhƣ sau: - Chuẩn bị phƣơng án giao dịch + Đối với các tổ chức tín dụng . Xác định các yêu cầu pháp lý; . Nghiên cứu thị trƣờng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh; . Tính toán hiệu quả kinh doanh; . Xây dựng các chào hàng phù hợp với khách hàng và loại dịch vụ tín dụng; . Xây dựng các ―gói tín dụng‖; . Xây dựng các hợp đồng mẫu; . Tổ chức quảng cáo, tiếp xúc với khách hàng. + Đối với ngƣời đi vay . Xây dựng phƣơng án vay; . Nghiên cứu, lựa chọn các tổ chức tín dụng; . Nghiên cứu các chào hàng, các ―gói tín dụng‖, các hợp đồng mẫu - Tiến hành giao dịch, đàm phán + Lựa chọn phƣơng thức giao dịch phù hợp, bằng điện thoại, bằng thƣ (gửi thƣ tay, fax hoặc email), hẹn gặp trực tiếp; 178