Giáo trình Tài chính công - Chương 3: Tài chính doanh nghiệp

Khái niệm và mục tiêu của TCDN
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có vốn tiền tệ ban đầu và các
nguồn vốn huy động thêm để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện các
hoạt động sản xuất kinh doanh tạo nên quá trình luân chuyển vốn theo từng quan hệ kinh
tế trong nội bộ doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với những chủ thể kinh tế khác. Có thể
kể đến những quan hệ của doanh nghiệp và các chủ thể sau mà phát sinh sự vận động của
nguồn vốn:
(i). Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và doanh nghiệp:
Quan hệ kinh tế chi phối giữa nhà nước và doanh nghiệp đó là việc doanh nghiệp phải nộp
các nghĩa vụ vế thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế môn
bài…Bên cạnh đó nhà nước có thể hỗ trợ về mặt kinh tế cho doanh nghiệp thông qua các
chính sách ưu đãi về thuế, về lãi suất hoặc có thể đóng vai trò như là một cổ đông của
doanh nghiệp. Mối quan hệ này khiến cho nguồn vốn của doanh nghiệp biến động. 
pdf 25 trang hoanghoa 08/11/2022 6940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính công - Chương 3: Tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_cong_chuong_3_tai_chinh_doanh_nghiep.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tài chính công - Chương 3: Tài chính doanh nghiệp

  1. 2. Tài sản Tài sản là những phương tiện vật chất mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Các tài sản này được tài trợ bởi nguồn vốn. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản được cấu thành từ hai loại: (i) Tài sản ngắn hạn, và (ii) Tài sản dài hạn Chúng ta minh họa về cấu trúc này thông qua bản tóm tắt về tài sản của công ty Vinamilk qua các năm như sau. Bảng 2. Tài sản của Vinamilk TÀI SẢN 2010 2011 2012 I TÀI SẢN NGẮN HẠN 5,919.80 9,467.68 11,110.61 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 263.47 3,156.52 1,252.12 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2,092.26 736.03 3,909.28 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 1,124.86 2,169.21 2,246.36 4 Hàng tồn kho 2,351 3,272 3,473 5 Tài sản ngắn hạn khác 88 133 230 II TÀI SẢN DÀI HẠN 4,853 6,115 8,587 1 Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 2 Tài sản cố định 3,429 5,045 8,042 3 Lợi thế thương mại 20 16 14 4 Bất động sản đầu tư 101 101 97 5 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,142 847 284 6 Tài sản dài hạn khác 162 107 150 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 10,773 15,583 19,698 Đơn vị tính: tỷ VNĐ Phần tiếp theo chúng ta phân tích tính chất của các nguồn hình thành nên vốn và một số phân tích chính liên quan tới cấu trúc nguồn vốn. 2.1. Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn hay còn gọi là những tài sản lưu động bởi tính thanh khoản cao của nó. Những tài sản này chỉ tham gia vào một chu trình kinh doanh và nó thường vận hành chuyển hóa lẫn nhau. Hầu hết những tài sản ngắn hạn đều chuyển hóa toàn bộ giá trị của
  2. nó vào trong giá trị sản phẩm và nó được thu hồi lại sau khi doanh nghiệp tiêu thụ các loại hàng hóa và dịch vụ. Các loại tài sản ngắn hạn chính bao gồm: . Tiền và các khoản tương đương tiền: Đây là loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất. Doanh nghiệp cần duy trì một lượng tiền mặt hợp lý để chi trả những khoản thanh toán tới hạn, những khoản chi tiêu bất thường hoặc những khoản chi hành chính thường xuyên của doanh nghiệp. Việc duy trì một lượng tiền cao tuy tạo ra được sự an toàn nhưng đó là dấu hiệu doanh nghiệp đang lãng phí nguồn lực. Việc duy trì lượng tiền mặt thấp có thể khiến doanh nghiệp gặp rủi ro cao khi phát sinh những khoản thanh toán bất thường. . Các khoản phải thu: Đây là các khoản mà doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng. Việc bán chịu là hoạt động diễn ra phổ biến trong tiến trình hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể mở rộng chính sách bán chịu bằng cách cấp hạn mức tín dụng (hạn mức mua chịu) nhiều hơn, thời gian thanh toán lâu hơn với mức chiết khấu như cũ hoặc tăng không đáng kể. Việc mở rộng này có tác dụng mạnh khi doanh nghiệp mới bắt đầu xâm nhập thị trường, cần mở rộng thị trường hay đang lâm vào hoàn cảnh tồn kho cao. Tuy nhiên phương án này có thể mang lại rủi ro cao khi đối tác không trả được nợ. Doanh nghiệp cũng có thể duy trì tài sản này ở mức độ thấp để tránh các rủi ro không trả được nợ nhưng đổi lại nó có thể gặp rủi ro trong việc mất khách hàng vì không cạnh tranh được với những đối thủ có chính sách bán chịu tốt hơn. . Hàng tồn kho: là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất và kinh doanh bình thường, nó đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang hoặc là những nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được dùng để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Có 3 lý do chính khiến doanh nghiệp có nhu cầu về hàng tồn kho: Thứ nhất, vì có độ trễ về thời gian trong chuỗi cung ứng, từ người cung ứng đến người sử dụng ở mọi khâu, đòi hỏi doanh nghiệp phải tích trữ một lượng hàng nhất định để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho người mua. Thứ hai, có những bất chắc nhất
  3. định trong nguồn cung, nguồn cầu, trong giao nhận hàng khiến doanh nghiệp muốn trữ một lượng hàng nhất định để dự phòng. Trong trường hợp này, hàng tồn kho giống như một cái đệm giảm shock. Thứ ba, để khai thác tính kinh tế nhờ quy mô. Nếu không có hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ cần tăng cường hoạt động logistics để nhận hay giao hàng. Điều này khiến cho chi phí logistics tăng lên. Vì thế, doanh nghiệp có thể muốn trữ hàng đợi đến một lượng nhất định thì mới giao hàng nhằm giảm chi phí logistics. Xét ở khía cạnh tài chính, việc đầu tư vào hàng tồn kho cũng cần cân nhắc về tỷ trọng đầu tư. Đầu tư quá nhiều sẽ khiến doanh nghiệp bị đọng vốn, thanh khoản suy giảm, nguồn tiền cạn kiệt và hiệu quả kinh doanh giảm. Nếu đầu tư quá ít vào hàng tồn kho sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp rủi ro trong việc không cung ứng kịp hàng hóa và bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Việc tính toán ra khối lượng hàng tồn kho tối ưu trong từng thời kỳ cũng là một trong các bài toán tài chính của doanh ngiệp. . Đầu tư tài chính ngắn hạn: Đây là những khoản đầu tư của doanh nghiệp vào những tài sản tài chính mà có thời gian đáo hạn còn dưới một năm hoặc là hoạt động đầu cơ đơn thuần nếu đó là cổ phiếu. Thông thường doanh nghiệp có những khoản tiền nhàn rỗi ở những thời điểm nhất định, họ không tìm được những cơ hội mở rộng lĩnh vực kinh doanh chính hoặc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khác, do đó họ sử dụng các khoản tiền này đầu tư vào chứng khoán với mục đích gia tăng lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động này càng lớn điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể gặp rủi ro lớn trong việc các tài sản này bị giảm giá. Nó cũng là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang lơ là hoạt động kinh doanh chính mang tính bền vững và tập trung vào các hoạt động kinh doanh nóng mang tính rủi ro cao. 2.2. Tài sản dài hạn Tài sản dài hạn là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và có giá trị lớn. Một số loại tài sản chính hình thành nên tài sản dài hạn như sau:
  4. . Tài sản cố định hữu hình: Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái cụ thể vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị ,có thể thay đổi hình dạng, giá trị, bản chất trong quá trình nâng cấp, sửa chữa, hay hao mòn dần theo thời gian. Tại Việt Nam các tài sản được coi là tài sản cố định nếu nó có giá trị lớn hơn 30 triệu. Những tài sản này được trích khấu hao từng năm do tính chất tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh. Đứng dưới góc độ tài chính, việc đầu tư quá nhiều hay quá ít vào tài sản cố định hữu hình đều có những rủi ro nhất định. Việc đầu tư quá nhiều có thể khiến cho doanh nghiệp bị chôn vốn, không đủ tiền để tài trợ cho các hoạt động ngắn hạn. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể gặp rủi ro nếu quy mô đầu tư tài sản cố định cho sản lượng đầu ra cao hơn so với nhu cầu của thị trường. Việc đầu tư quá ít có thể khiến cho doanh nghiệp không nắm bắt kịp cơ hội về thị trường do số lượng sản phẩm đầu ra ít, ngoài ra việc đầu tư quá ít vào tài sản cố định hữu hình cũng có thể là dấu hiệu doanh nghiệp không mạnh về vốn hoặc tài sản trang thiết bị không hiện đại. . Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả . Khoản phải thu dài hạn: Là những khoản bán chịu có thời hạn lớn hơn một năm. Cách hiểu như khoản phải thu ngắn hạn. . Đầu tư tài chính dài hạn: Là những khoản đầu tư mà một công ty có ý định thực hiện trong khoảng thời gian từ hơn 1 năm trở lên. Các khoản đầu tư dài hạn có thể bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, hay bất động sản Doanh nghiệp muốn chi phối đối tác hoặc một doanh nghiệp khác có thể đầu tư để tăng lượng nắm giữ cổ phiếu.
  5. Doanh nghiệp có nguồn tiền nhàn rỗi dài hạn có thể đầu tư vào trái phiếu Việc đầu tư nhiều hay ít vào các loại tài sản này cũng có thể đưa đến những rủi ro nhất định. 2.3. Một số phân tích liên quan tới cấu trúc tài sản: Khi phân tích về cấu trúc tài sản chúng ta thường chú ý vào hai cách phân tích sau: (i) Tỷ trọng từng loại tài sản riêng biệt để nói lên mức độ sử dụng từng loại tài sản, và (ii) Chính sách đầu tư vào tài sản. Cách 1 đã được đề cập ở phía trên, chúng ta sẽ xem xét cách phân tích thứ hai. Việc đầu tư vào tài sản thường thể hiện ở ba chính sách: . Chính sách đầu tư thận trọng: Mức độ đầu tư vào tài sản ngắn hạn lớn hơn đầu tư vào tài sản dài hạn. Việc đầu tư vào vốn lưu động nhiều sẽ làm cho khả năng thanh khoản tăng lên nhưng có hạn chế là lợi nhuận kỳ vọng có thể giảm. . Chính sách đầu tư mạo hiểm: Trái ngược với chính sách đầu tư thận trọng, doanh nghiệp sẽ đầu tư vào tài sản dài hạn nhiều hơn và đầu tư vào tài sản ngắn hạn với một mức độ tối thiểu. Như vậy rủi ro có thể cao hơn do doanh nghiệp phải đối mặt với khả năng mất thanh khoản. . Chính sách đầu tư trung dung: Chính sách này xem như là sự kết hợp giữa hai chính sách trên. Khi đó khả năng sinh lợi ở mức trung bình và rủi ro ở mức trung bình Chúng ta có thể dụng các chỉ số như tài sản ngắn hạn chia tài sản dài hạn, tỷ số tài sản ngắn chia tổng tài sản hoặc tài sản dài hạn chia tổng tài sản. 3. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Bất kỳ một chủ thể kinh tế nào muốn tiến hành hoạt động đều phải có một lượng vốn nhất định. Một mặt, lượng vốn đó được thể hiện dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, được đo lường bằng thước đo tiền tệ gọi là tài sản. Mặt khác lượng vốn đó lại dược hình thành từ 1 hoặc nhiều nguồn khác nhau gọi là nguồn vốn. Một tài sản có thể do một hay nhiều nguồn vốn hình thành ngược lại một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều loại tài sản khác nhau. Do đó, về mặt lượng, tại bất kể thời điểm nào, tổng giá trị tài sản và
  6. tổng giá trị nguồn vốn của một đơn vị kế toán cũng luôn bằng nhau. Sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn được thể hiện qua các phương trình kế toán sau Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn Tổng nguốn vốn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu = tổng tài sản – Nợ phải trả III. Doanh thu – Chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp Chi phí là kết quả của quá trình vận hành nguồn vốn và tài sản trong doanh nghiệp. Ở khía cạnh ngược lại sự vận hành này lại tác động tới sự thay đổi cả nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp. Trong khi đó giá bán và thu nhập ngoài việc chịu sự tác động của quá trình vận hành nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp nó còn chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng quản trị của doanh nghiệp đó. Trước khi đi vào các phân tích tiếp theo, chúng ta quan sát các thành phần doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Vinamilk qua thời kỳ như sau: Bảng 3. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Vinamilk
  7. Khoản mục 2010 2011 2012 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16,081,466 22,070,557 27,101,684 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 328,600 443,129 540,110 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 15,752,866 21,627,429 26,561,574 4. Giá vốn hàng bán 10,579,208 15,039,305 17,484,830 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5,173,658 6,588,124 9,076,744 6. Doanh thu hoạt động tài chính 448,530 680,232 475,239 7. Chi phí tài chính 153,199 246,430 51,171 - Trong đó: Chi phí lãi vay 0 0 3,115 8. Chi phí bán hàng 1,438,186 1,811,914 2,345,789 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 388,147 459,432 525,197 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3,642,656 4,750,580 6,629,825 11. Thu nhập khác 982,987 237,226 350,323 12. Chi phí khác 374,202 0 63,006 13. Lợi nhuận khác 608,786 237,226 287,317 14. Phần lãi (lỗ thuần) trong công ty liên doanh/liên kết -235 -8,814 12,526 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4,251,207 4,978,992 6,929,668 16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 645,059 778,589 1,137,572 17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại -9,344 -17,778 -27,359 18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3,615,493 4,218,182 5,819,455 18.1 Lợi ích của cổ đông thiểu số -693.010 0.000 0.000 18.2 Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 3,616,186 4,218,182 5,819,455 19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0.01025 0.00772 0.00698 Đơn vị tính: Triệu đồng 1. Doanh thu Doanh thu của doanh nghiệp được hình thành từ giá bán và sản lượng bán. Doanh thu của doanh nghiệp đến từ ba nguồn: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính (thu nhập từ bán hàng và cung cấp dịch vụ), từ hoạt động đầu tư tài chính hoặc từ thu nhập khác. Cấu trúc của thu nhập nói lên mức độ tập trung kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính thấp trong khi thu nhập từ các hoạt động khác cao chứng tỏ doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh không bền vững và hàm chứa nhiều rủi ro. Nếu như thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính biến động liên tục qua các thời kỳ chứng tỏ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ hoặc là kinh doanh không ổn định. Thu nhập và chi phí hình thành nên lợi nhuận của doanh nghiệp.
  8. 2. Chi phí Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ môn kế toán, của việc kinh doanh và trong kinh tế học, là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Như vậy, có nhiều loại chi phí khác nhau Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, muốn đạt được doanh thu và lợi nhuận thì phải kích hoạt sự hoạt động của các nhân tố chi phí. Vấn đề là kích hoạt ở một liều lượng thế nào cho hợp lý để chi phí trở nên là hữu ích và góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau. Căn cứ vào nội dung kinh tế ban đầu (chi phí đầu vào), cấu trúc chi phí trong doanh nghiệp có thể được phân chia thành 6 nhân tố chính như sau: (1). Chi phí nhân công; (2). Chi phí nguyên vật liệu; (3). Chi phí công cụ dụng cụ; (4). Chi phí khấu hao; (5). Chi phí dịch vụ thuê ngoài; (6). Chi phí khác bằng tiền. Căn cứ theo công dụng kinh tế, chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp gồm có các yếu tố sau: (1). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; (2). Chi phí nhân công trực tiếp; (3). Chi phí sản xuất chung;
  9. (4). Chi phí bán hàng; (5). Chi phí quản lý doanh nghiệp; (6). Chi phí tài chính; (7). Thuế thu nhập doanh nghiệp (8). Chi phí khác. Tám khoản mục chi phí trên đều xuất hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong đó (1), (2), và (3) hợp thành giá vốn hàng bán. Căn cứ theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc hoặc sản phẩm hoàn thành, chi phí có thể chia thành 2 loại: (1). Biến phí; (2). Định phí. Chúng ta sẽ khảo sát sơ lược về kết cấu chi phí theo cách phân loại chi phí theo công dụng kinh tế vì đây là cách phân loại quan trọng nhất và được thể hiện trên báo cáo tài chính đồng thời cũng xem xét kết cấu chi phí phân loại theo định phí và biến phí vì nó cũng thường được sử dụng phổ biến trong nhiều quyết định quản trị tài chính quan trọng của doanh nghiệp. 2.1. Kết cấu chi phí theo công dụng kinh tế Về cơ bản doanh nghiệp không làm xuất hiện chi phí thì không thể có thu nhập. Tuy nhiên việc đầu tư vào loại chi phí nào để hiệu quả của nó đem lại là cao nhất thì không đơn giản và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Khi chi phí đem lại hiệu quả ta gọi đó là chi phí có ích hay chi phí hiệu quả. Ngược lại ta gọi đó là chi phí lãng phí. Khi phân tích kết cấu chi phí chúng ta thường so sánh với doanh thu trong nội bộ công ty và so với ngành để biết được tỷ trọng của nó trong doanh thu hoặc xem xét sự tăng trưởng của tỷ trọng này theo thời gian để từ đó có những biện pháp cải tiến thích hợp. Một cách làm tương tự là so sánh từng khoản chi phí này với tổng chi phí.
  10. . Giá vốn hàng bán (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Giá vốn hàng bán thường là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá vốn hàng bán thường là nhân tố quan trọng nhất cấu thành nên giá thành sản phẩm. Giá vốn hàng bán thể hiện chi phí bản chất cấu thành nên sản phẩm. . Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hang hoá dịch vụ. Chi phí này được thực hiện nhằm kích hoạt nhu cầu, duy trì thị phần hoặc phát triển thị phần và từ đó góp phần làm tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. . Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí biểu hiện bằng tiền của các hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện công tác quản lý bao gồm: quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý khác. Xét về mặt bản chất, đó là những chi phí phục vụ gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách bình thường. Đây là những chi phí tương đối ổn định. . Chi phí tài chính: Chi phí tài chính là những khoản phí mà người đi vay phải trả khi họ vay tiền từ ngân hàng hay một tổ chức tín dụng. Chi phí tài chính không chỉ bao gồm lãi suất khoản vay, mà còn bao gồm các khoản phí khác như phí giao dịch, phí hoa hồng, phí thanh toán chậm, phí hàng năm như phí thẻ tín dụng hàng năm, và phí tín dụng bảo hiểm hàng năm trong trường hợp người cho vay yêu cầu có bảo hiểm trước khi quyết định cho vay. Chi phí tài chính được kê khai trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là tổng chi phí tài chính, trong đó chi phí lãi vay là khoản chi phí tài chính quan trọng nhất. . Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho nhà nước từ lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được. Thông thường số thuế được tính trên tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với lợi nhuận thuần (doanh thu trừ chi phí)
  11. 2.2. Kết cấu chi phí theo định phí và biến phí Định phí và biến phí thường được dùng trong tính giá thành sản phẩm và tính điểm hòa vốn của doanh nghiệp. . Định phí là những chi phí không thay đổi theo mức độ sản xuất hay doanh số. Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động kinh doanh thì hàng tháng họ phải trả tiền thuê mặt bằng, tiền khấu hao máy móc thiết bị và nhà xưởng, tiền lãi và tiền lương của các cán bộ quản lý, không phụ thuộc vào mức sản lượng của doanh nghiệp. Chi phí cố định là khoản chi phí không thay đổi cho dù ở mức độ sản xuất như thế nào trong ngắn hạn. . Biến phí là những chi phí có thể tăng hay giảm cùng với mức tăng giảm sản lượng sản xuất. Ví dụ như chi phí mua nguyên vật liệu, tiền lương cho công nhân. 2.3. Giá bán sản phẩm Giá bán sản phẩm cùng với số lượng bán là thành tố quyết định tới doanh thu. Giá bán sản phẩm được cấu thành bởi toàn bộ các chi phí và một phần lãi (hoặc lỗ). Trong khi các phần chi phí cấu thành nên nó có thể được doanh nghiệp kiểm soát ổn định thì phần lãi biên tăng thêm từ từng sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác mà doanh nghiệp rất khó kiểm soát hoặc không thể kiểm soát nổi: nhu cầu thị trường, biến động của kinh tế vĩ mô, cạnh tranh trên thị trường Việc quyết định một mức giá bán hiệu quả là đóng vai trò mấu chốt trong sự thành bại của doanh nghiệp. Định giá quá thấp doanh nghiệp có thể thua lỗ hoặc làm cho lợi nhuận giảm sút hoặc tự đưa mình vào cuộc chiến giảm giá. Định giá quá cao có thể khiến cho doanh nghiệp mất dần thị phần. Thông thường giá bán sẽ xoay quanh giá thành trong đó giá vốn hàng bán đóng một vai trò quan trọng. 3. Lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.
  12. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Đây chính là động lực thôi thúc doanh nghiệp năng động hơn nữa để khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp phải đảm bảo được các nguyên tắc sau: - Đảm bảo cho quá trình tích lũy đầu tư mở rộng các hoạt động kinh doanh trong tương lai, - Dự phòng để hạn chế những rủi ro gây tổn thất làmthiệt hại về mặt tài chính của doanh nghiệp, tạo ra sự an toàn trong kinh doanh, - Tạo ra động lực kích thích nguồn lao động gắn bó với doanh nghiệp lâu dài. Tạo ra sự thống nhất mục tiêu kinh tế giữa người đầu tư và người lao động. Lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối như sau: . Bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. . Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có); . Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế; . Trích quỹ dự phòng tài chính; . Trích quỹ đầu tư phát triển . Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi IV. Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp là việc thiết kế các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp (tài sản – nguồn vốn) cho các hoạt động chi hiệu quả nhằm đạt được các mục đích