Giáo trình Kinh tế học vi mô - Trường Đại học An Giang

Kinh tế là một lĩnh vực vô cùng phong phú, tuy nhiên để giúp các sinh viên kinh
tế dể dàng tìm hiểu trong từng lĩnh vực chuyên môn thì sinh viên phải được học
kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô trước khi nghiên cứu các môn chuyên nghành tiếp
theo. Hai môn học này sẽ làm nền tảng cho các môn kinh tế ứng dụng và kinh
tế kinh doanh sau này.
Kinh tế học vi mô là một trong những môn quan trọng của nghành kinh tế và
cũng là môn học lý thú đối với những ai quan tâm đến các hoạt động kinh tế. Sự
hiểu biết đầy đủ về kinh tế học vi mô có tầm quan trọng đối với việc ra quyết
định quản lý, và thấu hiểu các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ.
Môn học kinh tế vi mô chỉ đề cập đến các đơn vị kinh tế riêng lẻ. Nó là một môn
kinh tế học cơ bản cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về lý luận
và phương pháp kinh tế cho các môn về quản trị doanh nghiệp, là khoa học về
sự lựa chọn để giải quyết ba vấn đề cơ bản của một doanh nghiệp: sản xuất cái
gì? sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?
Môn học khởi đầu sự nghiên cứu những cơ sở của cung cầu, vấn đề tiêu dùng
cá nhân, đặc tính cầu cá nhân từ đó suy ra cầu thị trường. Nội dung tiếp theo là
nghiên cứu về đặc điểm của sản xuất, chi phí và lợi nhuận.Các chọn lựa tối ưu
hoá của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh, thị trường cạnh tranh không
hoàn hảo và thị trường độc quyền.
Phần cuối sẽ giới thiệu những vấn đề thất bại của thị trường, thông tin và vai trò
của chính phủ.
Đây là tài liệu giảng dạy tương đối đầy đủ nhằm giúp sinh viên kinh tế tham
khảo trong khi hoc kinh tế vi mô, riêng đối với những sinh viên nghành nông
nghiệp có thế chỉ chú trọng 6 chương đầu của giáo trình, những chương sau có
thể tham khảo để hiểu khái quát về kinh tế vi mô. 
pdf 196 trang hoanghoa 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế học vi mô - Trường Đại học An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_truong_dai_hoc_an_giang.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế học vi mô - Trường Đại học An Giang

  1. • Trước hết phải có nhiều người mua và nhiều người bán, tất cả đều tìm kiếm lợi ích cho mình. Những lượng bán và lượng mua của mỗi người chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong lượng cung và lượng cầu thị trường, do đó họ không thể ảnh hưởng lên giá cả thị trường bằng cách mua nhiều hay ít hoặc cung nhiều hay ít. Bất một người mua và người bán nào cũng đều là “người nhận giá” (price taker). • Phải có thông tin hoàn hảo đối với các điều kiện mua bán trên toàn thị trường, không một người mua nào phải trả giá cao hơn do không am hiểu hay một người bán nào cung cấp với mức giá thấp hơn giá đã hình thành trên thị trường. • Phải có sự đồng nhất về sản phẩm, nghĩa là sản phẩm của người cung cấp này hoàn toàn có thể được thay thế bằng sản phẩm của những người khác.- Cuối cùng, phải dễ dàng thay đổi đến một thị trường thuận lợi cho việc mua bán. Người mua phải tìm được mức giá thấp nhất và người bán tìm thấy những mức giá cao nhất cho hàng hóa của mình. Cầu thị trường 2.1. Khái niệm : Lượng tiêu thụ một sản phẩm (QD) thường phụ thuộc vào các yếu tố như mức giá của chính nó (P), thu nhập (I). Ngoài ra các yếu tố khác như sở thích hay thị hiếu của người tiêu dùng (Tas) giá các hàng có liên quan (PR), qui mô tiêu thụ của thị trường (N), giá dự kiến trong tương lai của sản phẩm (PF) cũng có ảnh hưởng đến lượng cầu. Có thể thể hiện mối quan hệ trên dưới dạng hàm số : QD = f ( P, I, Tas, N, PF, ) Trước hết chúng ta giả định rằng tất cả các yếu tố I, Tas, N, PF, không đổi và xét khái niệm về cầu của sản phẩm qua mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu sản phẩm. Cầu thị trường mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Quan hệ giữa lượng cầu ở các mức giá khác nhau có thể được trình bày dưới dạng biểu cầu và hoặc đường cầu. Biểu cầu trong Bảng 2.1 là một ví dụ về cầu thị trường của đĩa compact mỗi năm tại thành phố X. Bảng 2.1. Biểu cầu thị trường đĩa compact (mỗi năm). Lượng cầu của Lượng cầu của Lượng cầu thị Giá (P) (ngàn người tiêu người tiêu dùng trường = QA + QB + đồng/đĩa) dùng A (QA) B (QB) 50 0 2 7.000
  2. 40 3 6 14.000 30 5 8 21.000 20 7 10 28.000 10 9 14 35.000 Số lượng cầu của một sản phẩm phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong ví dụ trên chúng ta giả định các yếu tố khác không đổi, và chỉ nghiên cứu số lượng cầu của mặt hàng đĩa compact và giá cả của chính nó. Đưa các số liệu trong bảng 2.1 lên đồ thị, với giá cả được biểu thị lên trục đứng và các lượng cầu thị trường được biểu thị lên trục ngang ta có đường cầu thị trường của đĩa compact tại thành phố X trong một năm (hình 2.1). Đường cầu thường có dạng dốc xuống vì giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch chiều. Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên người tiêu dùng sẽ muốn mua số lượng ít đi và ngược lại khi giá giảm họ sẽ mua số lượng lớn hơn. Mặt khác mối quan hệ giữa giá và lượng cầu trong bảng 2.1 cũng có thể thể hiện dưới dạng hàm số : Q = - 7/10.P + 42 hay P = - 10/7.Q + 60. Hàm cầu là hàm nghịch biến, trong trường hợp hàm cầu tuyến tính, nó có dạng : Q = a.P + b (với a<0). Hàm cầu thường có dạng dốc xuống từ trái sang phải, đặc tính này gọi là qui luật cầu. 2.2. Qui luật cầu : Với giả định các yếu tố khác không đổi, người tiêu thụ thông thường sẽ mua số lượng hàng hóa nhiều hơn khi mức giá giảm xuống và họ chỉ mua ít đơn vị hoặc không mua mua nếu mức giá tăng lên. Lượng cầu của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ có mối liên hệ ngược chiều với giá cả, mối liên hệ này là qui luật cầu. Qui luật cầu có thể tóm tắt như sau : • Tăng giá làm người tiêu dùng thay thế mặc hàng khác hoặc cắt giảm tiêu dùng. • Giảm giá đưa làm người tiêu dùng mua thêm hoặc có thêm người mua.
  3. * Phân biệt lượng cầu và cầu : Cầu biểu thị các số lượng mà người tiêu dùng muốn mua và có thể mua ở các mức giá khác nhau, nghĩa là di chuyển trên đường cầu của một hàng hóa. Trong hình 2.1. khi giá giảm từ 40 ngàn đồng xuống 30 ngàn đồng tạo ra một sự di chuyển dọc theo đường cầu từ điểm B đến điểm C, làm tăng lượng cầu từ 14.000 lên 21.000 đơn vị. Lượng cầu là một con số cụ thể và chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ với một mức giá cụ thể. Trái lại, cầu không phải là một con số cụ thể, nó chỉ là một khái niệm dùng để mô tả hành vi của người tiêu dùng. Ngoài giá cả, có nhiều yếu tố tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng, các yếu này được giữ không đổi của các yếu tố khác với giá sẽ làm thay đổi trong cầu, làm đường cầu dịch chuyển. 2.3. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu : Một số yếu tố có thể tạo nên sự thay đổi cầu hay sự dịch chuyển đường cầu: • Thu nhập của người tiêu dùng. • Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. • Giá cả của các hàng hóa liên quan. • Qui mô tiêu thụ của thị trường. • Dự đoán của người tiêu dùng về giá cả thu nhập và chính sách của chính phủ trong tương lai. - Một cách tổng quát đối với các loại hàng hoá thông thường, khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn so với trước ở tất cả các mức giá. Tuy nhiên có một số loại hàng hoá, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì lượng cầu của hàng hoá đó lại giảm đi ở tất cả các mức giá so với trước. Hàng hoá này được gọi là hàng hoá thứ cấp (inferior goods). Giả sử thu nhập của A tăng gấp đôi và có thể mua số lượng đĩa compact tăng thêm 2 đĩa ở tất cả các mức giá so với trước (Bảng 2.2). Đường cầu mới của A
  4. nằm bên phải đường cầu cũ như hình 2.2a, nói cách khác đường cầu của anh ta tăng. Bảng 2.2 Dịch chuyển của đường cầu do thay đổi thu nhập hay thị hiếu tiêu dùng. Giá (P) (ngàn Lượng cầu của A khi thu Lượng cầu mới của A khi đồng/đĩa) nhập là I1 (QA) thu nhập là I2 > I1 (QA) 50 1 3 40 3 5 30 5 7 20 7 9 10 9 11 • Sự thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng cũng có tác động lên cầu. Giả sử người tiêu dùng bây giờ thích đọc sách hay đi xem phim và ít thích nghe đĩa compact hơn trước. Đường cầu CD sẽ dịch chuyển sang trái (trường hợp hình 2.2(b)). • Giá cả hàng hóa liên quan cũng có tác động lên cầu của một hàng hoá. Hàng hóa liên quan là hàng thay thế hoặc hàng bổ sung. Hàng thay thế là các hàng tương tự và có thể thay thế cho hàng hóa khác - như phở và cơm, hòa nhạc và thể thao hàng bổ sung là các hàng hóa được sử dụng đồng thời - như đầu máy và băng video, xe và xăng thông thường sự tăng giá của một mặt hàng làm tăng cầu đối với mặt hàng thay thế nó. • Qui mô tiêu thụ của thị trường, nếu có số lượng người mua trên thị trường tăng, cầu đối với các mặt hàng sẽ tăng. Các nhà buôn sẽ hài lòng khi nhiều chung cư được xây dựng, mang đến cho họ nhiều khách hàng, dịch chyển các đường cầu sang phải. Ngược lại một nhà máy lớn ở địa phương đóng cửa, ít công nhân và gia đình họ còn ở lại trong vùng sẽ gây phiền muộn cho các nhà buôn vì cầu các hàng hóa giảm, các đường cầu dịch chuyển sang trái.
  5. • Dự đoán của người tiêu dùng về các sự kiện tương lai sẽ tác động đến cầu ví dụ dự đoán giá tăng khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều hơn trong hiện tại. Dự đoán có sự thay đổi thu nhập hay chính sách nào đó của chính phủ có thể gây ra những thay đổi trong đối với một số mặt hàng cụ thể. 2.4. Sự co giãn của cầu : Nghiên cứu về sự co giãn của cầu rất quan trọng vì nó thường được áp dụng ở thực tiễn. Các phân tích ở phần trên cho thấy, người tiêu dùng quyết định mua số lượng hàng hóa và dịch vụ với số lượng bao nhiêu là phụ thuộc vào giá của chính nó, thu nhập của họ, giá cả của các hàng hóa liên quan. Tuy nhiên, chúng ta không rõ tại sao một quyển sách giáo khoa đắt hơn một quyển tiểu thuyết nổi tiếng, tại sao giá gạo trên thị trường thế giới giảm tương đối so với các mặt hàng công nghiệp khác. Đo lường độ giãn của cầu sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi này. Độ co giãn của cầu đo lường sự phản ứng (hay sự nhạy cảm) của người tiêu dùng biểu hiện qua sự thay đổi lượng hàng được mua khi các yếu tố như giá cả hàng hóa, thu nhập, giá hàng liên quan thay đổi ở đây chúng ta xem xét 3 loại độ co giãn : • Độ co giãn của cầu theo giá : • Độ co giãn của cầu theo thu nhập. • Độ co giãn chéo của cầu theo giá Độ co giãn của cầu theo giá (ED): đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi giá cả hàng hóa thay đổi. Nó là tỉ lệ phần trăm thay đổi trong lượng cầu khi giá sản phẩm thay đổi một phần trăm (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). Công thức : Trong đó, rQD là sự thay đổi trong lượng cầu từ Q1 đến Q2, rP là sự thay đổi của giá từ P1 đến P2 như trong hình 2.3a. khi độ co giãn được tính giữa hai điểm khác nhau trên đường nó được gọi là độ co giãn trên vòng cung trong trường hợp này QD = (Q1+ Q2)/2 và P = (P1+P2)/2.
  6. Độ giãn tính tại một điểm trên đường cầu đối với các thay đổi nhỏ của giá cả là độ co giãn điểm, QD trong công thức là Q1 và P là P1. Độ co giãn điểm, trong trường hợp của đường cầu tuyến tính có thể được tính toán đơn giản như sau. Công thức cơ bản có thể viết lại : Tỷ số rQD/rP là hệ số góc (a) trong hàm cầu : QD= a.P + b. Kỹ thuật tính toán này cũng thể áp dụng để đo lường độ co giãn điểm trên một đường cầu cong. Giả sử độ co giãn được đo tại A (P1,Q1) trong hình 2.3b. Đầu tiên kẻ tiếp tuyến với đường cầu tại A để xác định độ dốc (a) của đường cầu tại A, sau đó áp dụng công thức (3). Đặc tính của ED: + ED luôn luôn có giá trị âm, vì giá và lượng cầu thay đổi ngược chiều nhau. Nói chung, dấu của độ co giãn ít quan trọng đối với các nhà kinh tế hơn là độ lớn của nó, do đó trong tính toán chúng ta thường sử dụng trị số tuyệt đối. + Kết quả tính toán có thể xảy ra các trường hợp : • Nếu % ∆QD lớn hơn % ∆P người tiêu dùng phản ứng đáng kể đối với sự thay đổi của giá cả. Giá trị của ED lớn hơn I, ta nói cầu có co giãn nhiều. • Nếu % ∆QD nhỏ hơn %∆P người tiêu dùng phản ứng nhẹ đối với sự thay đổi của giá cả, giá trị của ED nhỏ hơn 1, cầu ít co giãn.
  7. • Nếu % ∆QD bằng % ∆P, giá trị của ED bằng 1, cầu co giãn đơn vị. • Nếu % ∆QD rất nhỏ hay không đổi so với % ∆P, giá trị của ED bằng 0, cầu hoàn toàn không co giãn. Trong trường hợp này đường cầu thẳng đứng, song song với trục giá cả (hình 2.4a). Muối ăn có thể là một ví dụ, nó là một loại hàng hóa mà những đơn vị đầu tiên rất cần thiết. Tuy nhiên, người tiêu dùng hiếm khi mua nhiều hơn số lượng cần thiết. Do đó cho dù giá muối giảm cực thấp người tiêu dùng sẽ không mua nhiều hơn và họ sẽ cũng không mua ít hơn nếu giá tăng mạnh. Hình 2.4 : Các dạng đặc biệt của đường cầu • Nếu % ∆QD vô hạn khi giá cả không thay đổi hay thay đổi rất ít, giá trị của ED bằng ∞, cầu hoàn toàn co giãn. Trong trường hợp này đường cầu nằm ngang, song song với trục số lượng (hình 2.4b). Đó là trường hợp đường cầu của các xí nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn. • Độ co giãn của cầu theo giá tác động đến tổng chỉ tiêu của người tiêu dùng và tổng doanh thu của các nhà kinh doanh. Tổng chi tiêu của người tiêu dùng hay tổng doanh thu của nhà kinh doanh là tích số của giá bán và sản lượng : TR = P.Q. • . Khi cầu co giãn nhiều ( |ED| > 1), % rQD lớn hơn % rP, P và TR nghịch biến, do đó TR sẽ tăng khi giá giảm và TR sẽ giảm khi giá tăng. • . Khi cầu co giãn ít ( |ED| < 1), % rQD nhỏ hơn % rP, P và TR đồng biến, do đó TR sẽ tăng khi giá tăng và TR sẽ giảm khi giá giảm. • . Khi cầu co giãn đơn vị ( |ED| = 1), % rQD và % rP như nhau, P và TR độc lập, do đó TR sẽ không đổi khi giá thay đổi.
  8. Hình 2.5 Giá cả hai doanh nghiệp A và B tăng một mức như nhau, nhưng tổng doanh thu của A tăng trong khi TR của B giảm vì cầu sản phẩm của A ít co giãn hơn cầu sản phẩm của B - Các nhân tố tác động đến độ co giãn của cầu theo giá : (1) Tính thay thế của sản phẩm: Một sản phẩm càng có nhiều sản phẩm thay thế có độ co giãn của cầu theo giá càng lớn. Thuốc lá hiệu 555 có độ co giãn của cầu theo giá lớn vì có nhiều thuốc lá nhãn hiệu khác thay thế nó, thuốc lá nói chung có độ co giãn của cầu theo giá nhỏ vì hầu như không có sản phẩm thay thế cho nó. (2) Thời gian : Đối với một số mặt hàng lâu bền, thông thường độ co giãn của cầu trong ngắn hạn thường ngắn hơn độ co giãn của cầu trong dài hạn. Nếu giá truyền hình tăng, nhiều người sẽ hoãn việc mua sắm lại, và do đó lượng cầu giảm nhiều. Nhưng cuối cùng, khi truyền hình cũ không sử dụng được nữa và cần phải được thay thế thì lượng cầu dài hạn sẽ không giảm nhiều như trong ngắn hạn. Đối với các mặt hàng khác, thông thường độ co giãn của cầu trong ngắn hạn thường nhỏ hơn độ co giãn của cầu trong dài hạn. Một nguyên nhân là phải có thời gian người tiêu dùng mới có thể thay đổi thói quen tiêu dùng. Nếu giá cà phê tăng mạnh, lượng cầu cà phê sẽ giảm xuống dần dần cho người tiêu dùng bắt đầu bớt uống cà phê. Nguyên nhân khác là sự liên quan giữa các mặt hàng ví dụ giá xăng tăng người tiêu dùng cũng không thể giảm lượng cầu nhiều ngay được, bởi vì phải có thời gian mới thay đổi xe ít tiêu hao nhiên liệu hơn (3) Tỷ phần chi tiêu của sản phẩm trong thu nhập: Phần chi tiêu của sản phẩm chiếm tỷ trọng càng cao trong thu nhập của người tiêu thụ thì cầu của nó sẽ co giãn càng nhiều. Lượng cầu về khăn giấy giảm không bao nhiêu khi giá của nó tăng mạnh. Trong khi đó, nếu giá vé máy bay tăng mạnh thì lượng cầu về vé sẽ thay đổi đáng kể. (4) Vị trí của mức giá trên đường cầu : Độ co giãn của cầu theo giá thay đổi dọc theo đường cầu, mức giá càng cao thì cầu co giãn. Điều nầy có thể được giải thích đơn giản đối với đường cầu tuyến tính qua công thức (3) của độ co giãn.
  9. Giá trị a là một hằng số và theo qui luật cầu P càng lớn thì QD sẽ càng nhỏ, do đó: + P = Po thì Q = 0, do đó |ED| = ∞ + P = 0 thì Q = Q0, do đó |ED| = 0 + P = P1 thì Q = Q1, do đó |ED| = 1 : Cầu co giãn đơn vị theo giá + P1 1 : Cầu co giãn nhiều + 0 < P < P1 thì |ED| < 1 : Cầu co giãn ít Hình 2.6 : Vị trí mức giá trên đường cầu (5) Tính chất của sản phẩm : Các mặt hàng thiết yếu có cầu ít co giãn hơn các mặt hàng xa xỉ. Người tiêu dùng sẽ không thể giảm lượng cầu về gạo nhiều, nhưng nếu giá mỹ phẩm hay nước hoa cao cấp tăng giá phản ứng của họ sẽ thực sự đáng kể. Độ co giãn của cầu theo thu nhập (EI): đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi thu nhập thay đổi, là % thay đổi của lượng cầu khi thu nhập thay đổi 1% (các điều kiện khác không đổi). Tính chất của EI: • EI thường có giá trị dương. Vì thu nhập và lượng cầu thay đổi cùng chiều. Theo qui luật Engel, đối cới các mặt hàng thiết yếu % rQD nhỏ hơn % rI, giá trị của EI nhỏ hơn 1. Đối với các mặt hàng cao cấp, % rQD lớn hơn % rI, giá trị của EI lớn hơn 1. • Đặc biệt đối với sản phẩm thứ cấp, EI có giá trị âm vì thu nhập và lượng cầu thay đổi ngược chiều nhau. Ví dụ: Khi thu nhập tăng mức tiêu thụ vải nội và xe đạp giảm xuống. Độ co giãn của cầu theo giá (EXY)
  10. Vì giá cả các mặt hàng có liên quan (thay thế hoặc bổ sung) có tác động đến giá cả và sản lượng của một doanh nghiệp, nên cần phải xác định mức độ của sự tác động này. Đô co giãn của cầu theo giá chéo đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi khi giá cả của mặt hàng liên quan thay đổi. Công thức tính : Tính chất của EXY: • Khi hai mặt hàng X và Y thay thế cho nhau được, EXY có giá trị dương. Xăng A92 và A83 có thể là ví dụ. Giá xăng A83 tăng có thể làm gia tăng sự tiêu thụ A92. • Khi X và Y là mặt bổ sung lẫn nhau EXY có giá trị âm. Xăng và xe thường điển hình cho trường hợp này. Giá xăng tăng có thể làm giảm sự tiêu thụ xe. Cung thị trường 3.1. Khái niệm: Lượng sản phẩm thị trường cung ứng phụ thuộc nhiều nhân tố như giá của chính sản phẩm đó (P), chi phí sản xuất (C) trình độ khoa học kỹ thuật (Tec), số xí nghiệp trong ngành, giá dự kiến trong tương lai của sản phẩm. Có thể hiện mối quan hệ trên dưới dạng hàm số: Qs = F (P, C, Tec ) Khi đưa ra khái niệm về cung của sản phẩm người ta xét mối quan hệ giữa giá cả và lượng sản phẩm được cung ứng trong điều kiện các nhân tố khác được giả định là không thay đổi: cung thị trường mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ người sản xuất sẽ cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nếu ta xem xét sản lượng của một mặt hàng được các doanh nghiệp cung ứng trên thị trường trong mối quan hệ với giá cả của chính hàng hoá đó (giả định cá yếu tố khác không thay đối) chúng ta thấy giữa chúng luôn có mối quan hệ đồng biến. Việc biểu thị quan hệ này dưới hình thức biểu bảng gọi là biểu cung. Cung có thể được biểu thị bằng đường cung hay hàm số cung. Ví dụ biểu cung thị trường về đĩa compact mỗi năm được mô tả trong bảng 2.3 Bảng 2.3: Biểu cung thị trường về đĩa compact (mỗi năm)
  11. Giá (P) (ngàn Lượng cung của Lượng Công Lượng cung thị đồng/đĩa) Công Ty I (QI) ty II (QII) trường = QI + QII + 50 9 14 39.000 40 7 10 30.000 30 5 8 21.000 20 3 6 12.000 10 0 2 3.000 Đưa các số liệu trong bảng 2.3 lên đồ thị, với giá cả được biểu thị lên trục đứng và các lượng cung thị trường được biểu thị lên trục ngang ta có đường cung thị trường của đĩa compact trong một năm (hình 2.7). Đường cung có thể là đường thẳng hoặc đường cong nhưng thường có dạng dốc lên vì giữa giá và lượng cung có mối quan hệ cùng chiều, khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên người sản xuất sẽ muốn cung ứng số lượng nhiều hơn và ngược lại khi giá giảm họ sẽ giảm số lượng hàng được cung ứng. Hình 2.7 Mặt khác mối quan hệ giữa giá và lượng cung trong bảng 2.3 cũng có thể thể hiện dưới dạng hàm số: Q = 9/10. P – 6 hay P = 10/9.Q + 20/3. Hàm cung là hàm đồng biến, hàm cung tuyến tính có dạng: Q = c.P + d (với c > 0) 3.2. Qui luật cung:
  12. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, thông thường người sản xuất sẽ cung ứng số lượng hàng hóa nhiều hơn ở các mức giá cao và họ chỉ cung ứng ít đơn vị hoặc không thể cung ứng nếu mức giá thấp. Cung của các hàng hóa và dịch vụ có mối liên hệ cùng chiều với giá cả, mối liên hệ này hình thành nên qui luật cung. Qui luật cung được tóm tắt như sau : Phân biệt lượng cung và cung: Tương tự như với cầu, cần phân biệt lượng cung và cung. Cung biểu thị các số lượng mà người sản xuất muốn cung ứng và có thể cung ứng ở các mức giá khác nhau. Do đó một sự thay đổi trong giá sẽ gây nên sự thay đổi trong lượng cung, nghĩa là chỉ có sự di chuyển dọc đường cung đối với một hàng hóa. Trong hình 3.1, khi giá giảm từ 40 ngàn đồng xuống 30 ngàn đồng tạo ra một sự di chuyển dọc từ điểm B đến điểm C, làm giảm lượng cung từ 30.000 xuống 21.000 đơn vị. Lượng cung là một con số cụ thể và chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ với một mức giá cụ thể. Trái lại, cung không phải là một con số cụ thể, nó chỉ là một khái niệm dùng để mô tả hành vi của người bán hay người sản xuất. Ngoài giá cả, có nhiều yếu tố tác động đến quyết định cung ứng của người sản xuất, các yếu tố này được giữ không đổi trong khi vẽ đường cung cụ thể. Do đó, khi các yếu tố này thay đổi sẽ làm thay đổi trong cung, hay đường cung dịch chuyển. 3.3. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung: Một số yếu tố có thể tạo nên sự thay đổi cung hay sự dịch chuyển đường cung là các thay đổi trong (1) Chi phí các yếu tố sản xuất được sử dụng (2) Tình trạng kỹ thuật được các hãng áp dụng trong ngành (3) Các chính sách, qui định của chính phủ (4) Số hãng trong ngành. • Chi phí sản xuất giảm, khuyến khích các doanh nghiệp hiện hành mở rộng sản xuất và các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Do đó, lượng cung ở tất cả các mức giá đều tăng lên. Nói cách khác đường cung sản phẩm dịch chuyển sang phải. Giả sử chi phí sản xuất đĩa compact giảm, ở mọi mức giá thị trường sẽ cung ứng một lượng đĩa lớn hơn. Đường cung mới của thị trường nằm bên phải đường cung cũ. Nói cách khác đường cung của thị trường dịch chuyển sang phải. Ngược lại, nếu chi phí sản xuất tăng, cung của thị trường sẽ giảm, đường cung dịch chuyển sang trái (hình 2.8 b). • Sự thay đổi kỹ thuật sản xuất tác động lên cung, tiến bộ trong ngành sản xuất CD đã làm tăng cung các sản phẩm (bảng 2.4), đường cung CD dịch chuyển sang phải như hình 2.8 a. • Sự thay đổi trong chính sách thuế, chính sách trợ cấp, các chính sách về xử lý chất thải hay bảo vệ môi trường đều có thể tác động lên hành vi của