Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Nội dung
• Phân tích vai trò và chức năng của
tiền tệ
• Cách xác định cung tiền, cầu tiền, và
trạng thái cân bằng trên thị trường
tiền tệ
• Bản chất, nội dung, và cơ chế tác
động của chính sách tiền tệ
pdf 32 trang hoanghoa 07/11/2022 10480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_4_tien_te_va_chinh_sach_tie.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

  1. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 1000 100 900 90 810 81 729 =Σ =1000 =Σ =10000 Hình 4.4. Sơ đồ về quá trình tạo tiền của các ngân hàng thương mại Gọi UD1 là toàn bộ lượng tiền ngân hàng tăng thêm, ta có: UD1= 1000 + 900 + 810 + 729 + 2 3 4 = 1000 + (1 – 0,1)1000 + (1 – 0,1) 1000 + (1 – 0,1) 1000 + (1 – 0,1) 1000 + . 2 3 4 1 = [1 + 0,9 + (0,9) + (0,9) + (0,9) + ].1000 = ⋅=1000 10000 1(1r)−−b Ở đây, 10 chính là số lần tăng thêm (hay là số vòng quay của tiền trong lưu thông). 1/rb được gọi là số nhân tiền đơn giản (thừa số tiền). 4.2.3. Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền 4.2.3.1. Khái niệm cung tiền Cung tiền là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Khối lượng tiền này bao gồm tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền ngân hàng (tiền sử dụng séc), và được xác định bởi khối lượng tiền M1 hoặc M2 tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của một quốc gia, thường bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch trong nền kinh tế quốc dân. Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại. MS được xác định như sau: MS = U + D. Trong đó: MS là mức cung tiền thực tế M MS = P M là mức cung tiền danh nghĩa P là mức giá chung hay chỉ số giá U là lượng tiền mặt đang lưu hành, D là lượng tiền gửi Như vậy, mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở bởi hoạt động “tạo ra tiền” của các NHTM. Mức cung tiền trước hết được quyết định bởi quy mô của lượng tiền cơ sở và sau đó bởi khả năng tạo ra tiền của các NHTM nhờ số nhân tiền tệ. 109
  2. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 4.2.3.2. Sơ đồ về cung tiền Theo sơ đồ, tiền cơ sở (cơ số tiền) H là tiền do Ngân hàng Trung Ương (cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền mặt) phát hành biểu hiện dưới dạng tiền mặt lưu hành và tiền mặt dự trữ tại ngân hàng. Trong quá trình lưu thông một phần của lượng tiền này được các tác nhân kinh tế giữ lại để chi tiêu dần (thanh toán) và một phần nằm tại các ngân hàng dưới dạng tiền dự trữ. Khối lượng tiền cơ sở bằng khối lượng tiền mặt lưu hành và tiền dự trữ trong các ngân hàng. H = U + R Trong đó: H là lượng tiền cơ sở; U là lượng tiền mặt lưu hành, R là lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng. Khi các NHTM tham gia vào thị trường tiền tệ thì việc xác định tổng lượng tiền tệ trở nên phức tạp hơn bởi sự quay vòng bộ phận tiền cơ sở trong tay các ngân hàng. Sự quay vòng đã làm tăng tổng mức cung tiền nên tiền cơ sở còn được gọi là tiền mạnh. 4.2.3.3. Đồ thị đường cung tiền Với giả định mức cung tiền thực tế MS là do ngân hàng trung ương quyết định, không phụ thuộc vào lãi suất. Mức cung tiền sẽ không đổi khi lãi suất thay đổi, khi đó, đồ thị đường cung tiền sẽ là đường thẳng đứng, song song với trục tung. Mức lãi suất MS 0 M0 Lượng tiền Hình 4. 5. Đồ thị đường cung tiền Đường cung tiền thực tế MS là đường thẳng đứng song song với trục tung. 4.2.4. Số nhân tiền tệ và ý nghĩa của việc phân tích số nhân tiền Khái niệm: Đứng trên góc độ tổng thể của nền kinh tế quốc dân thì số nhân tiền chính là một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức cung tiền với lượng tiền cơ sở. Công thức tính: mM = MS/H → MS = mM.H H đưa vào quay vòng thì H sẽ tăng lên m lần, số nhân tiền sẽ là: UD+ m = M UR+ Chia cả tử và mẫu số cho D ta được: U +1 m = D M UR + DD 110
  3. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ • Nếu gọi s là tỷ lệ dự trữ tiền mặt của công chúng (tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi), thì: s = U/D. Tỷ lệ s phụ thuộc vào các yếu tố sau: o Thói quen thanh toán hay còn gọi là hành vi ưa tiền mặt của công chúng. Ví dụ: Có những nước người dân muốn giữ tiền mặt nhưng ở những nước có thị trường tiền tệ phát triển cao thì người dân thường thanh toán qua hệ thống ngân hàng và tỷ lệ s sẽ nhỏ. o Khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt và khả năng thanh toán của các NHTM. o Tốc độ tăng tiêu dùng (dân giữ nhiều tiền mặt hơn để thanh toán): Nếu dân chúng có xu hướng muốn dự trữ tiền Lượng tiền mặt nhiều hơn thì tỷ lệ s sẽ tăng lên. • Nếu gọi ra là tỷ lệ dự trữ thực tế tại các NHTM thì: ra = Ra/D (coi R = Ra ; Ra là mức dự trữ thực tế) Tỷ lệ dự trữ thực tế ra phụ thuộc vào các yếu tố sau: o Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. o Tính không ổn định của nguồn tiền mặt vào, ra của ngân hàng bắt buộc các Ngân hàng thương mại muốn dự trữ tiền mặt nhiều hơn. o Sự thiệt hại do trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ. Số nhân tiền bây giờ sẽ là: 1s+ mM = rsa + Lúc này mM được gọi là số nhân tiền đầy đủ hoặc số nhân tiền mở rộng. Tỷ lệ dự trữ thực tế ra càng nhỏ thì số nhân tiền sẽ càng lớn. Tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi (s) càng nhỏ, số nhân tiền sẽ càng lớn. Tỷ lệ này phụ thuộc vào thói quen thanh toán của xã hội, vào tốc độ tăng của tiêu dùng và còn phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt của các NHTM. Nếu giả thiết rằng không có sự rò rỉ tiền mặt trong lưu thông tức là tất cả quá trình thanh toán đều được diễn ra trong hệ thống NHTM, khi đó s = 0. Giả thiết các NHTM dự trữ đúng theo yêu cầu của NHTƯ thì ra = rb. Lúc này số nhân tiền được viết dưới dạng mM = 1/rb, đây được gọi là số nhân tiền đơn giản. Số nhân tiền đơn giản này chỉ rõ được vai trò của ngân hàng trung ương trong việc điều tiết mức cung tiền của nền kinh tế. Mỗi một sự thay đổi nhỏ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sẽ làm thay đổi lớn về số nhân tiền và làm thay đổi mức cung tiền của nền kinh tế. 111
  4. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 4.3. Cầu tiền tệ 4.3.1. Phân biệt các loại tài sản tài chính Toàn bộ tài sản tài chính trong nền kinh tế được chia thành hai loại sau: • Tài sản giao dịch (thanh khoản): Tài sản giao dịch tuy không tạo ra thu nhập nhưng được dùng để thanh toán khi mua hàng hoá và dịch vụ, bao gồm các loại tiền mặt (tiền giấy) và tiền xu. • Các loại tài sản tài chính khác có tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm, ) nhưng không thể dùng trực tiếp để mua hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các hộ gia đình và doanh nghiệp giữ của cải của họ dưới dạng kết hợp cả hai loại tài sản này. Để thuận lợi cho việc phân tích ta coi mọi tài sản giao dịch được gọi là tiền và mọi tài sản khác có thu nhập được gọi chung là trái phiếu. Khi phân tích cung tiền và cầu tiền trong nền kinh tế, chúng ta thường phân tích tài sản giao dịch (thanh kho ản) là chủ yếu. Giao dịch tài sản tài chính 4.3.2. Cầu tiền tệ và các yếu tố tác động đến cầu tiền tệ 4.3.2.1. Khái niệm Cầu tiền là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân, sản xuất – kinh doanh và các nhu cầu khác. Khi phân tích cầu tiền, chúng ta thường phân tích dưới hai khía cạnh: Cầu tiền danh nghĩa và cầu tiền thực tế. Nếu giá cả hàng hoá tăng, mức cầu tiền danh nghĩa cũng tăng, nếu không sẽ không đủ tiền để mua đủ khối lượng hàng hoá đã dự định. Qua đó ta thấy thực chất của cầu tiền là cầu về cán cân tiền tệ thực tế, đó là cầu tiền đã được loại trừ yếu tố lạm phát. Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/Chỉ số giá cả (P) Cầu tiền tệ 112
  5. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 4.3.2.2. Các yếu tố làm thay đổi mức cầu tiền • Yếu tố lãi suất: Chi phí giữ tài sản dưới dạng tiền là thu nhập từ lãi suất mà các tài sản có thể tạo ra nếu như để chúng dưới dạng trái phiếu. Lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Khi lãi suất thay đổi cầu tiền sẽ thay đổi. o Khi lãi suất tăng, lợi ích của việc gửi tiết kiệm đem lại lớn hơn lợi ích của việc bỏ tiền ra để mua sắm do đó cầu tiền giảm. Vì khi lãi suất tăng xu hướng tiết kiệm tăng, xu hướng tiêu dùng giảm, đồng thời đầu tư I giảm, Lãi suất xuất khẩu giảm, cầu tiền giảm. o Khi lãi suất giảm, dân cư muốn giữ nhiều tài sản dưới dạng tiền và ít tài sản dưới dạng trái phiếu hơn, cầu tiền sẽ tăng lên. • Các yếu tố ngoài lãi suất: o Thu nhập quốc dân: Thu nhập quốc dân tăng, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của hộ gia đình tăng, đầu tư tăng kéo cầu tiền tăng và ngược lại. Như vậy, khi các yếu tố làm thay đổi tổng cầu thì sẽ làm thay đổi sản lượng cân bằng của nền kinh tế và sẽ làm thay đổi cầu tiền. o Tính bất ổn định và mạo hiểm trong sản xuất – kinh doanh (ảnh hưởng đến khả năng đầu tư). o Nhu cầu về các tài sản khác (trái phiếu) → có thể làm cho nhu cầu về tiền thanh toán giao dịch giảm. 4.3.2.3. Hàm số và đồ thị cầu tiền Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và mức cầu về tiền được gọi là hàm cầu tiền (hàm ưa thích tiền thanh khoản). Hàm cầu tiền có dạng sau: MD = k.Y – h.r Trong đó: MD là mức cầu tiền thực tế. Y là thu nhập. r là lãi suất thực tế. k là hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền đối với thu nhập. Giả sử Y tăng hoặc giảm 1% thì sẽ làm cho cầu tiền MD tăng hoặc giảm bao nhiêu %. h là hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền đối với lãi suất r. Giảt sử r ăng hoặc giảm 1% thì sẽ làm cho cầu tiền MD giảm hoặc tăng bao nhiêu %. Đồ thị hàm cầu tiền: Hàm cầu tiền biến thiên theo lãi suất: Trên đường MD, khi lãi suất tăng từ r1 → r2 thì lượng cầu tiền giảm từ M1 → M2. Điểm B trượt dọc lên điểm A và ngược lại (hình 4.6). Mức lãi suất A r2 B r1 MD 0 M2 M1 Lượng tiền Hình 4.6. Đường cầu tiền 113
  6. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ Khi các nhân tố ngoài lãi suất thay đổi: Giả sử thu nhập quốc dân tăng lên (hình 4.7), đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang phải từ MD0 đến MD1. Mức lãi suất A C r2 B r1 MD1 MD0 M Lượng tiền 0 M1 2 Hình 4.7. Đường cầu tiền khi thu nhập quốc dân tăng 4.4. Thị trường tiền tệ 4.4.1. Trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Công cụ dùng để phân tích là đường cung và đường cầu về tiền. Đường cung tiền là đường thẳng đứng (cung cố định) trên cơ sở cho rằng NHTƯ sử dụng các công cụ của nó đã cung ứng cho thị trường một mức cung tiền theo dự kiến. Đó là khối lượng tiền xác định cho mọi mức lãi suất thực tế r. Đường cầu về tiền là đường dốc xuống, biến thiên giả m theo lãi suất. Mức lãi suất MS MD E0 r0 B r 1 A 0 M0 M1 Lượng tiền Hình 4.8. Trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định mức lãi suất cân bằng gọi là lãi suất thị trường. Điểm E0 trên hình 4.8, chính là điểm cân bằng của thị trường tiền tệ. Tại mức lãi suất cân bằng r0, mức cầu tiền vừa đúng bằng mức cung tiền. Ở mức lãi suất thấp hơn r0 là r1, sẽ có mức dư cầu (∆M = AB ) đòi hỏi phải có mức dư cung trái phiếu tương ứng làm cho giá trái phiếu giảm xuống, lợi tức trái phiếu tăng lên và đẩy thị trường lên tới mức lãi suất r0. Như vậy, trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ xảy ra khi: MS = MD. Hay ta có phương trình cân bằng: M = k.Y− h.r P 4.4.2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu tiền sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị trường tiền tệ. • Khi NHTƯ tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán trái phiếu hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc dẫn đến lượng cung tiền giảm xuống, đường cung tiền sẽ dịch chuyển từ 114
  7. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ MS0 → MS1 và lãi suất cân bằng sẽ tăng từ r0 → r1. Đồ thị bên cho biết nếu giảm mức cung tiền từ MS0 → MS1 sẽ dẫn đến lãi suất tăng lên để giảm mức dư cầu tiền do mức cung tiền giảm đi. Mức lãi suất MS1 MS0 MD E1 r1 r E0 0 A 0 M Lượng tiền M1 0 Hình 4.9a. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ Ngân hàng Trung Ương bán trái phiếu, cung tiền giảm, đường cung tiền dịch chuyển từ MS0Æ MS1 và lãi suất cân bằng tăng từ r0Ær1. • Khi thu nhập quốc dân tăng lên, nhu cầu tiền cho giao dịch tăng lên. Với mỗi mức lãi suất, lợi ích cận biên của việc giữ tiền tăng lên và làm tăng lên và làm tăng mức cầu tiền thực tế, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ MD0 → MD1. Với mức cung tiền MS, lãi suất cân bằng sẽ tăng lên từ r0 đến r1, điểm cân bằng mới của thị trường tiền tệ sẽ là E1. Khi thu nhập tăng, cầu tiền tăng từ MD0ÆMD1 , lãi suất cân bằng tăng từ r0Ær1. Việc kiểm soát tiền tệ trong thực tế phù hợp với mục tiêu kinh tế Vĩ mô thật không đơn giản. Thông thường, có hai cách kiểm soát, hoặc là kiểm soát mức cung tiền thì lãi suất thị trường sẽ Ngân hàng Trung ương lên xuống bởi tác động của cầu, hoặc kiểm soát lãi suất (ổn định lãi suất) thì buộc phải để lực lượng thị trường quyết định mức cung tiền. Cả hai cách đều gặp những khó khăn nhất định như khi kiểm soát lượng tiền cơ sở (H) thì vấp phải vấn đề hạn chế tiền mặt và tín dụng gây khó khăn cho hoạt động NHTM và các hoạt động giao dịch, khi kiểm soát lãi suất lại gặp khó khăn trong nhận biết chính xác đường cầu tiền và sự dịch chuyển của nó, Việc lựa chọn kiểm soát mức cung tiền hay kiểm soát lãi suất là tuỳ thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi nước. 4.5. Chính sách tiền tệ 4.5.1. Mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là việc NHTƯ điều chỉnh tiền tệ thông qua mức cung tiền và lãi suất để từ đó tác động đến đầu tư tư nhân làm thay đổi tổng cầu từ đó tác động đến sản lượng, giá cả và công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là nhằm làm tăng sản lượng, ổn định giá cả và tạo nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân, v.v Chính sách tiền tệ 115
  8. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ gồm có 6 công cụ: • Công cụ tái cấp vốn • Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc • Công cụ nghiệp vụ thị trường mở • Công cụ lãi suất tín dụng • Công cụ hạn mức tín dụng • Tỷ giá hối đoái (công cụ gián tiếp) 4.5.2. Các công cụ điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng Trung Ương 4.5.2.1. Các chức năng cơ bản của NHTƯ • NHTƯ là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền. • NHTƯ là ngân hàng của các NHTM: NHTƯ giữ các tài khoản dự trữ cho các NHTM, thực hiện tiến trình thanh toán cho hệ thống NHTM và hoạt động như một “người cho vay theo phương sách cuối cùng” đối với các NHTM trong trường hợp khẩn cấp. • NHTƯ là ngân hàng của Chính phủ: NHTƯ giữ các tài khoản cho Chính phủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với kho bạc nhà nước, hỗ trợ chính sách tài khoá của Chính phủ bằng việc mua tín phiếu của Chính phủ. • NHTƯ kiểm soát mức cung tiền để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế. • NHTƯ hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của các thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán. 4.5.2.2. Các công cụ điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng Trung Ương Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của Ngân hàng Trung Ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các Ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không đượ c phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các Ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ Ngân hàng Trung Ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ của Ngân hàng Trung Ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc rb là tỷ lệ mà NHTƯ quy định cho các NHTM. Khi nhận được một khoản tiền gửi, buộc các NHTM phải giữ lại theo 1 tỷ lệ mà NHTƯ quy định. Ở một số nước trên thế giới, giá trị rb tối thiểu là 10% và tối đa là 35%, rb có liên quan chặt chẽ đến số nhân tiền và mức cung tiền như sau: Nếu rb tăng, số nhân tiền sẽ giảm và mức cung tiền sẽ giảm, vì: (MS = mM.H) và ngược lại. Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền sẽ lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh mức cung tiền. NHTƯ là cơ quan duy nhất được phép ra quyết định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM. Khi thay đổi quy mô của tỷ lệ này, NHTƯ đã khống chế một cách gián tiếp nhưng mạnh mẽ đến mức cung tiền. Sử dụng công cụ này thường có hiệu quả cao, tác động nhanh chóng đến hoạt động cho vay nhưng cũng khó khăn cho các hoạt động của thị trường tài chính. 116
  9. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ Thông thường, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được các Ngân hàng Trung Ương trên thế giới quy định là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai là một bộ phận cấu thành của M1 mà không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm , một bộ phận cấu thành của M2). Dự trữ bắt buộc có thể được gửi ở Ngân hàng Trung Ương hoặc giữ tại két dự trữ của Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thông thường các Ngân hàng thương mại sẽ gửi ở Ngân hàng Trung Ương để được hưởng lãi suất. Ở Việt Nam, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: Tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dữ trữ bắt buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn. Ngoài ra tỷ lệ dữ trữ bắt buộc còn được quy định khác nhau đối với những loại ngân hàng khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động Ngân hàng Trung Ương của một số quốc gia như các nước thuộc Anh, Thuỵ Sỹ, v.v đã còn không áp dụng quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nữa. Lãi suất chiết khấu: Hay còn gọi là lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHTƯ (Ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Quy định lãi suất chiết khấu là một trong nhữ ng công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền. Các Ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi (dự trữ của ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của Ngân hàng Trung Ương về tỷ lệ dựu trữ bắt b ộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của Ngân hàng thương mại và dự trữ của ngân hàng thường lớn hơn dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Trung Lãi suất chiết khấu Ương quy định. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của Ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường. • Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì NHTM sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ NHTƯmà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào. Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường và điều kiện cho vay thuận lợi sẽ là tín hiệu khuyến khích các NHTM vay tiền để tăng dựm trữ và ở rộng cho vay dẫn đến mức cung tiền sẽ tăng lên và ngược lại. • Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các NHTM không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ NHTƯ với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng. Do vậy, với một tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiếht k ấu cao hơn lãi suất thị trường, Ngân hàng Trung Ương có thể buộc các Ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi so với tiền mặt giảm) để làm giảm lượng cung tiền. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì các Ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền. 117
  10. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ Hạn mức tín dụng (mức trần tín dụng): Là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của NHTƯ để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung Ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt độ ng Ngân hàng Trung Ương mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTƯ tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Trái phiếu Trong bảng tổng kết tài sản của NHTƯ, tài sả n có chủ yếu là giấy tờ có giá của Chính phủ, tài sản nợ chủ yếu là tiền giấy và tiền gửi dự trữ của các NHTM. Khi NHTƯ bán ra những giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường như trái phiếu Chính phủ, Ngân hàng Trung Ương sẽ "thu tiền" về theo cơ chế sau: Tài khoản vãng lai của người mua trái phiếu Chính phủ bị Ngân hàng thương mại ghi nợ và Ngân hàng Trung Ương sẽ ghi giảm tài khoản tiền gửi dự trữ của các Ngân hàng thương mại tại đó. Vì tỷ lệ tiền mặt dự trữ của Ngân hàng thương mại bằng tiền gửi dự trữ tại Ngân hàng Trung Ương cộng với tiền mặt tại két dự trữ của họ nên khi tài khoản tiền gửi dự trữ của các Ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Trung Ương giảm xuống, cơ sở tiền tệ đ ã giảm đi làm giảm cung tiền một lượng bằng giá trị của trái phiếu Chính phủ bán ra nhân với số nhân tiền tệ. Ngược lại, khi Ngân hàng Trung Ương mua vào giấy tờ có giá của Chính phủ, nó sẽ ghi tăng tài khoản dự trữ của các Ngân hàng thương mại và làm tăng cơ sở tiền tệ dẫn đến cung tiền tăng. Việc ghi tăng tài khoản dự trữ của các Ngân hàng thương mại có thể dẫn đến kết cục Ngân hàng Trung Ương phải in thêm tiền giấy nếu các Ngân hàng thương mại có nhu cầu lớn về tiền giấy trong khi tiền giấy của Ngân hàng Trung Ương không đủ đáp ứng. Nghiệp vụ thị trường mở của các Ngân hàng Trung Ương chủ yếu có hai loại: Mua bán giấy tờ có giá dài hạn và mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn. Ở Mỹ, nghiệp vụ thị Tỷ giá hối đoái trường mở chủ yếu được thực hiện đối với trái phiếu Chính phủ dài hạn. Ở Việt nam, theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam, nghiệp vụ thị trường mở chỉ là việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. 118