Bài giảng môn Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế - Lợi thế bên ngoài và vị trí sản xuất

Nội dung
• Các hình thức lợi thế theo qui mô
• Lợi thế theo qui mô và cấu trúc thị trường
• Lý thuyết lợi thế bên ngoài
• Lợi thế bên ngoài và thương mại quốc tế
• Suất sinh lợi tăng dần động
• Thương mại quốc tế và địa kinh tế 
Lợi thế theo qui mô và cấu trúc thị trường
• Lợi thế theo qui mô có nghĩa là doanh nghiệp lớn hơn
hoặc ngành lớn hơn sẽ hiệu quả hơn.
• Lợi thế theo qui mô bên ngoài xảy ra khi chi phí đơn vị
sản lượng phụ thuộc vào qui mô của ngành. Ngành có
lợi thế theo qui mô thuần túy bên ngoài sẽ bao gồm
nhiều doanh nghiệp nhỏ và cạnh tranh hoàn hảo.
• Lợi thế theo qui mô bên trong/nội tại xảy ra khi chi phí
trên mỗi đơn vị sản lượng phụ thuộc vào qui mô của
doanh nghiệp. Lợi thế theo qui mô nội tại đạt được khi
doanh nghiệp lớn có lợi thế chi phí so với doanh nghiệp
nhỏ, khiến cho ngành trở nên cạnh tranh không hoàn
hảo.
Chương này nói về mô hình lợi thế bên ngoài, chương sau sẽ đề
cập lợi thế nội tạ 
pdf 15 trang hoanghoa 5480
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế - Lợi thế bên ngoài và vị trí sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_ly_thuyet_va_chinh_sach_thuong_mai_quoc_te_loi.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế - Lợi thế bên ngoài và vị trí sản xuất

  1. Suất sinh lợi tăng dần động • Ta đã xem xét các trường hợp có lợi thế bên ngoài phụ thuộc vào mức sản lượng hiện hữu ở một thời điểm. Nhưng lợi thế bên ngoài cũng có thể phụ thuộc vào mức sản lượng tích lũy theo thời gian. • Động năng suất sinh lợi tăng dần theo qui mô tồn tại nếu chi phí trung bình giảm khi sản lượng tích lũy theo thời gian tăng lên. Suất sinh lợi tăng dần theo qui mô động ám chỉ lợi thế bên ngoài theo qui mô động. • Suất sinh lợi tăng dần theo qui mô động có thể tăng nếu chi phí sản xuất phụ thuộc vào việc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, tùy vào qui trình sản xuất theo thời gian. • Suất sinh lợi tăng dần động được biểu diễn trên đồ thị qua đường học hỏi (learning curve). 7-11
  2. Suất sinh lợi tăng dần động: đường học hỏi • Giống lợi thế theo qui mô bên ngoài tại một thời điểm, suất sinh lợi tăng dần theo qui mô động có thể chốt ở lợi thế ban đầu hay đi trước trong một ngành. • Cũng có thể được sử dụng để biện luận cho chủ trương bảo hộ. – Bảo hộ tạm thời các ngành giúp đạt được kinh nghiệm: lập luận ngành non trẻ. – Nhưng tạm thời thường là trong thời gian dài, và khó có thể xác định khi nào lợi thế bên ngoài theo qui mô thật sự tồn tại. 7-12
  3. Tóm tắt 1. Thương mại không nhất thiết là kết quả của lợi thế so sánh. thay vào đó, nó có thể xuất phát từ lợi thế theo qui mô hay suất sinh lợi tăng dần, nghĩa là, từ xu hướng chi phí đơn vị sẽ thấp hơn khi sản lượng lớn hơn. 2. Lợi thế theo qui mô khuyến khích các nước chuyên môn hóa và thương mại ngay cả khi không có sự khác biệt về nguồn lực hay công nghệ giữa các nước. 3. Lợi thế theo qui mô có thể nội tại (phụ thuộc vào qui mô doanh nghiệp) hay bên ngoài (phục thuộc vào qui mô ngành) 4. Lợi thế theo qui mô có thể dẫn đến phá vỡ cạnh tranh hoàn hảo, trừ khi chúng mang hình thức lợi thế bên ngoài, xảy ra ở cấp độ ngành thay vì doanh nghiệp.
  4. Tóm tắt 5. Lợi thế bên ngoài xem lịch sử và cơ duyên có vai trò quan trọng trong việc xác định mô thức thương mại quốc tế. Khi lợi thế bên ngoài là quan trọng, một nước bắt đầu với lợi thế lớn có thể duy trì lợi thế này ngay cả khi nước khác có khả năng sản xuất cùng mặt hàng rẻ hơn. 6. Khi lợi thế bên ngoài là quan trọng các nước có thể cảm nhận mất mát từ thương mại. Đồng thời giá thương mại tự do có thể giảm thấp hơn giá trước thương mại ở cả hai nước. 7. Địa kinh tế nói đến mức giao dịch giữa con người với nhau qua không gian, kể cả thương mại quốc tế và thương mại liên vùng. 8. Thương mại dựa vào lợi thế qui mô bên ngoài có thể làm tăng hoặc giảm phúc lợi quốc gia, và các nước có thể có lợi từ chính sách bảo hộ tạm thời nếu các ngành của họ thể hiện lợi thế theo qui mô tại một thời điểm hay theo thời gian.
  5. Câu hỏi thảo luận 1. Với lợi thế qui mô bên ngoài, thương mại tự do có thể không phải là chính sách tối ưu. Tại sao? 2. Lợi thế qui mô bên ngoài dường như là lý lẽ cho “bảo hộ ngành non trẻ”, nhưng thực tế ghi nhận trường hợp bảo hộ ngành non trẻ có kết quả rất kém. Tại sao? 3. Điểm yếu quan trọng của lập luận can thiệp của nhà nước là gì khi lợi thế bên ngoài hiện hữu?