Bài giảng Kinh tế học quốc tế - Chương 9: Cán cân thanh toán quốc tế
Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế:
Cán cân thanh toán quốc tế là một báo cáo
thống kê có hệ thống, ghi lại tất cả các giao
dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn
lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định
(thường là 1 năm, có thể hàng tháng, quý,
nửa năm).
Trạng thái BOP ảnh hưởng trực tiếp lên tỷ
giá hối đoái, phát tín hiệu quan trọng về tình
trạng nền kinh tế, các vấn đề kinh tế vĩ mô
Lợi ích kinh tế chủ yếu:
Hộ gia đình hay pháp nhân được cho là có lợi
ích kinh tế chủ yếu tại 1 quốc gia nếu:
Hiện diện trên lãnh thổ kinh tế của quốc gia
đó, tiến hành các hoạt động kinh tế và và
thực hiện các giao dịch kinh tế trong khoảng
thời gian không dưới 1 năm.
Sở hữu bất động tại 1 quốc gia thì có thể cho
rằng lợi ích kinh tế tập trung tại quốc gia đó
Ví dụ: Ai là NCT của Việt Nam?
Công dân Việt Nam đi lao động 3 năm ở Hàn
Quốc?
Cán cân thanh toán quốc tế là một báo cáo
thống kê có hệ thống, ghi lại tất cả các giao
dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn
lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định
(thường là 1 năm, có thể hàng tháng, quý,
nửa năm).
Trạng thái BOP ảnh hưởng trực tiếp lên tỷ
giá hối đoái, phát tín hiệu quan trọng về tình
trạng nền kinh tế, các vấn đề kinh tế vĩ mô
Lợi ích kinh tế chủ yếu:
Hộ gia đình hay pháp nhân được cho là có lợi
ích kinh tế chủ yếu tại 1 quốc gia nếu:
Hiện diện trên lãnh thổ kinh tế của quốc gia
đó, tiến hành các hoạt động kinh tế và và
thực hiện các giao dịch kinh tế trong khoảng
thời gian không dưới 1 năm.
Sở hữu bất động tại 1 quốc gia thì có thể cho
rằng lợi ích kinh tế tập trung tại quốc gia đó
Ví dụ: Ai là NCT của Việt Nam?
Công dân Việt Nam đi lao động 3 năm ở Hàn
Quốc?
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học quốc tế - Chương 9: Cán cân thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_hoc_quoc_te_chuong_9_can_can_thanh_toan_qu.pdf
Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học quốc tế - Chương 9: Cán cân thanh toán quốc tế
- 1.3. Cán cân thu nhập (Incomes –Inc) Inc = Iin – Iout ●Iin – Thu nhập nhận từ nước ngoài ●Iout – Thu nhập chuyển ra nước ngoài ●Thu nhập thống kê theo loại thu nhập: Thu nhập từ lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng (của công nhân làm việc ngắn hạn) Thu nhập từ đầu tư: lợi nhuận từ đầu tư trực tiếp, gián tiếp, lãi suất tiền gửi, các khoản cho vay, (bao gồm lợi nhuận phân chia và tái đầu tư) Ví dụ: Inc = 150 – 180 = - 30
- 1.4. Cán cân chuyển giao vãng lai (Current Transfers - CTr) CTr = CTrin – CTrout ●CTrin – Nhận chuyển giao (Vào) ●CTrout – Chuyển giao ra nước ngoài (Ra) ●Hạch toán các khoản viện trợ, quà tặng, quà biếu, bằng tiền hoặc hiện vật cho mục đích tiêu dùng. Tiền lương NLĐ dài hạn > 1 y ●Chuyển giao từ người không cư trú tới người cư trú được ghi có (+) (Vào) ●Chuyển giao từ người cư trú tới người không cư trú được ghi nợ (-) (Ra) ●Phản ánh 1 số các giao dịch không diễn ra Ví dụ: CTr = 90 – 30 = + 60
- Tài khoản vãng lai (Cán cân vãng lai) – CA CA = TB + S + Inc + CTr = – 150 + 20 – 30 + 60 = – 100
- Ví dụ thảo luận: hạch toán vào BOP VN • Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng giá trị 200 ngàn USD • Doanh nghiệp FDI (vốn 100% của Mỹ) xuất khẩu sang Mỹ trị giá 50 ngàn USD • Tàu Vinalines chở hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ (DN VN trả cước, DN Mỹ trả cước) • Tàu Vinalines chở hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ (DN trả cước, DN Mỹ trả cước) • Tàu Vinalines chở hàng nhập khẩu của Trung Quốc (từ Việt Nam, Mỹ) • Công nhân Việt Nam tại Hàn Quốc (3 năm) chuyển tiền 10 ngàn USD về nước
- • Chuyên gia Mỹ tới Việt Nam tư vấn marketing cho DN Việt Nam • Công nhân Lào lao động ngắn hạn tại Việt Nam, chuyển tiền lương 1000 USD về nước Lào • Việt kiều ở Anh gửi giúp thuốc chữa bệnh trị giá 10 ngàn USD •
- 2. Tài khoản vốn và tài chính (Capital and Financial Account) Bao gồm: Chuyển giao vốn (Capital Transfers - KTr) Đầu tư trực tiếp (Direct Invesment – DI) Đầu tư gián tiếp (Portfolio Investment - PI) Đầu tư khác (Other Investment - OI) Tài sản dự trữ (Reserve assets - RA) (Dự trữ chính thức) KA = KTr + DI + PI + OI + RA
- 2.1 Chuyển giao vốn (Capital Transfers - KTr) KTr = KTrin – KTrout ● KTrin – Nhận chuyển giao (Vào) ● KTrRout – Chuyển giao ra nước ngoài (Ra) ● Là chuyển giao: Có sự thay đổi quyền sở hữu đối với tài sản cố định, ví dụ: chuyển giao cơ sở hạ tầng: sân bay, cầu cảng, bệnh viện Viện trợ, tặng, biếu, cho mục đích đầu tư Các khoản xóa nợ Mua bán các tài sản vô hình và 1 số dạng tài sản: phát minh, sáng chế, , đất đai, Ví dụ: KTr = 110 – 40 = + 70
- 2.2. Đầu tư trực tiếp (Direct Invesment – DI) DI = DIin - DIout ●DIin – Đầu tư trực tiếp chảy vào ●DIout – Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ●Đầu tư trực tiếp bao gồm: Xây dựng chi nhánh, cty con, liên doanh ở nước ngoài Mua cổ phần từ 10% Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần của công ty mà nhà đầu tư kiểm soát Lợi nhận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp Vay nội bộ mà công ty mẹ cho công ty con, các công ty dưới quyền kiểm soát vay Mua bất động sản ở nước ngoài ●Ví dụ: DI = 350 – 150 = + 200
- 2.3. Đầu tư gián tiếp (Portfolio Investment - PI) Được phản ánh vào 2 khoản mục: Tài sản có (Assets) và Tài sản nợ (Liabilities) Tài sản có: Tài sản nước ngoài do người cư trú nắm giữ ● Giao dịch làm tăng tài sản có: ghi nợ (-) ● Giao dịch làm giảm tài sản có: ghi có (+) ● Trong tài sản có các giao dịch được hạch toán theo từng dạng tài sản: Cổ phiếu, các khoản hùn vốn Trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi Các công cụ thị trường tiền tệ: hối phiếu chính phủ, các loại chứng khoán nợ của ngân hàng, công ty, tổ chức tín dụng khác
- Công cụ tài chính phái sinh: Quyền chọn (Options), hợp đồng hoán đổi (Swaps), hợp đồng kỳ hạn (Forwards), hợp đồng tương lai (futures) Tài sản nợ Tài sản trong nước do người không cư trú nắm giữ. ●Giao dịch làm tăng tài sản nợ: ghi có (+) ●Giao dịch làm giảm tài sản nợ: ghi nợ (-) ●Tài sản nợ cũng hạch toán theo từng dạng tài sản (giống tài sản có) Ví dụ: PI = +160 (A) – 270 (P) = – 110
- 2.4 Đầu tư khác (Other Investment – OI): Hạch toán theo Tài sản có và Tài sản nợ. Tài sản có và tài sản nợ hạch toán theo dạng tài sản: ● Tín dụng thương mại (Commercial Credits) ● Các khoản vay nợ ● Các khoản tiền mặt và tiền gửi (Cash and Deposits): Tiền mặt, tiền gửi trong lưu thông để thanh toán trong giao dịch quốc tế ● Các tài sản khác Ví dụ: OI = + 170 (A) – 90 (P) = + 80
- 1.5. Tài sản dự trữ (Reserve assets - RA) - Dự trữ chính thức) Khái niệm: Tài sản dự trữ là các tài sản quốc tế có thanh khoản cao, kiểm soát trực tiếp bởi chính phủ (NHTW), có thể sử dụng tài trợ thâm hụt cán cân thanh toán, điều tiết tỷ giá hối đoái. Tài sản dự trữ bao gồm các khoản mục: ●Dự trữ vàng của chính phủ (NHTW) ●Dự trữ ngoại hối quốc gia ●Dự trữ SDR (Special Drawing Right – Quyền rút vốn đặc biệt) ●Dự trữ tại IMF (25% hạn ngạch góp vốn) ●Các tài sản khác
- ●Giao dịch làm dự trữ chính thức tăng ghi nợ (-) ●Giao dịch làm dự trữ chính thức giảm ghi có (+). Ví dụ: RA = – 140 Tài khoản vốn và tài chính – KA (Capital and Financial Account) KA = KTr + DI + PI + OI + RA = +70 + 200 – 110 + 80 – 140 = +100 Tổng cán cân thanh toán: CA + KA = – 100 + 100 = 0
- 3. Lỗi và sai sót – EO (Errors and omissions): Thực tế luôn có sai sót và lỗi trong lập cán cân thanh toán, nên luôn chênh lệch. Do vậy, đưa thêm khoản mục “Lỗi và sai sót” để đảm bảo Cán cân thanh toán luôn cân bằng: CA + KA + EO = 0 Khoản mục “Lỗi và sai sót” nằm ngay trên “Dự trữ chính thức”
- III. Thặng dư, thâm hụt cán cân thanh toán Tổng tất cả các hạng mục của BOP bằng 0 Trạng thái của cán cân thanh toán thâm hụt hay thặng dư là trạng của một trong những cán cân bộ phận: Cán cân bộ phận có thể là: ● Cán cân thương mại: TB = X – M ● Cán cân vãng lai: CA = TB + S + Inc + CTr CA + KA = 0 Cán cân vốn (KA) là cán cân cân bằng
- ● Cán cân tổng thể (Overall Balance – OB): OB = TB + S + Inc + CTr + KTr + DI + PI + OI OB + RA = 0 RA là cán cân cân bằng – Cán cân tài trợ chính thức Đối với các quốc gia có chế độ tỷ giá cố định hay thả nổi có điều tiết: Trạng thái cân cân thanh toán là trạng thái của cán cân tổng thể (OB) Đối với các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi (hoàn toàn): Trạng thái cân cân thanh toán là trạng thái của cán cân vãng lai (CA)
- ☻Ví dụ hạch toán BOP (thuyết trình) Hạch toán các giao dịch sau vào BOP của cả 2 quốc gia tham gia giao dịch (có giải thích) Ví dụ 1: Cty A của Việt Nam xuất khẩu hàng trị giá 100 ngàn USD cho Cty B của Mỹ. Cty B thanh toán bằng chuyển tiền từ tài khoản (TK) tại ngân hàng Mỹ sang TK của Cty A tại Ngân hàng Mỹ Ví dụ 2: Cty A của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá 100 ngàn USD cho Cty B của Mỹ. Cty B thanh toán bằng chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng Mỹ sang TK của Cty A tại Ngân hàng Việt Nam (VCB)
- Ví dụ 3: Cty A của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá 100 ngàn USD cho Cty B của Mỹ. Thanh toán sau 3 tháng bằng cách chuyển từ TK của B tại NH Mỹ sang TK của A tại NH VN. Hạch toán các giao dịch hiện tại và sau 3 tháng Ví dụ 4: ●Tổ chức chữ thập đỏ Việt Nam viện trợ một số lượng gạo trị giá 100 ngàn USD cho Lào. Ví dụ 5: Nhà đầu tư Việt Nam mua trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 500 ngàn USD. Thanh toán bằng chuyển tiền từ tài khoản của Nhà đầu tư tại ngân hàng Mỹ vào tài khoản ngân khố Mỹ tại ngân hàng Mỹ
- Ví dụ 6: Cty Ford của Mỹ mua toàn bộ phần vốn của đối tác Việt Nam trong Cty liên doanh tại Việt Nam với trị giá 20 triệu USD. Thanh toán bằng chuyển khoản từ tài khoản của Ford tại Việt Nam sang tài khoản của đối tác Việt Nam tại ngân hàng Việt Nam: Ví dụ 7: Chính phủ Việt Nam thanh toán 50.000 USD lãi suất cổ phiếu chính phủ cho nhà đầu tư Mỹ, bằng tiền chuyển từ tài khoản tại Ngân hàng Việt Nam vào tài khoản nhà đầu tư Mỹ tại Ngân hàng Việt Nam
- Ví dụ 8: Nhà đầu tư Mỹ mua bất động sản ở Việt Nam giá 400 ngàn USD, trả trước 150 ngàn tiền mặt, số còn lại trả sau 3 tháng. Hạch toán các giao dịch hiện tại và sau 3 tháng Ví dụ 9: Việt kiều Mỹ gửi giúp nhân dân miền Trung thuốc chữa bệnh trị giá 20 ngàn USD Ví dụ 10: Việt kiều Mỹ giúp nhân dân miền Trung 1 triệu USD xây trường bằng tiền mặt Ví dụ 11: Một người Việt Nam mua xe máy ở Thái Lan giá 2000 USD và trả chi phí vận chuyển về Việt Nam cho DN vận tải Thái Lan hết 300 USD. Thanh toán bằng tiền mặt.