Bài giảng Kinh tế học quốc tế - Chương 7: Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái

Khái niệm “Thị trường ngoại hối”
“Thị trường ngoại hối là thị trường diễn ra
hoạt động mua bán, trao đổi các loại tiền tệ”
Tại sao phát sinh nhu cầu trao đổi tiền tệ?
● Các giao dịch kinh tế giữa các quốc gia
(Thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, tài
chính, tín dụng…) làm phát sinh nhu cầu mua
bán, trao đổi các đồng tiền.
Tại sao
Đặc điểm thị trường ngoại hối:
Là thị trường toàn cầu, không có giới hạn
không gian và thời gian:
●Sự phát triển của thông tin liên lạc, CNTT
●Tại 1 thời có vài trung tâm tài chính h/động:
Châu Á - TBD (Sidney, Tokyo, Singapore,
Hong kong, Bahrain,…); Châu Âu (Frankfurt,
Zurich, Paris, London,…), Mỹ (New York,
Chicago,…)
●Bộ phận giao dịch ngoại hối của các ngân
hàng lớn hoạt động 24/24
Giao dịch xuyên biên giới có xu hướng tăng:
Giao dịch xuyên biên giới (Cross-border
transactions): ≈65%
Giao dịch địa phương (Local transactions): ≈35%
pdf 38 trang hoanghoa 07/11/2022 6480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học quốc tế - Chương 7: Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_quoc_te_chuong_7_thi_truong_ngoai_hoi.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học quốc tế - Chương 7: Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái

  1. 4. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: Giao dịch giao ngay (spot operation): “Là giao dịch ngoại hối mà thanh toán thực hiện trong khoảng thời gian 2 ngày làm việc sau khi kí kết hợp đồng” •Chiếm 37% khối lượng giao dịch Giao dịch kì hạn (forward operation): “Là giao dịch ngoại hối mà thanh toán thực hiện trong khoảng thời gian từ 3 ngày làm việc trở lên sau khi kí kết hợp đồng” • Chiếm 12% khối lượng Giao dịch hoán đổi (swap): “Bao gồm 2 giao dịch là mua một đồng tiền theo tỷ giá giao ngay, đồng thời bán kỳ hạn đồng tiền đó sau một khoảng thời nhất định”
  2. ●2 giao dịch thực hiện với cùng một đối tác, ●Giao dịch hoán đổi sử dụng phổ biến trong hoạt động ngân hàng và đầu tư ●Chiếm 45% khối lượng Giao dịch quyền chọn (option): “Là giao dịch, trong đó người mua hợp đồng có quyền (không phải nghĩa vụ) thực hiện giao dịch (mua hay bán một đồng tiền) với người bán theo giá thoả thuận trước vào một thời điểm nhất định hay trong một khoảng thời gian nhất định” ●Người bán quyền chọn có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng khi người mua yêu cầu.
  3. ●Hợp đồng quyền chọn mua (call) và bán (put) ●Quyền chọn kiểu Châu Âu – thực hiện vào một ngày nhất định; ●Quyền chọn kiểu Mỹ – thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn có hiệu lực. ●Quyền chọn và các dạng khác: 6% Giao dịch tương lai (future): ●Là dạng hợp đồng kỳ hạn đặc biệt, được chuẩn hoá và việc mua bán thực hiện tại các sở giao dịch. ●Kết quả giao dịch hợp đồng tương lai công bố hàng ngày trên sở giao dịch, ●Hợp đồng tương lai có thể thanh lý vào bất cứ thời điểm nào. ●Là công cụ bảo hiểm rủi ro và đầu cơ.
  4. 5. Các chế độ tỷ giá: 3 chế độ cơ bản a. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Floating Exchange Rate): Là chế độ tỷ giá, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo qui luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. ●Khi cung cầu trên thị trường ngoại hối thay đổi thì tỷ giá sẽ thay đổi ●Nguyên tắc: Cầu đồng tiền nào tăng đồng tiền lên giá Cung đồng tiền nào tăng đồng tiền giảm giá
  5. Xác định tỷ giá thả nổi E(USD/VND) S$ B 18,5 A 18 D$ D’$ 0 100 110 Q$
  6. Ví dụ: Thị trường trao đổi USD và VND ● Giả sử chế độ tỷ giá của Việt Nam là thả nổi ● Cung, cầu USD trên thị trường ngoại hối: S$ và D$. ● Cân bằng Cung-Cầu tại A: tỷ giá cân bằng là 18.000, khối lượng trao đổi 100 tr. USD. ● Khi Cầu USD tăng (dịch sang phải) tới D’$, cân bằng tại B: tỷ giá tăng tới 18.500 (USD tăng giá), khối lượng trao đổi tăng tới 110 tr. Sinh viên tự xem xét các trường hợp: Cầu USD giảm; Cung USD tăng; Cung USD giảm
  7. b. Chế độ tỷ giá cố định (Fixed Exchange Rate) Khái niệm: là chế độ tỷ giá mà Ngân hàng Trung ương cam kết can thiệp ngoại hối để cố định tỷ giá tại mức tỷ giá trung tâm được ấn định trước ●Thường quy định biên độ dao động (+ 2%): Khi tỷ giá thị trường dao động vượt ra ngài biên độ thì NHTW can thiệp. ●NHTW can thiệp ngoại hối bằng cách mua vào hay bán ra ngoại tệ: - Cầu tăng: - Cầu giảm: - Cung tăng: - Cung giảm:
  8. Can thiệp ngoại hối E(USD/VND) S$ S’$ C E1 A B E0 D$ D’$ Q$ 0 Q0 Q1 Q2
  9. Ví dụ can thiệp ngoại hối Thị trường USD-VND: Cung S$, Cầu D$ ● Tỷ giá trung tâm Eo, bằng tỷ giá cân bằng Cung-Cầu. ● Khi Cung, cầu thị trường thay đổi thì NHTW phải can thiệp để cố định tỷ giá. ● Ví dụ Cầu USD tăng (dịch sang phải) tới D’$, nếu NHTW không can thiệp thì tỷ giá sẽ tăng tới E1. ● Để cố định tỷ giá tại Eo, NHTW bán ra lượng USD là Q0Q2. Cung USD trên thị trường dịch chuyển sang phải 1 khoảng Q0Q2. ● Tỷ giá xác định tại B: vẫn là Eo (không đổi) ● Lượng trao đổi tăng tới Q2.
  10. Một số điểm chú ý: ●Khi NHTW thường xuyên can thiệp: liên tục bán ra ngoại tệ, dẫn tới cạn dự trữ ngoại hối: NHTW làm gì? liên tục mua vào ngoại tệ, dự trữ tăng quá mức: NHTW làm gì? ●NHTW cố định tỷ giá với một đồng tiền (USD), hoặc rổ đồng tiền (Nga: $0,55 & 0,45 EUR) Tỷ giá với các đồng tiền còn lại thả nổi (xác định theo tỷ giá chéo thông qua USD). ●Tỷ giá cố định có tính đơn phương.
  11. c. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed Floating Exchange Rate) Khái niệm: là chế độ tỷ giá, trong đó NHTW can thiệp trên thị trường ngoại hối, nhưng không cam kết cố định tỷ giá hay dao động xung quanh một tỷ giá trung tâm. Mục đích: ảnh hưởng lên tỷ giá ● Ổn định kinh tế vĩ mô ● Thay đổi tỷ giá theo chiều hướng có lợi cho phát triển kinh tế. Ví dụ:
  12. 6. Các yếu tố làm phát sinh cung, cầu ngoại tệ a. Các yếu tố làm phát sinh cung ngoại tệ: Các giao dịch làm phát sinh thanh toán chảy vào (ngoại tệ hay nội tệ) làm phát sinh cung ngoại tệ Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Nhận tiền chuyển từ nước ngoài: Nhận viện trợ, tiền lương người lao động chuyển về nước, thu nhập từ đầu tư ra nước ngoài, nhận kiều hối Đầu tư nước ngoài tiếp nhận (chảy vào) Vốn vay, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp NHTW bán ra ngoại tệ
  13. b. Các yếu tố phát sinh cầu ngoại tệ Các giao dịch làm phát sinh thanh toán chảy ra (ngoại tệ hay nội tệ) làm phát sinh cầu ngoại tệ Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Chuyển tiền ra nước ngoài ● Chi trả tiền lương cho công nhân chuyên gia nước ngoài; ● Chi trả thu nhập đầu tư: cổ tức, lãi suất ● Các khoản chuyển tiền khác ra nước ngoài Đầu tư ra nước ngoài: ● Vốn vay, trực tiếp, gián tiếp NHTW mua vào ngoại tệ
  14. Ví dụ: Các yếu tố khác không đổi Giá cà phê thế giới tăng tác động tới tỷ giá VND??!! Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng? Số lượng người Việt Nam di du lịch nước ngoài tăng?
  15. 7. Rủi ro ngoại hối a. Khái niệm: Rủi ro ngoại hối là khả năng thiệt hại do sự thay đổi bất lợi của tỷ giá Phân biệt 3 dạng rủi ro: ● Rủi ro hợp đồng: xuất hiện trong các giao dịch mua, bán tài sản, hàng hoá hay dịch vụ, khi vay hoặc cho vay vốn, chuyển tiền bằng ngoại tệ  Ví dụ: DN Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ giá trị 1 triệu USD, thanh toán sau 1 tháng. Rủi ro là sau 1 tháng tỷ giá là bao nhiêu? Càng cao thì càng lợi. Càng thấp thì lợi nhuận giảm và có thể lỗ
  16. ● Rủi ro kinh tế: là tác động dài hạn của tỷ giá lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ví dụ: ● Rủi ro ngoại hối hợp nhất: xuất hiện khi tổng hợp tình hình tài chính các công ty con của công ty đa quốc gia. Trên thực tế rủi ro hợp đồng là dạng rủi ro thường gặp trong hoạt động sản xuất kinh doanh
  17. b. Bảo hiểm rủi ro ngoại hối 2 nhóm phương pháp: nội bộ và bên ngoài Phương pháp nội bộ: là các phương pháp mà doanh nghiệp có thể tự thực hiện để giảm rủi ro ngoại hối ●Đẩy nhanh hoặc trì hoãn thanh toán ●Bù trừ các khoản thu và chi bằng ngoại tệ ●Chọn đồng tiền thanh toán thích hợp ●Thay đổi cơ cấu tài sản có và nợ ngắn hạn Phương pháp bên ngoài: ●Thông qua thị trường kỳ hạn: Hợp đồng kỳ hạn (forward), tương lai (future), hoán đổi (Swap), quyền chọn (option).
  18. Ví dụ: Bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn c) Thị trường kỳ hạn và hoạt động đầu cơ: 8) Tỷ giá và năng lực cạnh tranh về giá Các yếu tố khác không đổi, VND giảm giá, năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tăng và ngược lại. Tại sao?
  19. III. Kinh doanh lãi suất có bảo hiểm (Đầu tư ngắn hạn và lý thuyết ngang giá lãi suất) 1) Lựa chọn đồng tiền đầu tư Trong điều kiện tự do di chuyển tiền tệ giữa các quốc gia, nhà đầu tư có sự lựa chọn: ●Hoặc đầu tư vào nội tệ ●Hoặc đầu tư vào ngoại tệ ►Lựa chọn và ra quyết định như thế nào? Ví dụ: Nhà đầu tư Việt Nam có 160 tr. VND ●Lãi suất tiền gửi bằng VND là Rv = 0,08 (8%) ●Lãi suất tiền gửi bằng USD là Ra = 0,05 (5%) ●Tỷ giá giao ngay USD/VND = 16.000 ●Tỷ giá USD/VND kì hạn 1 năm là F = 16.200 Đầu tư vào VND hay USD?
  20. ● Nếu đầu tư vào VND: Lãi 12,8 tr. VND hay 8% ● Nếu đầu tư vào USD:  Mua USD giao ngay : được 10.000 USD  Gửi 10.000 USD kì hạn 1 năm lãi suất 5%  Sau 1 năm nhận gốc và lãi: 10.500 USD  Để bảo hiểm rủi ro ngoại hối: Ngay khi gửi tiền USD, kí hợp đồng bán USD (10.500) kì hạn 1 năm theo tỷ giá 16.200  Sau 1 năm nhận 10.500 USD, đổi ra VND theo tỷ giá 16.200 được: 170,1 tr. VND  Lãi 10,1 tr. VND hay 6,3% ►Chọn đầu tư vào VND
  21. Vẫn ví dụ trên nhưng tỷ giá kì hạn 1 năm F=16.600 thì đầu tư vào đồng tiền nào? ●Gốc và lãi bằng VND thu được: 10.500x16.600 = 174,3 tr. VND ●Lãi 14,3 tr. hay 8,9% Công thức tổng quát: - Lãi suất tiền gửi VND là Rv (nội tệ: Rd) - Lãi suất tiền gửi USD là Ra (ngoại tệ: Rf) - Tỷ giá giao ngay USD/VND là E (1USD đổi được E đơn vị VND hay 1 NGT = E NT) - Tỷ giá USD/VND kì hạn 1 năm là F ●Nếu đầu tư vào VND lợi nhuận: Rv ●Nếu đầu tư vào USD thì lợi nhuận khi quy về VND là bao nhiêu?
  22. Giả thiết nhà đầu tư Việt Nam có 1 VND Mua USD giao ngay : được 1/E USD Gửi 1/E USD kì hạn 1 năm lãi suất Ra Sau 1 năm nhận gốc và lãi USD : (1+Ra)/E Để bảo hiểm rủi ro ngoại hối: Khi gửi USD, kí hợp đồng bán USD kì hạn 1 năm theo tỷ giá F Sau 1 năm nhận (1+Ra)/E [USD], đổi ra VND theo tỷ giá F được: (1+Ra).F/E [VND] Lãi: (1+Ra).F/E – 1 [VND] Lãi suất đầu tư vào USD qui về VND là: R’a = [(1+Ra).F/E] – 1
  23.  Lãi suất đầu tư vào USD qui về VND: (1+Ra).F R’a = E – 1 (1) . Nếu R’a > Rv ►Chọn đầu tư vào USD . Nếu R’a Rv ►Chọn vay bằng VND . Nếu R’a < Rv ►Chọn vay bằng USD
  24. ● Công thức (1) có thể biến đổi: R’a = [(1+Ra).F/E] – 1 = F/E + RaF/E – 1 = Ra + (F – E)/E + RaF/E – Ra = Ra + (F – E)/E + Ra(F – E)/E  Khi Ra nhỏ, dưới 10%, thì Ra.(F–E)/E sẽ rất nhỏ (xem như bằng 0).  Do đó: (F – E) R’a ≈ Ra + (2) E Đây là công thức gần đúng
  25. 2) Lý thuyết ngang giá lãi suất có bảo hiểm Giả thiết: ●Tiền tệ tự do di chuyển giữa các quốc gia ●Các tài sản tiền gửi bằng các đồng tiền khác nhau có mức độ rủi ro như nhau, ►Tiêu chí lựa chọn đồng tiền đầu tư là lợi nhuận (lãi suất), ●Chi phí giao dịch bằng 0. Phát biểu: “Lãi suất tiền gửi bằng các đồng tiền khác nhau là như nhau khi qui về cùng một đồng tiền, và thị trường đạt trạng thái cân bằng”.
  26. Công thức ngang giá lãi suất có bảo hiểm: (1+Ra).F Rv = R’a = E – 1 (3) Chứng minh: ● Nếu Rv > R’a :  Đầu tư vào VND có lợi hơn, ►Chuyển từ USD sang VND (bán USD lấy VND) ►Tỷ giá giao ngay E ???.  Đồng thời khi đầu tư vào VND, ►Các nhà đầu tư sẽ mua USD kỳ hạn, ►Tỷ giá kỳ hạn F ???. ►R’a có xu hướng tăng và cân bằng với Rv.
  27. ●Nếu Rv < R’a: Đầu tư vào USD có lợi hơn, ►Chuyển đầu tư từ VND sang USD (bán VND lấy USD – mua USD) ►Tỷ giá giao ngay E . Khi đầu tư vào USD, ►các nhà đầu tư bán USD kỳ hạn, ►làm cho giá USD kỳ hạn F . ►R’a có xu hướng giảm và cân bằng với Rv. Khi Rv=R’a thì các nhà đầu tư không chuyển đầu tư từ USD sang VND và ngược lại. Như vậy Rv = R’a là trạng thái cân bằng ổn định của thị trường.
  28. Biểu thức (gần đúng): ● Rv = Ra + (F-E)/E (3) Ngang giá lãi suất giữa tiền gửi bằng các đồng tiền khác nhau. ● Rv – Ra = (F-E)/E (4) Chênh lệch lãi suất giữa VND (nội tệ) và USD (ngoại tệ) bằng tỷ lệ mất giá của VND (nội tệ) hay tỷ lệ lên giá của USD (ngoại tệ) ● Tính tỷ giá kỳ hạn (gần đúng): F ≈ E(Rv – Ra + 1) (5) -Rv: nội tệ (Rd) ● Công thức chính xác: -Ra: ngoại tệ (Rf) (1+Rv).E F = (6) -Tỷ giá: yết trực (1+Ra) tiếp