Bài giảng Hoạch định và phân tích chính sách công - Chương 2: Hoạch định chính sách công - Nguyễn Xuân Tiến
1.Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của hoạch định chính sách
2.Tiêu chuẩn của một chính sách tốt
3.Những căn cứ để hoạch định một chính sách
4.Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách
5.Các bước hoạch định chính sách
6.Nội dung chính sách
7.Phương pháp hoạch định chính sách
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hoạch định và phân tích chính sách công - Chương 2: Hoạch định chính sách công - Nguyễn Xuân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_hoach_dinh_va_phan_tich_chinh_sach_cong_chuong_2_h.ppt
Nội dung text: Bài giảng Hoạch định và phân tích chính sách công - Chương 2: Hoạch định chính sách công - Nguyễn Xuân Tiến
- 1.Khái niệm, ý nghĩa của hoạch định chính sách 1.1.Khái niệm về hoạch định chính sách 1.2.Ý nghĩa của hoạch định chính sách
- 1.1.Khái niệm về hoạch định chính sách Hoạch định (Planing) • Hoạch định là các hoạt động xác định ra các mục tiêu cho tương lai và các phương tiện, giải pháp thích hợp để hoàn thành các mục tiêu đó.
- • Kết quả của hoạch định là một bản kế hoạch, một tài liệu được xác định rõ ràng các chuỗi hoạt động mà cơ quan hay tổ chức sẽ thực hiện.
- Cây mục tiêu (Objective tree) MỤC TIÊU (chung) M1 M2 M3 M4 GP1,2,3 GP1,2,3 GP1,2,3 GP1,2,3 M1-1 M1-2
- VĂN KIỆN Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC (Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001-2010) Mục tiêu cụ thể của chiến lược M1 M2 M3 M4
- Hoạch định chính sách Là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách. Chính sách = Mục tiêu + Giải pháp
- Như vậy: • Hoạch định chính sách là một quá trình nghiên cứu đề xuất các mục tiêu, giải pháp được cơ quan có thẩm quyền thông qua và ban hành chính sách dưới hình thức một văn bản quy phạm pháp luật.
- Chú ý: • Bổ sung mục tiêu • Điều chỉnh biện pháp =>cho phù hợp với điều kiện thực tế không được coi là hoạch định chính sách mới.
- • Khi được ban hành, chính sách công sẽ có hiệu lực thực thi với mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội.
- • Giá trị pháp lý của chính sách được thể hiện qua –Thể thức; –Nội dung; –và thẩm quyền ban hành. => của các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Phát hiện Xác định Hoạch định Thực thi Duy trì Đánh giá mâu vấn đề chính sách chính sách chính sách chính sách thuẩn chính sách Giải thích: Chỉ sự luân chuyển trong chu trình chính sách Hình 1.2: Sơ đồ chu trình chính sách
- Chu trình chính sách Hoạch định Thực thi Đánh giá chính sách chính sách chính sách Hoạch định Thực thi chính sách chính sách
- Hoạch định Thực thi chính sách chính sách Hình 1.2: Sơ đồ chu trình chính sách
- Chính sách - Pháp luật • Chính sách và pháp luật đều là những công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý phát triển xã hội. Mỗi công cụ có những tính năng tác dụng nhất định, song chúng lại phối hợp, bổ trợ cho nhau cùng phát huy tác dụng đối với các quá trình hoạt động kinh tế - xã hội.
- • Trong hệ thống công cụ quản lý Nhà nước thì chính sách và pháp luật có mối quan hệ khá đặc biệt, chúng vừa làm cơ sở cho nhau, vừa thúc đẩy nhau phát triển.
- • Chính sách tác động đến các mối quan hệ xã hội trước và toàn diện hơn so với pháp luật. • Chính sách là công cụ thể hiện thái độ chính trị của Đảng cầm quyền để dẫn dắt các quan hệ xã hội diễn ra theo định hướng. • vì thế pháp luật dựa vào đó để ban hành các qui định cụ thể cho mỗi loại quan hệ.
- Hai công cụ chính sách - pháp luật Là công cụ quản lý của Nhà nước. Độc lập quan hệ hổ trợ cho nhau, cơ sở cho nhau. • Chính sách: • Pháp luật: Định hướng, Tạo dựng hành lang pháp lý định Khuyến khích hướng do luật quy định. Hành Thay đổi nhanh theo quan điểm lang pháp lý mang tính bắt buộc. của chính sách. Thay đổi chậm, có tính ổn định. Tính pháp luật của chính sách -> Được ban hành bởi cơ quan thẩm quyền nhà nước. Hình thức thể hiện bằng văn bản (VBQPPL). Các đối tượng chấp hành -> theo thủ tục Hành chính qui định -> hàm Chứa luật pháp.
- 1.3. Ý nghĩa của hoạch định chính sách • HĐCS là điểm khởi đầu, mở đường cho một tiến trình chính sách. • HĐCS khởi xướng được những vấn đề mà xã hội cần giải quyết bằng chính sách.
- 1.3.Ý nghĩa của hoạch định chính sách (tt) • HĐCS giúp củng cố niềm tin của dân chúng vào Nhà nước. • HĐCS sẽ thu hút được các bộ phận chức năng của toàn hệ thống quản lý vào những hoạt động theo định hướng . • HĐCS sẽ truyền đạt được cơ chế quản lý của Nhà nước đến nền kinh tế trong từng thời kỳ.
- 2.Tiêu chuẩn của một chính sách tốt • Hướng tới mục tiêu phát triển chung • Tạo ra động lực mạnh • Phù hợp với tình hình thực tế • Có tính khả thi cao • Phải đảm bảo tính hợp lý • Phải mang lại hiệu quả cho đời sống xã hội
- 2.1.Chính sách tốt phải hướng tới mục tiêu phát triển chung Mục tiêu chung và mục tiêu chính sách luôn có sự gắn bó mật thiết với nhau, nhưng giữa chúng có sự khác nhau cơ bản là mục tiêu chính sách phải cụ thể, rõ ràng và hướng tới mục tiêu chung.
- MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC (Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001-2010) • Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC (Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001-2010) • Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước trên trường quốc tế được nâng cao.
- VĂN KIỆN Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC (Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001-2010) Mục tiêu cụ thể của chiến lược M1 M2 M3 M4
- 2.2. Chính sách tốt phải tạo ra động lực mạnh –Hệ thống biện pháp –Những biện pháp chính sách có tác động mạnh đến mục tiêu thường mang tính cơ chế cao như cơ chế tự chủ, cơ chế lợi ích, cơ chế trách nhiệm, cơ chế xã hội hoá v.v.
- 2.2. Chính sách tốt phải tạo ra động lực mạnh (tt) Trong thực tế có nhiều chính sách tạo ra động lực mạnh cho phát triển kinh tế quốc dân như: • Chính sách kinh tế nhiều thành phần; • Chính sách lưu thông sản phẩm, hàng hoá tự do; • Chính sách giá thống nhất; • Chính sách kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong nông nghiệp; • Chính sách dân số, lao động, việc làm v.v.
- 2.2. Chính sách tốt phải tạo ra động lực mạnh (tt) • Người thực hiện mục tiêu chính sách là nhân dân vì thế nếu mục tiêu chính sách thống nhất với ý nguyện của nhân dân sẽ thu hút được đông đảo quần chúng tham gia vào quá trình chính sách một cách tự giác, tạo nên một động lực mạnh để thực hiện tốt nhất các mục tiêu phát triển
- Thí dụ: “chính sách đúng sẽ tạo ra động lực” • Muốn phát huy được nguồn nội lực đó cần tìm ra cơ chế, chính sách thích hợp. • “Các Doanh nghiệp không cần Nhà nước cho tiền, chỉ xin cơ chế, chính sách”.
- Phần đọc thêm • “Hồi xưa cũng đất đai đó, con người đó và dân số ít hơn, mà gạo làm ra không đủ ăn, phải ăn bo bo, ăn củ mì thúi, phải nhập gạo. Còn bây giờ chỉ khai hoang thêm ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên được 100.000 ha và tăng vụ 400.000 ha, dân số lại tăng thêm mười mấy triệu người so với 1990 mà vẫn xuất khẩu được 3,8 triệu tấn gạo”. Thủ tướng Phan Văn Khải muốn nhắc lại bài học về lúa gạo để chứng minh cơ chế, chính sách đúng sẽ tạo ra động lực để phát huy tiềm năng quốc gia cho nhu cầu phát triển kinh tế.
- 2.3. Chính sách tốt phải phù hợp với tình hình thực tế • Một chính sách được ban hành phải xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong thực tế và giải quyết chính những vấn đề đó. • Chính sách được ban hành và thực thi phải đáp ứng được yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội,
- Sự kiện và dư luận Tăng lệ phí đăng ký xe cá nhân: “Một chính sách xa rời cuộc sống của dân” (phản hồi bài “Hạn chế xe cá nhân: nặng về cấm, thiếu giải pháp” tuổi trẻ ngày 23/11/2007) • Xe buýt có cáng đáng nổi không? (Nguyễn Thanh Bình) • Giải pháp vừa củ vừa ”trên trời”! K.C (TPHCM)
- 2.4. Chính sách tốt phải có tính khả thi cao • Lựa chọn được thời điểm ban hành thích hợp. • Biến những mong muốn của NN và Nhân dân thành hiện thực.
- 2.5. Chính sách tốt phải đảm bảo tính hợp lý Là sự cân đối, hài hoà giữa mục tiêu chính sách với nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng trong hiện tại và tương lai.
- Thí dụ: Chính sách tốt phải đảm bảo tính hợp lý
- Hợp pháp và hợp lý • Không có gì làm phiền lòng người dân hơn tình cảnh: hành động hợp lý thì không hợp pháp, mà hợp pháp thì không hợp lý. • Việc cắm mốc hạn chế tốc độ đang đẩy cánh tài xế vào tình cảnh như vậy. • Cụ thể, chạy xe chậm trên những con đường được xây dựng, được nâng cấp chỉ để chạy cho nhanh là hợp pháp, nhưng bất hợp lý; làm điều ngược lại thì hợp lý, nhưng lại bất hợp pháp.
- Dưới đây là một vài tai họa dễ dàng nhận biết: Trước hết, đó là việc kỷ cương, phép nước khó được xác lập. • Cuộc sống bao giờ cũng đòi hỏi phải hành động theo cái hợp lý. Nếu pháp luật không cho phép làm điều đó thì người dân buộc lòng phải tìm cách lách luật hoặc trốn tránh việc tuân thủ. • Tệ hại hơn, một sự phản cảm đối với pháp luật và cơ quan thi hành pháp luật có thể hình thành trong xã hội. • Và trong một bối cảnh tâm lý xã hội như vậy bao giờ chúng ta mới xác lập được nhà nước pháp quyền?!
- Hai là, nạn tham nhũng, tiêu cực có thể phát triển tràn lan. • Nếu các qui định về kỹ thuật, về trọng tải và tốc độ đối với ôtô là bất hợp lý thì lái xe khó lòng tuân thủ được. Trong bối cảnh này, cảnh sát giao thông có thể thổi còi bất kỳ lái xe nào. Đây là cơ hội để phát sinh tiêu cực. Và nó đã được không ít người tận dụng. • Ở nước ta, việc “làm luật” trên các xa lộ nổi tiếng đến mức ai ai cũng biết. Việc “làm luật” trên các xa lộ này nở rộ, có lẽ vì tính hợp lý ít được xem xét trong quá trình làm luật trên các bàn giấy. Như vậy, nguyên nhân của tham nhũng nhiều khi nằm ngay trong chính các qui định bất hợp lý của pháp luật.
- Ba là, đạo đức xã hội bị băng hoại • Trong một nhà nước pháp quyền, sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất. • Phẩm chất đạo đức này không thể hình thành nếu lách luật, trốn tránh việc tuân thủ pháp luật. • Ngoài ra, những vi phạm nặng nề khác về các qui chuẩn đạo đức cũng sẽ đồng hành, như việc đưa và nhận hối lộ, thái độ sách nhiễu, sự khúm núm trước mặt và coi thường sau lưng
- • Cái hợp lý thường tồn tại khách quan. • Các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật không thể thay đổi cái hợp lý của sự vật theo ý muốn chủ quan. • Vấn đề là phải có công đoạn thẩm tra tính hợp lý trong quá trình lập pháp và lập qui. • Hợp pháp thì trước hết phải hợp lý. TS. NGUYỄN SĨ DŨNG
- • ĐB Hà Nội Nguyễn Mạnh Cường đụng đến vấn đề tế nhị, đó là cần tăng kinh phí cho việc làm luật: "Chúng ta cứ chạy theo số lượng, nhưng con người, vật chất chỉ có đến vậy thì có nên đặt số lượng lên hàng đầu? Hiện nay cả Quốc hội mỗi năm chỉ được 200 tỷ đồng. Trong khi đó, có con đường được đầu tư tới 1.200 tỷ đồng. Chúng ta có thể đầu tư cho một con đường như vậy thì cũng nên đầu tư thêm cho hoạt động chính sách. • Một chính sách đúng trong một giờ có thể tạo được cho nhân dân nhiều tỷ đồng".
- 3.Những căn cứ để hoạch định một chính sách • Định hướng chính trị của Đảng cầm quyền • Quan điểm phát triển của chủ thể • Nguyên tắc hoạch định chính sách • Năng lực thực tế của đối tượng thực thi chính sách • Tình trạng pháp luật • Môi trường tồn tại của chính sách công
- Định hướng Quan điểm chính trị của phát triển của Đảng cầm quyền chủ thể Môi Những căn cứ để trường Tình tồn tại của hoạch định chính một chính sách trạng sách công pháp luật Năng lực thực Nguyên tắc hoạch tế của đối định chính sách tượng thực thi chính sách
- 3.1. Căn cứ vào định hướng chính trị của đảng cầm quyền • Đường lối của Đảng là căn cứ để Nhà nước đề ra các mục tiêu – Kinh tế - chính trị; – Văn hóa - xã hội; => trong dài hạn và ngắn hạn.
- 3.1.Căn cứ vào định hướng chính trị của đảng cầm quyền • Để đạt được mục tiêu, Nhà nước phải sử dụng công cụ đắc lực nhất là chính sách công. • Vì thế mục tiêu chính sách cũng là mục tiêu quản lý Nhà nước trong từng thời kỳ. • Như vậy, mục tiêu chính sách xuất phát từ đường lối, chủ trương của Đảng khởi xướng.
- 3.1.Căn cứ vào định hướng chính trị của đảng cầm quyền • Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách phát triển kinh tế, xã hội và môi trường theo định hướng như: • Chính sách kinh tế nhiều thành phần; • Chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư trong và ngoài nước; • Chính sách phát triển giáo dục và bảo vệ môi trường v.v
- HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ của Nước CHXHCNVN (The Political system of SRV) CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG CSVN NHÀ NƯỚC CT-XÃ HỘI (The Political (The State) system of VN) (Political Social Organizations) LẬP PHÁP TƯ PHÁP HÀNH PHÁP (QUỐC HỘI) (TAND (CHÍNH PHỦ) The National &VKSND) The Government Assembly The Judiciary
- HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ CHỦ NGHIÃ XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 1992 Điều 4 • Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. • Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
- VĂN KIỆN Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC (Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001-2010) Mục tiêu cụ thể của chiến lược M1 M2 M3 M4
- 3.2.Căn cứ vào quan điểm phát triển của chủ thể • Đường lối phát triển của một chế độ xã hội do Đảng cầm quyền lựa chọn. • Quan điểm phát triển của chủ thể xuất phát dựa trên đường lối, chủ trương của Đảng cầm quyền.
- • Chủ thể của quản lý nhà nước: Các cơ quan trong bộ máy nhà nước. • Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan, cán bộ, công chức hành chính nhà nước trong hệ thống Chính phủ từ Trung Ương đến cơ sở.
- 3.3.Căn cứ vào nguyên tắc hoạch định chính sách • Nguyên tắc vì lợi ích công cộng là nguyên tắc hàng đầu của một chính sách. • Nguyên tắc hệ thống: để đảm bảo cho mục tiêu, biện pháp của chính sách không gây ra mâu thuẫn trong hệ thống.
- 3.3.Căn cứ vào nguyên tắc hoạch định chính sách(tt) • Nguyên tắc hiện thực: Để đảm bảo cho chính sách được ban hành phù hợp với các điều kiện hiện có, làm cho chính sách có tính khả thi cao và đảm bảo được tính kế thừa, liên tục trong hệ thống.
- 3.3.Căn cứ vào nguyên tắc hoạch định chính sách(tt) • Nguyên tắc quyết định đa số: Để đảm bảo chính sách được xây dựng bởi nhiều người, cơ quan, tổ chức. => minh họa theo sơ đồ sau:
- Quyết định thực hiện CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG (Vụ) -Các tổ chức xã hội VĂN BẢN -Các nhà khoa PHÁP QUI học Đệ Hội trình đồng CHÍNH -Chính quyền chính PHỦ các cấp Chính sách sách LUẬT -Cơ quan truyền thông - Dân chúng QUỐC HỘI Chuyển thông qua Sơ đồ hoạch định chính sách công theo đa số
- 3.4.Căn cứ vào năng lực thực tế của đối tượng thực thi chính sách • Đối tượng thực thi bao gồm các tầng lớp nhân dân trong xã hội có cùng nguyện vọng phát triển vì mục tiêu chung. • Tính khả thi của chính sách phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện chính sách của các đối tượng, là yếu tố mang tính quyết định.
- 3.4.Căn cứ vào năng lực thực tế của đối tượng thực thi chính sách • Kết quả thực hiện chính sách của các đối tượng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó quan trọng nhất là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các đối tượng. • Khi hoạch định chính sách chủ thể quản lý phải căn cứ vào trình độ của các đối tượng thực thi để xác định mục tiêu, biện pháp cho thích hợp.
- • Đối tượng của quản lý nhà nước: toàn thể nhân dân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia • Khách thể của quản lý nhà nước: các hành vi, hoạt động của con người, tổ chức thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- 3.4.Căn cứ vào năng lực thực tế của đối tượng thực thi chính sách • Vì vậy, mục tiêu, biện pháp chính sách phải cụ thể, rõ ràng để các đối tượng thực thi chính sách không thể hiểu sai về nội dung chính sách.
- 3.5.Căn cứ vào tình trạng pháp luật • Chính sách và pháp luật là những công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý và phát triển xã hội. • Tình trạng pháp luật: ổn định hay không, thay đổi nhanh/chậm? Phù hợp với hội nhập Quốc tế ? Hệ thống văn bản dưới luật ổn định? Sửa chữa/thay đổi?
- 3.5.Căn cứ vào tình trạng pháp luật • Trong hệ thống công cụ quản lý Nhà nước thì chính sách và pháp luật có mối quan hệ khá đặc biệt, chúng vừa làm cơ sở cho nhau, vừa thúc đẩy nhau phát triển.
- 3.5.Căn cứ vào tình trạng pháp luật • Chính sách tác động đến các mối quan hệ xã hội trước và toàn diện hơn so với pháp luật. Chính sách là công cụ thể hiện thái độ chính trị của đảng cầm quyền để dẫn dắt các quan hệ xã hội diễn ra theo định hướng, vì thế pháp luật dựa vào đó để ban hành các qui định cụ thể cho mỗi loại quan hệ.
- 3.5.Căn cứ vào tình trạng pháp luật • “Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đờ sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.” Điều 5 hiến pháp năm 1992.
- 3.5.Căn cứ vào tình trạng pháp luật • “Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.” Điều 15 hiến pháp năm 1992.
- 3.5.Căn cứ vào tình trạng pháp luật • Khi các đạo luật được ban hành và đi vào đời sống sẽ giúp cho các quan hệ xã hội diễn ra có trật tự theo định hướng thống nhất với các chính sách hiện hành.
- 3.6.Căn cứ vào môi trường tồn tại của chính sách công • Trong mỗi quốc gia, các chính sách phải tồn tại với môi trường phong phú, đa dạng bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tự nhiên, quốc tế v. v • Các môi trường này biến động không đều nhau trong từng thời kỳ phát triển, chúng tác động phức tạp đến sự tồn tại của chính sách.
- 3.6.Căn cứ vào môi trường tồn tại của chính sách công • Như trong môi trường xã hội lành mạnh có trình độ dân trí cao, đời sống dân cư tốt, tập quán sinh sống văn minh, truyền thống dân tộc thống nhất và có nền dân chủ phát triển thì các chính sách sẽ đi vào đời sống được thuận lợi và nhanh chóng phát huy tác dụng.
- Môi trường tồn tại của chính sách công Môi trường Môi trường Văn hóa Chính trị Chính sách Môi trường Môi trường Kinh tế Xã hội Chính sách công Môi trường Môi trường tự nhiên Pháp lý Môi trường Quốc tế
- 4.Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách ➢Yếu tố quyền lực của chủ thể hoạch định chính sách ➢Yếu tố năng lực của chủ thể hoạch định chính sách ➢Yếu tố tiềm lực của Nhà nước ➢Yếu tố tiềm lực của đối tượng thực thi chính sách
- Quyền hạn Kết quả Trách Hiệu Hiệu So nhiệm lực quả sánh Năng lực Chi phí
- Quyền hạn của người lãnh đạo. Chuyên quyền Quyền hạn • Không điều hành được
- 4.1. Yếu tố quyền lực của chủ thể hoạch định chính sách • Quyền lực của chủ thể sử dụng tuỳ thuộc vào nguồn gốc phát sinh và bản chất quyền lực. • Như: – Quyền lực của nhà nước; – Quyền lực của các tổ chức kinh tế, xã hội khác (khu vực tư).