Bài giảng Cải cách thủ tục hành chính từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay

•Với những chỉ đạo liên tục, sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, qua thời gian gia nhập WTO, các hoạt động cải cách thủ tục hành chính đã đạt được những kết quả bước đầu:

Thứ nhất, rà soát, sửa đổi và bãi bỏ nhiều thủ tục bất hợp lý cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, đơn giản hóa nhiều quy trình và thủ tục hành chính 

Thứ ba, thực hiện công khai hóa các thủ tục hành chính, quy chế làm việc của các cơ quan hành chính để người dân biết thực hiện và giám sát

Thứ tư, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Theo thống kê, cho đến nay, hầu hết các cơ quan hành chính các cấp có quan hệ trực tiếp đến việc giải quyết các thủ tục hành chính đối với tổ chức, doanh nghiệp và người dân đã thực hiện cơ chế “một cửa”.

ppt 22 trang hoanghoa 07/11/2022 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cải cách thủ tục hành chính từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_tu_khi_viet_nam_gia_nh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Cải cách thủ tục hành chính từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay

  1. • - Thủ tục vẫn còn nhiều phức tạp, không rõ, không nhất quán. Không chỉ còn nhiều thủ tục mà mỗi thủ tục cũng còn rất phức tạp. • Bên cạnh các yêu cầu hiện hành, nhiều thủ tục còn đặt ra thêm các yêu cầu mới. • Nhiều thủ tục giải thích không rõ ràng, không nhất quán khiến cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân hết sức bức xúc khi phải thực hiện • - Việc áp dụng công nghệ thông tin vẫn còn những bất cập do hệ thống thông tin của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố chưa hoàn chỉnh. Các dịch vụ trực tuyến với người dân mới được bắt đầu. Sự phối hợp giữa việc tin học hóa, xây dựng chính phủ điện tử với quá trình thực hiện cải cách hành chính chưa có sự phối hợp chặt chẽ
  2. • - Quy chế làm việc, phục vụ tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân vẫn còn phiền hà. • Quy chế làm việc, tiếp công dân của nhiều cơ quan vẫn còn những quy định tạo sự thuận lợi cho cơ quan quản lý mà ít chú ý đến việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. • Nhiều quy chế không quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức khi giải quyết các thủ tục cho người dân, doanh nghiệp nên khi thụ lý công việc nhiều cán bộ, công chức không nói rõ ngay từ đầu những yêu cầu hồ sơ, tài liệu cần có khiến cho người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần; tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan chưa cao, còn có biểu hiện quan liêu, sách nhiễu.
  3. Sự tồn tại của tình hình trên là do những nguyên nhân như: các bộ, ngành, chính quyền địa phương vẫn còn chưa muốn buông việc quản lý hành chính đối với hoạt động kinh tế. • Trong quản lý, các cơ quan nhà nước vẫn muốn giành thuận lợi cho mình, trong khi chúng ta vẫn chưa có quy định đủ mạnh để buộc các bộ, ngành, địa phương phải thay đổi cách quản lý này; • tổ chức bộ máy hành chính vẫn còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ vẫn còn chồng chéo, chưa rõ ràng, một công việc, một đối tượng vẫn chịu nhiều thủ tục quản lý của nhiều cơ quan khác nhau; • đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa ngang tầm, chưa dám chịu trách nhiệm; chế độ đãi ngộ chưa tương xứng
  4. Để tiếp tục thực hiện đúng các cam kết khi gia nhập WTO, đồng thời đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cải cách về thủ tục hành chính tốt hơn trong thời gian tới. • Để làm được điều đó cần tập trung làm tốt các công việc sau đây:
  5. • Một là, đẩy mạnh đổi mới tư duy trong công tác quản lý nhà nước. • Cần phải chuyển mạnh hơn nữa tư duy quản lý sang tư duy phục vụ theo hướng nhân dân được làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm và cơ quan nhà nước, công chức chỉ được làm những gì mà luật pháp quy định, để tránh việc các cơ quan quản lý, cán bộ, công chức tùy tiện đặt ra các yêu cầu đối với cá nhân, doanh nghiệp trong quan hệ với Nhà nước; • cải cách về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ, ngành, mỗi cấp hành chính, tránh sự chồng chéo về nhiệm vụ, thẩm quyền, giảm bớt đầu mối quản lý đối với một việc, qua đó giảm bớt các thủ tục không cần thiết; rà soát, loại bỏ các thủ tục bất hợp lý, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính.
  6. Các thủ tục hành chính được ban hành phải dễ hiểu, dễ thực hiện. Các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm túc Đề án đơn giản hóa các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Chính phủ, đẩy nhanh tiến độ về thời gian.
  7. • Hai là, công bố công khai các thủ tục (các biểu mẫu, các loại giấy tờ) và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định để nhân dân biết và thực hiện thuận lợi, đồng thời giúp cho việc đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng có hiệu quả; • hoàn thiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại các cơ quan hành chính nhà nước và mở rộng sang áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp công như bệnh viện, trường học • Trong quá trình hoàn thiện cơ chế “một cửa liên thông” cần xem xét để giảm bớt đầu mối, bỏ cấp trung gian, hình thành các cơ quan quản lý có tính chất tổng hợp liên ngành, bảo đảm cơ sở vững chắc để thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” thực sự hiệu quả.
  8. • Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhằm bảo đảm thông tin về những thủ tục hành chính đến tổ chức, doanh nghiệp và người dân một cách nhanh nhất, rõ ràng, công khai, đồng thời tạo cơ sở tiến tới mở rộng việc thực hiện cung cấp các thủ tục hành chính qua mạng điện tử. • Trước mắt, khẩn trương đẩy nhanh việc mở rộng và hoàn thiện quy trình thông quan điện tử tại các cục hải quan điện tử, việc kê khai thuế tại các cục thuế và trong một số lĩnh vực có nhiều tiếp xúc với người dân; • thực hiện Quyết định số 144/2006/QĐ-Ttg của Thủ tướng về áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt ưu tiên xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho các thủ tục và đơn vị trực tiếp có liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân.
  9. • Bốn là, nâng cao năng lực, trình độ giải quyết công việc của cán bộ công chức. • Nâng cao thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc giải quyết công việc theo tinh thần phục vụ người dân. • Đồng thời có chế độ thỏa đáng cho những người chịu trách nhiệm giải quyết các thủ tục hành chính để khuyến khích họ giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn, không gây phiền hà; • xử lý nghiêm những công chức, cơ quan hành chính các cấp tùy tiện đặt ra các quy định trái pháp luật, trái thẩm quyền, gây khó khăn, phiền nhiễu cho người dân.
  10. • Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính trong việc cải cách thủ tục hành chính và quản lý, giáo dục cán bộ, công chức cung cấp dịch vụ hành chính cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân; • có những hình thức thích hợp để tiếp xúc, trao đổi, đối thoại với tổ chức, doanh nghiệp và người dân qua đó có thể lắng nghe, tiếp thu những đánh giá, phản ánh về các thủ tục hành chính liên quan đến họ, cũng như tinh thần thái độ phục vụ của cơ quan hành chính, của cán bộ, công chức để có những biện pháp, giải pháp khắc phục