Thị trường tự do có làm xói mòn nhân cách đạo đức hay không?

Có một sự trùng hợp thú vị, là khi khóa học diễn ra, Ban tổ chức mới biết rằng một Khách
mời của chương trình là dịch giả Phạm Nguyên Trường, người ủng hộ kinh tế thị trường và chủ
nghĩa tự do, cũng đã dịch tập tiểu luận này từ trước đó, và đăng tải trên blog cá nhân của ông.
Toàn bộ phần dịch của ông đã được VEPR công bố trong Tác phẩm Dịch DC-15: Thị trường tự
do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không?.
Sự trùng hợp này cho thấy những người cùng chia sẻ một mối quan tâm, hay rộng lớn hơn,
một lý tưởng, thường dễ dàng gặp nhau, dù không hẹn trước.
Hai phiên bản tiếng Việt của tập tiểu luận có hơi khác nhau một chút (phiên bản của ThS.
Phạm Nguyễn Hoàng theo sát bản được công bố trên trang web của Quỹ John Templetion, còn
bản của dịch giả Phạm Nguyên Trường có nhiều hơn một tiểu luận, và được sắp xếp theo thứ tự
khác), nhưng đều là những bản dịch có chất lượng cao, thể hiện công phu và tâm huyết của
người dịch. Để độc giả có thêm điều kiện tham khảo, VEPR trân trọng công bố cả hai phiên bản
tiếng Việt. Bản dịch này của ThS. Phạm Nguyễn Hoàng được đánh số DC-16, với tựa đề: Thị
trường tự do có làm xói mòn nhân cách đạo đức hay không?. 
pdf 53 trang hoanghoa 07/11/2022 7280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thị trường tự do có làm xói mòn nhân cách đạo đức hay không?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfthi_truong_tu_do_co_lam_xoi_mon_nhan_cach_dao_duc_hay_khong.pdf

Nội dung text: Thị trường tự do có làm xói mòn nhân cách đạo đức hay không?

  1. trường tự do và kế hoạch hoá tập trung. Trong thực tế lịch sử, cả hai mô hình này đều không tồn tại dưới hình thức do những người cổ suý nó hình dung. Sự lựa chọn thật sự là giữa những sự pha trộn khác nhau của các thị trường và cơ chế quản lý, và không có mô hình nào trong số này sẽ là tốt lành hoàn toàn về mặt đạo đức. Một sự pha trộn hợp lý không thể đạt được bằng cách áp dụng một mô hình lý tưởng về nền kinh tế nên vận hành như thế nào. Những sự kết hợp khác nhau sẽ là tốt nhất trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Nhưng có một điều rõ ràng: một nền kinh tế thị trường hiện đại không thể hoạt động mà không có một thước đo về sự suy thoái đạo đức. 10
  2. Bài 3: Đúng, Nhưng Garry Kasparov Cựu vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov là lãnh đạo của liên minh ủng hộ dân chủ có tên Một nước Nga khác. Ông là tác giả của một cuốn sách về việc ra quyết định: “Cuộc sống mô phỏng cờ vua như thế nào”, và diễn thuyết trước giới kinh doanh ở nhiều nước. Ông hiện đang sống tại Mát-xcơ-va. Thị trường tự do là một lò lửa cạnh tranh có thể tạo ra nền tảng cho nhân cách con người. Cạnh tranh là khốc liệt, và khi sự sinh tồn bị đe dọa, sẽ không còn chỗ trống nào cho đạo đức. Nhưng để nói lại lời của Churchil, cho dù có những thiếu sót, một thị trường tự do vẫn ưu việt hơn tất cả các thoả thuận kinh tế khác đã từng diễn ra. Trước hết có vẻ rõ ràng là một hệ thống dựa hoàn toàn vào tính tư lợi sẽ dẫn tới sự mục ruỗng đạo đức cá nhân. Nếu bạn tạm dừng ngay việc trợ giúp anh em mình trong lúc đấu tranh giành vị trí dẫn đầu – để chiến đấu với đối thủ cạnh tranh, để tối đa hoá thu nhập, để mua một ngôi nhà lớn hơn – bạn sẽ bị vượt qua ngay bởi những người không có những mối quan tâm này. Trong một thị trường hoàn toàn tự do, liệu có thể tồn tại một sự cân nhắc như thế nào nhằm lợi ích của một người anh em? Bất chấp bản chất dường như là tàn bạo của các lực lượng thị trường không có quản lý, có hai con đường quan trọng theo đó có thể cải thiện phúc lợi xã hội, phần nhiều giống như định luật của Darwin tạo ra các dạng thức cuộc sống thích nghi tốt nhất. Thứ nhất, nếu nhân cách đạo đức do xã hội đánh giá, nó có thể nằm trong lợi ích của một người nhằm thực hành và thuyết giáo hành vi đạo đức. Dường như có ít ý nghĩa đối với một công ty khi họ đóng góp một phần lợi nhuận vào quỹ từ thiện khi đồng tiền đó thay vì thế có thể dùng cho việc nâng cao vị thế cạnh 11
  3. tranh của công ty. Nhưng chúng ta biết rằng việc đóng góp này có thể nâng cao hình ảnh của công ty theo cách nó nâng cao vị thế cạnh tranh. Trong một thị trường tự do, sự nổi tiếng được dựa trên quan điểm chung, và nhận thức có thể trở thành một lợi ích vật chất. Thứ hai, nếu xã hội (hoặc ít nhất là đa số trong xã hội) đạt tới một điều mà ta gọi là trạng thái thặng dư, trong đó sự sống còn không còn phải lo lắng, mọi người đều có được sự thoả mãn nhân cách đạo đức của mình. Không ai sẽ lấy đi thức ăn đang được thèm khát khỏi miệng của chính đứa con của mình để đem đi cho một đứa trẻ nhà khác. Sự trao tặng và bản năng đạo đức của chúng ta tồn tại, nhưng chúng xếp sau đòi hỏi phải phát triển. Tính hào phóng làm cho lòng từ thiện trở nên khả thi. Tất nhiên, có những ngoại lệ đối với cả hai quy tắc này, mặc dù chúng chỉ làm mạnh thêm hoàn cảnh chung cho thị trường tự do. Khi thiếu cạnh tranh thực sự, không có lợi thế thương mại nào cho hành xử đạo đức. Điều này được chứng minh quá rõ qua hành vi keo kiệt của các thế lực do Nhà nước bợ đỡ hoạt động ở nước Nga hiện nay. Một nhóm chi phối đơn giản chẳng quan tâm đến danh tiếng. Những quốc gia giàu tài nguyên như Arập Xê út và (ngày càng rõ và thật không may) nước Nga có thể tạo ra tài sản thặng dư bất chấp nền kinh tế mệnh lệnh và nạn tham nhũng có thể viết thành sách. Nhưng có một sự thặng dư có được mà không cần trách nhiệm – đối với nhân công, cổ đông, và người tiêu dùng (hoặc cử tri, tôi có thể thêm vào) – dẫn tới tham nhũng đủ loại hình. Hầu hết tất cả các quốc gia đang hưởng lợi nhiều nhất từ giá năng lượng tăng cao kỷ lục gần đây đã sử dụng tài sản không làm mà có này để khống chế quan điểm bất đồng và bảo tồn những chế độ hà khắc nhất thế giới này. Những người phụ thuộc vào thiện chí của hàng xóm có xu hướng hành động đạo đức. Các công ty dựa vào sự trung thành của nhân công, sự ưu ái của người tiêu dùng, và sự ủng hộ của các nhà đầu tư cũng như vậy (để nói thật, nếu phải đạo đức như họ cần có). Và các chính phủ dựa trên sự tham gia và đóng thuế của công dân cũng như vậy. Mặc dù sự theo đuổi không ngừng của tính tư lợi có thể mua chuộc, một thị trường tự do rõ ràng tạo ra những động lực cho hành vi đạo đức. Những hệ thống khác thiếu những động lực cụ thể này. Những nhà tư tưởng xã hội không tưởng ở thế kỷ 19 đã chắc chắn rằng một thiên đường xã hội chủ nghĩa toàn cầu là không thể tránh khỏi. Nhìn quanh những sự quá đáng của cách mạng công nghiệp, đặc biệt là tại Vương quốc Anh và nước Mỹ, họ tưởng tượng về một tương lai trong 12
  4. đó sự hoà thuận sẽ thay thế đấu tranh và sự hợp tác vô tư sẽ thay thế cạnh tranh tàn độc. Đây là một phản ứng có thể thông cảm và hiểu được đối với sự chịu đựng mang lại bởi các lực lượng thị trường tự do không được kiềm chế và chưa tạo ra tập hợp lớn giá trị thặng dư. (Người ta có thể chỉ vào hàng triệu người nghèo đói trên thế giới hiện nay và tranh luận rằng chúng ta vẫn không đủ giàu có để tin tưởng vào thị trường tự do). Chắc chắn rằng họ nghĩ sẽ phải có một cách tốt hơn trong một tương lai tươi sáng hơn. Giấc mơ xã hội chủ nghĩa chỉ dựa một phần trên sự bất mãn với hiện trạng tư bản chủ nghĩa. Nó cũng một phần là niềm tin vào tính bản thiện của con người. Đối với cơ hội và nền giáo dục đầy đủ, những người lý tưởng tin rằng, con người sẽ hy sinh lợi ích riêng trước mắt để đổi lấy một điều tốt hơn. Điều đó đến lượt mình cuối cùng sẽ tạo ra sự dư thừa thoải mái cho tất cả và chấm dứt nỗi khổ trên diện rộng của con người. Có thể sẽ có ít sự thống khổ trong một thế giới trong đó con người ước vọng sự hoà thuận và mãn nguyện hơn là cạnh tranh và đạt được. Nhưng thế giới đó không tồn tại. Chúng ta là sản phẩm của tổ tiên chúng ta đấu tranh để tồn tại. Và chúng ta rất nguy hiểm đã phủ nhận những bản năng của chúng ta. Khi đối mặt với ước muốn tự nhiên trong con người chúng ta, sự khao khát trỗi dậy về bình đẳng đã nhanh chóng biến thành sự bình đẳng ép buộc. Các động lực tự tạo của hành vi đạo đức được thay thế bằng các sắc lệnh và trừng phạt. Cà rốt nhường đường cho cây gậy. Tôi dành nửa đời mình sống dưới chế độ này ở Liên Xô. Ở đó, nguyện vọng của mỗi một người bị đè nén và dồn vào những gì đã được dự định là định mệnh vĩ đại quốc gia. Nhưng nếu không có sự tham gia tự nguyện của toàn thể công dân, nhân cách đạo đức không thể được trao hoặc thiết lập mà không có bản thân ý chí tự do. Liên Xô nhanh chóng rơi vào chế độ độc tài và khủng bố giống như là nhiều quốc gia cộng sản khác. Sự thay thế không phải là tình trạng vô chính phủ; một xã hội không phải là xã hội đáng sống nếu không có quy tắc luật pháp và sự bảo vệ những nhóm thiểu số về chính trị, tôn giáo và kinh doanh. Thay vào đó, sự lựa chọn là một hệ thống trong đó tự do cá nhân được kết hợp với các động lực hành xử một cách đạo đức. Kinh tế thị trường tự do –cùng với dân chủ, đó là thị trường tự do của các ý tưởng – là gần nhất với những gì mà chúng ta vừa bàn. Vì thế, đúng, thị trường tự do có thể dẫn tới việc mua chuộc nhân cách đạo đức. Bản chất của con người luôn là muốn nhiều hơn, và thị trường tự do cho phép những ham muốn này với ít 13
  5. sự bảo vệ cho những người không phát triển được. Nhưng cố gắng kiềm chế những bản năng và ham muốn con người này sẽ dẫn tới những tội ác lớn hơn. Tất cả những bằng chứng cần có có thể tìm thấy trong thế kỷ qua tại nước Nga, từ Nga hoàng đến Liên Xô và đến chế độ cầm quyền hiện nay của Putin./. 14
  6. Bài 4: Không Qinglian He Qinglian He là một nhà kinh tế học người Trung Quốc và từng là một biên tập viên cao cấp của “Nhật báo pháp luật Thâm Quyến”. Bà là tác giả của bài viết: “Những cạm bẫy của hiện đại hoá: Các vấn đề kinh tế và xã hội của Trung Quốc đương đại” và “Màn khói của sự kiểm duyệt: Kiểm soát báo chí ở Trung Quốc.” Trong những thế kỷ qua, thế giới đã chứng kiến nhiều con đường theo đó một thị trường tự do hiệu quả gia tăng các tiến bộ vật chất và xã hội trong khi tăng cường các nhân cách đạo đức. Ngược lại, những người đã sống trong sự cạnh tranh hiện đại sơ khai của thị trường tự do dưới nền kinh tế kế hoạch hoá do ý thức hệ chi phối đã phải phải chịu đựng khi hoạt động kinh tế bị đình trệ, xã hội dân sự bị tàn lụi, và đạo đức bị suy thoái. Trong những thập kỷ gần đây, những nền kinh tế kế hoạch hoá đã sụp đổ trong sự mâu thuẫn của chính nó, môi trường không tưởng này đã chứng tỏ là sự thất bại mang tính hệ thống. Những công dân đã phải chịu đựng nhiều năm trong khủng hoảng kinh tế, đạo đức và chính trị đã háo hức loại bỏ nó. Tất nhiên, nền kinh tế thị trường không phải là một hệ thống hoàn hảo. Nhưng những khuyết tật của thị trường bắt nguồn từ những hoạt động và sự thúc đẩy của những người tham gia trong đó hơn là do từ bản thân thiết kế thị trường. Kinh nghiệm đã dạy chúng ta rằng một thị trường tự do có mối liên hệ mật thiết với một xã hội tự do. Trong những xã hội tự do, con người có thể hành động tốt hơn cùng nhau để cải thiện cuộc sống của họ. Xã hội tự do ban cho con người cơ hội làm cho những hệ thống chính trị và xã hội của chính họ trở nên công bằng hơn. Nói chung, những hoạt động này hỗ trợ hơn là làm xói mòn đạo đức. 15
  7. Từ một góc nhìn so sánh lịch sử, chúng ta có xu hướng định nghĩa thị trường như là một hệ thống kinh tế xã hội hoàn thiện, bao gồm cả các thiết chế kinh tế, quan hệ xã hội và nền văn hoá. Nhưng khi chúng ta phân tích mối quan hệ giữa thị trường và đạo đức, sẽ hợp lý nếu sử dụng một định nghĩa hẹp hơn về thị trường như là những quy tắc điều phối hoạt động kinh tế. Vậy thị trường hay đạo đức là tác nhân rõ nhất trong phân tích của chúng ta? Chúng ta phải thừa nhận rằng những phán xét đạo đức về các hoạt động kinh tế xã hội đặc thù là khác với những phán xét đạo đức về các quy tắc thị trường. Các giá trị và đao đức kinh doanh định hình hành vi của các nhân vật kinh tế. Nếu hoạt động của họ kéo theo những hệ quả không được ưu thích hoặc không dự kiến, chúng ta nên tìm kiếm một sự giải thích trước hết là trong các định chế xã hội hỗ trợ thị trường chứ không phải là bản thân các quy tắc thị trường. Những thảo luận về “đạo đức hoá thị trường” - nghĩa là về viêc làm mềm đi một vài hậu quả của tăng trưởng hoặc là từ sự mở rộng toàn cầu của thị trường – được giải quyết tốt nhất là với những ưu tiên văn hoá xã hội của các thành viên kinh tế. Các quốc gia, các tổ chức quốc tế, hoặc những nhóm và phong trào dân sự phải giúp định hình những giá trị mới và những mối quan tâm về đạo đức trước khi họ có thể hy vọng định hình những quy tắc thị trường và chứng kiến hành vi được mong ước hơn. Tất cả các hoạt động kinh tế đều được gắn vào các hoàn cảnh văn hoá xã hội. Từ thế kỷ thứ 10 ở Trung Quốc đến thế kỷ 21 ở châu Âu, tiêu dùng và sản xuất đã vận hành theo các giá trị đạo đức phổ biến. Và trong tất cả các hoàn cảnh lịch sử, cái nhìn đạo đức đã luôn được liên hệ với các tín ngưỡng tôn giáo. Ví dụ, có một nhận thức ngày nay là người dân theo tôn giáo ở các nước Đông Á có xu hướng lương thiện trong kinh doanh. Ngược lại, ở Trung Quốc đương đại, nơi tôn giáo đã từng bị cấm và vẫn còn bị kiểm soát một cách chặt chẽ bởi Nhà nước, đạo đức nghèo nàn trong kinh doanh trở nên phổ biến trong khi kinh tế thị trường đang bén rễ. Các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến góc nhìn đạo đức. Sự toàn cầu hoá về kinh tế và văn hoá trong những thập kỷ gần đây đã du nhập vào các nước đang phát triển không chỉ các thiết chế kinh tế mới mà còn là các thể thức và giá trị của phương Tây vốn liên tục thay đổi. Xu hướng nổi lên gần đây là các sản phẩm tiêu dùng thân thiện môi trường và sự thiết lập các chuẩn mực quốc tế về điều kiện làm việc, giống như là trong bộ 8000 chuẩn mực về trách nhiệm xã hội được xây dựng một thập kỷ trước. Cả hai đều là các ví dụ nổi bật của việc dịch chuyển tập tục, 16
  8. nhưng yếu tố sau đã có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đối với các nước như Trung quốc, nơi đã cải thiện các điều kiện làm việc trong nhiều nhà máy trước đây vốn là các cơ sở lao động khổ sai. Sự điều chỉnh căn bản các giá trị đạo đức đang xảy ra trong các xã hội chuyển đổi hiện nay, giống như là các nền kinh tế kế hoạch hoá đã từng biệt lập trước đây hiện nay đang được chuyển hoá thành các hệ thống thị trường có tính kết nối. Chắc chắn là di sản của các tổ chức mang tính thống kê và vai trò của các thành phần chủ đạo có thể làm chậm hoặc cản trở sự điều chỉnh này. Ở châu Âu, sự hội nhập của các nước khối Sô viết cũ vào hệ thống thương mại tự do của châu lục dường như không phải kéo theo nhiều hậu quả đạo đức tiêu cực. Nhưng ở Trung quốc, người ta có thể dễ dàng tìm thấy bằng chứng về sự xuống dốc của cả đạo đức và triết lý kinh doanh. Ảnh hưởng chính trị và các vị trí cơ quan chính phủ được mua bán bằng tiền, hối lộ giải thoát người ta khỏi án phạt hình sự, chủ lao động trẻ em hiếm khi bị phạt, và buôn bán máu và các bộ phận cơ thể người trở thành một hiện tượng phổ biến. Tất cả những hoạt động này là bất hợp pháp tại Trung quốc, nhưng chính phủ đều dung thứ. Rõ ràng là đất nước này vẫn còn xa mới đạt được quy tắc luật pháp. Thật vậy, nó được cai quản bởi một nhóm chính trị đứng trên luật pháp. Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) đang đấu tranh chống lại những vấn đề phiền toái này, nhưng hoạt động của họ bị kiểm soát một cách chặt chẽ và mỗi một tổ chức phải được giám sát bởi một cơ quan chính phủ. Thay vì tiến hành các hoạt động mang tính quyết định để ngăn cấm các hoạt động “bất hợp pháp” về mặt danh nghĩa này, chính phủ đã nỗ lực rất lớn kiểm soát báo chí và tranh luận trên Internet về “những tin tức tiêu cực ảnh hưởng nguy hại đến hình ảnh chế độ.” Vậy điều gì đáng trách đối với sự phi đạo đức hoá quá trình phát triển tại Trung quốc – bản thân thị trường tự do hay sự thất bại của Nhà nước và riêng với nhóm cầm quyền? Những người thiết lập và đảm bảo thực thi các quy tắc của mỗi thị trường đóng vai trò tối quan trọng. Điều này đặc biệt đúng ở Trung quốc, nơi chính phủ và các quan chức đảng lập ra luật pháp và giám sát các hoạt động kinh tế cho dù thậm chí bản thân những người này cũng tìm cách kiếm lợi. Chính sự dung thứ của họ đối với các hoạt động phi đạo đức, chứ không phải là sự tăng trưởng của thị trường tự do, đã bóp méo trật tự đạo đức của xã hội Trung quốc. Dựa trên kinh nghiệm gần đây của Trung quốc, tôi có thể rút ra ba bài học quan trọng. Trước hết, cho dù có tất cả các bài viết tán dương trên báo chí quốc tế, ảnh hưởng của chính phủ Trung quốc đối với thị trường chưa phải là tích cực một cách tuyệt đối. Thứ hai, một thị trường bền 17
  9. vững và mạnh đòi hỏi một cấu trúc chính trị dân chủ. Thứ ba, việc theo đuổi phát triển đạo đức là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng đối với Trung quốc so với việc khuyến khích phát triển kinh tế./. 18
  10. Bài 5: Tất nhiên là như vậy Micheal Walzer Micheal Walzer là giáo sư danh dự tại Trường Khoa học Xã hội thuộc Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton, bang New Jersey. Ông tham gia làm biên tập viên cho “Cộng hoà mới” (New Republic), đồng biên tập cho “Bất đồng ý kiến”, và gần đây nhất là tác giả của “Suy ngẫm theo chính trị” (Thinking politically). Cạnh tranh trên thị trường đặt mọi người vào sức ép lớn phải phá vỡ các quy tắc hành xử tao nhã và sau đó tạo ra lý do để làm điều đó. Chính sự hợp lý hoá này – việc cần phải liên tục tự lừa dối mình để đáp ứng điều mấu chốt nói trên và vẫn cảm thấy bình thường về điều đó – đã làm xói mòn nhân cách đạo đức. Nhưng bản thân điều này không phải là một luận điểm chống lại thị trường tự do. Hãy nghĩ về những cách thức mà nền chính trị dân chủ cũng làm hỏng nhân cách đạo đức. Cạnh tranh vì quyền lực chính trị đưa người ta vào sức ép lớn – hét lên những lời nói dối tại các cuộc mít-tinh với công chúng, hứa suông những điều mà họ không thể làm, nhận tiền từ các nhân vật mờ ám, và thoả hiệp các nguyên tắc không nên bị thoả hiệp. Tất cả những điều đó phải được bảo vệ bằng cách nào đó, và nhân cách đạo đức không tồn tại được qua sự bảo vệ này, ít nhất cũng không tiếp tục được mà không bị ảnh hưởng. Song những thói xấu hiển nhiên này không tạo nên một quan điểm ngược lại dân chủ. Để chắc chắn, cạnh tranh kinh tế và chính trị cũng tạo ra những dự án mang tính hợp tác nhiều loại khác nhau – đối tác, công ty, đảng phái, hiệp hội. Trong phạm vi những dự án này, sự cảm thông, tôn trọng lẫn nhau, tình hữu nghị, và sự đoàn kết được phát triển và củng cố. Mọi người sẽ học sự tính toán mang tính hợp tác trao và nhận. Họ đảm nhận các vị trí, chấp nhận rủi ro, và tạo lập các liên minh. Tất cả các quá trình này xây dựng nên nhân cách. Nhưng do lợi ích quá cao nên các bên tham gia trong các hoạt động này cũng học được cách giám sát và không tín 19
  11. nhiệm lẫn nhau, che đậy các kế hoạch của mình, phản bội bạn bè, và – như chúng ta biết- từ Watergate tới Enron. Họ trở thành các “nhân vật” trong các câu chuyện tương tự nhau về tham nhũng công ty, rắc rối chính trị, cổ đông bị lừa gạt, và các cử tri bị lừa dối. Hãy để người mua thận trọng! Hãy để cử tri thận trọng. Có cách nào làm cho cạnh tranh kinh tế và chính trị an toàn đối với những người có đạo đức. Chắc chắn là không thể làm điều đó hoàn toàn an toàn được. Thị trường tự do và bầu cử tự do vẫn nguy hiểm một cách cố hữu đối với tất cả các bên tham gia, không chỉ bởi vì con người, sản phẩm, hay chính sách sai có thể đã thắng thế, mà còn là bởi chi phí chiến thắng cho những người, sản phẩm, và chính sách ngay thẳng có thể là quá cao. Tuy nhiên, chúng ta không cư xử những nguy cơ của thị trường và các cuộc bầu cử theo một cách như nhau. Chúng ta làm việc chăm chỉ để thiết lập các giới hạn về cạnh tranh chính trị và mở cửa nền chính trị cho cả những người ít hay nhiều đạo đức tham gia. Ngày nay các chính trị gia không được công nhận rộng rãi như là những tấm gương, một phần bởi vì họ sống phụ thuộc quá nhiều vào con mắt của các phương tiện truyền thông, và mọi tội lỗi, mọi nhược điểm đều được truyền phát ra thế giới. Tuy vậy, những nền dân chủ hiến pháp đã thành công trong việc chặn đứng những hình thức tồi tệ nhất của tham nhũng chính trị. Chúng ta tự do trước ý muốn của các bạo chúa, sự ngạo mạn của giới thượng lưu, sự trấn áp, bắt bớ chuyên quyền, sự kiểm duyệt, các phòng xử án và phiên xử - tuy không quá tự do đến nỗi mà chúng ta không cần phải cảnh giác bảo vệ sự tự do của chúng ta, song cũng đủ tự do để tổ chức sự bảo vệ này. Các chính trị gia nói dối quá thường xuyên hoặc nuốt quá nhiều lời hứa thường có xu hướng thua trong bầu cử. Không, những tham nhũng tồi tệ nhất của cuộc sống chúng ta không phải xuất phát từ chính trị mà là nền kinh tế, và chúng xuất hiện bởi vì chúng ta không có những giới hạn tương tự mang tính hiến pháp đối với hành vi thị trường. Có lẽ thành quả quan trọng nhất của nền dân chủ hiến pháp là tách sự liều lĩnh ra khỏi chính trị. Mất quyền lực không có nghĩa là bị bắn bỏ. Những người ủng hộ phía bên mất quyền lực không bị bắt làm nô lệ hoặc phải sống lưu vong. Lợi ích trong đấu tranh quyền lực là thấp hơn như thường thấy, và nó cải thiện đáng kể sự lựa chọn cách hành xử đạo đức. Nhà nước phúc lợi hiện đại được cho là tiến hành điều tương tự đối với nền kinh tế: hiến pháp hoá thị trường bằng cách đặt ra các giới hạn cho những gì có thể mất. Nhưng trong thực tế, ít nhất tại nước Mỹ, chúng ta không có nhiều trong con đường hiến pháp hoá thị trường. Đối với quá nhiều người, 20
  12. cuộc tranh đấu mang tính cạnh tranh này là khá gần với sự tuyệt vọng. Điều đang rủi ro ở đây là sự sống còn của gia đình, chăm sóc y tế cho con cái, giáo dục tử tế, tước vị cao khi tuổi già. Và những rủi ro như vậy không có chỗ trống dành cho đạo đức. Những người đàng hoàng sẽ hành xử một cách đàng hoàng, và hầu hết con người ta đều tử tế khi họ có thể như vậy. Vẫn như vậy, các hiệu ứng của cuộc đấu tranh là mang tính huỷ hoại một cách chắc chắn. Một thành quả khác của nền hiến pháp là việc đặt ra các giới hạn trong quyền lực chính trị của hầu hết những cá nhân có quyền lực. Họ phải sống với những quyền lực đối chọi, các đảng phái và phong trào đối lập, các cuộc bầu cử định kỳ, một nền báo chí tự do và đôi lúc mang tính chỉ trích. Điểm đầu tiên của những giới hạn này là giảm thiểu các tác hại mà những nhân vật đã suy thoái đạo đức có thể làm. Nhưng một số chính trị gia của chúng ta thực sự đã tiếp thu những giới hạn này một cách vô thức, và đó là một quá trình xây dựng nhân cách quan trọng. Chủ nghĩa thị trường hợp hiến sẽ áp đặt những giới hạn tương tự cho quyền lực kinh tế của những người giàu có nhất. Nhưng rõ ràng một lần nữa chúng ta không có gì nhiều đối với một hiến pháp thị trường. Những giới hạn về quyền lực kinh tế là rất yếu; quyền lực đối chọi của các công đoàn lao động đã bị giảm xuống rất nhiều; hệ thống thuế đang gia tăng luỹ tiến; quản lý ngân hàng, đầu tư, chính sách định giá, và các quỹ hưu trí thì hầu như không tồn tại. Sự kiêu ngạo của giới thượng lưu kinh tế trong vài thập kỷ qua đang thật ngạc nhiên. Và điều này bắt nguồn từ một quan điểm được nhìn nhận rõ ràng là họ có thể làm bất kỳ điều gì muốn. Kiểu quyền lực như vậy, theo như Acton đã viết trước đây, đang trở nên đồi bại một cách sâu sắc. Sự tham nhũng mở rộng đến chính trị, nơi mà ảnh hưởng của đồng tiền có được mà không chịu han chế nào trong các thị trường không bị kiểm soát, làm cho xói mòn nền hiến pháp chính trị. Ví dụ, bạn cần tiền để thực hiện một chiến dịch chính trị (vì một ứng cử viên tốt hoặc một lý do hợp lý), và có ngay một người nào đó- một chủ ngân hàng, một đại gia doanh nghiệp- những người có nhiều tiền và đang cung cấp để đổi lấy một thứ, chính sách hoặc là những luật nào giúp cải thiện vị trí trên thị trường của họ. Phía bên kia cũng đang quyền tiền theo kiểu như vậy nhiều nhất trong phạm vi khả năng. Nhân cách của bên nào sẽ không bị suy thoái đây? Một vài người có thể tranh luận: có phải theo cách này nhân cách được thử thách? Nếu nền hiến pháp thị trường giới hạn quyền lực của cải và nhà nước phúc lợi giảm được nỗi lo nghèo đói, thì chúng ta sẽ có được phẩm giá một cách quá dễ dàng chăng? Có thể là dễ hơn, nhưng không bao giờ là quá dễ. Hãy cân nhắc lại hai điều tương tự sau về mặt chính trị: có phải chúng 21