Tài liệu Một số vấn đề lý luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ

Đặc trưng của chợ:
Chợ có những đặc trưng sau:
• Chợ là một nơi (địa điểm) công cộng để mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ
của dân cư, ở đó bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán và trao đổi hàng
hoá, dịch vụ với nhau.
• Chợ được hình thành do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi hàng hoá,
dịch vụ của dân cư, chợ có thể được hình thành một cách tự phát hoặc do quá
trình nhận thức tự giác của con người. Vì vậy trên thực tế có nhiều chợ đã được
hình thành từ việc quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ của các cấp
chính quyền và các ngành quản lý kinh tế kỹ thuật. Nhưng cũng có rất nhiều
chợ được hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá
của dân cư, chưa được quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ.
• Các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thường được diễn ra
theo một quy luật và chu kỳ thời gian (ngày, giờ, phiên) nhất định. Chu kỳ họp
chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ và tập quán của từng
vùng, từng địa phương quy định.
So sánh chợ với siêu thị:
Theo từ điển Kinh tế thị trường: "Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt
hàng đáp ứng tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng
cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác".
Như vậy, những nét đặc trưng cơ bản của siêu thị khác với chợ là:
• Siêu thị là một cửa hàng bán lẻ.
• Siêu thị áp dụng phương thức tự phục vụ.
• Giá ở siêu thị được niêm yết công khai.
• Siêu thị thường chú trọng ở nghệ thuật trưng bày hàng hoá.
• Siêu thị áp dụng các hình thức quản lý, bán hàng và thanh toán bằng những tiến
bộ của khoa học, công nghệ (tin học, điện tử, khoa học xã hội trong bán
hàng…). 
pdf 28 trang hoanghoa 09/11/2022 5460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Một số vấn đề lý luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_mot_so_van_de_ly_luan_ve_cho_va_mo_hinh_to_chuc_qua.pdf

Nội dung text: Tài liệu Một số vấn đề lý luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ

  1. • Quyết định việc tổ chức đấu thầu theo quy định của Pháp luật để lựa chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê địa điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt. Trong trường hợp số thương nhân đăng ký ít hơn số điểm kinh doanh hiện có, Ban quản lý chợ được quyền quyết định việc lựa chọn thương nhân, không phải tổ chức đấu thầu. • Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt. • Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ. • Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tổ chức đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ. • Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bảo quản cất giữ hàng hoá, cung cấp thông tin thị trường, kiểm định số lượng, chất lượng hàng hoá, vệ sinh môi trường ăn uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật và theo hướng ngày càng văn minh hiện đại. • Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật. • Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chức thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ; tổ chức các hoạt động văn hoá xã hội tại chợ. • Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của Ban quản lý chợ theo quy đinh của pháp luật. • Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Bộ Thương mại. Về tổ chức Ban quản lý chợ có Trưởng ban và có một đến hai Phó trưởng ban. Trưởng ban, Phó trưởng ban do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Trưởng Ban quản lý chợ chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền về toàn bộ hoạt động của chợ và của Ban quản lý chợ. Phó trưởng ban có trách nhiệm giúp trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ do Trưởng ban phân công. Căn cứ tính chất, đặc điểm, khối lượng công việc và khả năng tài chính, Trưởng ban quản lý chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ giúp việc quản lý, điều hành chợ hoạt động và tổ chức các dịch vụ tại chợ; ký hợp đồng tuyển dụng lao 9/26
  2. động, các hợp đồng khác với các cơ quan, doanh nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự trong phạm vi chợ theo quy định của pháp luật. Các khoản thu từ hoạt động của chợ Ban quản lý chợ được thu các khoản sau: 1. Thu về cho thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ; cung cấp dịch vụ, hàng hoá: ◦ Thu tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng, thuê điểm kinh doanh; ◦ Thu từ việc cung cấp các dịch vụ bốc xếp hàng hoá, kho bãi để lưu giữ hàng hoá, dịch vụ bảo vệ theo hợp đồng cụ thể và các dịch vụ khác; ◦ Thu khác: Thu được trích để lại theo hợp đồng uỷ nhiệm thu (thu phí, thu tiền điện, nước và các khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanh tại chợ); thu tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy định trong hợp đồng kinh tế ký kết với Ban quản lý chợ. 2. Các loại phí theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001, bao gồm: ◦ Phí chợ; ◦ Phí trông giữ xe; ◦ Phí vệ sinh. Mức thu các loại phí trên thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng dẫn chung của Bộ Tài chính • Phí phòng cháy, chữa cháy. Quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ Ban quản lý chợ được sử dụng các khoản thu ở trên để chi cho các nội dung sau: Đối với chợ loại 1 và loại 2: • Chi hoàn trả vốn đầu tư xây dựng chợ. • Chi cho người lao động: Chi tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định. • Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liên lạc, họp bàn, hội nghị tổng kết, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy móc, thiết bị • Chi cho các hoạt động tổ chức thu (kể cả thu theo hợp đồng uỷ nhiệm thu). 10/26
  3. • Chi cho các hoạt động cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định). • Chi khác. Ban quản lý chợ được thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu Đối với chợ loại 3: • Chi trả hoàn vốn đầu tư xây dựng chợ. • Chi tiền công cho người lao động. • Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liên lạc, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy móc, thiết bị • Chi cho các hoạt động tổ chức thu (kể cả các hoạt động thu theo hợp đồng uỷ nhiệm thu). • Chi cho các hoạt động cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, khấu hao tài sản cố định). • Chi khác. Ban quản lý chợ được sử dụng số thu để chi các khoản theo quy định, số thu còn lại nộp ngân sách Nhà nước theo quy định phân cấp quản lý ngân sách hiện hành. Quyết toán các khoản thu, chi hoạt động của Ban quản lý chợ • Hàng năm, Ban quản lý chợ xây dựng dự toán, lập báo cáo quyết toán thu, chi kinh phí hoạt động trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo sự phân cấp quản lý chợ. • Ban quản lý chợ thực hiện công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước về chế độ kế toán, thống kê áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. 11/26
  4. Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ) Khái niệm: Để hiều được doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là gì trước hết cần phải định nghĩa khái niệm doanh nghiệp. Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp là một danh từ chung để chỉ các đơn vị kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ Theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội khoá X thông qua năm 1999 thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vậy tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ) là gì? Ta coi chợ như một tổ chức hoạt động kinh doanh bình thường, các công ty, các cá nhân, các tổ chức có mong muốn đều có thể tham gia đầu tư và tiến hành xây dựng chợ, các cấp chính quyền địa phương thông báo mời thầu. Các tổ chức, các cá nhân có khả năng có thể tham gia đấu thầu. Thông qua đấu thầu có thể chọn ra được một tổ chức, một cá nhân có năng lực nhất để tiến hành đầu tư, kinh doanh, khai thác, tổ chức và quản lý chợ đó. Khi đó, địa phương trên cơ sở là chủ sở hữu đất cho thuê, có thể thu phí hàng năm, ngoài ra còn có thể thu thêm Thuế Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (vì đây là doanh nghiệp đầu tư để kinh doanh chợ). Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh chợ sẽ có doanh thu từ các khoản phí cho thuê địa điểm chợ, các sạp chợ, các dịch vụ ở chợ và cũng phải hoạt động độc lập như các doanh nghiệp kinh doanh khác, vẫn chịu ảnh hưởng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành kinh doanh phải thu phí với một mức phí hợp lý, để đảm bảo cho các hộ kinh doanh có thể buôn bán được tại chợ. Ngoài ra còn có thể yêu cầu phía đơn vị kinh doanh lấy lao động trực tiếp ở các địa phương nhằm giải quyết việc làm cho lao động địa phương. 12/26
  5. Vậy: Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là một doanh nghiệp được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh chợ, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ Doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ là đơn vị kinh tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các văn bản quy định của pháp luật, có trách nhiệm và quyền hạn tổ chức thực hiện các quy định dưới sau: • Được tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi doanh nghiệp quản lý. • Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ. • Xây dựng Nội quy trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ. 13/26
  6. • Bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân kinh doanh tại chợ. • Ký kết hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. • Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. • Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại. Các khoản thu từ hoạt động chợ Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ được thu các khoản giống như Ban quản lý chợ, bao gồm: • Thu về cho thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ; cung cấp dịch vụ, hàng hoá: • Thu tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng, thuê diểm kinh doanh. • Thu từ việc cung cấp các dịch vụ bốc xếp hàng hoá, kho bãi để lưu giữ hàng hoá, dịch vụ bảo vệ theo hợp đồng cụ thể và các dịch vụ khác. • Thu khác: Thu được trích để lại theo hợp đồng uỷ nhiệm thu (thu phí, thu tiền điện, nước và các khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanh tại chợ); thu tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy định trong hợp đồng kinh tế ký kết với Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ. • Các loại phí theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001, bao gồm: • Phí chợ. • Phí trông giữ xe. • Phí vệ sinh. Mức thu các loại phí nêu trên thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng dẫn chung của Bộ Tài chính. Quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ: • Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ được thu các khoản thu nêu trên. • Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải xây dựng kế hoạch kinh doanh và phương án tài chính cho hoạt động của mình. Việc xây dựng phương án tài chính dựa trên cơ sở các khoản thu để sử dụng chi cho các mục 14/26
  7. đích như hoàn trả vốn đầu tư xây dựng chợ, các chi phí cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. • Tuỳ thuộc vào loại hình tổ chức (doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, công ty cổ phần ) và quy mô hoạt động của các loại chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ được áp dụng với quy định hiện hành phù hợp với mỗi loại hình để tổ chức công tác kế toán, thống kê, quản lý và sử dụng các khoản thu, chi liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. • Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải thực hiện chế độ quyết toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Nhận xét chung: Mô hình tổ chức quản lý chợ chủ yếu hiện nay ở nước ta là Ban quản lý chợ. Một số nơi đã mạnh dạn thành lập doanh nghiệp quản lý chợ thuộc các thành phần kinh tế như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, Đồng Nai, Thành phố Hà Nội. Đã có cá nhân, các Công ty cổ phần, các Hợp tác xã tiến hành đầu tư, kinh doanh khai thác và quản lý chợ, trong đó có một số chợ gọi là công ty chợ như Công ty cổ phần chợ Đồng Xuân - Hà Nội. Nhìn chung, công tác quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ có hiệu quả hơn, khai thác triệt để các nguồn thu, công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự được quan tâm và đảm bảo hơn. Sự xuất hiện của các loại hình quản lý (cụ thể là hai loại hình trên) có thể thấy rõ rằng, sự quản lý chợ ở nước ta đã dần dần được chuyên nghiệp hoá và cách bố trí cũng như sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả hơn, đó là hiệu quả của công tác quản lý. Nó hợp lý hoá cách phân bổ lực lượng lao động quản lý, phân cấp quản lý tạo nên sự thống nhất, gắn trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể, để họ hoạt động một cách độc lập, thống nhất và hiệu quả. Số lượng chợ hoạt động hiệu quả ngày càng tăng bằng các hình thức quản lý chuyên nghiệp, tạo nên sự phát triển vững mạnh của mạng lưới chợ ở nước ta. Số lao động quản lý trong chợ ngày càng tăng, có tình chuyên môn, nghiệp vụ hơn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chợ tại thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Khi công tác quản lý chợ được thực hiện một cách chuyên nghiệp, mọi hoạt động của chợ đều được lên kế hoạch một cách hợp lý, hệ thống hạch toán kinh doanh có thể cho biết kết quả của quá trình hoạt động của chợ, từ đó có thể đưa ra những phương án hiệu quả để xử lý và khắc phục. Các hoạt động của chợ sẽ chủ động hơn khi chúng ta nắm bắt được quy trình quản lý chợ một cách hợp lý (như các khâu: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra và đánh giá tổng kết ) Nói tóm lại, nhất thiết chúng ta phải xây dựng được một hệ thống quản lý ở các chợ trong nước, mỗi chợ phải có một hình thức quản lý phù hợp thì nói mới có thể hoạt động hiệu quả và có thể phát triển được trong tương lai. 15/26
  8. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số nơi ở nước ta Trong bối cảnh chợ phải đối đầu cạnh tranh gay gắt với các kênh bán lẻ khác như siêu thị, cửa hàng và các đội quân bán hàng di động, nếu không theo kịp nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, mô hình chợ sẽ bị thu hẹp dần. Để vực dậy hoạt động chợ, chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ là biện pháp khả thi mà một số nơi đang tiến hành. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở Thành phố Hồ Chí Minh: tư nhân quản lý chợ. Mặc dù chợ là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống hàng ngày của người người dân, nhưng nhắc đến chợ nhiều người tỏ ra rất ngán ngẩm, đó là do chuyện mất vệ sinh môi trường, lối đi thì nhỏ hẹp và lầy lội, thêm nữa là vấn nạn tiểu thương nói thách, cân thiếu và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng chợ dơ bẩn, nhếch nhác có thể nói là rất nhiều, nhất là các loại chợ tạm, chợ cóc. Do vậy, người dân thường chọn cách đi siêu thị, dù giá có nhỉnh hơn chút ít nhưng mua sắm thoải mái và sạch sẽ. Theo Báo cáo của Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện thành phố có khoảng 120 chợ chưa phù hợp với quy hoạch (chưa kể các chợ tự phát) nằm rải rác ở các Quận như quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, quận 8 Nhiều chợ không có bãi giữ xe hoặc họp chợ gần ngay lòng lề đường, gây kẹt xe, mất trật tự trên địa bàn. Ngoài ra Ban quản lý chợ năng lực còn hạn chế nên không tổ chức quản lý tốt và không đảm bảo được tính văn minh thương mại trong chợ. Trong bối cảnh đó thì tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 10 năm nay, có tới gần 50 siêu thị, chưa kể các siêu thị thực phẩm nhỏ - minimart đã ra đời, thu hút dần lượng khách của các chợ. Trước đây, siêu thị được đánh giá là nơi mua sắm dành cho những người có thu nhập cao, nhưng hiện tại theo thăm dò và thống kê tại các siêu thị, đa phần khách hàng thường xuyên của siêu thị là những người có thu nhập trung bình và khá. Trước tình hình cạnh tranh găy gắt giữa các kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại, tiểu thương nhiều chợ đã lâm vào cảnh ế ẩm. Ở một số Quận, với những chợ do Nhà nước quản lý, ngay cả chợ mới tôn tạo, phía Nhà nước cũng phải luôn bù lỗ huồng gì nói tới việc thu nộp ngân sách. Để thúc đẩy hoạt động chợ phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong dân thì việc nâng cấp, thay đổi cách quản lý chợ là rất cần thiết. Chính vì vậy, Nghị định số 02/2003/ NĐ-CP của Chính phủ đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây 16/26
  9. dựng và khai thác chợ. Trước mặt tư nhân mới chỉ đấu thầu kinh doanh chợ (do Nhà nước xây dựng, làm chủ đầu tư), chứ chưa bỏ tiền để xây dựng toàn bộ chợ. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1992, Sở Thương Mại thành phố đã thí điểm cho tư nhân đấu thầu kinh doanh chợ, nhưng ban đầu mới chỉ đấu thầu từng phần (bãi giữ xe, thu lệ phí ) cho tới cuối năm 2004 thì đã có 18 chợ được đấu thầu toàn phần. Trước khi cho tư nhân quản lý, tổng doanh thu tại các chợ thuộc một số quận chỉ đủ bù đắp cho chi phí quản lý chợ, còn chi phí đầu tư sửa chữa đều do Ngân sách Nhà nước bỏ ra. Nhưng sau khi tổ chức đấu thầu, tổng số thu nộp ngân sách tăng lên, thậm chí tăng lên 10 lần so với trước. Chợ Tân Phú (thuộc quận Tân Bình) là chợ loại 2 (quy mô 310 sạp), được tổ chức đấu thầu vào cuối năm 2001. Người trúng thầu là một cá nhân. Trước khi đấu thầu, chợ này nộp ngân sách chỉ khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, nhưng hiện nay đã tăng lên gần 30 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, các chi phí sửa chữa, tân trang chợ, thuê nhân viên đều do chợ tự lo, không phải ngân sách cấp. Còn đối với chọ Tân Hương (quận Tân Bình) đơn vị trúng thầu là Hợp tác xã Tân Tiến. Khi chợ còn thuộc sự quản lý của phường, việc thu chi cũng không cân đối đủ, huống gì chuyện sửa chữa chợ, dẫn đến tình trạng chợ xuống cấp, tiểu thương và dân cư kêu ca. Đến nay, ngoài việc nộp ngân sách Nhà nước mỗi năm chợ bỏ ra từ 50-60 triệu đồng để duy tu, sửa chữa quầy sạp. Tư nhân trực tiếp đứng ra quản lý được chủ động hoàn toàn vấn đề tài chính nhưng vẫn theo chủ trương của Nhà nước, được Nhà nước theo dõi và hỗ trợ nên hiệu quả sẽ cao hơn quản lý theo kiểu bao cấp. Một khi tư nhân tự bỏ vốn và đứng ra quản lý thì họ sẽ tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất để thu được lợi nhuận cho mình, nếu không họ sẽ bị phá sản. Ngoài vấn đề tài chính, vấn đề vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự cũng được quản lý sâu sát hơn. Theo Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, trước kia (khi chưa tư nhân hoá) các vấn đề trên do phường, quận thực hiện, phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng khác nhau và phải chi cho ngân sách địa phương nên chỉ được thực hiện một cách lỏng lẻo. Tại các chợ đã giao thầu, vấn đề trên được cải thiện hơn so với chợ do Nhà nước trực tiếp trực tiếp quản lý. Ngoài ra các quầy sạp cũng được bố trí ngăn nắp, gọn gàng hơn nên số tiểu thương tăng đáng kể. Sau thời gian thí điểm đạt hiệu quả, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quy chế đấu thầu chợ (có hiệu lực từ ngày 30/09/2004). Trên cơ sở đó, Sở Thương mại sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu nhiều chợ tiếp theo trong thời gian tới. Việc cho tư nhân đầu thấu chợ là cơ chế quản lý tiến bộ, tăng ngân sách Nhà nước, giảm chi phí quản lý và nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý chợ. Tuy nhiên, từ nay, các 17/26
  10. cá nhân không còn được tham gia đấu thầu mà phải là các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã , trừ những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Một tổ chức hay doanh nghiệp sẽ có kinh nghiệm quản lý tốt hơn cá nhân, hơn nữa, để trúng thầu còn phải có tiềm lực tài chính mạnh và uy tín trong kinh doanh. Sở Thương mại sẽ chọn lọc những đối tượng dự thầu đầy đủ năng lực quản lý và tổ chức đấu thầu minh bạch, công khai. Khi tư nhân kinh doanh chợ, trước hết họ phải tìm cách thu hút các tiểu thương (bằng chính sách, cơ sở vật chất và an ninh tốt). Nếu hoạt động của chợ văn minh lịch sự thì người tiêu dùng chắc chắn sẽ gắn bó với chợ, vì chợ vốn là nét văn hoá độc đáo của dân tộc. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: Hợp tác xã quản lý chợ. Theo Thống kê thì Thành phố Cần Thơ có 88 chợ, khoảng trên 50% là chợ loại 3. Nhiều chợ xã, phường, thị trấn tương đối kiên cố nhưng không ít nơi còn nhếch nhác do thiếu quan tâm tổ chức, quản lý, sắp xếp ngành. Nguồn phí chợ thu được ít địa phương trích lại một phần cho tái đầu tư phát triển chợ. Bên cạnh đó, các Ban quản lý chợ còn yếu kém, ít kinh nghiệm, chu yếu lo tập trung vào thu lệ phí chứ không mấy bận tâm đến công tác thăm dò thị trường, định kế hoạch phát triển khai thác chợ sao cho người bán thì mong muốn có một chỗ trong chợ để buôn bán thuận lợi, còn người mua thì khi có nhu cầu cũng nghĩ ngay đến chợ "sạch sẽ ngăn nắp, giá cả phải chăng, cân đo trung thực". Đây là hiện trạng khá phổ biến ở Thành phố Cần Thơ. Do đó để thúc đẩy hoạt động chợ phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của dân cư, việc thay đổi hình thức tổ chức quản lý đã được tiến hành. Uỷ ban nhân dân Thành phố Cân Thơ đã giao 17 chợ cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh. Mặc dù đến nay mới chỉ có một số chợ do Công ty Thương mại Tổng hợp Thành phố Cần Thơ khai thác được, số còn lại bị vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng nhưng các chợ khai thác được đều kinh doanh rất tốt, nộp ngân sách tăng nhanh. Đến nay, Liên minh Hợp tác xã Thành phố Cần Thơ đã phối hợp với Sở Thương mại khảo sát mạng lưới chợ, chủ yếu là các chợ laọi 3 trên toàn thành phố, tiến hành các bước vận động tổ chức thí điểm Hợp tác quản lý chợ ở một số chợ thuộc quận ninh Kiều. Bên cạnh đó ở huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) có Hợp tác xã Bình Tây từ một Hợp tác xã Nông nghiệp chuyển sang "đa ngành nghề" đã thực hiện mô hình khai thác chợ khá hiệu quả, đem lại việc làm thu nhập ổn định cho các xã viên, hàng hoá đổ về chợ ngày càng phong phú. Hợp tác xã Bình Tây không chỉ quan tâm tạo ra một cái chợ sầm uất mà còn làm đầu mối giao thương với các vùng lân cận. Hàng năm ngoài việc nộp ngân sách Nhà nước, Hợp tác xã còn đầu tư 30-40 triệu đồng cho việc nâng cấp, sửa chữa, duy tu các quầy sạp trong chợ. 18/26