Tài liệu Là ông Thiện hay ông Ác: Vai trò của con số trong việc cai quản thành quốc tân tự do

Khủng hoảng niềm tin này là triệu chứng của một diễn tiến lịch sử dài hạn trong những
quan hệ giữa những kiểu cai quản của nhà nước và những cách sử dụng sự lượng hóa. Các
công cụ định lượng không chỉ là những công cụ chứng cứ, được các nhà khoa học vận dụng
để hỗ trợ luận chứng của mình mà cũng còn là những công cụ phối hợp hay công cụ cai quản.
Hơn ba mươi năm trước, Michel Foucault (2004 a và b) với ý tưởng tính cai quản
(gouvernementalité) đã gợi ý này, rồi tiếp đến là Ted Porter và cả Pierre Lascoumes và
Patrick Le Galles (2004) với tựa sách là “Cai quản bằng công cụ”. Theo quan điểm này, chủ
đề lượng hóa không chỉ bao gồm bản thân thống kê mà còn bao gồm cả kế toán, các chỉ báo
thành tích, bảng xếp hạng (hay ranking) và tất cả các công cụ định lượng của NPM ngày nay
được các nhà nghiên cứu chính trị học biết rõ. Phân tích của Ted Porter về nguyên nhân và hệ
quả của sự tin tưởng vào con số có sức thuyết phục nhưng việc NPM mới đây mở rộng diện
sử dụng các chỉ báo định lượng đặt ra những vấn đề mới. Điều này đưa vào một kiểu đứt
đoạn trong cách sử dụng thống kê đã xưa và truyền thống của các chính phủ. Cách sử dụng
này bắt đầu từ thế kỉ 18, và được phát triển rộng rãi trong thế kỉ 19 và 20.
Nói gắn ngọn, có sự gián đoạn này là do trong lúc các nhà thống kê công cộng yêu cầu
tính khách quan và độc lập trong hoạt động của họ (cho dù có thể bàn cãi về mặt xã hội học
tính thực tế của các nguyên tắc này), ngược lại các chỉ báo của NPM, vốn sinh ra những tác
động ngược lên những tình thế và hành vi của các tác nhân, lại thuộc về những logic nhận
thức, chính trị và xã hội học vô cùng khác. Trong trường hợp của kế toán, điều này đã được
các nhà nghiên cứu Anh (Hopwood và Miller, 1994 ; Hood, 1995) phân tích từ lâu. Song
không có nghĩa rằng thống kê công cộng không ảnh hưởng đến các tác nhân nhưng 1) tập tính
của các nhà thống kê chuyên nghiệp trên nguyên tắc loại trừ họ tính đến tập tính này và 2)
nếu có những tác động ấy thì chúng mang tính xã hội vĩ mô hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến cá
nhân. Chúng tôi không gợi ý rằng các nhà thống kê công cộng là “trung lập” hay “khách
quan” hơn các nhà kế toán nhưng, về mặt xã hội học, sẽ xác đáng hơn khi phân biệt những
cách sử dụng khác nhau về các ý niệm tính “khách quan” và tính “hiện thực” can dự vào
những trường hợp khác nhau, như sử gia các khoa học Lorraine Daston (1992) từng làm
trong phân tích của bà về lịch sử ý niệm “tính khách quan khoa học”. 
pdf 22 trang hoanghoa 08/11/2022 7040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Là ông Thiện hay ông Ác: Vai trò của con số trong việc cai quản thành quốc tân tự do", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_la_ong_thien_hay_ong_ac_vai_tro_cua_con_so_trong_vi.pdf

Nội dung text: Tài liệu Là ông Thiện hay ông Ác: Vai trò của con số trong việc cai quản thành quốc tân tự do

  1. Phương pháp phối hợp mở (MOC) được Liên minh châu Âu sử dụng để điều hòa những chính sách xã hội (việc làm, giáo dục, hỗ trợ) không thuộc các lĩnh vực kinh tế và tài chính vốn thuộc thẩm quyền của Liên minh. Một ví dụ là Chính sách châu Âu vì việc làm (SEE) được đề xuất năm 1997. Nguyên lí là, thông qua cơ chế liên chính phủ, các Nhà nước tự ấn định những mục tiêu chung, thể hiện bằng những chỉ báo được lượng hóa, và sau đấy các Nhà nước được đánh giá và xếp hạng theo các chỉ báo ấy như trong một bảng thành tích. Trên nguyên tắc kết quả của thao tác benchmarking này có tính định hướng, nhưng chỉ việc công bố chúng đã là một sự khuyến khích để hướng các chính sách quốc gia theo chiều được vạch ra trong các cuộc gặp thượng đỉnh (Dehousse, 2004 ; Salais, 2004). Chẳng hạn, mục tiêu tỉ suất việc làm là 70 % đã được ấn định. LOLF và MOC trao một vai trò then chốt cho các chỉ báo kinh tế, công cụ đầu dành cho việc theo dõi ngân sách Nhà nước và công cụ sau cho việc lèo lái gián tiếp các chính sách xã hội của châu Âu. Cách mà các Nhà nước trong Liên minh quy ước với nhau về những phương pháp lượng hóa là thiết yếu mặc dù chúng không được biết rõ. Về mặt kĩ thuật, công việc này được chia thành hai phần. Các giới thẩm quyền chính trị quyết định việc lựa chọn các chỉ báo và định nghĩa cô đọng chúng bằng lời văn. Tiếp đến họ đặt hàng cho những nhà thống kê thuộc Eurostat (cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu) và các tổng cục thống kê quốc gia để lượng hóa các chỉ báo trên. Do đó bản thân công đoạn “quy ước” cũng được chia sẻ vì các nhà trách nhiệm chính trị để cho các nhà thống kê giải quyết các “chi tiết”, ví dụ như việc định nghĩa chính xác các ý niệm tỉ suất việc làm (Salais, 1994), thu nhập sử dụng của hộ gia đình (Nivière, 2005), không nhà ở (Brousse, 2005). Các nghiên cứu này cho thấy là các nhà thống kê, khi tính đến những khác biệt thể chế giữa các quốc gia, không thể tránh những chỉ định mù mờ, đôi lúc quan trọng, về những qui trình đo đạc và không thể phối hợp chúng một cách hoàn toàn hài hòa. Phương pháp được gọi là mở vì không có tính bắt buộc và để các Nhà nước tự do thích nghi nó với những đặc điểm thể chế, đặc biệt trong việc lựa chọn nguồn gốc của thống kê là những cuộc điều tra trực tiếp hay là những sổ sách hành chính (Desrosières, 2005). Các chỉ báo này có tính mờ, không được định nghĩa đầy đủ. Điều này cho phép chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mà trước đó không biết đến nhau và, từ nay có thể so sánh với nhau, như một ngôn ngữ chung. Tiếng nói tự nhiên có những đặc tính tương tự : chính vì những người phát biểu không mất thì giờ làm rõ ý nghĩa và nội dung của các từ được phát ngôn nên mới có thể giao tiếp với nhau. Những đối tượng của thống kê công cộng, như tỉ suất thất nghiệp, chỉ số giá cả, GDP cũng ở trong trường hợp này. Làm rõ cách thiết kế và nội dung của chúng có nguy cơ làm yếu đi hiệu quả của tính luận chứng của chúng, không chỉ vì điều này sẽ bộc lộ những quy ước hay xấp xỉ không được người sử dụng ngờ đến mà còn vì đơn giản để tiết kiệm thời gian trao đổi, tranh luận, chứng minh qua đó các luận chứng này được viện đến. Thường điều này là ngầm ẩn, trừ trường hợp có tranh luận. Tuy nhiên, một cách chính đáng, ý tưởng về tính mù mờ này có thể gây khó chịu cho những nhà thống kê chuyên nghiệp quan tâm đến việc định nghĩa và chuẩn hóa đối tượng được mình xử lí. Một mặt, họ mong muốn, như những nhà kĩ sử giỏi, chỉ định các quy trình và thủ tục được họ sử dụng. Mặt khác, những cuộc thương thảo khuyến khích họ dung thứ những thỏa hiệp mà nếu không có chúng thì không thể cung cấp những chỉ báo được yêu cầu. Cân bằng mà trong thực tế họ tìm cách duy trì giữa hai đòi hỏi này ít khi được làm rõ và hình thức hóa7. 7 Tuy nhiên có thể nhận thấy sự nhập nhằng này trong trường hợp các siêu dữ liệu (những dữ liệu về dữ liệu). Chúng được yêu cầu và cung cấp, nhưng cho quá nhiều chi tiết có thể tạo nên một nỗi nghi ngờ âm ỉ bị đánh lừa. Luận chứng thống kê có hiệu quả hơn khi được viện dẫn trần trụi, không có chú thích cuối trang. 9
  2. Vì một xã hội học của sự tác động ngược : trường hợp của kế toán Khi một độ đo trở thành mục tiêu thì nó không còn là một độ đo tốt nữa. (“Qui luật Goodhart, dẫn theo Bird, 2004) Nếu các nhà thống kê ít quen thuộc với vấn đề tác động ngược thì trái lại vấn đề này rất hiện diện trong suy nghĩ của các nhà kế toán, và ngày nay, nói rộng hơn, trong các cuộc tranh luận về việc sử dụng các chỉ báo lượng hóa trong quản lí. Dưới đây chúng tôi nêu vài ví dụ, xuất phát từ những truyền thống lí thuyết vô cùng khác nhau, từ kinh tế học vi mô tân cổ điển cho đến xã hội học và chính trị học lấy cảm hứng từ Michel Foucault. “Qui luật Goodhart” là một biểu trưng của vấn đề phản ứng ngược. Charles Goodhart từng là một cố vấn của Ngân hàng (trung ương – ND) Anh. “Qui luật” của ông được phát biểu năm 1995 và trở nên nổi tiếng khi chính phủ của thủ tướng Margaret Thatcher tiến hành điều khiển chính sách tiền tệ trên cơ sở những “mục tiêu” về cung tiền. “Quy luật” này đã ngầm ẩn trong ý tưởng dự kiến duy lí và trong phê phán của Lucas* chống các chính sách keynesian (Chrystal và Mizen, 2001). Đầu tiên quy luật được phát biểu dưới dạng : “Mọi quy luật thống kê quan trắc được trở thành sai khi có một áp lực nhằm vào nó vì mục đích kiểm tra”. Sau đó quy luật được mở rộng ra cho mọi chỉ báo được dùng làm mục tiêu. Công thức dẫn ở trên được nêu năm 2004 trong một xã luận của Journal of the Royal Statistic Society với tựa là “Performance monitoring in the public services”. Ý tưởng “biện pháp động viên có hiệu ứng không phù hợp với mong đợi”, một ý cổ điển trong tư liệu về quản lí, bắt nguồn từ đây. Câu hỏi hiện sinh là “Một thước đo những công việc của con người có thể nào hoàn toàn độc lập với việc sử dụng thước đo ấy không ?”. Tâm thế trung tính có tính khoa học đo đạc của nhà thống kê không mấy thoải mái với câu hỏi này. Chính vì thế mà Nhà nước tân tự do, dựa trên những chỉ tiêu thành tích, có nhiều khó khăn với thống kê của mình, tương tự như những khó khăn thống kê xô viết từng gặp phải. Kế toán doanh nghiệp là một lĩnh vực trong đó một xã hội học về tác động ngược có thể được triển khai, khi tính đến tính đa dạng của những cách sử dụng và tính dễ uốn nắn của những chuẩn mực của kế toán này, nhất là trong thế giới Anh-Mĩ, nơi mà người ta nói một cách mỉa mai đến creative accounting (kế toán sáng tạo) và window dressing (sơn phết cửa hiệu) hay cooking the book (xào nấu sổ sách). Ví dụ, có thể sử dụng ba quy ước để “định giá” tài sản trong bảng tổng kết tài sản : 1) theo chi phí nguyên thủy (hay giá trị lịch sử) được nhà quản lí dùng khi tìm cách phân bổ tiền khấu hao hằng năm ; 2) giá trị bán lại được chủ nợ doanh nghiệp quan tâm để biết giá trị còn lại của tài sản mình là bao nhiêu ; cuối cùng nhà đầu tư quan tâm đến tổng những thu nhập tương lai được hiện tại hóa nhằm phân bổ các nguồn lực tài chính sẵn có8. Liên minh châu Âu, các chuẩn mới của kế toán quốc tế IFRS (International Financial Reporting Standards) chọn quy ước thứ ba (gọi là Fair value)9 thay vì quy ước thứ nhất (Chapiello và Medjad, 2007). Cũng có một sự đa dạng như thế cho những cách tính khác nhau lợi nhuận của một doanh nghiệp, tùy theo mục đích của phép tính này. Việc các nhà kế toán sử dụng dạng động của vị từ “định giá” (valoriser) mang ý nghĩa ngầm của một phương pháp có tính kiến tạo hơn là của một phương pháp có tính hiện thực. Khi nhà kinh tế tranh luận về những “cơ sở của giá trị” thì nhà kế toán “định giá”, nghĩa là chế tạo một giá trị thể theo những quy ước. Ngay chính trong những quy tắc và qui ước pháp lí thiết * Xem mục “Lucas (phê phán của)” trong Từ điển phân tích kinh tế của Bernard Guerrien, nxb Tri Thức, Hà Nội, 2007 (ND). 8 Theo lí thuyết tân cổ điển về những “thị trường hữu hiệu” (xem mục ““thị trường hữu hiệu (lí thuyết)” trong Từ điển phân tích kinh tế của Bernard Guerrien, nxb Tri Thức, Hà Nội, 2007 – ND), các qui ước 2 (giá trị bán lại) và 3 (tổng những thu nhập tương lai hiện tại hóa) là tương đương. 9 Qui ước Fair value khiến cho giá trị các tài sản rất thất thường và bất trắc trong trường hợp khủng hoảng. Đây là một nguyên nhân của sự lan truyền cuộc khủng hoảng năm 2008. 10
  3. lập các tài khoản, các doanh nghiệp có những biên độ tự do cho phép làm hiện lên một số tiền lời ít nhiều to lớn, tùy theo thông điệp mà họ muốn gởi đến cho các cổ đông, các đối tác khả dĩ mua lại doanh nghiệp, Nhà nước hay các tác nhân khác trong nền kinh tế10. Tính linh hoạt của những chuẩn kế toán nằm ở cội nguồn của “Positive accounting theory” (PAT), một lí thuyết rất lạ nhưng có ảnh hưởng (Watt và Zimmerman, 1978)11. Nhánh nghiên cứu hàn lâm này về kế toán tìm cách giải thích và dự báo những cách thực hành kế toán trong thực tế. Nó đối lập với kế toán chuẩn tắc. Kế toán chuẩn tắc nhằm xác định và khuyến cáo những chuẩn tối ưu về mặt lí thuyết như là sự “phản ảnh hiện thực”, bằng cách trả lời những câu hỏi như : “thế nào là thu nhập ?”, “tài sản là gì ?” từ những lập luận suy diễn mà không quy chiếu về những gì các nhà kế toán làm trong thực tế. Trái lại, các nhà “thực chứng”, đặc biệt lấy cảm hứng từ lí thuyết “người ủy quyền-người đại diện”, khẳng định phải phân tích những lựa chọn và cách thực hành thật sự của các nhà kế toán trước khi nói cho họ biết phải làm gì. Các tác giả này không quan tâm đến những khái niệm đo đạc của các nhà kế toán nhưng lại quan tâm đến hành vi chiến lược bộc lộ qua các hành xử của họ. Để làm điều này họ huy động những tương quan thống kê và những công cụ kinh trắc để mô hình hóa những cách thực hành kế toán đi kèm với những mục tiêu chiến lược. Như vậy mục đích đo đạc của sự lượng hóa kế toán dường như biến mất, nhường chỗ cho phân tích tinh vi về hiệu ứng tác động ngược. Và đây là nghịch lí : một phương pháp “thực chứng” được đem phục vụ cho một quan niệm hoàn toàn tương đối về sự lượng hóa nền kinh tế, rất xa với ý tưởng về “giá trị cơ bản”*. Cuộc khủng hoảng năm 2008 đã cung cấp nhiều ví dụ về hậu quả của kiểu lí thuyết này, đặc biệt với việc sử dụng của từ nay quá nổi tiếng là Fair value. Một xã hội học hoàn toàn khác về sự phản ứng ngược được triển khai trong những công trình của các nhà nghiên cứu Anh thuộc nhiều bộ môn khác nhau, tập hợp chung quanh Anthony Hopwood trong tạp chí Accounting, Organizations and Society (AOS) hay của Christopher Hood ở Oxford. Nước Anh trải qua đợt sóng của chủ nghĩa tân tự do trước nước Pháp khá lâu, ngay từ những năm 1980, sau khi Margaret Thatcher thắng cử (Le Galès, 2004). Điều này giải thích việc vấn đề tác động ngược, và chung hơn vấn đề những nét đặc thù của tính cai quản tân tự do, được đặt ra từ thời điểm ấy, đặc biệt bởi các nhà nghiên cứu này (Miller và O’Leary, 1987 ; Miller, 1992 ; Hopwood và Miller, 1994 ; Hood, 1995 và 20002 ; Power 1999 và 2004). Về vấn đề phản ứng ngược, tạp chí AOS đặt những vấn đề tương tự như PAT, nhưng lại xử lí khác một cách triệt để với cách xử lí của PAT. Tạp chí này đặt kế toán trong bối cảnh lịch sử, xã hội và chính trị trong lúc PAT chỉ vận dụng những công cụ của kinh tế học vi mô, lí thuyết người ủy quyền-người đại diện và kinh trắc học. AOS huy động rộng rãi nhiều bộ môn khoa học xã hội12. Ngay từ 1969, các nhà nghiên cứu này đã tham chiếu những bài viết của Michel Foucault về sự cai quản để phân tích cách quản lí tân tự do (Burchel, Gordon và Miller, 1991), lâu trước khi những bài giảng của ông được xuất bản bằng tiếng Pháp (2004) về chủ đề này và cách đọc văn bản ấy trở thành phổ biến trong 10 Trên tất cả các vấn đề này, quyển Encyclopédie de comptabilité, contrôle de gestion et audit do Bernard Colasse (2009) chủ biên là một tổng hợp rất có ích. 11 Đoạn về Positive Accounting Theory này dựa nhiều vào công trình nghiên chung với Eve Chiapello, giáo sư tại Hautes Etudes Commerciales Paris (HEC) [Chiapello và Desrosières, 2006]. * Xem mục “Bong bong” trong Từ điển phân tích kinh tế của Bernard Guerrien, nxb Tri Thức, Hà Nội, 2007 (ND). 12 Stephane Lefrancq (2004) đã phân tích chủ trương biên tập của AOS kể từ 1975 qua những bài xã luận của Anthony Hopwood, người sáng lập tạp chí này. 11
  4. các nhà nghiên cứu về quản lí (Eric Pezet, 2007) và xã hội (Dardot và Laval, 2009). Đó là do New Public Management được phổ biến ở Anh từ đầu những năm 198013. Các nhà nghiên cứu Anh giữ lại của Foucault các ý hành động từ xa (action à distance), hướng dẫn cách hành xử (conduite des conduits) và doanh nhân của chính mình (entrepreneur de soi-même) Ở đây chủ đề accountability (giải trình) giữ vị trí trung tâm. Từ này, khó dịch sang tiếng Pháp, phản ảnh trách nhiệm lẫn nghĩa vụ phải báo cáo và đánh giá những kết quả và thành tích. Eric Pezet (2007) diễn giải rõ sự kết hợp có tính đạo đức lẫn kĩ thuật này : “Việc đưa các cá thể vào kế toán không chỉ khiến họ có tinh thần trách nhiệm mà họ còn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo những thước đo do phòng quản trị nhân lực và các nhà quản lí cung cấp”. Thay thế cho việc quản lí bằng mệnh lệnh trực tiếp là một cách quản lí gián tiếp, đặt cơ sở trên việc hướng dẫn cách hành xử của người khác, và bởi việc chủ thể nội hiện hóa các ràng buộc, qua đó trở thành “doanh nhân của bản thân”14. Từ đó sự phản ứng ngược của các chỉ báo định lượng nhằm vào cá thể mọi lúc trong cuộc sống. Ta biết là cách quản lí này có thể có những hệ quả nghiêm trọng đến cân bằng tâm trí của các cá thể, đôi lúc dẫn họ đến tự tử. Trong một văn bản năm 1992, Peter Miller đưa vào hai ý niệm nối kết tốt với ý tưởng của chúng tôi về sự tác động ngược : các calculating selves (cái tôi tính toán) và calculable spaces (không gian khả tính). Như vậy việc lượng hóa và sự tính toán qua lại ngược xuôi giữa cá thể, một cá thể tự đánh giá và tự tính toán một mình (self) và môi trường (space), một môi trường áp đặt cho cá thể những cách tính toán thông qua việc siết vòng kim cô được trang điểm bằng sự tự do. Miller chỉ ra năm nét đặc thù của cách sử dụng những chỉ báo thành tích được lượng hóa. 1. Những “cái tôi tính toán” và “không gian khả tính” cho phép tác động đến hành động của người khác. Nhưng các chỉ báo được nối kết lỏng lẻo với nhau (loosely linked to each other). [Đó là nét đặc trưng cho cách huy động thống kê trong NPM, dưới dạng “hàng loạt chỉ báo” được tích lũy và thiếu chặt chẽ, khác với những đại lượng tổng gộp trong hệ thống tài khoản quốc gia, được nối kết chặt chẽ với nhau bằng những ràng buộc cân đối kế toán và những mô hình kinh tế]. 2. Thẩm định tính toán thay thế cho uy quyền của giới chuyên môn. Chính trị và đạo đức trở thành sự kiện mang tính khả tính. Tranh luận xã hội với ý kiến trái ngược nhau bị làm suy yếu, nhường chỗ cho thao tác kĩ năng được xem như là khách quan và trung tính. 3. Cách làm không đáng tin, nhưng không phải là điều gì nghiêm trọng. Các chỉ báo định lượng bị phê phán, nhưng không làm cho toàn bộ hệ thống, vốn luôn sẵn sàng biến đổi, bị mất tín nhiệm. Chúng được giả định là “thường xuyên được cải thiện trên cơ sở kinh nghiệm” [Ví dụ : các bảng xếp hạng những trường đại học, kể từ bảng xếp hạng Thượng Hải]. 4. Có sự kháng cự từ phía các giới chuyên môn bị sự thẩm định tính toán, đến từ bên ngoài và độc lập với lĩnh vực mà thẩm định này được triển khai, tước đoạt tính đặc thù và lãnh địa của giới mình [Ví dụ : các phong trào phản đối mùa đông năm 2009 ở Pháp, trong 13 Bằng những phạm trù phân tích và một từ vựng khác (họ nói đến chủ nghĩa tư bản chứ không phải là chủ nghĩa tân tự do), Boltanski và Chiapello (1999) đã đề cập những thay đổi triệt để của cách thức quản lí của NPM. Hai tác giả này phân tích một kiểu phản ứng ngược khác, phản ứng ngược của sự phê phán, dưới những dạng khác nhau, trên chủ nghĩa tư bản. Trên quan điểm này, những công trình về những tranh luận và phê phán đối với các chuẩn IFRS và vai trò của chúng trong chủ nghĩa tư bản tài chính là quý báu cho dự án của chúng tôi về một xã hội học về sự phản ứng ngược (Capron et alii, 2005). 14 Tại Pháp, về mặt pháp luật, một cương vị mới cho doanh nhân, có tên gọi là auto-entrrepreneur là một minh họa sống động. 12
  5. các đại học, trường trung học, bệnh viện, hay của giới tâm bệnh học đều thuộc kiểu kháng cự này]. 5. Tương lai trở thành khả tri, khả tính và kiểm soát được bằng việc lựa chọn một tỉ suất hiện tại hóa*, một qui ước tương đương giữa hiện tại và tương lai. Những điều kiện hữu hiệu của luận chứng thống kê Các phân tích trên, ít ra là cho đến bây giờ, dường như còn xa với những vấn đề mà các nhà thống kê, với những cách thực hành và tâm thế khác với những cách thực hành và tâm thế của các nhà kế toán, tự đặt cho mình. Phần lớn các nhà thống kê và các nhà kinh tế không biết đến tư liệu dồi dào, bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, về kế toán và quản lí, cho dù thống kê của họ thường có nguồn gốc từ đây. Hay đúng hơn, nếu họ nghi ngại rằng thống kê không phản ảnh “hiện thực” một cách thích hợp nhất như họ mong muốn, thì chỉ là để lấy làm tiếc cho điều ấy, như quyển sách nổi tiếng, đã xưa, của Oskar Morgenstern (1944/1963) cho thấy15. Giả định rằng các nhà thống kê có tâm thế khác với các nhà kế toán không có nghĩa là các nhà thống kê trung thực hơn, nhưng hàm ý là sự hội nhập xã hội và hành chánh, cũng như lí do hành động của hai giới là không giống nhau. Một cách cụ thể, điều này có thể được thể hiện bằng những “quy tắc đạo đức” hay những “điều lệ hành xử”, nhưng sâu sắc hơn, tâm thế nay kéo theo một văn hóa nghề nghiệp đặc biệt. Văn hóa này (một cách lí tưởng) kết hợp một cách độc đáo vị thế khoa học với ý thức phục vụ Nhà nước16. Thật khó để đặc trưng một nền thống kê công cộng và xem đó là một thống kê đặc biệt của Nhà nước tân tự do, như ta đã làm đối với các hình thái Nhà nước trước đó. Tuy nhiên nhiều phát triển mới đây cho thấy là những hiện tượng tác động ngược vẫn có mặt trong hình thái Nhà nước này. Chẳng hạn, các nhà thống kê đã được mời xác định và lượng hóa những chỉ báo trong Phương pháp phối hợp mở (MOC) của Liên minh châu Âu, đặt cơ sở trên việc benchmarking thành tích của các nước, một công cụ điển hình của tính cai quản mới này. Việc áp dụng những tiêu chí của hiệp ước Maastricht (thâm hụt tài chính công, nợ của các cơ quan Nhà nước) đã đặt ra những vấn đề tác động ngược của các chỉ báo định lượng, như trường hợp của Hi Lạp cho thấy. Một ví dụ khác : một xung đột gay gắt liên quan đến thống kê thất nghiệp đã nổ ra ở Pháp năm 2007. Hiển nhiên là các tệp tin của Cơ quan việc làm (và đăng kí thất nghiệp – ND) về thất nghiệp là đối tượng của những thao tác trí trá (và được Florence Aubenas mô tả rõ ràng trong đoạn văn được trích làm đề từ cho bài viết này). Các thao tác này làm cho chuỗi thống kê thất nghiệp, rất được các nhà chính trị và giới báo chí chờ đón, mất tính bền vững. Các nhà thống kê đã chống đối những sự can thiệp này, vốn rất xa lạ với tâm thế nghề nghiệp của họ17. Có thể là những phân tích về hiện tượng phản ứng ngược của các nhà xã hội học về kế * Xem mục “Giá trị hiện tại” trong Từ điển phân tích kinh tế của Bernard Guerrien, nxb Tri Thức, Hà Nội, 2007 (ND). 15 Một cách có ý nghĩa, tựa của bản dịch tiếng Pháp là Ảo tưởng thống kê. Tính chính xác và bất trắc của những dữ liệu kinh tế. 16 Điều này kéo theo một yêu sách độc lập được lặp đi lặp lại đối với chính quyền. Từ nay tính độc lập này được ghi nhận trong “Quy định những cách thực hành tốt thống kê châu Âu”, được thông qua năm 2005 sau cuộc “khủng hoảng Hi Lạp” đầu tiên, nhằm kìm hãm, nếu không phải là cấm đoán, các hiệu ứng ngược ( [được cập nhật ở đây FR.PDF – ND ]). 17 Một hội thảo của nghiệp đoàn CGT tổ chức năm 2007 với chủ đề Etats généraux des chiffres du chômage et de la précarité là một minh họa tốt cho yêu sách này ( 13
  6. toán và quản lí trở thành xác đáng đối với các nhà thống kê, cho dù đến hôm nay sự cần thiết của tính độc lập của các nhà thống kê còn được các định chế chủ quản họ khẳng định. Trong trường hợp này những cuộc đấu tranh (nêu ở điểm 4 của Peter Miller) vì tính đặc thù và độc lập nghề nghiệp liên quan đến chính ngay bản thân các nhà lượng hóa. Các nhà thống kê trong một số nước hiện đang trong tình thế này. Tại sao lại nêu bật ý niệm tác động ngược kì lạ này ? Chung quy lại, mọi công tác lượng hóa há chẳng có một cách sử dụng và những hiệu ứng ? Nếu không tại sao lại có công việc, bao giờ cũng tốn kém, thiết kế các quy ước rồi đo đạc ? Quả thật là đúng như thế. Ý tưởng này chỉ nổi lên do sự phân công xã hội những hoạt động sản xuất và sử dụng tri thức, giữa các ngành hay các bộ môn khoa học, được trang bị bằng những văn hóa nghề nghiệp khác nhau. Tính độc lập của nghề thống kê, được biện minh bằng tầm quan trọng của việc sử dụng một ngôn ngữ chung, đặc thù cho một hình thái cai quản, đã có những hệ quả mâu thuẫn nhau. Một mặt, hiệu quả của luận chứng thống kê kéo theo là những hiệu ứng có thể của hiện tượng tác động ngược bị xem nhẹ, nếu không phải là bị phủ nhận, vào lúc phát biểu luận chứng ấy. Tán rộng theo các nhà ngôn ngữ học, có thể nói đến điều kiện hữu hiệu (conditions de félicité) của luận chứng thống kê. Nhưng mặt khác, các hiệu ứng ấy đã thật sự xảy ra, làm thế nào nhà thống kê có thể ý thức và đảm nhận chúng ? Lí thuyết những hành động ngôn ngữ (Austin, 1962) đã từ lâu phân biệt những phát ngôn nhận định (constatif) với phát ngôn ngôn hành (performatif) trong tác phẩm How to do things with words ?, mà ở đây ta có thể chuyển dịch thành How to do things with numbers ? Sự phân biệt nhận định/ngôn hành, rồi chính ngay ý niệm ngôn hành đã được bàn luận và phê phán trong một số tư liệu dồi dào, trước hết trong ngôn ngữ học, rồi trong xã hội học và kinh tế học (Callon, 2007). Có thể nối kết ý niệm tác động ngược của chúng tôi, mặc dù là khác, vào trong tư liệu trên. Có thể đọc lại theo quan điểm này những phê phán đối với sự lượng hóa được nêu trong phần mở đầu bài này, bằng cách nhấn mạnh đến những nguyên nhân và hiệu ứng của sự phân công lao động trong việc sản xuất và lưu truyền những phát ngôn được lượng hóa. Kể từ những năm 1990, hai phê phán về sự lượng hóa, đến từ những tác nhân khác nhau, đã nổi lên. Một mặt, như đã thấy, nhiều người trong các ngành nghề đã phản bác mạnh mẽ những qui ước tương đương do NPM sản sinh ra để “đánh giá thành tích”. Mặt khác, ở cấp độ kinh tế vĩ mô hơn, “thước đo sự thịnh vượng” một đất nước bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bị phản bác, và có một yêu cầu lượng hóa khác, tuy những quy ước tương đương mới cần thiết để đáp ứng yêu cầu này không được làm rõ. Cả hai phê phán này dường như không có liên quan với nhau, được phát biểu trong những bối cảnh rất xa nhau. Thế thì tại sao đặt chúng gần nhau ? Chỉ có thể hiểu hai phê phán trên nếu hợp nhất chúng, trong mỗi trường hợp, vào bộ ba hợp thành bởi : 1) một cách tư duy xã hội, 2) những cách tác động đến xã hội, và 3) một sự lượng hóa thích hợp (Desrosières, 2009). Làm rõ bộ ba này không chỉ soi sáng một hình thái cai quản mà ngay cả những cách thức phê phán sự cai quản ấy. Phê phán các chỉ báo của NPM dựa trên việc tạo sự tương đương (hay trang bị tính khả ước– commensurer), đánh giá và sắp xếp các tác nhân và hành động được xem là không thể so sánh với nhau được, và tác động vào các tác nhân và hành động này bằng những cơ chế động viên. Các chỉ báo nhằm làm công cụ cho sự benchmarking (Bruno, 2008). Tạo sự tương đương là một hành động xã hội làm biến đổi thế giới, đặc biệt làm cho nó trở thành có thể tính toán được và sắp xếp được theo những ranking (bảng xếp thứ hạng)18. Phê phán về tính 18 Hai khía cạnh này đã được Wendy Espeland phân tích trong hai bài viết với tựa đầy ý nghĩa : “Commensuration as a Social Process” (Espeland và Stevens, 1998), “Rankings and Reactivity : How Public Measures Recreate Social Worlds (Espeland và Saunder, 2007). Ta tìm thấy một phê phán tương tự trong tác phẩm của Alain Supiot (2009) về sự biến mất của “tinh thần Philadelphia” đặc trưng cho triết lí tiến bộ của ba thập kỉ đầu sau 1945. 14