Tài liệu Kinh tế môi trường - Chương 6: Khung phân tích

Phân tích lợi ích - chi phí dành cho khu vực công và việc đánh giá giá trị xã hội, trong khi
phân tích lời – lỗ dành cho doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân. Nếu một doanh nghiệp
sản xuất ô tô muốn đưa ra một mẫu xe mới, nó sẽ cần đến những thông tin liên quan đế lợi
nhuận sẽ thay đổi như thế nào. Mục chi phí có thể bao gồm tất cả các khoản chi phí sản
xuất và phân phối: lao động, nguyên liệu thô, nhiên liệu, thiết bị kiểm soát chất thải, vận
chuyển, v.v. Các khoản thu bao gồm tất cả những “lợi ích” được tính toán theo giá thị
trường nhân với lượng sản phẩm bán ra. Doanh nghiệp khi đó sẽ so sánh doanh thu kỳ
vọng với chi phí dự đoán để xem xét có nên đưa ra mẫu xe mới hay không. Phân tích lợi
ích - chi phí là công việc tương tự dành cho các chương trình của khu vực công. Có hai sự
khác biệt quan trọng giữa phân tích lợi ích - chi phí và các quyết định đầu tư tư nhân:
1. Phân tích lợi ích - chi phí là công cụ giúp đưa ra các quyết định chính sách công – tức
là nên thực hiện chính sách hay chương trình nào – đứng trên quan điểm của xã hội nói
chung chứ không phải đứng trên quan điểm của một doanh nghiệp nào đó.
2. Phân tích lợi ích chi phí đánh giá dưới góc độ xã hội tất cả nhập lượng và xuất lượng
liên quan đến dự án bất kể các giá trị này có được trao đổi trên thị trường tư nhân hay
không. 
pdf 22 trang hoanghoa 08/11/2022 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Kinh tế môi trường - Chương 6: Khung phân tích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_kinh_te_moi_truong_chuong_6_khung_phan_tich.pdf

Nội dung text: Tài liệu Kinh tế môi trường - Chương 6: Khung phân tích

  1. hàm ý rằng một đôla hiện tại có giá trị hơn nhiều so với 1 đôla trong tương lai. Do vậy, sử dụng suất chiết khấu càng cao thì chúng ta càng khuyến khích phân bổ nguồn lực vào các chương trình có lợi tức cao (tức là lợi ích cao và /hoặc chi phí thấp) trong ngắn hạn. Ngược lại, suất chiết khấu càng thấp thì chúng ta càng có xu hướng chọn những chương trình có lợi ích ròng cao trong dài hạn. Điều quan trọng trước tiên là phải phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực: Lãi suất danh nghĩa là lãi suất quan sát được trên thị trường. Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa đã được điều chỉnh theo lạm phát. Ví dụ: Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực Giả sử bạn gửi 100 đôla và ngân hàng với lãi suất 8%. Sau 10 năm số tiền gửi của bạn sẽ là 216 đôla. Nhưng đây chỉ là giá trị tiền tệ. Giả sử trong thời gian 10 năm đó giá cả tăng trung bình 3%/năm. Khi đó giá trị thực của khoản tiền bạn nhận được sẽ thấp hơn; trên thực tế, lãi suất thực mà số tiền gửi tích lũy chỉ là 5% (8% - 3%), do đó nếu tính theo giá trị thực thì số tiền gửi của bạn chỉ là 161 đôla sau 10 năm.8 Nguyên tắc xử lý giá trị danh nghĩa và thực là: 1. Nếu chi phí hoặc lợi ích được tính theo giá trị thực – tức là đã điều chỉnh theo lạm phát – thì dùng lãi suất thực. 2. Nếu các giá trị được tính theo giá danh nghĩa thì dùng lãi suất danh nghĩa. 3. Nếu chi phí và lợi ích được ước tính cho nhiều năm và giả định có lạm phát thì những giá trị này nên được điều chỉnh theo lạm phát. Cần dùng một chỉ số chuẩn để chuyển đổi các giá trị danh nghĩa thành giá trị thực. Vì dụ: chỉ số giảm phát chi tiêu quốc gia (gross national expenditure index) hoặc chỉ số giá thành trung gian. Chi phí và lợi ích sau khi điều chỉnh theo lạm phát sẽ được chiết khấu bằng suất chiết khấu thực.9 Lựa chọn suất chiết khấu là một đề tài còn nhiều tranh cãi trong những năm qua. Sau đây là một số lập luận chính. Suất chiết khấu phản ánh quan điểm của thế hệ hiện tại về trọng số tương đối của các lợi ích và chi phí xảy ra trong những năm khác nhau. Tuy nhiên dễ nhận thấy rằng có hàng loạt mức lãi suất khác nhau được sử dụng cùng một thời điểm – như lãi suất tiết kiệm, chứng từ đầu tư có bảo đảm, nợ vay ngân hàng, trái phiếu chính phủ v.v. Vậy chúng ta nên dùng lãi suất nào? Có hai trường phái về vấn đề này. Một là suất chiết khấu nên phản ánh cách mà con người nghĩ về thời gian. Một người thông thường sẽ thích 1 đôla hiện tại hơn là 1 đôla sau 10 năm; theo ngôn ngữ kinh tế học, họ có một suất ưu tiên theo thời gian dương. Người ta quyết định tiết kiệm bằng cách gửi tiền và ngân hàng với mức lãi suất nhất định. Lãi suất tiết kiệm này cho thấy mức lãi suất mà ngân hàng phải đưa ra để thuyết phục mọi người hy sinh các khoản tiêu dùng hiện tại. Do đó, chúng ta có thể dùng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trung bình của ngân hàng để phản ánh suất ưu tiên theo thời gian trung bình của các cá nhân. 8 Đây là con số gần đúng. Giá trị thực chính xác là 160, 64 đôla và lãi suất thực là 4,89%. 9 Hầu hết các sách giáo khoa kinh tế học đều giải thích cách điều chỉnh theo lạm phát. Giá trị thực được tính bằng cách lấy giá trị danh nghĩa chia cho một cộng tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát, ví dụ như trong giai đoạn 1999-2000 có thể tính được bằng cách lấy chỉ số giá (như chỉ số giá hàng tiêu dùng) của năm 2000 chia cho chỉ số giá năm 1999. Công thức này cho biết giá trị thực vào thời điểm t = (giá trị doanh nghĩa vào thời điểm t +1)/(1+p), với p là tỷ lệ lạm phát giữa t và t + 1. Barry Field & Nancy Olewiler 11
  2. Vấn đề đối với lập luận này là có nhiều cách khác để xác định suất ưu tiên theo thời gian của các cá nhân, và các cách này không nhất thiết cho cùng một kết quả. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng các cá nhân rất không nhất quán trong việc xác định suất ưu tiên theo thời gian. Họ có thể có suất ưu tiên theo thời gian chủ quan cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các định chế tài chính. Trường phái thứ hai xác định suất chiết khấu đúng dựa trên khái niệm khả năng sinh lợi của đầu tư. Khi quyết định đầu tư, người ta dự tính rằng doanh thu đem lại sẽ bù đắp được các khoản chi phí đầu tư, nếu không người ta sẽ không đầu tư. ý tưởng ở đây là khi các nguồn lực được sử dụng cho các chương trình môi trường và tài nguyên thiên nhiên, các chương trình này nên có một suất sinh lợi trung bình tương đương với suất sinh lợi mà họ có thể có được ở khu vực tư nhân. Suất sinh lợi của khu vực tư nhân được phản ánh thông qua lãi suất cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp. Vì lý do này, chúng ta nên dùng suất chiết khấu phản ánh mức lãi suất mà các doanh nghiệp tư nhân phải trả khi họ vay tiền để đầu tư. Mức lãi suất này thông thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Với rất nhiều mức lãi suất trên thực tế, và với những lập luận chọn suất chiết khấu khác nhau như trên, các cơ quan khu vực công cũng lựa chọn suất chiết khấu theo cách khác nhau. Để giảm thiểu sự khác nhau về suất chiết khấu được lựa chọn, chính phủ thường chỉ định một suất chiết khấu chính thức được áp dụng ở tất cả các cơ quan và các bộ. Tuy nhiên, có một khó khăn khi sử dụng một suất chiết khấu cố định, đó là khi điều kiện kinh tế thay đổi thì lãi suất cũng dao động theo. Chúng ta chỉ có thể kết luận rằng mặc dù việc chiết khấu được chấp nhận rộng rãi, những tranh cãi về lựa chọn suất chiết khấu còn lâu mới được giải quyết. Chiết khấu và các thế hệ tương lai Việc áp dụng suất chiết khấu là không thay đổi được, ngay cả với các suất chiết khấu dù rất nhỏ. Một tỷ đôla, chiết khấu qua một thế kỷ với suất chiết khấu 5%, có giá trị hiện tại chỉ hơn 7, 6 triệu đôla một chút. Thế hệ hiện tại, với thời gian sống của mình, có thể không quan tâm đến những chương trình có lợi ích rất cao trong dài hạn. Ví dụ sau đây minh họa tác động của chiết khấu trong thời gian dài. Barry Field & Nancy Olewiler 12
  3. Ví dụ: Tác động của chiết khấu Hình 6-2: Tác động của chiết khấu trong 100 năm Hình (a) $120 n n ậ $100.00 $100 $80 a $100 nh a $100 ủ $55.37 $60 i c i ạ n n t $40 $30.66 ệ lai c trong tương ợ $16.97 hi ị $20 $9.40 đư $5.20 $0 Giá Giá tr 0 20 40 60 80 100 Năm nhận được lợi ích Hình (b) $120 n n ậ $100.00 $100 $80 a $100 nh a $100 ủ $60 i c i ạ $36.97 c sau 100 năm c 100 sau n n t $40 ệ ợ hi đư $13.80 ị $20 $5.20 $1.98 $0.76 $0.29 $0 Giá Giá tr 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% Suất chiết khấu Chiết khấu là một quá trình giá trị của các lợi ích và chi phí diễn ra trong tương lai thành giá trị tương đương trong hiện tại. Thời điểm xảy ra lợi ích và chi phí càng xa hiện tại thì giá trị hiện tại của chúng càng nhỏ. Hình 6-2a cho thấy giá trị hiện tại của khoản lợi ích ròng 100 đôla, với suất chiết khấu 3%, giảm như thế nào sau 100 năm. Với thời gian 40 năm, 100 đôla chỉ bằng 30 đôla theo giá trị hiện tại; và với 100 năm, giá trị hiện tại chỉ là hơn 5 đôla. Tác động của suất chiết khấu được biểu diễn trên Hình 6-2b. Một khoản lợi ích ròng 100 đôla nhận được sau 100 năm với các suất chiết khấu từ 0 đến 6%. Trong khi 6% có vẻ như không phải là cao, nó làm cho 100 đôla gần như không còn gì sau 100 năm. Vấn đề trở nên thú vị hơn khi chúng ta chia lợi ích ròng thành dòng lợi ích và chi phí theo thời gian. Một nguyên nhân mà các nhà môi trường nhìn chiết khấu một cách ngờ vực là nó làm giảm đi những thiệt hại xảy ra trong tương lai do những hoạt động kinh tế hiện nay gây ra. Giả sử thế hệ hiện tại xem xét một chương trình hành động đem lại lợi ích là 10.000 đôla mỗi năm, trong 50 năm, nhưng từ năm thứ 50 trở đi sẽ có chi phí là 1 triệu đôla kéo dài vĩnh viễn. Điều này cũng giống như việc thế hệ hiện tại phải lựa chọn khi đối mặt về Barry Field & Nancy Olewiler 13
  4. các chất thải độc hại, hay hiện tượng trái đất nóng dần. Đối với những người đang sống hôm nay, hiện giá của dòng chi phí kéo dài vĩnh viễn đó, với suất chiết khấu 10%, là khoảng 85.000 đôla10. Chi phí này không được coi là đáng kể trong quyết định của thế hệ hiện tại. Hiện giá của lợi ích (10.000 đôla mỗi năm trong 50 năm, hay 99.148 đôla) là lớn hơn hiện giá của chi phí. Theo quan điểm hiện tại, đây có thể là một lựa chọn tốt, bất chấp gánh nặng về chi phí cho các thế hệ tương lai. Rất khó giải quyết vấn đề phát sinh do sử dụng suất chiết khấu dương cho các chương trình môi trường có tác động dài hạn. Một số người cho rằng suất chiết khấu thích hợp cho các dự án môi trường dài hạn là 0%. Nhưng chúng ta phải cẩn thận. Nhiều loại tài nguyên môi truờng đã chịu nhiều thiệt hại do các dự án phát triển dùng suất chiết khấu thấp để đánh giá. Với suất chiết khấu thấp, thường là rất dễ dàng biện hộ cho những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều rủi ro, như dự án thủy điện, bởi vì những lợi ích rất xa trong tương lai và không chắc chắn có thể sẽ lớn hơn những chi phí trong ngắn hạn. Trong điều kiện chiết khấu chứa đựng sự không chắc chắn khi đánh giá những tác động môi trường dài hạn, chúng ta có thể dựa vào những tiêu chí khác để quyết định. Một trong những tiêu chí này là khái niệm bền vững trình bày ở Chương 1. Tính bền vững hàm chứa ý tưởng rằng chúng ta nên tránh những hành động làm giảm sút khả năng sinh lợi dài hạn của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Xã hội cũng có thể muốn tránh những quyết định dẫn tới hậu quả không thể đảo ngược, hay làm giảm khả năng lựa chọn của thế hệ tương lai. Giải quyết các tác động môi trường dài hạn còn là một vấn đề rất hóc búa, mà phân tích lợi ích - chi phí có thể không thích hợp. Vấn đề phân phối Mối quan hệ giữa tổng lợi ích và tổng chi phí là vấn đề hiệu quả kinh tế. Vấn đề phân phối quan tâm đến việc ai nhận được lợi ích và ai phải gánh chịu chi phí. Trong những dự án công, vấn đề phân phối phải được xem xét cùng với vấn đề hiệu quả, có nghĩa là phân tích lợi ích - chi phí phải đề cập đến vấn đề lợi ích ròng được phân phối như thế nào giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội. Trong phần này chúng ta sẽ giới thiệu một số khái niệm cơ bản trong phân tích phân phối. Phân phối lợi ích và chi phí chủ yếu bàn về vấn đề công bằng. Có hai loại công bằng: công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. Công bằng ngang đối xử như nhau đối với các cá nhân trong cùng một hoàn cảnh. Ví dụ, một chương trình môi trường có tác động như nhau đối với cư dân đô thị với thu nhập 20.000 đôla cũng như cư dân nông thôn với mức thu nhập tương tự là công bằng theo chiều ngang. Hãy xem xét những con số sau về một chương trình liên quan đến ba cá nhân mà chúng ta giả định là có cùng mức thu nhập. Chi phí giảm ô nhiễm của chương trình đối với 3 cá nhân; có thể là dưới hình thức giá cả một số mặt hàng cao hơn, thời gian bỏ ra cho việc xử lý, thuế cao hơn hay các yếu tố khác. Thiệt hại giảm đi là thước đo của giá trị cải thiện chất lượng môi trường cho mỗi cá nhân. 10 Hiện giá 85.000 đôla được tính như sau. Giá trị hiện tại của dòng chi phí 1 triệu đôla kéo dài vĩnh viễn là 1 triệu đôla chia cho lãi suất (1 triệu /0,1 = 10 triệu). Nhưng chúng ta không chịu chi phí này ngay bây giờ. Hiện giá của 10 triệu đôla xảy ra vào năm 50 là 10 triệu /(1+r)50 = 85.196 đôla. Barry Field & Nancy Olewiler 14
  5. Cá nhân A Cá nhân B Cá nhân C Thiệt hại môi trường giảm ($/năm) 60 80 120 Chi phí giảm ô nhiễm ($/năm) 40 60 80 Chênh lệch 20 20 40 Chi phí và thiệt hại giảm cho cá nhân A và B khác nhau, nhưng chênh lệch lợi ích – chi phí là như nhau (20$/năm), do đó tỷ lệ của phần chênh lệch này với thu nhập là bằng nhau. Do đó đối với hai cá nhân này, chương trình là cân bằng theo chiều ngang. Điều này lại không đúng đối với cá nhân C vì cá nhân này nhận được lợi ích ròng 40$/năm. Do cá nhân C được giả định là có cùng mức thu nhập với A và B, anh ta rõ ràng là hưởng lợi nhiều hơn từ chương trình này; và công bằng ngang không đạt được trong trường hợp này. Công bằng dọc đề cập đến việc một chính sách tác động như thế nào đối với các cá nhân trong những hoàn cảnh khác nhau, cụ thể là đối với các cá nhân có mức thu nhập khác nhau. Hãy xem xét những con số trong Bảng 6-3. Những con số này phản ánh tác động bằng tiền của 3 chương trình cải thiện chất lượng môi trường khác nhau đối với 3 cá nhân có thu nhập thấp, trung bình và cao. Mỗi cá nhân hưởng lợi từ chương trình do thiệt hại giảm đi và gánh chịu các chi phí dưới dạng phần chi phí xử lý mà mỗi cá nhân phải chịu. Phần “chênh lệch” phản ánh lợi ích ròng của mỗi cá nhân: thiệt hại giảm đi trừ chi phí xử lý. Những con số trong ngoặc là tỷ lệ phần trăm theo thu nhập của các giá trị chi phí và lợi ích tương ứng. Những giá trị phần trăm này minh họa ba loại tác động phân phối của chương trình. Đó là: tác động theo tỷ lệ, tác động nghịch và và lũy tiến. 1. Tác động theo tỷ lệ. Chương trình lấy đi thu nhập theo một tỷ lệ như nhau đối với các cá nhân. Trong Bảng 6-3, chương trình 1 có tác động theo tỷ lệ vì lợi ích ròng đối với mỗi cá nhân là 1% thu nhập cá nhân. 2. Tác động nghịch. Chương trình cung cấp lợi ích ròng nhiều hơn cho các cá nhân có thu nhập cao hơn so với các cá nhân có thu nhập thấp, tính theo tỷ lệ theo thu nhập. Chương trình 2 có tác động nghịch vì cá nhân có thu nhập cao nhận lợi ích ròng 5% thu nhập trong khi tỷ lệ này giảm khi thu nhập giảm. 3. Tác động lũy tiến. Chương trình cung cấp cho các cá nhân có thu nhập thấp lợi ích ròng theo tỷ lệ cao hơn so với các cá nhân có thu nhập cao. Chương trình 3 có tác động lũy tiến vì cá nhân có thu nhập thấp nhất nhận được tỷ lệ lợi ích ròng theo thu nhập cao nhất. Tỷ lệ lợi ích ròng trên thu nhập giảm khi thu nhập tăng. Do đó một chương trình môi trường (hay bất kỳ chương trình nào khác) có tác động tỷ lệ, nghịch hay lũy tiến hay không còn tùy thuộc vào tỷ lệ của lợi ích ròng so với thu nhập là như cũ, cao hơn hay thấp hơn đối với người có thu nhập thấp so với người có thu nhập cao. Bảng 6-3 cũng minh họa một vấn đề công bằng khác – các chi phí và lợi ích được phân phối như thế nào cho các nhóm cá nhân. Ví dụ, mặc dù tác động tổng quát của chương trình 2 là nghịch, chi phí xử lý của chương trình này được phân phối một cách lũy tiến (tức là chi phí cao hơn cho người có thu nhập cao). Nhưng trong trường hợp này thiệt hại giảm đi được phân phối nghịch đến mức tác động chung là nghịch. Tương tự, trong chương trình 3, mặc dù tác động chung là lũy tiến, chi phí xử lý được phân phối nghịch. Barry Field & Nancy Olewiler 15
  6. Bảng 6-3: Công bằng dọc (*) Cá nhân A Cá nhân B Cá nhân C Thu nhập 5.000 20.000 50.000 Chương trình 1 Thiệt hại giảm 150 (3.0) 300 (1.5) 600 (1.2) Chi phí xử lý 100 (2.0) 100 (0.5) 100 (0.2) Chênh lệch 50 (1.0) 200 (1.0) 500 (1.0) Chương trình 2 Thiệt hại giảm 150 (3.0) 1.400 (7.0) 5.500 (11.0) Chi phí xử lý 100 (2.0) 800 (4.0) 3.000 (6.0) Chênh lệch 50 (1.0) 600 (3.0) 2.500 (5.0) Chương trình 3 Thiệt hại giảm 700 (14.0) 2.200 (11.0) 3.000 (6.0) Chi phí xử lý 300 (0.6) 1.000 (5.0) 1.500 (3.0) Chênh lệch 400 (0.8) 1.200 (6.0) 1.500 (3.0) * Các con số trong bảng biểu diễn giá trị bằng tiền. Các con số trong ngoặc cho biết tỷ lệ phần trăm trên thu nhập. Những định nghĩa trên về tác động phân phối có thể dẫn đến quyết định sai lệch. Một chương trình tác động nghịch có thể thực sự phân phối phần lớn lợi ích ròng cho người nghèo. Giả sử một chính sách tăng thu nhập ròng của một người giàu lên 10%, nhưng tăng thu nhập của 1.000 người nghèo lên 5% mỗi người. Chính sách này về mặt kỹ thuật là tác động nghịch, mặc dù phần lớn tổng lợi ích ròng lại dành cho người nghèo. Thông thường rất khó ước lượng tác động phân phối của các chương trình môi trường. Để làm điều đó, cần phải có rất nhiều thông tin về tác động theo các nhóm thu nhập, chủng tộc, và các yếu tố khác. Nói chung, thông tin về môi trường và sức khỏe không được thu thập theo thu nhập và chủng tộc. Do vậy, thông tin về các căn bệnh liên quan đến môi trường thông thường không cho phép so sánh giữa các nhóm kinh tế, xã hội và chủng tộc khác nhau. Cũng không dễ để ước tính các chi phí được phân phối như thế nào cho các nhóm này, bởi vì điều này phụ thuộc vào các nhân tố phức tạp liên quan đến hệ thống thu thuế, cơ cấu tiêu dùng, sự sẵn có của các phương án thay thế v.v. Bất chấp những khó khăn này, phân tích lợi ích - chi phí cũng nên đề cập việc tổng lợi ích ròng được phân phối như thế nào trong dân cư càng sâu càng tốt. Các vấn đề phân phối sẽ được đề cập trong suốt những chương sau của quyển sách này. Sự không chắc chắn Khi áp dụng phân tích lợi ích - chi phí cho tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chúng ta dự báo các sự kiện xảy ra rất xa trong tương lai, và khi làm điều này chúng ta phải chấp nhận rằng chúng ta không có cách nào biết được tương lai một cách chắc chắn. Sự không chắc chắn đến từ nhiều nguồn. Có thể chúng ta không có khả năng dự báo sở thích của người tiêu dùng tương lai, những người có thể có cách nghĩ rất khác với chúng ta về chất lượng môi trường. Đối với những nghiên cứu về tác động dài hạn của hiện tượng trái đất nóng dần, tỷ lệ tăng dân số trong tương lai là rất quan trọng, và không thể biết tỷ lệ này một cách chắc chắn. Sự không chắc chắn cũng có thể bắt nguồn từ thay đổi công nghệ. Tiến bộ công nghệ trong các thiết bị kiểm soát ô nhiễm hoặc tái chế vật liệu có thể thay đổi một cách đáng kể chi phí tương lai để đạt được các mục tiêu môi trường. Môi trường tự nhiên cũng là một nguồn không chắc chắn. Các hiện tượng khí tượng có thể tác động đến kết quả của các chương trình môi trường; ví dụ, trong một số trường hợp chúng ta có thể Barry Field & Nancy Olewiler 16
  7. không biết một cách chắc chắn và chính xác về tác động của các hoạt động của con người đối với các hiện tượng tự nhiên. Chúng ta nên đề cập như thế nào đến việc các lợi ích và chi phí là không chắc chắn; hay các kết quả tương lai là có tính xác suất? Nếu chúng ta biết xác suất này, chúng ta có thể tính các lợi ích và chi phí gần đúng nhất. Hãy xem xét vấn đề dự báo tác động của việc thay đổi chính sách đến hiện tượng tràn dầu. Trong một năm nào đó, có thể không có vụ tai nạn tràn dầu nào, hoặc có 1 vụ, hoặc nhiều vụ; con số chính xác là không chắc chắn. Mục tiêu là tính toán số vụ tràn dầu mỗi năm dưới những chính sách kiểm soát tràn dầu khác nhau. Một cách để làm điều này là ước lượng giá trị kỳ vọng của số vụ tràn dầu mỗi năm. Chúng ta có thể thu thập thông tin nay ở đâu? Thông tin có thể đã được thu thập trong nhiều năm và có thể được sử dụng để tính số trung bình dài hạn. Nếu thông tin này không sẵn có, các kỹ sư, các nhà khoa học hay những người có kinh nghiệm có thể đưa ra con số ước tính. Các ước tính này có thể được dùng để xây dựng hàm phân bố xác suất của số vụ tràn dầu như trình bày trong Bảng 6-4. Bảng 6-4: Tính toán giá trị kỳ vọng của số vụ tràn dầu Số vụ tràn dầu Xác suất Giá trị kỳ vọng của số vụ tràn dầu 0 0,77 0 0,77 = 0 1 0,12 1 0,12 = 0,12 2 0,07 2 0,07 = 0,14 3 0,03 3 0,03 = 0,09 4 0,01 4 0,01 = 0,04 Nhiều hơn 4 - - Giá trị kỳ vọng: 0,39 Bảng 6-4 trình bày xác suất của số vụ tràn dầu trong một năm. Các con số này đều là giả định. Ví dụ, xác suất không có vụ tai nạn nào là 0,77, có 1 vụ là 0,12, có 2 vụ là 0, 07 v.v. Giá trị kỳ vọng được tính bằng cách lấy số vụ tai nạn nhân với xác suất tương ứng, và tính tổng cho tất cả các số có thể xảy ra. Cách tính này cho biết con số trung bình có trọng số của một hiện tượng, như trình bày trong Bảng 6-4. Trong Bảng 6-4, giá trị kỳ vọng của số vụ tai nạn tràn dầu là 0, 39 mỗi năm. Từ đó ta có thể tính lượng dầu bị tràn mỗi năm và có thể cả giá trị thiệt hại. Do đó trong trường hợp này chúng ta có thể tính giá trị kỳ vọng cho một hiện tượng mang tính xác suất, cụ thể là giá trị kỳ vọng của lợi ích và chi phí. Tóm lại Giá trị kỳ vọng là giá trị trung bình có trọng số, là số lần một hiện tượng xảy ra nhân với xác suất xảy ra tương ứng, và tính tổng cho tất cả số lần có thể xảy ra. Cách tiếp cận này là phù hợp nếu chúng ta có được những ước lượng xác suất của các sự kiện đáng tin cậy. Nhưng trong nhiều trường hợp, những giá trị này có thể không sẵn có, bởi vì chúng ta có thể không có đủ kinh nghiệm về những hiện tượng tương tự để có thể biết xác suất xảy ra với một độ tin cậy nhất định. Một cách tiếp cận khác có sự trợ giúp của máy tính, là phân tích kịch bản. Giả sử chúng ta thử dự báo chi phí giảm lượng phát thải CO2 trong dài hạn như là một bước làm giảm hiệu ứng nhà kính. Những chi phí này phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển công nghệ trong tương lai liên quan đến hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất. Chúng ta ít có kinh nghiệm dự báo sự thay đổi công nghệ trong dài hạn, do đó sẽ không thực tế khi ước lượng xác suất thay đổi công nghệ. Thay vào đó, chúng ta tiến hành phân tích nhiều lần, trong mỗi lần chúng ta giả định một xác suất thay Barry Field & Nancy Olewiler 17