Tài liệu Kinh tế môi trường - Chương 4: Hiệu quả kinh tế và thị trường

Chương này bao gồm các mục tiêu sau: đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế như là một chỉ
số để khảo sát xem nền kinh tế hoạt động như thế nào và như là một tiêu chuẩn cho việc
thẩm định xem nền kinh tế đó có hoạt động đúng với khả năng của nó hay không. Hiệu quả
kinh tế là một khái niệm đơn giản nhưng là một khái niệm nhận được nhiều đề nghị xem
như là một tiêu chuẩn để đánh giá sự hoạt động của một hệ thống kinh tế hoặc một phần
của hệ thống kinh tế đó. Nhưng khái niệm này cần được dùng với sự cẩn trọng. Có phải
một hệ thống thị trường, tự bản thân nó, sẽ cho ra các kết quả đạt hiệu quả kinh tế? Một xí
nghiệp riêng lẻ hay một nhóm các xí nghiệp có thể được đánh giá hiệu quả khi khảo sát các
chi phí và những lợi ích tư nhân từ hoạt động kinh doanh. Song, để đánh giá kết quả về mặt
xã hội của các xí nghiệp này, chúng ta phải sử dụng khái niệm “hiệu quả kinh tế” với nghĩa
rộng hơn. Hiệu quả kinh tế phải bao gồm toàn bộ các giá trị về mặt xã hội và cả các kết quả
của những quyết định kinh tế, đặc biệt là những kết quả về môi trường. Thảo luận về mối
liên hệ giữa hiệu quả kinh tế và tính công bằng cũng rất quan trọng.
Mục tiêu thứ hai của chương này là nhằm giải đáp câu hỏi liệu rằng một hệ thống thị
trường, tự bản thân nó, có thể tạo được kết quả mang tính hiệu quả xã hội hay không.
Hiệu quả xã hội nghĩa là tất cả thị trường hoạt động mà không có bất kỳ sự biến dạng nào,
kể cả biến dạng gây nên ô nhiễm. Chúng ta khảo sát các nguồn gốc của những thất bại thị
trường về môi trường, chúng có thể ngăn cản thị trường đạt được hiệu quả xã hội. Từ điều
này sẽ dẫn đến chương tiếp theo, chương mà chúng ta sẽ khảo sát vấn đề về chính sách; đó
là, nếu một nền kinh tế không đạt hiệu quả xã hội, và các vấn đề môi trường nảy sinh thì
các loại chính sách nào chúng ta có thể sử dụng để hiệu chỉnh tình trạng này?
Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí có thể áp dụng ở nhiều mức độ: để sử dụng nguyên liệu
đầu vào và để xác định các mức sản lượng đầu ra. Chúng ta tập trung vào mức độ thứ hai
vì cuối cùng chúng ta mong muốn áp dụng ý tưởng cho “đầu ra” là chất lượng môi trường.
Có hai vấn đề cần được quan tâm là:
 Sản lượng cần phải sản xuất là bao nhiêu?
 Sản lượng thực tế được sản xuất là bao nhiêu? 
pdf 19 trang hoanghoa 08/11/2022 3220
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Kinh tế môi trường - Chương 4: Hiệu quả kinh tế và thị trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_kinh_te_moi_truong_chuong_4_hieu_qua_kinh_te_va_thi.pdf

Nội dung text: Tài liệu Kinh tế môi trường - Chương 4: Hiệu quả kinh tế và thị trường

  1. Tiêu điểm của ví dụ này là các ngoại tác do quyết định của công ty thứ năm, nhưng mọi thứ đều giống nhau theo nghĩa chúng ta có thể kết luận giống nhau cho mỗi xí nghiệp. Họ sẽ ra các quyết định mà không quan tâm đến chi phí ngoại tác gây ra cho các công ty khác. Đây là bản chất của các ngoại tác dạng này, dạng mà chúng ta sẽ phân biệt với dạng ngoại tác đã bàn trước đây (trong ví dụ về nhà máy bột giấy ở thượng nguồn gây ra chi phí ngoại tác cho các người chịu tác hại ở hạ nguồn). Nhưng các ảnh hưởng của 2 dạng này là như nhau: Đường cung thị trường sẽ thấp hơn đường chi phí sản xuất biên xã hội khi có các ngoại tác trong quá trình sản xuất. Nếu một ai đó sở hữu một đồng cỏ tự nhiên, hoặc một khu rừng, người đó có khả năng sẽ không cho những người khác xâm lấn vào, hoặc có thể buộc họ phải trả tiền cho việc sử dụng tài nguyên này, hoặc cách khác là kiểm soát mức độ tiếp cận chúng. Nhưng một khi một tài nguyên hay tiện ích được để ngỏ tiếp cận tự do thì sẽ không có cách nào để đảm bảo rằng mức độ sử dụng tài nguyên làm tối đa hóa giá trị. Ví dụ: Sự tắt nghẽn đường xá Sự tắt nghẽn đường xá minh họa việc không giới hạn tiếp cận đưa đến sự không hiệu quả. Con đường thì không phải là một tài nguyên thiên nhiên, nhưng là một tiện ích do con người tạo ra. Nhưng bản chất của vấn đề không kiểm soát tiếp cận là như nhau, và có lẽ sẽ dễ hiểu hơn khi dùng ví dụ cụ thể này. Ví dụ dùng các giả định được đơn giản hóa để chúng ta có thể nêu bật được bản chất của vấn đề. Có một con đường nối giữa 2 điểm, gọi là điểm A và điểm B. Các con số trong bảng 4-1 thể hiện thời gian di chuyển tiêu tốn trung bình để đi từ điểm A đến điểm B theo con đường này, như là một hàm phụ thuộc vào số người lái xe đang sử dụng con đường. Lấy ví dụ, nếu chỉ có 1 người di chuyển trên đường, sẽ phải tốn 10 phút để đi từ A đến B (ta giả sử là tốc độ giới hạn được tôn trọng). Tương tự, có 2 hoặc 3 người lái xe trên đường, thời gian di chuyển trung bình vẫn là 10 phút. Nhưng khi số phương tiện giao thông tăng lên là 4, thời gian di chuyển trung bình tăng lên là 11 phút. Điều này là bởi vì sự tắt nghẽn: các xe cộ sẽ bắt đầu dành phần đường của các xe khác, và tốc độ trung bình bị giảm xuống. Khi số lượng các xe cộ tiếp tục gia tăng, sự tắt nghẽn cũng gia tăng, vì thế thời gian di chuyển sẽ dài hơn. Bây giờ, giả định bạn đang xem xét sử dụng con đường này để đi từ A đến B, và đã có sẵn 5 xe đang sử dụng nó. Xa hơn, giả định rằng bạn có một tuyến đường khác mà sẽ mất 18 phút để đi đến B. Chúng ta giả sử là bạn biết tình trạng giao thông và kết quả về thời gian di chuyển. Khi chọn con đường này bạn sẽ tiết kiệm được 4 phút so với đường kia. Quyết định của cá nhân bạn là sẽ sử dụng con đường này. Nhưng, đứng trên phương diện “xã hội”, trong trường hợp này, cả việc bạn cộng với tất cả các xe khác trên đường, thì không đạt hiệu quả. Bảng 4-1: Quan hệ giữa thời gian di chuyển và số lượng xe trên đường Số lượng xe (chiếc) Thời gian trung bình di chuyển từ A đến B (phút) 1 10 2 10 3 10 4 11 5 12 6 14 7 18 8 24 Barry Field & Nancy Olewiler 11
  2. Khi bạn đi vào con đường có sẵn 5 xe đang lưu thông, sự tắt nghẽn tăng thêm gây ra sự gia tăng thời gian di chuyển trung bình thêm 2 phút đối với những người đang sử dụng con đường đó. Bốn phút cá nhân bạn có được đó được đánh đổi bằng một chi phí di chuyển là 10 phút (5 xe nhân với thời gian 2 phút mỗi xe) của các xe khác. Điều này có nghĩa là – nếu chúng ta cho tất cả các phút cùng một giá trị - thì phần thiệt hại ròng của xã hội là 6 phút khi bạn quyết định sử dụng con đường đó. Vấn đề phát sinh bởi vì con đường không có sự giới hạn tiếp cận, và trong việc sử dụng nó, mọi người có thể gây ra các chi phí ngoại tác cho các người khác thông qua hình thức gia tăng sự ách tắc và kéo dài hơn thời gian di chuyển. Các tác động cũng tương tự khi một người đánh cá tham gia vào một ngư trường; khi đánh bắt một phần trong nguồn cá cung cấp, người đó đã làm giảm đi phần đánh bắt được của các người khác. Khi một người nông dân đưa gia súc vào một đồng cỏ chung, và không có các điều luật đối với việc sử dụng đồng cỏ đó, người đó làm giảm phần thức ăn có thể được sử dụng cho các đàn khác trên đồng cỏ đó. Chúng ta có thể thấy rằng điều này được liên hệ với khái niệm về chi phí ngoại tác. Khoản chi phí gia tăng khi một người sử dụng một tài nguyên tự do tiếp cận gây ra cho những người khác sử dụng tài nguyên đó thực chất là các chi phí ngoại tác đối với các người sử dụng này nhưng lại là chi phí nội hàm đối với toàn bộ nhóm các người sử dụng. Khi một cá nhân có một quyết định sử dụng hay không và sử dụng bao nhiêu đối với một tài nguyên tự do tiếp cận, họ tính đến khoản chi phí và lợi ích mà sẽ tác động trực tiếp đến chính họ. Một số người có thể tính đến các ngoại tác họ gây ra cho người khác, nhưng đa số người sẽ không như vậy. Và kết quả sẽ là, như ví dụ về con đường ở trên, mức độ sử dụng tài nguyên đó cao hơn mức được gọi là hiệu quả xã hội. Một cách tổng quát, Khi chi phí ngoại tác hiện hữu, thị trường tư nhân thông thường sẽ không tạo ra mức sản lượng hiệu quả xã hội. Thất bại thị trường có thể vì thế phải cần đến chính sách công để giúp đưa nền kinh tế hướng về phía hiệu quả xã hội. Điều này đôi khi có thể được tiến hành bằng cách điều chỉnh luật lệ, như là các điều luật về quyền sở hữu, để cho thị trường sẽ hoạt động đạt hiệu quả. Đối với các trường hợp khác, có lẽ cần đến sự can thiệp trực tiếp hơn của chính quyền. Chương 10 đến chương 14 thảo luận về các vấn đề này chi tiết hơn. Còn bây giờ, chúng ta xem xét đến phía cầu của thị trường và một nguồn gốc thất bại thị trường quan trọng khác, đó là lợi ích ngoại tác. LỢI ÍCHNGOẠI TÁC Một lợi ích ngoại tác là một khoản lợi ích mà một ai đó bên ngoài có được từ quyết định về tiêu dùng hoặc sử dụng hàng hóa hay tài nguyên tạo ra ngoại tác. Khi mà việc sử dụng một đối tượng nào đó dẫn đến một lợi ích ngoại tác thì giá sẵn lòng trả của thị trường cho đối tượng đó sẽ thấp hơn giá sẵn lòng trả của xã hội. Xem xét các ví dụ sau đây. Ví dụ: Máy cắt cỏ không gây tiếng ồn Giả định một máy cắt cỏ không gây tiếng ồn sẽ mang lại khoản lợi ích tăng thêm là 50$ mỗi năm cho người mua nó. Như vậy, đây chính là khoản tăng thêm tối đa mà người đó sẽ sẵn lòng để trả cho cái máy này so với một máy cắt gây tiếng ồn. Nhưng giả định rằng Barry Field & Nancy Olewiler 12
  3. việc sử dụng máy cắt mới này của người đó sẽ tạo ra 20$ lợi ích tăng thêm cho hàng xóm trong mỗi năm, do giảm bớt tiếng ồn. Số 20$ lợi ích này của người hàng xóm chính là lợi ích ngoại tác cho người sở hữu máy xén cỏ đó. Người sở hữu này ra quyết định mua chỉ dựa trên các lợi ích sinh ra cho chính họ mà thôi. Theo đó, giá sẵn lòng trả biên cho máy cắt cỏ không gây tiếng ồn là hơn 50$, trong khi lợi ích xã hội biên (“xã hội” trong trường hợp này chỉ bao gồm người sở hữu máy và người láng giềng) là 70$ (của người sở hữu máy là 50$ và người láng giềng 20$). Ví dụ: Các lợi ích sinh thái từ đất nông nghiệp Một nông dân có đất ở ngoại ô của một đô thị. Người nông dân canh tác trên đất đó và bán các sản phẩm cho người trong thành phố. Dĩ nhiên, mối quan tâm chính của người nông dân là thu nhập anh ta thu được từ công việc kinh doanh đó, và anh ta ra các quyết định về mức nhập liệu cũng như sản lượng, dựa vào tác động của chúng lên thu nhập. Nhưng mảnh đất sản xuất nông nghiệp đó còn sản sinh ra nhiều lợi ích khác nữa, bao gồm làm nơi trú ngụ cho chim và các động vật nhỏ, và các giá trị cảnh quan cho những người qua đường. Những lợi ích này, về phương diện xã hội thì là lợi ích nội tại, nhưng trên phương diện của người nông dân thì đó lại là lợi ích ngoại tác. Chúng không hiện hữu trong bất kỳ sự tính toán lời lỗ nào của anh ta; chúng là các lợi ích bên ngoài của các quyết định nông nghiệp của anh ta. Trong trường hợp này, giá trị nông nghiệp của miếng đất đối với người nông dân thấp hơn giá sẵn lòng trả của xã hội để có một miếng đất nông nghiệp như thế. Khi thảo luận các kiến thức cơ bản của cung và cầu, các nhà kinh tế thường sử dụng các ví dụ về các loại hàng hóa thật đơn giản, không có các lợi ích ngoại tác. Nông dân sản xuất và cung cấp rất nhiều triệu trái táo mỗi năm. Đường cầu cá nhân và thị trường của táo là dễ dàng xác định. Nếu chúng ta muốn biết tổng số táo đã được mua, một cách đơn giản là chúng ta cộng các lượng táo đã được mua bởi từng người trong thị trường. Sự tiêu dùng của mỗi người không tác động đến người khác. Trong trường hợp này, đường cầu thị trường sẽ thể hiện chính xác tổng giá sẵn lòng trả biên của người tiêu thụ táo. Nhưng trong trường hợp gồm cả các lợi ích ngoại tác, điều này không đúng như thế nữa. Chúng ta có thể nhận thức điều này bằng cách xem xét một dạng hàng hóa vốn mang các lợi ích ngoại tác trên qui mô lớn – loại hàng hóa mà theo các nhà kinh tế là hàng hóa công cộng. Hàng hóa công cộng Hãy xem xét sự cung cấp các dịch vụ quốc phòng. Một khi hệ thống phòng thủ hiện diện, với tất cả các loại vũ khí và con người, thì mọi người trong quốc gia đó đều nhận được dịch vụ này. Một khi dịch vụ này được tạo sẵn cho một người, những người khác không bị loại trừ khỏi việc được sử dụng cùng dịch vụ ấy. Điều này được gọi là tính không độc chiếm (non-exclusion), và đây là một trong những tính chất đặc trưng của một hàng hóa công cộng. Đó là một loại hàng hóa mà, nếu được sản xuất ra cho một người nào đó có thể sử dụng thì tự động những người khác cũng có thể sử dụng. Một ví dụ khác về hàng hóa công cộng là không khí sạch. Nếu không khí bao xung quanh thành phố không bị ô nhiễm nghiêm trọng, bất kỳ ai trong thành phố cũng có thể thở không khí đó mà không làm giảm khả năng sử dụng nó đối với các người khác trong thành phố. Đây là tính chất thứ hai của hàng hóa công cộng – tính không cạnh tranh (non-rivalness). Sự tiêu thụ không khí sạch của tôi không làm giảm sự tiêu thụ của bạn. Điều này rất khác so với các hàng hóa cá nhân. Nếu tôi mua và ăn một trái táo thì bạn sẽ không thể dùng trái Barry Field & Nancy Olewiler 13
  4. táo đó được nữa. Lưu ý cẩn thận rằng quyền sở hữu của nhà cung cấp không phải là đặc tính cho một hàng hóa công cộng. Mặc dù trong 2 ví dụ trên đều cần đến sự tham gia của chính phủ, nhưng một hàng hóa công cộng được đặc trưng bởi các đặc tính tự nhiên của nó – không độc chiếm và không cạnh tranh – chứ không đặc trưng bằng hình thức tổ chức cung cấp nó. Lấy ví dụ, các tín hiệu radio là miễn phí đối với mọi người sử dụng máy thu, nhưng hầu hết các trạm thu phát được sở hữu bởi các cá nhân. Chất lượng môi trường là một hàng hóa công cộng cần thiết. Nếu như số lượng của tầng ozon được gia tăng thì mỗi người trên thế giới sẽ được hưởng lợi. Các thị trường tư nhân có khả năng sẽ không cung cấp hàng hóa công cộng đủ so với mức hiệu quả. Tóm lại, Hàng hóa công cộng mang các đặc tính không cạnh tranh và không độc chiếm – có sự tiêu thụ chung đối với hàng hóa và một khi nó được cung cấp, mọi người đều có thể thụ hưởng hàng hóa đó cho dù họ có trả tiền cho việc tiêu thụ nó hay không. Chất lượng môi trường là một hàng hóa công cộng. Tổng cầu đối với hàng hóa công cộng Nhu cầu của con người đối với một hàng hóa công cộng thể hiện bằng giá sẵn lòng trả biên của họ, giống như nhu cầu đối với một hàng hóa cá nhân. Sự khác nhau là ở cách thức gộp lại các đường cầu cá nhân từ nhiều người tiêu dùng.Ví dụ chi tiết minh họa cho sự phức tạp mà hàng hóa công cộng mang đến cho nền kinh tế thị trường. Ví dụ: Kiểm soát phân bón chảy tràn vào hồ Xem xét một hồ nước ngọt nhỏ, tại bờ hồ có hai gia đình cư ngụ. Những người sống trong hai gia đình đó dùng hồ nước này cho các mục đích giải trí; nhưng thật không may, chất lượng nước hồ lại bị nhiễm bẩn bởi phân bón đổ ra từ các nông trại xung quanh. Phân bón là nguyên nhân làm tảo phát triển ồ ạt trong hồ. Điều này làm hạ thấp hàm lượng oxy hòa tan (DO) của hồ và nhiều loài cá không thể sống nổi. Thêm vào đó, hồ trở nên không thích hợp để bơi lội do sự bùng phát của tảo. Oxy hòa tan là một chỉ thị cho chất lượng môi trường và được đo bằng đơn vị phần triệu (ppm). Có thể làm sạch nước bằng cách mỗi gia đình mua một hợp chất để trung hòa phân bón và cải thiện nồng độ oxy hòa tan. Tuy nhiên, chi phí biên của việc xử lý là một hàm phát sinh, được cho bởi phương trình MCxử lí = 5 + 2Q, với Q là nồng độ DO cần đạt. Mỗi hộ sẵn lòng trả cho các quá trình xử lý cần thiết theo hàng tháng. Hàm MWTP(5) của các gia đình này được cho bởi: A MWTP = 14 - 2QA. B MWTP = 14 - 2QB. Bảng 4-2 thể hiện giá sẵn lòng trả biên của mỗi hộ cho việc làm gia tăng chất lượng nước và chi phí biên gộp. Nó cũng thể hiện giá sẵn lòng trả, là tổng của các giá trị cá nhân. Chúng ta có thể tổng hợp MWTP của hai hộ bằng cách cộng các hàm MWTP để cho ra MWTPtổng = 20 – 3Q. Bảng 4-2: Cầu cá nhân và cầu tổng cho sự gia tăng DO trong hồ Giá sẵn lòng trả biên ($/tháng) DO (ppm) Hộ A Hộ B Tổng Chi phí kiểm soát biên 0 14 6 20 5 (5) Hàm MWTP của mỗi hộ là đường cầu nghịch biến với chất lượng nước. Barry Field & Nancy Olewiler 14
  5. 1 12 5 17 7 2 10 4 14 9 3 8 3 11 11 4 6 2 8 13 5 4 1 5 15 6 2 0 2 17 7 0 0 0 19 Lưu ý rằng chi phí biên là một hàm tăng: khi hồ nước trở nên sạch hơn thì chi phí biên của việc tiếp tục cải thiện cũng sẽ gia tăng. Đây cũng là một đặc tính của hàng hóa công cộng. Nếu chỉ một hộ gia đình mua chất xử lí, chất lượng nước vẫn sẽ được cải thiện cho cả hai gia đình. Mức cân bằng đạt được là bao nhiêu? Đáp án được thể hiện bằng phương pháp đại số, phương pháp đồ thị và bằng sự khảo sát bảng số liệu. Từ bảng 4-2, lưu ý rằng chi phí biên và giá sẵn lòng trả biên tổng bằng nhau tại điểm mà DO bằng 3ppm. Tại các mức thấp hơn mức này, tổng giá sẵn lòng trả cho một hồ sạch hơn vượt quá chi phí biên để có được điều đó; do vậy, trên quan điểm của 2 hộ gia đình với nhau, việc chi trả nhiều hơn cho sự cải thiện chất lượng nước là được mong muốn. Nhưng ở các mức độ cao hơn 3ppm, tổng giá sẵn lòng trả lại rơi xuống thấp hơn chi phí biên. Do đó, 3ppm là mức chất lượng nước hồ hiệu quả xã hội. Điều này cũng được xác định bằng phương pháp đại số. Để tính được mức chất lượng nước đạt hiệu quả xã hội, cho hàm MWTP tổng bằng với hàm MC, tính ra: 20 - 3Q = 5 + 2Q Q = 3 Điều này cũng có thể được mô tả bằng đồ thị như hình 4-4. Hai đồ thị phía trên thể hiện giá sẵn lòng trả biên của từng hộ gia đình, được vẽ từ phương trình bên trên hoặc từ bảng 4.2. Với các hàng hóa cá nhân, khi cộng các đường cầu cá nhân lại, thì lượng cầu cá nhân tại mỗi mức giá được cộng lại với nhau để trở thành lượng cầu tổng. Nhưng đối với hàng hóa công cộng, trên thực tế thì mọi người đều tiêu thụ một lượng như nhau. Các đường cầu cá nhân phải được tổng hợp theo một cách khác hơn so với hàng hóa cá nhân. Nguyên tắc như sau: để có được đường tổng cầu cá nhân cho một hàng hóa công cộng, tiến hành cộng MWTP của mỗi người tại mỗi lượng hàng hóa nhất định.(6) Trong hình 4-4, lấy ví dụ tại mức chất lượng nước là 2ppm, giá sẵn lòng trả biên lần lượt là 10$ và 4$ mỗi tháng cho các hộ A và B. Tổng giá sẵn lòng trả tại mức chất lượng nước này là 14$. Đồ thị dưới cùng thể hiện hàm tổng giá sẵn lòng trả biên (hay là hàm cầu), hàm chi phí biên (MC) và mức chất lượng nước đạt hiệu quả (Q*). Chúng ta đã xác định được mức chất lượng nước đạt hiệu quả, vấn đề tiếp theo là liệu có hay không một hệ thống thị trường cạnh tranh - nơi mà các doanh nghiệp tìm kiếm các cơ hội kiếm lợi mới - có thể làm giảm chất gây ô nhiễm trong hồ tới mức hiệu quả xã hội. Giả sử một công ty tư nhân cố gắng bán các thiết bị cho 2 hộ gia đình. Công ty đó đi đến gia đình A và cố thu được một khoản bằng với giá sẵn lòng trả thực tế của gia đình (6) Tổng của các đường cầu cá nhân cho một hàng hóa cá nhân có thể được nghĩ như là một phép tổng ngang – cộng các lượng cầu tại một mức giá nhất định. Còn tổng của đường cầu cá nhân đối với một hàng hóa công cộng thì tiến hành theo chiều đứng – tại một mức sản lượng hàng hóa nhất định, giá sẵn lòng trả của mỗi người khi xác định trên đường cầu của họ chính là giá trị để cộng. Điều này là bởi vì sự phân chia trong tiêu thụ hàng hóa, so với hàng hóa cá nhân là loại hàng hóa mà sự tiêu dùng là độc chiếm đối với từng cá nhân. Barry Field & Nancy Olewiler 15
  6. đó. Nhưng gia đình A có thể biết rằng một khi hồ được làm sạch, thì việc làm sạch đó là cho mọi người, không liên quan đến việc họ phải đóng góp bao nhiêu. Và vì thế, hộ A sẽ có động cơ để trả thấp hơn so với giá sẵn lòng trả thực tế của họ với hy vọng rằng gia đình kia sẽ đóng góp đủ để trang trải cho chi phí làm sạch hồ. Nhưng dĩ nhiên, gia đình kia có lẽ cũng phản ứng theo cách giống như thế. Khi liên quan đến một hàng hóa công cộng, mỗi người có lẽ đều có một động cơ để ăn theo người khác. Người ăn theo (free rider) là người trả tiền cho một hàng hóa thấp hơn giá sẵn lòng trả thực tế của mình; là người trả quá thấp so với những lợi ích mà mình nhận được. Cũng nên lưu ý rằng chúng ta đã không tìm một mức giá cân bằng cho hàng hóa công cộng, bởi vì không có một mức giá cân bằng theo nhận thức thông thường. Sản lượng cân bằng có thể được thay trở lại vào hàm MWTP tổng để xác định giá trị là 11$, nhưng thị trường sẽ không bán hết hàng ở mức giá đó. Mức giá 11$ là vượt quá giá sẵn lòng trả biên cho khoản làm sạch nước của gia đình B. Và gia đình A sẽ muốn 1,5 đơn vị nước sạch tại mức giá 11$ cho mỗi đơn vị chứ không phải là 3 đơn vị. Thị trường tư nhân không thể hoạt động để cung cấp hàng hóa công cộng dạng này. Không có cách để xác lập một mức giá đồng nhất cho tất cả người tiêu dùng vừa bao hàm cả chi phí biên của người cung cấp vừa bằng với giá sẵn lòng trả biên của mọi người tiêu dùng. Và bởi vì vấn đề ăn theo, các công ty tư nhân sẽ rất khó khăn để xác định giá sẵn lòng trả thực tế của một người đối với một hàng hóa công cộng. Tổng kết lại: . Sự cải thiện chất lượng môi trường về cơ bản là hàng hóa công cộng. . Một người sản xuất tư nhân loại hàng hóa công cộng không thể sử dụng đường tổng cầu để xác định một mức giá đồng nhất cho tất cả người tiêu dùng. Mỗi một người tiêu dùng phải được tính tiền theo giá sẵn lòng trả biên đối với hàng hóa đó để đạt được một trạng thái cân bằng mà tại đó cầu bằng cung. . Nhưng, một người sản xuất tư nhân không thể rút ra giá sẵn lòng trả biên của mỗi cá nhân cho hàng hóa đó do có vấn đề “người ăn theo”. . Cho nên, các sự cải thiện chất lượng môi trường (hàng hóa công cộng) nói chung sẽ không được thị trường tư nhân cung cấp ở mức hiệu quả về mặt xã hội. Barry Field & Nancy Olewiler 16
  7. Hình 4-4: Xây dựng đường cầu hàng hóa công cộng và sản lượng hiệu quả xã hội Giá 20 16 Hộ A 12 MWTPA 8 4 0 3 2 3 4 5 6 7 Mức oxy hòa tan (DO) Giá 20 16 MWTPB 12 Hộ B 8 4 0 3 2 3 4 5 6 7 Mức oxy hòa tan (DO) Giá 20 Chi phí biên A+B 16 MC MWTP 12 Tổng các hộ 8 Tổng giá sẵn lòng trả 4 0 3 2 3 4 5 6 7 Q* Mức oxy hòa tan (DO) Hàm số giá sẵn lòng trả biên cho 2 hộ được biểu diễn bằng đồ thị. Tổng giá sẵn lòng trả là số tổng của giá sẵn lòng trả biên của từng hộ cho một lượng DO nhất định trong nước của họ. Tại mức DO là 2ppm, hộ A sẵn lòng trả 10$ và hộ B sẵn lòng trả 4$, tổng giá sẵn lòng trả là 14$. Điểm cân bằng đạt hiệu quả xã hội được xác định tại nơi tổng giá sẵn lòng trả biên bằng với chi phí biên để cải thiện chất lượng nước, Q* = 3ppm. Khi không thể dựa vào hệ thống thị trường để đưa ra sản lượng hàng hóa công cộng hiệu quả, thì chúng ta phải cần đến dạng thể chế phi thị trường, bao gồm một hay nhiều dạng hoạt động tập thể. Trong ví dụ về hồ nước, các gia đình có thể hành động chung, có thể thông qua hội các chủ nhà, để phân chia công việc làm sạch hồ nước. Dĩ nhiên, vấn đề “ăn theo” sẽ vẫn tồn tại ngay trong hội này; nhưng, nếu vấn đề không quá nghiêm trọng, các mối quen biết cá nhân và áp lực đạo đức có thể đủ mạnh để vượt qua vấn đề đó. Tuy nhiên, khi có hàng ngàn, thậm chí hàng triệu người tham gia, như thường thấy trong hầu hết các vấn đề môi trường, vấn đề “ăn theo” chỉ có thể được kiểm soát một cách hiệu quả với các hoạt động tập thể trực tiếp hơn, thông qua cơ quan chính phủ có quyền đặt thuế hay ra qui định. Trong các trường hợp này, mục đích không phải là nhằm thay thế hoàn toàn các quá trình của thị trường. Điều chúng ta muốn làm là thêm vào sự giám sát công cộng đầy đủ Barry Field & Nancy Olewiler 17