Tài liệu Kinh tế môi trường - Chương 3: Lợi ích và chi phí, cung và cầu

Từ lợi ích có ngụ ý rõ ràng là ở tình trạng tốt hơn; nếu người nào được lợi từ một việc gì
đó, nghĩa là tình trạng của họ được cải thiện. Ngược lại, nếu họ ở trạng thái tệ hơn, thì có
thể họ đã mất đi một phần lợi ích. Làm thế nào suy ra được lợi ích của một người là bao
nhiêu? Hãy đưa cho họ một món gì đó để họ đánh giá. Làm thế nào để biết họ đánh giá
món hàng đó? Dựa vào việc họ sẵn lòng từ bỏ, hay sẵn lòng trả tiền cho món ấy. Cùng với
cách suy luận này, thì lợi ích mà một người có được từ một điều gì đó sẽ bằng với số tiền
mà họ sẵn lòng trả.
Tính lôgic của định nghĩa về lợi ích này là rất cao. Có nghĩa là ta có thể sử dụng đường cầu
thông thường để tìm ra lợi ích. Lấy ví dụ, trong hình 3-5 có hai đường cầu, và có hai số
lượng được biểu thị trên trục hoành. Giả sử ta muốn ước lượng tổng lợi ích của hai nhóm
người có đường cầu như trong hình vẽ, khi số lượng của món hàng tăng lên từ q1 đến q2.
Theo cách lập luận trước, lợi ích được đo bằng giá sẵn lòng trả, và tổng giá sẵn lòng trả
được đo bằng phần diện tích nằm dưới đường cầu, tức là phần dưới đường cầu, giới hạn
bởi q1 và q2 trong hình vẽ. Do đó, đối với đường cầu nằm thấp hơn (D2) thì lợi ích do gia
tăng lượng tiêu dùng là diện tích b, trong khi lợi ích của đường cầu (D1) là diện tích a+b.
Lôgic này xem ra hợp lý. Người có đường cầu D1 đánh giá giá trị vật này cao hơn; nên họ
sẵn lòng trả nhiều tiền hơn là người có đường cầu D2. Đây chính là lôgic cơ bản của kinh tế
môi trường. Nó hỗ trợ cho câu hỏi làm thế nào ta có thể đánh giá các tác động của những
chương trình môi trường và của các chính sách do các địa phương, tỉnh thành, và chính
phủ thực hiện. Sức mạnh của lôgic này là ở chỗ: nó dựa vào một khái niệm rõ về giá trị mà
người ta gán cho sự vật.
Tuy nhiên cách tư duy này cũng có nhược điểm. Cầu (đồng thời cũng là lợi ích) rất khó đo
lường khi gắn với vấn đề môi trường, như ta sẽ thấy ở chương 7. Các đường cầu cũng bị
ảnh hưởng nhiều bởi khả năng chi trả và sự ưa thích. Lấy ví dụ, trong hình 3-5, đường
cầu thấp có thể đại diện cho nhóm người có thu nhập thấp hơn là nhóm có đường cầu nằm
cao. Lập luận này có thể đưa ta đến kết luận rằng việc gia tăng số lượng từ q1 đến q2 đã tạo
ra một lợi ích mà người thu nhập thấp đánh giá nó thấp hơn người có thu nhập cao. Điều
này không hẳn đã như vậy. Người nghèo hơn có thể cũng có mức hữu dụng biên rất cao
đối với món hàng này, có thể còn cao hơn của người giàu, nhưng họ không thể thể hiện hết
các giá trị thành giá sẵn lòng trả bởi vì khả năng chi trả của họ thấp hơn. Nên nhớ rằng thu
nhập là yếu tố xác định vị trí của một đường cầu. Vì vậy dù tính lôgic của khái niệm là
không bàn cãi, ta vẫn cần cẩn thận khi sử dụng, đặc biệt khi liên hệ với các nhóm người có
các mức thu nhập khác nhau. 
pdf 16 trang hoanghoa 7780
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Kinh tế môi trường - Chương 3: Lợi ích và chi phí, cung và cầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_kinh_te_moi_truong_chuong_3_loi_ich_va_chi_phi_cung.pdf

Nội dung text: Tài liệu Kinh tế môi trường - Chương 3: Lợi ích và chi phí, cung và cầu

  1. Hình 3-6: Tổng chi phí và chi phí biên của táo (a) (a) $ 4 3 2 1,67 1 Sản lượng táo 0 1 2 3 4 5 6 7 $ (b) MC 4 3 2 b 1,67 1 a 0 1 2 3 4 5 6 7 Sản lượng táo Đường chi phí biên của vườn táo. Biểu đồ (a) mô tả chi phí biên bằng chiều cao của mỗi thanh, biểu đồ (b) là hàm tuyến tính của cùng số liệu. Tổng chi phí là phần diện tích nằm dưới đường chi phí biên. Nếu sản xuất 5 đơn vị táo, tổng chi phí được tính bằng tổng của các thanh từ thứ nhất đến thanh thứ năm ở biểu đồ (a) hoặc bằng tổng diện tích a cộng b ở biểu đồ (b). Tổng chi phí của 5 đơn vị là 11,67$ CUNG VÀ ĐƯỜNG CHI PHÍ BIÊN, TỔNG CUNG Chi phí sản xuất biên là yếu tố chính trong việc xác định hành vi cung của các công ty trong trường hợp cạnh tranh. Đường chi phí biên của một cong ty là đường cung, chỉ ra số lượng hàng hóa mà xí nghiệp muốn cung cấp ở các mức giá khác nhau. Xét biểu đồ (a) trong hình 3-7 cho trường hợp vườn táo. Giả sử vườn này có thể bán sản phẩm ở giá 2$. Vườn này sẽ tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất ra lượng sản phẩm mà chi phí biên của sản phẩm cuối là bằng 2$, nghĩa là với lượng sản phẩm là 2 kg. Ở các mức sản lượng thấp hơn mức này, thì nhà vườn còn có thể tăng được lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng. Còn ở các mức sản lượng cao hơn mức này, thì chi phí biên để sản xuất một đơn vị sản phẩm cao hơn giá, do vậy để tối đa hóa lợi nhuận nhà vườn nên giảm sản xuất. Barry Field & Nancy Olewiler 11
  2. Hình 3-7: Xây dựng đường tổng cung từ các đường chi phí sản xuất biên $ (a) $ (b) $ (c) 5 5 5 4 4 4 3 3 3 2 2 2 1 1 1 2 4 6 8 2 4 6 8 10 2 4 6 8 10 2 Lượng táo Lượng táo Lượng táo Đường2 cung của vườn 1 Đường cung của vườn 2 Đường tổng cung Đường chi phí biên là đường cung của vườn. Vườn luôn sản xuất tại mức sản lượng mà giá bằng chi phí biên nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Biểu đồ (a) và (b) thể hiện đường cung của hai vườn táo, Biểu đồ (c) thể hiện đường tổng cung hình thành bằng cách cộng sản lượng của hai vườn tại từng mức giá. Với mức giá 4$/kg, vườn 1 cung cấp 8 kg, vườn 2 cung cấp 2 kg, tạo ra tổng cung là 10 kg. Các nhà kinh tế nghiên cứu các đường cung của ngành, cũng như của các xí nghiệp. Đường cung hay đường chi phí biên của một ngành là đường cung của các xí nghiệp sản xuất ra cùng một loại sản phẩm. Ta gọi đây là tổng cung, cũng tương tự như khái niệm tổng cầu đã đề cập. Đường tổng cung của các xí nghiệp sản xuất ra cùng một loại sản phẩm là tổng các đường cung của các xí nghiệp ấy theo trục hoành. Giả sử chúng ta có hai vườn táo. Biểu đồ (b) trình bày đường chi phí biên của vườn thứ hai. Cung thị trường là tổng các đường chi phí biên của các vườn. Nguyên tắc cũng giống như khi xây dựng đường tổng cầu cho hàng hóa tư nhân. Hãy chọn một mức giá, rồi cộng các số lượng được cung cấp ở mức giá ấy. Đây là tổng theo trục hoành. Biểu đồ (c) trong hình 3-7 đại diện cho đường tổng cung. Lấy ví dụ, ở mức giá 2$, vuờn thứ nhất cung cấp 2 đơn vị, vườn hai không cung cấp (bởi vì giá thấp hơn chi phí sản xuất tối thiểu của họ) vì thế đường tổng cung ở giá này là hai đơn vị. Để hoàn tất đường tổng cung ta lấy nhiều mức giá khác nhau, rồi cộng dồn các số lượng cung cấp của mỗi vườn. Ví dụ, ở mức giá 4$, vườn 1 cung cấp 8 đơn vị và vườn 2 cung cấp 2 đơn vị, tổng mức cung cấp như thế là 10 đơn vị. Các đường chi phí biên có thể diễn tả theo phương pháp đại số. Bảng 3-2 cho số liệu của từng vườn và tổng cung. Bảng 3-1: Cách tính đường tổng cung táo sạch Lượng cung của vườn 1 Lượng cung của vườn 2 Tổng cung Giá ($/kg) (kg/tuần) (kg/tuần) (kg/tuần) 1 0 0 0 2 2 0 2 3 5 1 6 4 8 2 10 5 11 3 14 Đường cung QS = 3P - 4 QS = P - 2 QS = 4P – 6 Đường chi phí biên của 2 vườn táo được cộng lại để tạo đường tổng cung. Người sản xuất tối đa hóa lợi nhuận sẽ đặt giá thị trường bằng với chi phí biên của nó. Tại mỗi mức giá, các cột kế tiếp cho thấy số lượng cung của mỗi nhà cung cấp và tổng cung. Barry Field & Nancy Olewiler 12
  3. Xây dựng đường chi phí biên bằng đại số Từ dữ liệu của bảng 3-2 và các biểu đồ miêu tả ở hình 3-7, chúng ta có thể minh họa đường chi phí biên của mỗi công ty. Đường chi phí biên (MC) được biểu diễn bởi các các đường cung theo giá và cho rằng mỗi nhà sản sản xuất tối đa hóa lợi nhuận bằng cách đặt giá bằng với chi phí biên (như là ghi chú trong bảng). Đường MC của vuờn thứ nhất MC: = 4/3 + 1/3 QS Đường MC của vườn thứ hai MC: = 2 + QS Đường MC tổng: MC: = 3/2 + ¼QS Tổng cung được ký hiệu là QS như trong bảng trên: QS = 4P – 6. Các phương trình này đặt nền tảng cho việc xác định cân bằng thị trường trong chương tiếp theo. CÔNG NGHỆ Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hình dạng của đường chi phí biên là công nghệ sản xuất. Công nghệ nghĩa là năng lực sản xuất vốn có với phương pháp và máy móc sử dụng. Bất kỳ quá trình sản xuất hiện đại nào cũng sử dụng nhiều loại hàng hóa tư bản (máy móc và thiết bị) có công suất, lao động, qui trình, nguyên liệu khác nhau. Số lượng sản phẩm mà một xí nghiệp sản xuất từ một nhóm nhập liệu tùy thuộc vào năng lực máy móc và nhân lực. Ngay trong cùng một ngành, các đường chi phí biên có thể khác nhau. Một số xí nghiệp có thể cũ hơn, nghĩa là họ làm việc với các thiết bị cũ hơn và có đặc điểm chi phí khác. Các xí nghiệp có cùng thời gian hoạt động cũng có thể có công nghệ sản xuất khác; những quyết định quản lý trong quá khứ có thể đã khiến các xí nghiệp này có các mức chi phí biên khác nhau hôm nay. Khái niệm công nghệ là rất quan trọng trong kinh tế môi trường vì chúng ta dựa vào những thay đổi công nghệ để tìm cách tạo ra sản phẩm dịch vụ và hàng hóa với ít tác động có hại tới môi trường hơn và cũng để xử lý chất thải tốt hơn. Trong một mô hình đơn giản, tiến bộ kỹ thuật cho phép đuờng chi phí dịch chuyển xuống thấp. Tiến bộ kỹ thuật cho phép tạo thêm sản phẩm với chi phí biên thấp hơn. Nó cũng làm giảm tổng chi phí sản xuất. Xem hình 3-8, đường chi phí biên 1 (hay MC1) là chi phí biên của xí nghiệp trước khi có cải tiến kỹ thuật; MC2 là chi phí biên sau khi có một số cải tiến kỹ thuật. Nói cách khác thay đổi công nghệ đã dịch chuyển đường chi phí biên xuống. Chúng ta có thể xác định tổng chi phí sản xuất sẽ giảm bao nhiêu khi có sự thay đổi công nghệ. Xem xét số lượng đầu ra q*, với MC1 thì tổng chi phí để sản xuất số lượng q* được thể hiện bằng diện tích a+b, khi chi phí biên giảm xuống đường MC2 thì tổng số chi phí sản xuất chỉ còn là b. Thay đổi công nghệ sẽ giảm tổng chi phí một lượng tương đương với diện tích a. Thay đổi công nghệ thường không xảy ra khi không có nỗ lực; thường nó cần quá trình nghiên cứu và pháp triển (Rearch and Development – R&D). R&D trong công nghệ môi trường rõ ràng là hoạt động cần được khuyến khích. R&D là một trong các tiêu chuẩn chúng ta cần sử dụng trong việc đánh giá các chính sách môi trường xem chúng có tạo nên khuyến khích cho các cá nhân, các công ty và các ngành để tham gia vào các chương trình R&D đầy triển vọng hay không. Nói một cách đơn giản, khuyến khích thực hiện R&D đồng nghĩa với tiết kiệm chi phí nhờ áp dụng các công nghệ, nguyên liệu và các quy trình sản xuất mới. Tiết kiệm chi phí được biểu diễn trong hình 3-8 (diện tích a) thể hiện chỉ một phần của sự khuyến khích. Đây là những tiết kiệm chi phí sẽ xảy ra hàng năm. Tuy nhiên, tổng các khoản tiết kiệm chi phí hàng năm mới chính là những khuyến khích do việc áp dụng R&D. Barry Field & Nancy Olewiler 13
  4. Hình 3-8: Tác động của tiến bộ kỹ thuật đối với đường chi phí biên MC1 $ MC2 a b q* Số lượng đầu ra Tiến bộ cộng nghệ được biểu diễn bằng đường chi phí biên dịch xuống. Lượng q* được sản xuất với công nghệ mới làm giảm tổng chi phí một diện tích là a NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG BIÊN Bây giờ chúng ta sẽ bàn luận về một nguyên tắc kinh tế học đơn giản nhưng rất quan trọng, được sử dụng nhiều trong các chương tiếp theo. Nguyên tắc này được gọi là Nguyên tắc cân bằng biên. Để hiểu được nguyên tắc này, hãy tưởng tượng chúng ta có một công ty sản xuất một sản phẩm nhất định, và hoạt động của công ty được chia ra tại hai nhà máy. Mỗi nhà máy sản xuất ra cùng một sản phẩm vì vậy tổng lượng sản phẩm của công ty sẽ là tổng sản phẩm được sản xuất ra ở cả 2 nhà máy. Nhưng chúng ta hãy giả sử rằng hai nhà máy này được xây dựng ở những thời điểm khác nhau và sử dụng các công nghệ khác nhau. Nhà máy cũ là nhà máy A như trong hình 3-9 với công nghệ cũ hơn sẽ có đường chi phí biên bắt đầu gần điểm gốc và tăng nhanh khi sản xuất gia tăng. Nhà máy mới B trong hình 3-9 sử dụng công nghệ mới sẽ có chi phí biên cao hơn ở mức sản lượng thấp nhưng chi phí sẽ không tăng nhanh khi gia tăng sản xuất. Bây giờ xem xét một tình huống mà ở đó hai nhà máy này muốn sản xuất lượng tổng sản phẩm là 100 đơn vị. Bao nhiêu sản phẩm sẽ được sản xuất ở mỗi nhà máy để có được 100 đơn vị tổng sản phẩm với tổng mức chi phí thấp nhất? Có phải tốt nhất là mỗi nhà máy sẽ sản xuất 50 sản phẩm? Điều này được miêu tả trong hình 3-9 ở mức sản lượng 50 chi phí biên của nhà máy A là 12$ trong khi nhà máy B là 8$. Tổng chi phí sản xuất bao gồm tổng chi phí ở mỗi nhà máy hay (a + b + c) + (d). Nhưng điểm quan trọng ở đây là: Chúng ta có thể hạ thấp chi phí sản xuất 100 sản phẩm bằng cách phân phối lại sản xuất. Giảm sản xuất ở nhà máy A một sản phẩm thì chi phí sẽ giảm 12$. Tăng sản xuất ở nhà máy B lên một sản phẩm thì chi phí sẽ tăng 8$. Công ty vẫn sản xuất 100 sản phẩm nhưng tiết kiệm được 12 – 8 = 4$. Như vậy tổng chi phí của hai nhà máy gộp chung sẽ giảm. Barry Field & Nancy Olewiler 14
  5. Hình 3-8: Nguyên tắc cân bằng biên Nhà máy A Nhà máy B MCA 12 c MCB b a d e 38 50 50 62 Số lượng sản xuất Số lượng sản xuất Nhà máy A Nhà máy B Khi có 2 nhà máy khác nhau sản xuất cùng một sản phẩm, công ty sẽ giảm thiếu tổng chi phí sản xuất bằng cách cân bằng chi phí sản xuất biên của 2 nhà máy. Ví dụ, để sản xuất 100 sản phẩm với tổng chi phí thấp nhất khi chi phí biên bằng nhau thì nhà máy có chi phí thấp sẽ sản xuất nhiều hơn (62 sản phẩm) trong khi nhà máy có chi phí cao sẽ sản xuất ít hơn (38 sản phẩm). Kết quả thu được là tổng chi phí sẽ thấp hơn so với khi cả hai nhà máy cùng sản xuất 50 sản phẩm. Khi chi phí biên của hai nhà máy là khác nhau, sản xuất nên được phân bố lại theo cách giảm sản lượng ở nhà máy có chi phí cao để chuyển dần về nhà máy có chi phí thấp hơn nhằm giảm tổng chi phí. Thực tế, chi phí tổng cộng để sản xuất 100 sản phẩm ở 2 nhà máy sẽ ở mức tối thiểu chỉ khi chi phí biên của 2 nhà máy bằng nhau – đó chính là nguyên tắc cân bằng biên. Trong hình, điều này xảy ra khi số lượng sản phẩm của nhà máy A là 38 sản phẩm và của nhà máy B là 62 sản phẩm. Tổng chi phí bây giờ sẽ là a + (d + e). Mục đích của nguyên tắc cân bằng biên là giảm thiểu chi phí tổng cộng cho sản xuất một lượng sản phẩm nhất định. Mục tiêu này trở thành hiện thực khi sản xuất được phân phối theo cách cân bằng chi phí biên giữa các nguồn sản xuất. Hay nó đơn giản hơn: Nguyên tắc cân bằng biên đòi hỏi là tổng sản lượng được phân phối giữa các nguồn sản xuất sao cho chi phí sản xuất biên của các nguồn là bằng nhau. Nguyên tắc này sẽ rất có giá trị khi mà chúng ta giải quyết vấn đề giảm thiểu phát thải từ những nguồn phát thải nhất định, sẽ được giới thiệu ở chương 5 và sử dụng trong phần 4. TÓM TẮT Chương này giới thiệu sơ lược một số công cụ kinh tế vi mô cơ bản. Các chương sau sẽ dựa vào các ý tưởng này, đặc biệt là nguyên tắc cân bằng biên và trên các đồ thị khi chúng ta nhắc đi nhắc lại các số đo tổng và số đo biên. Khi bắt đầu xem xét các vấn đề thực tế về phân tích môi trường và thiết lập chính sách, chúng ta sẽ dễ dàng chuyển sang vô số các chi tiết mà bỏ quên các khái niệm kinh tế học cơ bản. Những khái niệm kinh tế cơ bản, như trình bày trong chương này, giúp chúng ta nhận định các đặc điểm kinh tế học cơ bản của các vấn đề và giúp triển khai giải pháp cho các vấn đề ấy. Barry Field & Nancy Olewiler 15
  6. CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH Khả năng chi trả Giá sẵn lòng trả biên Tổng cầu Kinh tế vi mô Lợi ích Chi phí cơ hội Đường cầu Giá mờ Nguyên tắc cân bằng biên Tổng chi phí Đường cầu nghịch đảo Tổng giá sẵn lòng trả Chi phí biên Giá sẵn lòng trả BÀI TẬP d d 1. Đường cầu nước đóng chai của Alvin là Q A=8 – 5P. Đường cầu của Betty là Q B= 6 – P. Hãy tính giá sẵn lòng trả tổng cộng và giá sẵn lòng trả biên của Alvin và Betty cho 4 chai nước đóng chai và hãy minh họa bằng đồ thị. 2. Với cùng các biểu thức như ở câu 1, tính đường tổng cầu cho nước đóng chai, giả sử chỉ có Alvin và Betty là người tiêu thụ. Xây dựng đường tổng cầu nếu như có 5 người như Alvin và 10 người như Betty. 3. Tính toán và vẽ biểu đồ đường cung cho bóng tennis của 3 nhà sản xuất với các đường MC như sau: A: MC = 3 + 3QS với Q cho mỗi nhà sản xuất là 1.000 đơn vị sản phẩm B: MC = 4 + 6QS C: MC = 1 + 1QS 4. Nếu giá bóng tennis là 4$ cho mỗi container, thì các nhà sản xuất này có còn sản xuất không? Giải thích tại sao có thể hay tại sao không. Mỗi nhà sản xuất muốn sản xuất thì phải ở mức giá là bao nhiêu? 5. Đường chi phí biên thường phi tuyến như chúng ta giả sử đơn giản trong chương này. Tại sao lại như vậy? Vẽ đường chi phí biên của một công ty mà công ty này không thể gia tăng số lượng sản phẩm vượt quá 500 sản phẩm mỗi tháng. 6. Quay lại câu 3. Nếu thay đổi công nghệ làm dịch chuyển đường chi phí biên của nhà sản xuất B đến gần đường chi phí biên của nhà sản xuất C, hãy tính chi phí tiết kiệm được của nhà sản xuất B ở mức sản lượng là 2 sản phẩm (trong 1.000 sản phẩm). 7. Giả sử 3 nhà sản xuất bóng tennis như câu 4 thuộc cùng một công ty và mỗi nhà sản xuất là một nhà máy của công ty này. Hãy dùng Nguyên tắc cân bằng biên để giải thích làm thế nào công ty xác định được sản lượng cho mỗi nhà máy. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Điều gì sẽ xảy ra với đường tổng cầu khi người tiêu dùng mong chờ giá sản phẩm tăng (hay giảm) trong tương lai? Tình huống này có làm suy yếu lý thuyết được trình bày trong chương này? 2. Lôgic của việc cho lợi ích bằng với giá sẵn lòng trả có thể cho chúng ta kết luận rằng làm sạch không khí mà người thu nhập thấp đang thở có thể tạo ra lợi ích ít hơn so với làm sạch không khí thở của người thu nhập cao. Liệu diều này có làm xói mòn ý tưởng cho rằng lợi ích là bằng với giá sẵn lòng trả? Các nhà kinh tế sẽ giải quyết vấn đề khó xử này như thế nào? 3. Các loại yếu tố nào ảnh hưởng đến hình dạng của đường chi phí biên? Các đường chi phí biên trong cùng ngành có khác nhau đáng kể không? 4. Hãy giải thích cho một người không học kinh tế tại sao các giá trị biên là rất quan trọng trong phân tích kinh tế học. Bạn sẽ đối đầu như thế nào với lập luận của người này rằng họ không bao giờ quyết định dựa vào sự định giá biên? Barry Field & Nancy Olewiler 16