Tài liệu Dự báo kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015
Phần này tập trung đánh giá các chỉ tiêu kinh tế căn bản trong giai đoạn 2011-2015 so với kế
hoạch đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XI. Bảng 1 so sánh mục tiêu đặt ra và kết quả thực tế
đạt được qua các năm, và trung bình giai đoạn 2015, hoặc kết quả kết thúc cuối giai đoạn, số
liệu năm 201
Kết quả cho thấy trong số 12 chỉ tiêu quan trọng về kinh tế trong bộ chỉ tiêu phát triển kinh
tế-xã hội, có tới 8 chỉ tiêu không đạt kế hoạch (dòng bôi xanh).
Đáng kể nhất là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp-xây
dựng đạt mức thực hiện thấp hơn nhiều so với kế hoạch. Điều này bắt nguồn từ hai nguyên
nhân chính: 1) cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới đã có tác động to lớn hơn dự báo
ban đầu, và 2) những cải cách trong nước đã không mang lại nhiều kết quả, nền kinh tế ngày
càng trở nên kém hiệu quả.
Đối với nguyên nhân thứ nhất, xét cho cùng bắt nguồn từ sự đánh giá và dự báo quá lạc quan
của những người lập kế hoạch, đã không đánh giá hết tác động to lớn của cuộc khủng hoản
kinh tế thế giới cũng như khả năng hồi phục chậm và yếu của nền kinh tế Việt Nam. Nếu có
nhận thức và đánh giá gần thực tế hơn, có thể các chỉ tiêu này đã được hạ thấp hơn trong kế
hoạch, ví dụ đặt mức trung bình 6,5% cho tăng trưởng GDP và khoảng 7% cho tăng trưởng
giá trị sản xuất công nghiệp.
Tuy nhiên, ngay cả khi có sự đặt kế hoạch sát với thực tiễn hơn, với những chỉ tiêu như nêu
trên, thì kế hoạch tổng thể giai đoạn 2011-2015 cũng sẽ không thực hiện được, vì kết quả
trung bình trong toàn giai đoạn là quá thấp so với dự kiến. Điều này phản ánh khả năng thực
hiện cải cách và cải thiện tiến bộ cho nền kinh tế còn nhiều hạn chế trong giai đoạn vừa qua.
Đây hoàn toàn là nguyên nhân chủ quan 
pdf 18 trang hoanghoa 08/11/2022 7460
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Dự báo kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_du_bao_kinh_te_xa_hoi_viet_nam_giai_doan_2016_2020.pdf

Nội dung text: Tài liệu Dự báo kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020

  1. 3. Dự báo tăng trưởng GDP hàng năm, bình quân giai đoạn 2016-2020 (%) Tỉ lệ nợ nước ngoài giảm không thay đổi tăng Quốc tế bất lợi 4,66 4,69 4,71 Quốc tế bình thường 4,84 4,87 4,88 Quốc tế thuận lợi 5,04 5,06 5,08 Với kịch bản này, nền kinh tế chỉ tăng trưởng ở mức từ 4,66-5,08%. 3. Kịch bản tăng trưởng cao Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào trong kịch bản này (bình quân năm, cho giai đoạn 2016-2020): TFP: 2,7%/năm Lao động: 1,0%/năm Vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành): 12,5%/năm, tăng trưởng thực (giá cố định): 6,5% (tương đương tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP khoảng 31-32% GDP, tăng nhẹ so với hiện nay) Chỉ số ICOR toàn nền kinh tế được cải thiện so với hiện nay, đưa về mức trước năm 2010, khoảng 5,2 (bằng giai đoạn 2000-2005). Tỉ lệ tiết kiệm nội địa (tiết kiệm/GDP) bình quân: 30,35% Vốn FDI: tăng trưởng 7-10%/năm Vốn vay của khu vực tư nhân: tăng 15%/năm Lạm phát: 6%/năm Tăng trưởng tín dụng bình quân: 16,3-21,7 %/năm. Lưu ý rằng trong kịch bản tăng trưởng cao, giả thiết TFP tăng 3%/năm bình quân trong giai đoạn 2016-2020 là một mức tăng rất cao. Để đạt mức này, bản thân nền kinh tế phải có những cải cách và thay đổi rất tích cực. 4. Dự báo tăng trưởng GDP hàng năm, bình quân giai đoạn 2016-2020 (%) Tỉ lệ nợ nước ngoài giảm không thay đổi tăng Quốc tế bất lợi 5,06 5,09 5,11 Quốc tế bình thường 5,28 5,31 5,32 Quốc tế thuận lợi 5,47 5,50 5,52 11
  2. Với kịch bản này, nền kinh tế tăng trưởng bình quân trong khoảng 5,06-5,52%/năm trong giai đoạn 2016-2020. 2.3. Đẩy mạnh cải cách kinh tế và tác dụng của nó Cải cách kinh tế đòi hỏi nhiều thay đổi và sáng tạo, quyết tâm chính trị cao và chiến lược phát triển mới. Tuy nhiên, để mô hình hóa, có thể quy nội dung cải cách về một số lĩnh vực căn bản như sau: Cải cách nhằm cải thiện Nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) Mô phỏng này giả thiết mức tăng năng suất cao hơn khoảng 0,5% hoặc 0,3% so với đường cơ sở, tức là khoảng 2,5%; 2,9% và 3%/năm với mỗi kịch bản khác nhau. Mức tăng năng suất này cao hơn một chút so với ước lượng về TFP cho giai đoạn 2002- 2007 đã đề cập trong đoạn trước. Mức tăng năng suất cao hơn 0,5 điểm phần trăm trong kịch bản tăng trưởng thấp và tăng trưởng vừa sẽ đóng góp thêm vào tăng trưởng GDP khoảng 0,5 điểm phần trăm so với phương án cơ sở, và vào năm 2020, GDP sẽ cao hơn 2,67 điểm phần trăm so với đường cơ sở. Trong khi đó, mức tăng năng suất từ 2,7%/năm lên 3,0%/năm giúp cải thiện tăng trưởng GDP thêm xấp xỉ 0,3 điểm phần trăm mỗi năm. Cụ thể, tác động của cải cách trong 3 kịch bản cơ sở sẽ giúp TFP tăng lên như sau: Kịch bản cơ sở TFP trong kịch TFP trong các kịch Tốc độ GDP tăng thêm bản cơ sở bản sau khi có cải nhờ cải cách cách Tăng trưởng thấp 2% 2,5% + 0,5% Tăng trưởng vừa phải 2,4% 2,9% + 0,5% Tăng trưởng cao 2,7% 3,0% + 0,3% (không cải cách được thêm nữa) Cải cách nhằm cải thiện nguồn nhân lực Mô phỏng này nhằm phân tích tác động của việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Mô phỏng này giả thiết là lực lượng lao động với kỹ năng thấp (lao động với bằng tiểu học và trung học cơ sở) giảm khoảng 2% mỗi năm so với đường cơ sở, và lao động có kỹ năng (Lao động với bằng trung học cơ sở hoặc cao hơn) tăng một cách tương ứng. 12
  3. Kết quả mô phỏng cho thấy, ngay cả khi tổng lượng vốn và tổng lượng lao động không thay đổi, việc tăng tỷ trọng của lao động có kỹ năng có thể đóng góp thêm khoảng 0,1 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Tăng lao động có kỹ năng tác động mạnh nhất tới các ngành chế tạo có hàm lượng vốn cao như hóa chất, phương tiện vận tải, luyện kim, hay chế tạo máy. Tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu Mô phỏng thứ ba giả thiết môi trường bên ngoài thuận lợi hơn (kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh hơn, ít hàng rào bảo hộ hơn, ). Trong mô phỏng này, thông số quy mô trong hàm cầu xuất khẩu được giả thiết tăng trưởng 5% mỗi năm, cao hơn mức 3% trong phương án cơ sở. Kết quả mô phỏng cho thấy, thị trường xuất khẩu mở rộng nhanh hơn sẽ nâng tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 0,6 điểm phần trăm mỗi năm so với phương án cơ sở, và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khoảng 0,9 điểm phần trăm. Sự mở rộng thị trường xuất khẩu (được giả thiết đồng đều cho tất cả các ngành) cũng mang lại nhiều lợi ích cho các ngành chế tạo, vởi tỷ trọng các ngành công nghiệp chế tạo tăng. Từ các kết quả mô phỏng này, trong trường hợp môi trường kinh doanh, thể chế và hành chính trong nước có cải cách mạnh mẽ, đồng thời nguồn nhân lực được cải thiện và thị trường xuất khẩu ra quốc tế được mở rộng sẽ giúp tăng trưởng kinh tế có thể cải thiện được từ 1,0-1,2%/năm. Bảng 5. Tóm tắt các kịch bản cải cách và tác động đến tăng trưởng kinh tế Kịch bản cải cách Nội dung cải cách Tác động đến tăng trưởng GDP (bình quân năm) Kịch bản Kịch bản Kịch bản cơ sở cơ sở Vừa cơ sở Cao Thấp phải Cải cách môi trường kinh Tăng trưởng nhân tố 0,5% 0,5% 0,3% doanh, thể chế và hành chính để năng suất tổng hợp TFP tăng TFP hàng năm cao hơn 0.5% (điểm phần trăm) so với mức cơ sở. Tăng nguồn nhân lực có đào tạo Giảm lực lượng lao động 0,1% bằng cách chuyển đổi lao động có kỹ năng thấp khoảng giản đơn lên lao động có chuyên 2% mỗi năm và tăng môn tương ứng lực lượng lao động có kỹ năng Cải thiện xuất khẩu và tiếp cận Thị trường xuất khẩu mở 0,6% thị trường rộng nhanh hơn (tăng thêm 5% mỗi năm) Cải cách toàn diện Kết hợp tất cả các nội 1,2% 1,2% 1,0% dung trên 13
  4. Kết quả dự báo tăng trưởng GDP hàng năm, bình quân giai đoạn 2016-2020 theo các kịch bản khác khác nhau: 6. Dự báo tăng trưởng GDP hàng năm, bình quân giai đoạn 2016-2020 (%) [Kịch bản áp dụng cải cách toàn diện trên nền kịch bản cơ sở tăng trưởng thấp, giúp tăng trưởng GDP tăng thêm 1,2%] Tỉ lệ nợ nước ngoài giảm không thay đổi tăng Quốc tế bất lợi 5,40 5,43 5,44 Quốc tế bình thường 5,57 5,60 5,62 Quốc tế thuận lợi 5,78 5,80 5,82 7. Dự báo tăng trưởng GDP hàng năm, bình quân giai đoạn 2016-2020 (%) [Kịch bản áp dụng cải cách toàn diện trên nền kịch bản cơ sở tăng trưởng vừa phải, giúp GDP tăng thêm 1,2%] Tỉ lệ nợ nước ngoài giảm không thay đổi tăng Quốc tế bất lợi 5,86 5,89 5,91 Quốc tế bình thường 6,04 6,07 6,08 Quốc tế thuận lợi 6,24 6,26 6,28 8. Dự báo tăng trưởng GDP hàng năm, bình quân giai đoạn 2016-2020 (%) [Kịch bản áp dụng cải cách toàn diện trên nền kịch bản cơ sở tăng trưởng vừa phải, giúp GDP tăng thêm 1,0%] Tỉ lệ nợ nước ngoài giảm không thay đổi tăng Quốc tế bất lợi 6,06 6,09 6,11 Quốc tế bình thường 6,28 6,31 6,32 Quốc tế thuận lợi 6,47 6,50 6,52 Tóm lại, trong giai đoạn 2016-2020, với các điều kiện quốc tế khác nhau và mức độ cam kết cải cách khác nhau, dự báo mức tăng trưởng kinh tế hàng năm sẽ như sau: 14
  5. Bảng 9. Tăng trưởng kinh tế hàng năm theo điều kiện quốc tế và quyết tâm cải cách [Bình quân giai đoạn 2016-2020] Kịch bản Thấp Kịch bản Vừa phải Kịch bản Cao Điều kiện Không Cải cách Không Cải cách Không Cải cách quốc tế cải cách mạnh mẽ cải cách mạnh mẽ cải cách mạnh mẽ và và toàn và toàn toàn diện diện diện Điều kiện quốc tế kém 4,23% 5,43% 4,69% 5,89% 5,09% 6,09% thuận lợi Điều kiện quốc tế vừa 4,40% 5,60% 4,87% 6,07% 5,31% 6,31% phải Điều kiện quốc tế thuận 4,60% 5,80% 5,06% 6,27% 5,50% 6,50% lợi Nguồn Kết hợp với kết quả dự báo dựa trên phương pháp hạch toán tăng trưởng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ có sự khác nhau dựa trên các điều kiện quốc tế khác nhau và mức độ cam kết cải cách khác nhau. Mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2016-2020 sẽ nằm trong khoảng dự báo từ 4,23%/năm trong điều kiện không có cải cách, điều kiện quốc tế bất lợi, TFP ở kịch bản thấp. Và tăng trưởng có thể đạt tới mức cao nhất là 6,5%/năm nếu có cải cách mạnh mẽ theo hướng tích cực, TFP ở kịch bản cao với mức tăng trưởng trung bình 2,7%/năm và quốc tế thuận lợi. 15
  6. 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN Các dự báo đều cho thấy trong giai đoạn 2016- 2020, mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Việt Nam khó có khả năng vượt mức 6% do động lực tăng trưởng không có nhiều cải thiện. Nếu nền kinh tế không nhận được động lực tăng trưởng mới từ sự cải thiện yếu tố năng suất lao động tổng hợp, trong khi đó các nguồn lực cơ bản là vốn và lao động không có nhiều khả năng cải thiện đột biến, sẽ dẫn đến nhiều khả năng tăng trưởng khó thoát khỏi khuynh hướng suy giảm dài hạn Tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư cố định có thể trên 6% (theo giá cố định). Tín dụng tăng trưởng khoảng 12-15%, tùy theo quan điểm của chính sách tiền tệ. Mức 12-15% là mức bảo đảm để lạm phát duy trì trong mức mục tiêu 6%. Với mức tăng trưởng tín dụng khoảng 20%, nguy cơ lạm phát tăng trở lai (vượt 10%) là cao, tạo ra nguy cơ phá vỡ các cân bằng vĩ mô. Việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao phụ thuộc nhiều vào quan hệ vay nợ nước ngoài, do đó, nỗ lực cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế (trên 6%) có thể sẽ đi liền với tỷ lệ nợ nước ngoài tăng lên. lũy từ thị trường Trung Quốc và khả năng hình thành TPP, là động lực giúp tăng cơ hội đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Để cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng của nền kinh tế, chắc chắn cần phải có quyết tâm cải cách thực sự mạnh mẽ quyết liệt nhằm tăng năng suất của toàn bộ nền kinh tế, tái cơ cấu nguồn lực theo hướng chất lương cao hơn. Cải cách thể chế kinh tế, hành chính có ý nghĩa quyết định. Ngoài ra, việc cải thiện nguồn nhân lực cho nền kinh tế và mở rộng thị trường xuất khẩu với mô hình liên kết quốc tế theo kiểu mới. Chỉ với những nỗ lực cải cách với cam kết cao, Việt Nam mới có hy vọng kiểm soát được mức tăng trưởng khoảng trên 6% (trong điều kiện bối cảnh quốc tế thuận lợi). Việc đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 7% trong giai đoạn 2016-2020 hầu như không khả thi. Nói cách khác, giai đoạn tăng trưởng cao như trong thập niên 1990 và đầu những năm 2000 (bình quân 7,5%/năm) sẽ không còn cơ hội lặp lại trong thời gian tới. 16
  7. Những quy định về công bố thông tin Chứng nhận của tác giả Các nhà kinh tế, nhà phân tích, người nghiên cứu sau sẽ chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo này, đồng thời chứng nhận rằng những quan điểm, nhận định, dự báo trong báo cáo này phản ánh ý kiến chủ quan của người viết: Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Văn Đại, Ngô Quốc Thái, Nguyễn Thanh Tùng. Tài liệu này được thực hiện và phân phối bởi Phòng Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), chỉ nhằm mục đích cung cấp tài liệu tham khảo cho các khách hàng hoặc đối tác đặc biệt của VEPR, không nhằm mục đích thương mại và xuất bản, dù thông qua báo chí hay các phương tiện truyền thông khác. Các khuyến nghị trong báo cáo mang tính gợi ý và không nên coi như lời tư vấn cho bất kỳ cá nhân nào, vì báo cáo được xây dựng không nhằm phục vụ lợi ích cá nhân. Các thông tin cần chú ý khác Báo cáo được xuất bản vào ngày 15 tháng 01 năm 2015. Các dữ liệu kinh tế và thị trường trong báo cáo được cập nhật tới ngày 27 tháng 12 năm 2014, nếu khác sẽ được đề cập cụ thể trong báo cáo. VEPR có quy trình thủ tục để xác định và xử lý các mâu thuẫn về lợi ích nảy sinh liên quan đến bộ phận Nghiên cứu. Các thông tin mật hay nhạy cảm sẽ được xử lý và điều chỉnh theo những chuẩn mực phù hợp. 17
  8.  CÁC BÀI NGHIÊN CỨU KHÁC CS-08 Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn, Nguyễn Đức Thành, Ngô Quốc Thái NC-33: Tổng quan kinh tế Việt Nam 2013, Nguyễn Đức Thành, Ngô Quốc Thái NC-32: Tổng quan kinh tế thế giới 2013, Lê Kim Sa, Nguyễn Cẩm Nhung. NC-31: Tổng quan kinh tế thế giới 2012, Lê Kim Sa. NC-30: Tổng quan kinh tế Việt Nam 2012, Nguyễn Đức Thành, Ngô Quốc Thái, Vũ Minh Long, Hoàng Thị Chinh Thon. NC-29: Những vấn đề nổi bật của kinh tế Trung Quốc sau Đại hội XVIII, Phạm Sỹ Thành. 18