Tài liệu Cải cách ruộng đất thời hậu chiến ở Nhật Bản: Kinh nghiệm và các vấn đề

Mặc dù người ta không thống nhất được định nghĩa cải cách ruộng đất trong nông nghiệp là
gì, nhưng trong các xã hội không phải cộng sản thì: “cải cách ruộng đất là sự đổi mới thể chế
do nhà cầm quyền phát động nhằm giải quyết các mâu thuẫn chính trị hoặc kinh tế nhưng
không thay đổi các quan hệ xã hội đang chiếm ưu thế....” (de Janvry 1981, tr.384-5). Cải cách
trong xã hội cộng sản là hình thức cách mạng quyết liệt nhằm phá hủy cấu trúc kinh tế và xã
hội. Theo nghĩa rộng, cải cách ruộng đất là hành động chính trị nhằm giành được hoặc ngăn
chặn thay đổi cấu trúc đất canh tác, hệ quả là thay đổi cấu trúc giai cấp và kiểm soát chính trị
đối với nhà nước. Tài sản hoặc quyền canh tác trên đất được chuyển dịch thông qua biện
pháp cưỡng bức hoặc giao dịch trên thị trường cùng với một số biện pháp khuyến khích.
Cải cách ruộng đất là không thể tránh khỏi, nhưng cũng không nhất thiết làm thay đổi cấu
trúc sản xuất nông nghiệp, đó cũng là phương thức sản xuất. Một phương thức sản xuất là
toàn bộ hệ thống canh tác bao gồm cả thể chế, như hệ thống hưởng dụng đất đai và loại hình
quản lí trang trại. Một chương trình cải cách ruộng đất, thí dụ như sự giải thể các hợp tác xã
hoặc nông trường quốc doanh và canh tác quy mô lớn để chuyển sang cho các tiểu chủ, tác
động không chỉ đến phân bổ nguồn thu nhập, mà còn cả việc lựa chọn mặt hàng sản xuất và
công nghệ của trang trại. Hơn nữa, nó còn gây ra thay đổi thể chế thị trường hàng hóa và đầu
vào của trang trại, cấu trúc thị trường lao động và quản trị trang trại. Các hình thức và chức
năng của các tổ chức nông thôn cũng thay đổi.
Mặc dù các cuộc cải cách ruộng đất có thể làm thay đổi xã hội, kinh tế và chính trị ở những
mức độ khác nhau, một số cuộc cải cách diễn ra chỉ để phục vụ các mục tiêu chính trị, chẳng
hạn như ổn định xã hội thông qua phân bổ lại tài sản đất đai, trong khi một số chương trình
khác khuyến khích sản xuất nông nghiệp bằng cách giao giấy chứng nhận về đất để tạo động
lực kinh tế cho người canh tác và lao động trên trang trại. Toan tính thế nào đi nữa, thì một
cuộc cải cách có động cơ chính trị không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến các điều kiện kinh tế
của ngành nông nghiệp theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Một cuộc cải cách thành công về
chính trị có thể cản trở sự phát triển lành mạnh của ngành nông nghiệp, bởi vì phúc lợi của
nông dân và hiệu quả của nông nghiệp thường mâu thuẫn với các mục tiêu của chính sách.
Cải cách nhằm tạo động lực kinh tế có thể dẫn đến những hậu quả chính trị ngoài mong đợi.
Bởi vì một cuộc cải cách thành công về kinh tế có thể làm xấu thêm tình trạng phân phối thu
nhập trong cư dân nông thôn. Vì thế, khi đánh giá một chương trình cải cách ruộng đất,
chúng ta cần nhận diện ra những mục tiêu của nó. Có phải đó là một cuộc cải cách chính trị?
Hay là cải cách về kinh tế? Hoặc là cả hai? Tiếp đó chúng ta cần xem xét các hậu quả của cải
cách dưới từng góc độ kinh tế và chính trị. 
pdf 39 trang hoanghoa 08/11/2022 5400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Cải cách ruộng đất thời hậu chiến ở Nhật Bản: Kinh nghiệm và các vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_cai_cach_ruong_dat_thoi_hau_chien_o_nhat_ban_kinh_n.pdf

Nội dung text: Tài liệu Cải cách ruộng đất thời hậu chiến ở Nhật Bản: Kinh nghiệm và các vấn đề

  1. (jyomen). Vì thế các daimyo giảm bớt nhiệt tình thực thi các quy định thuê mướn đất (Hayami et al., 1991, tr.61-3). Đến cuối thời Tokugawa, hệ thống địa chủ-tá điền được thừa nhận rộng rãi ở những nơi có tiến bộ, thí dụ như miền Tây Nhật Bản, nơi có 30% đất đai là do tá điền canh tác. Sau Minh Trị Hồi phục, chính phủ Nhật tìm cách đuổi bắt kịp các nước phương Tây thông qua việc phát triển công nghiệp hiện đại (shokusan kogyo). Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn có tầm quan trọng nhất và vào giai đoạn đầu thời Minh Trị, đây gần như là nguồn thu duy nhất của quốc gia. Đánh thuế theo hiện vật thì nguồn thu của chính phủ không tránh khỏi biến động do giá lúa gạo lên xuống thất thường. Nhằm tạo thế ổn định nguồn thu, dự án Sửa đổi Thuế Đất được thực thi vào năm 1873. Chính phủ tiến hành khảo sát trên toàn quốc để xác định chủ đất và năng suất trên đất. Cuộc khảo sát này phải mất 9 năm mới hoàn thành, và đã tiêu tốn gần 1 năm thu nhập của chính phủ (Tobata và Ohkawa 1956, Chương 8). Với sắc luật Sửa đổi Thuế Đất, việc đánh thuế lúa bằng hiện vật được thay thế bằng thuế đất hiện đại trên cơ sở giá trị của đất.10 Việc sửa đổi cùng với cuộc khảo sát toàn quốc đã xác định rõ diện tích đất đai, giá cả và sở hữu đất. Một giấy chứng nhận về đất (Chiken) được cấp cho chủ đất trên thực tế. Vì thế, quyền sở hữu tài sản đất đai chính thức được cấp cho chủ đất, đấy là những người đã trả thuế đất từ thời phong kiến. Tuy nhiên, quyền hưởng dụng theo truyền thống bị buông lỏng. Vị thế của địa chủ được chính quyền hợp pháp hóa, và vì vậy thời Minh Trị nền tảng của chế độ chiếm hữu ruộng đất được tăng cường. Đồng thời, theo dự định của chính phủ, nền tảng tài chính của chính phủ Minh Trị đã được tăng cường và ổn định. Cho đến khi hệ thống thuế thu nhập được ban hành năm 1888, Thuế Đất và thuế xuất nhập khẩu là những nguồn thuế trực thu duy nhất, trong đó Thuế Đất chiếm ưu thế trong thế kỉ XIX. Thí dụ, năm 1875 thuế đất chiếm đến 85% tổng nguồn thu, mặc dù nó dần dần giảm xuống, nhưng vẫn chiếm đến 35% vào năm 1900 (Bảng 4-3). 4.3 Địa chủ ở Nhật Bản Địa chủ ở Nhật Bản được đề cập ở đây không phải là những điền chủ nắm giữ hàng ngàn hec- ta đất như người ta thường gán cho khái niệm “địa chủ". Đa phần trong số họ chỉ có một mảnh đất canh tác nhỏ. Vì thế thuật ngữ “địa chủ” trong bài luận này dùng để chỉ những chủ đất cho thuê toàn bộ hay một phần đất, và thuật ngữ này không có nghĩa tiêu cực. Theo đó, “chế độ chiếm hữu ruộng đất” chỉ đơn giản là xã hội có quy định chế độ cho thuê đất. Ngay sau Minh Trị Hồi Phục năm 1868, đất cho thuê chiếm tỉ lệ 30% tổng đất canh tác, và con số này tăng lên 45% vào đầu thế kỉ XX rồi tăng tiếp đến 50% vào những năm 1930 (Bảng 4-4). Bởi mức thuế ấn định bằng tiền quá nặng cùng với quy mô giữ đất nhỏ, cho nên vào những năm thất bát hoặc giá nông sản xuống thấp các chủ đất nhỏ thường không thể trả được thuế. Họ phải vay tiền của thương gia hoặc người cho vay lãi, và họ thường bị mất đất do người ta tịch thu tài sản thế chấp. Lạm phát dưới thời Matsukata vào những năm 1880, khi giá cả trang trại xuống rất thấp, xu hướng này càng tăng gia tăng (Hayami và cộng sự, 1991, tr.65). Có 5 triệu chủ đất, sở hữu khoảng 6 triệu hec-ta đất canh tác. Chủ đất bao gồm cả địa 10 Thuế đất nặng nề đến mức 40% tổng giá trị gia tăng, gần tương ứng với mức thuế thời Tokugawa (Nishikawa 1985, tr. 175-6). 11
  2. chủ và nông dân có đất. Mặc dù có ít dữ liệu về chủ đất thời trước chiến tranh, nhưng theo một cuộc khảo sát do MAF tiến hành vào năm 1935, một nửa trong số 5 triệu chủ đất chỉ có dưới 0,5 ha đất canh tác (Bảng 4-5). Để hỗ trợ cho cuộc thảo luận, chúng tôi phân chủ đất canh tác thành nhiều loại khác nhau (Hình 4-1). Trước tiên, các chủ đất canh tác có thể được chia ra làm “nông dân” và “không phải nông dân". Nông dân thì cho thuê một phần đất của mình nhưng vẫn canh tác phần còn lại, họ có thể được gọi là “địa chủ có làm ruộng". Không phải nông dân là những chủ đất không gắn bó với đồng ruộng, có thể gọi họ là “địa chủ không làm ruộng”. Những địa chủ không làm ruộng này có thể được phân tiếp ra thành nhóm “địa chủ vắng mặt" và “địa chủ tại làng". Địa chủ vắng mặt là các chủ đất không ở hoặc chỉ ở gần làng mà họ sở hữu đất canh tác.11 Bây giờ chúng ta xem xét đặc điểm các loại địa chủ. (1) Địa chủ có làm ruộng Địa chủ có làm ruộng là những nông dân cho thuê một phần đất canh tác của mình, nhưng vẫn tự mình làm ruộng. Mặc dù có ít dữ liệu về các địa chủ có làm ruộng, nhưng chúng ta có thể thấy được đặc điểm của họ từ những dữ liệu khảo sát của Tổng Điều tra Đặc biệt về Nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp tiến hành năm 1947. Đây là cuộc khảo sát duy nhất có sẵn dữ liệu trên quy mô toàn quốc về địa chủ có làm ruộng thời trước chiến tranh. Trong số 2,4 triệu nông hộ ở các đảo chính,12 gần 1,3 triệu trang trại hoặc 1/5 tổng số nông hộ được xếp vào loại địa chủ có làm ruộng (Bảng 4-6). Có khoảng 1,1 triệu trong số 4,1 triệu ha, hoặc 28% số đất canh tác của nông dân được các địa chủ có làm ruộng cho thuê (xem Bảng 4-4). Trung bình diện tích đất cho thuê của mỗi hộ chỉ khoảng 0,84 hec-ta. Diện tích còn nhỏ hơn cả diện tích bình quân của một trang trại. Thêm nữa, 63% trong số họ cho thuê dưới 0,5 ha đất canh tác (Bảng 4-6). Chúng tôi cũng lưu ý rằng 17% nông dân làm trên quy mô rất nhỏ, dưới 0,5 hec- ta, nhưng vẫn cho thuê đất. Khi nông dân có đất không thể quản lí đất canh tác của mình vì gia đình thiếu nhân công, thí dụ như có người nhà nghỉ vì tuổi già, thì họ thường cho thuê một phần đất. Trong trường hợp này họ được thống kê là những địa chủ có làm ruộng. Xem xét con số này, chúng ta có thể hình dung ra rất nhiều các địa chủ có làm ruộng là những nông dân tầng lớp trên có thêm phần thu nhập phụ từ việc cho thuê mảnh đất nhỏ. Nhưng cũng có những tiểu nông thiếu nhân công cũng được tính là các địa chủ có làm ruộng. Với cách nhìn như vậy, thì vị thế xã hội và kinh tế của các địa chủ có làm ruộng cũng không khác biệt so với các nông dân làm chủ đất. Vì thế việc phân biệt giữa các địa chủ có làm ruộng với các nông dân làm chủ đất là không có ý nghĩa. (2) Địa chủ không làm ruộng Các địa chủ không làm ruộng là những chủ đất cho thuê đất nhưng không gắn bó với việc sản xuất nông nghiệp. Vì thế, họ có thể được coi là các “địa chủ” điển hình. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thận trọng khi sử dụng thuật ngữ “địa chủ". Như mô tả sau đây, đa số địa chủ 11 Cần lưu ý rằng văn bản pháp l‎v‎íề cải cách ruộng đất đã có định nghĩa rõ ràng, điều này sẽ được đề cập ở Mục 6. 12 Đảo Hokkaido là một ngoại lệ, nơi này có thâm canh và quy mô vận hành lớn hơn nên không so sánh được với các đảo chính. 12
  3. không làm ruộng ở Nhật Bản đều là chủ đất quy mô nhỏ và cũng không giống với ý nghĩa thông thường của từ “địa chủ”. Đáng tiếc là thống kê cấp quốc gia không giúp chúng ta biết nhiều về các địa chủ không làm ruộng. Không có những cuộc khảo sát toàn diện về địa chủ ngoại trừ một loạt khảo sát về các địa chủ lớn có hơn 50 hec-ta đất.13 Vì thế chúng ta không rõ số lượng địa chủ không làm ruộng hồi trước chiến tranh. Nhưng nếu chúng ta lấy tổng số chủ đất trừ đi số nông dân có đất, thì có thể tính được sơ lược số địa chủ không làm ruộng. Số địa chủ không làm ruộng theo quy mô có đất vào năm 1938 được tính ở Bảng 4-7. Trong tổng số 5 triệu người có đất, thì có khoảng 1 triệu hộ gia đình được xếp loại là địa chủ không làm ruộng.14 Những địa chủ không làm ruộng có trên 5 hec-ta đất chỉ chiếm 13%. Ngược lại, gần một nửa trong số họ chỉ có dưới 0,5 ha đất canh tác. Đặc điểm nổi bật của địa chủ Nhật Bản là nhiều chủ đất quy mô nhỏ. Các địa chủ không làm ruộng có thể được chia nhỏ ra thành địa chủ ở làng và địa chủ vắng mặt. Địa chủ ở làng là những địa chủ không làm ruộng nhưng sống ở làng. Một phần trong số họ là những chủ đất lớn, có thể có đủ thu nhập từ việc cho thuê đất để tham gia chính trường hoặc cho vay tiền hoặc theo các sở thích riêng. Thảo luận tiếp sau chứng tỏ rằng không có nhiều chủ đất nằm trong dạng này. Cũng có những chủ đất nhỏ trong làng nhưng có nguồn thu khác, như làm quan chức trong làng, bán hàng, bác sĩ, hoặc thày tu (Dore 1959, tr.23 -5). Các địa chủ vắng mặt là những chủ đất không sống trong hoặc gần làng mà họ có đất mà sống ở các thị trấn hoặc thành phố. Loại địa chủ này có thể được xem là địa chủ thực thụ, họ có ưu thế chính trị và xã hội theo cách hiểu thông thường về "địa chủ" trong tiếng Anh. Tuy nhiên, ở Nhật Bản rất ít loại địa chủ này. Đa số những địa chủ vắng mặt ở Nhật Bản là những chủ đất nhỏ. Họ là những người con trai của nông dân không còn làm ruộng nữa nhưng vẫn giữ đất thừa kế của gia đình hoặc các thương gia và những người cho vay lãi ở các thị trấn lân cận giành được đất do bắt nợ hoặc cưỡng đoạt. Mặc dù có ít dữ liệu mô tả phạm vi phân bổ các địa chủ vắng mặt có ít đất, nhưng theo cuộc khảo sát tháng 6/1941, thì có 20.940 địa chủ vắng mặt, sở hữu hơn 5 ha đất canh tác. Và diện tích đất do họ sở hữu là khoảng 181.000 hec-ta (Bảng 4-8). Họ chỉ chiếm 2% số địa chủ không làm ruộng. Nói cách khác, 98 % địa chủ không làm ruộng cho thuê dưới 5 ha đất canh tác. Cần xem xét một thực tế là: người ta cần cho thuê đến 6,5 ha đất lúa chất lượng trung bình vào năm 1936 để có thể bảo đảm nguồn thu tương ứng với thu nhập của một viên chức hoặc giáo viên ở thành thị (Dore 1959, tr.29), nên đa số địa chủ không làm ruộng là những tiểu chủ, và họ đã có những nguồn thu nhập chính khác ngoài khoản phụ thêm là cho thuê đất. Chúng ta có thể nhận biết hồ sơ chi tiết của các địa chủ có trên 50 ha đất canh tác. Mặc dù có trên 50 hec-ta nhưng vẫn còn ít hơn so với tiêu chuẩn một trang trại không chỉ ở Bắc Mĩ mà còn cả ở châu Âu. Tuy nhiên, như thế cũng là đủ lớn đối với các nền kinh tế nông nghiệp và 13 Chính xác là các cuộc khảo sát đề cập đến 50 cho, chứ không phải 50 hec-ta. Vì 1 cho tương đương với 0,99174 hec-ta, nên chúng tôi sử dụng từ hec-ta thay cho từ “cho" khi đề cập đến quy mô đất. Tuy nhiên, dữ liệu tại các bảng biểu được điều chỉnh khi quy đổi theo tỉ lệ 0,99174. 14 Cần lưu ý việc tính toán này đôi khi vượt mức, bởi vì một chủ đất mà có nhiều mảnh đất manh mún ở các làng khác nhau lại có thể được tính là nhiều chủ đất khác nhau ở mỗi làng, trong khi quan chức địa phương khảo sát ở vùng của mình và con số chỉ đơn thuần được cộng gộp lại tại cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia. 13
  4. văn hóa lúa nước ở châu Á. Vào các năm 1934 và 1938, Bộ Nông nghiệp đã khảo sát các địa chủ lớn và báo cáo lên Ủy ban Nghiên cứu Hệ thống Cho thuê Đất.15 Theo cuộc khảo sát năm 1938, nếu không tính đảo Hokkaido thì chỉ có 2.500 hộ là chủ đất lớn với hơn 50 hec-ta (Bảng 4-9).16 Trong số đó gần 70% sở hữu dưới 100 hec-ta và chỉ có 15 chủ đất có trên 1.000 hec-ta đất canh tác. 35% số địa chủ gồm có cả người ở trong làng và người vắng mặt trả lời rằng nghề nghiệp của họ là làm ruộng (Bảng 4-10). Trong giai đoạn đầu thời Minh Trị, các địa chủ lớn, gồm nông dân giàu có được gọi là gono, đã có vai trò quan trọng trong phát triển ngành nông nghiệp. Họ áp dụng các công nghệ mới và đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thí dụ như các dự án tưới và tiêu nước. Họ chủ động tổ chức cho xã hội thảo luận về nông nghiệp (nodan-kai), trong đó người ta trao đổi thông tin về các công nghệ mới và các giống mới. Họ hãnh diện vì vai trò lãnh đạo làng xã và bảo trợ cho nông dân. Tuy nhiên, đầu thế kỉ XX các địa chủ tiến bộ và hảo tâm biến mất dần và họ ngày càng ăn bám thêm do hoàn toàn nhờ vào đất cho thuê (Tobata 1947, tr.68-70). 4.4 Nông thôn Nhật Bản Người Nhật có truyền thống làm trang trại gia đình, chủ yếu dựa vào lao động trong gia đình. Có khoảng 30% nông dân là những tá điền chỉ có ít đất nhưng làm trên đất đi thuê. 30% khác là những người tự làm ruộng của mình, số còn lại 40%, là chủ đất đồng thời thuê đất và canh tác ở trên cả hai loại đất trên (Bảng 4-11).17 Phần lớn tá điền đều là quy mô nhỏ. 1/3 trong số họ canh tác dưới 0,3 hec-ta, và hơn nữa, họ phải trả cho địa chủ địa tô bằng gần một nửa nông phẩm. Đối với ruộng lúa, người ta ấn định lượng thu hoạch và địa tô bằng hiện vật với khả năng giảm giá theo từng năm, căn cứ vào thu hoạch. Thí dụ, vào giữa những năm 1930, khi người ta sản xuất được 3,5 tấn lúa trên mỗi hec-ta lúa nước thì phải trả địa tô là 1,7 tấn lúa cho địa chủ. Quy mô trang trại nhỏ và địa tô nặng nề là nguyên nhân chính gây nghèo khổ đối với tá điền ở Nhật trước chiến tranh. Ngược lại, quy mô trang trại bình quân trên mỗi hộ ở dạng điền chủ kết hợp với thuê đất lớn hơn so với quy mô của những nông dân là chủ đất. Điền chủ kết hợp với thuê đất là những nông dân thuê thêm đất để làm trang trại lớn hơn khi họ có sẵn lao động và năng lực quản lí trang trại lớn hơn. Thực tế đó cho thấy thị trường cho thuê đất canh tác đã vận hành tốt và các nông dân là chủ đất có thể mở rộng kinh doanh thông qua thị trường. Dữ liệu ở Bảng 4-12 chỉ ra rằng không chỉ tiểu nông mà cả trung nông hoặc nông dân quy mô lớn hơn đã thuê đất để sản xuất. 15 Bộ Nông nghiệp, Khảo sát các chủ đất lớn có hơn 50 hec-ta (50 chobu ijyo no daijinushi ni kansuru chosa), 1934; Khảo sát các chủ đất có hơn 50 hec-ta đất không canh tác (50 chobu ijyo no kochi wo shoyusuru daijinishi ni kansuru chosa), 1938 16 Mặc dù có 663 chủ đất được thống kê ở Hokkaido, sở hữu 50 hec-ta ở đó không thể được so sánh với những vùng khác khi xem xét nguồn thu, bởi vì thâm canh ở Hokkaido và tổng mức độ vận hành lớn hơn phần còn lại của Nhật Bản. 17 Năm 1940, Bộ Nông nghiệp đã xác định các loại nông dân theo đất sở hữu và vận hành. Họ chia ra chủ, chủ kết hợp với thuê đất, thuê đất kết hợp với làm chủ và nông dân thuê đất. Chủ là những nông dân sở hữu hơn 90% đất được vận hành. Chủ kết hợp với thuê đất là những nông dân sở hữu hơn 50% nhưng dưới 90% đất được vận hành. Thuê đất kết hợp làm chủ là những nông dân sở hữu dưới 50% nhưng trên 10% đất được vận hành. Người thuê đất là những nông dân sở hữu dưới 10% số đất được vận hành. 14
  5. Chúng ta cũng cần lưu ý một thực tế là đất đai ở nông thôn Nhật Bản đã được chia nhỏ ra nhiều mảnh, mức bình quân là 0,06 hec-ta. Sau hàng thế kỉ đổi thửa, mua bán và thừa kế, các mảnh đất rải rác nhiều nơi là điều khó tránh khỏi. Vì thế, để canh tác thuận lợi, nông dân thường cho thuê một số đất của mình ở những nơi xa và thuê thêm đất ở vị trí thuận lợi để tự mình canh tác. Vì vậy, nhiều nông dân mang cả hai đặc tính của địa chủ và người đi thuê. Hơn nữa, nông dân là chủ đất không có gì khác so với các tá điền, nếu xét dưới góc độ quản lí trang trại, vì một nửa trong số họ sở hữu ít hơn 0,5 hec-ta (xem Bảng 4-7). 5 Sự suy tàn của chế độ chiếm hữu ruộng đất 5.1 Khủng hoảng nông nghiệp và các cuộc tranh chấp đất thuê Sự sụt giảm nhanh chóng của giá nông sản trong suốt giai đoạn giữa hai cuộc Thế chiến đã ảnh hưởng xấu đến xã hội nông thôn, đặc biệt là những tá điền nghèo khổ. Khủng hoảng nông nghiệp dẫn đến những bất ổn và mâu thuẫn xã hội. Các tranh chấp về đất thường xuyên diễn ra trong suốt những năm 1920 - 1930. Trong những năm 1920, giá nông sản sụt giảm nghiêm trọng do cuộc suy thoái sau chiến tranh cùng với chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn do sự cạnh tranh của lúa gạo ồ ạt từ Hàn Quốc và Đài Loan. Mặt khác, mức lương của bộ phận phi nông nghiệp cũng như thu nhập của nông dân bắt đầu tăng từ những năm 1920, trong khi tiền công lao động của tá điền không được cải thiện. Tần suất các cuộc tranh chấp đất thuê, đòi giảm tô thuế, đặc biệt là trong những năm mùa màng thất bát, tăng lên nhanh chóng (Bảng 5-1). Hiệp hội tá điền địa phương được thành lập và đã diễn ra những hoạt động tập thể, bao gồm 70 đến 80 tá điền, nhằm chống lại địa chủ. Những vụ xung đột này, với mục tiêu ban đầu là giảm tô, xảy ra chủ yếu ở những khu vực đã công nghiệp hóa cao ở miền Trung nước Nhật vì nhiều địa chủ ăn bám sống ở đó. Nhiều địa chủ là những thị dân, sở hữu nhiều ruộng đất nhưng không tham gia vào việc đồng áng trong khi tá điền tham gia sâu vào những hoạt động phi nông nghiệp. Vào những năm 1920, thu nhập của bộ phân phi nông nghiệp cũng như nông dân bắt đầu tăng lên. Tuy nhiên, công lao động của tá điền thì không được điều chỉnh kịp thời. Nguyên nhân chính của những cuộc xung đột được cho là do quá trình điều chỉnh phần thu nhập của tá điền khi đồng lương gia tăng. Những cuộc xung đột vào những năm 1930 diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau và bị tác động bởi những điều kiện kinh tế khác nhau. Ngay sau khi trở về với bản vị vàng vào năm 1930 nhằm bình ổn giá sau chiến tranh, do làn sóng suy thoái nền kinh tế Nhật Bản đã trở nên trì trệ. Việc giá nông sản và thu nhập từ nông nghiệp sụt giảm nhanh chóng đã dẫn tới cuộc khủng hoảng nông nghiệp nghiêm trọng. Mặc dù đã giảm hơn 20% vào cuối những năm 1920, nhưng giá nông sản vẫn giảm thêm 30% trong suốt hai năm 1930 – 1931. Nghiêm trọng hơn, giá nông sản còn tụt dốc nhiều hơn so với sự suy giảm giá tiêu dùng (Bảng 5-2). Tình trạng thất nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp càng tác động nghiêm trọng hơn đến thu nhập của những người nông dân làm theo thời vụ. Thu nhập của bộ phận nông nghiệp, đặc biệt là tá điền, giảm mạnh từ 1.413 yên/hộ vào năm 1925 xuống còn 994 yên vào năm 1929 và tụt dốc xuống mức 442 yên vào năm 1931. Đây là nguyên nhân làm gia tăng các cuộc tranh chấp đất thuê, trong đó chủ yếu là do những nỗ lực của địa chủ nhằm đuổi tá điền ra 15
  6. khỏi ruộng đất, bởi sự suy thoái và tình trạng thất nghiệp gia tăng buộc tiểu địa chủ phi nông nghiệp phải lấy lại đất để tự canh tác. Các cuộc xung đột lan rộng khắp miền Bắc Nhật Bản, nơi còn nhiều địa chủ gia trưởng. Ngược lại với những hoạt động chung, có tổ chức vào những năm 1920, các cuộc xung đột trong những năm 1930 phần lớn là tự phát giữa những chủ đất và tá điền (Bảng 5-1). Điều này một phần là do những đàn áp những hoạt động của cánh tả, một phần do cấu trúc xã hội thắt chặt khi tình trạng khẩn cấp được ban bố trên toàn quốc, giữa lúc chiến tranh ở Trung Quốc đại lục vẫn tiếp tục. Trong tình hình chính trị, xã hội như vậy, những cuộc xung đột quy mô lớn đã bị đàn áp. 5.2 Nỗ lực ban đầu: cải cách ruộng đất theo định hướng thị trường Khi những bất ổn xã hội gia tăng ở nông thôn, đã xuất hiện một nhóm các nhà cải cách thuộc bộ nông nghiệp và thương mại (MAC), họ cho rằng quyền lợi của tá điền cần được bảo vệ nhiều hơn nữa. Kể từ những năm 1920, họ đã cố gắng giải quyết những vấn đề về thuê đất nhằm xoá bỏ nguyên nhân sâu xa của những vụ xung đột. Năm 1920, một cơ quan tư vấn, Ủy ban nghiên cứu chế độ phát canh thu tô trực thuộc bộ nông nghiệp và thương mại MAC, được thành lập. Ủy ban này chuẩn bị một báo cáo để soạn thảo luật phát canh thu tô cực kỳ có lợi cho tá điền nếu chiếu theo những tiêu chuẩn lúc đó. Bản báo cáo đưa ra nhiều điều khoản mở rộng quyền lợi của tá điền, như “quyền hưởng dụng đất thuê được công nhận là quyền sở hữu (điều 1)”, và “có thể chuyển nhượng (điều 10)”, v.v).18 Tuy nhiên, dự thảo đã khó được phe đối lập bảo thủ chấp nhận, những người này cùng với giai cấp địa chủ ngăn chặn bất kỳ cải cách triệt để nào chống lại lợi ích của họ (Dore 1959, trang 80-5, 106-12). Thay vào đó, hai biện pháp gián tiếp và khiêm tốn được chính phủ đưa ra. Biện pháp đầu tiên là ban hành Luật Điều chỉnh Thuê đất vào năm 1924, luật này được xây dựng nhằm hóa giải các cuộc tranh chấp đất thuê được tự ý đệ trình và giải quyết tại toà án địa phương và Hội đồng Hoà giải. Các nhân viên hỗ trợ thuê đất cũng được chỉ định từ các quận nhằm cố vấn và hỗ trợ hội đồng. Mặc dù luật này chẳng làm cho tình hình tốt lên được bao nhiêu, nhưng quyền lợi của tá điền, ở chừng mực nào đó, đã được luật pháp bảo vệ (Saito 1989, trang 312- 3). Biện pháp thứ hai là ban hành Quy tắc Chính thức hoá Nông dân Tự canh vào năm 1926, tức là chuyển tá điền thành nông dân tự canh tác. Vào năm 1920, một chương trình tín dụng được giới thiệu đến tá điền để họ có thể vay tín dụng thông qua hợp tác xã nông dân để mua đất nông nghiệp. Vào năm 1926, chương trình này đã được mở rộng và cho vay ưu đãi với lãi suất 4,8%, trong đó 1,3% được chính phủ trợ cấp, được hoàn trả trong vòng hơn 25 năm, nếu tá điền muốn mua đất canh tác. Theo chương trình này, chính phủ lên kế hoạch chuyển 112.000 hecta đất thuê sang đất có chủ canh tác. Mục tiêu này đã đạt được kết quả tốt, từ năm 1926 đến năm 1937 khoảng 114.000 hecta đã được chuyển đổi chủ sở hữu (Bảng 5-3). 5.3 Luật lệ thời chiến Trong giai đoạn chiến tranh với Trung Quốc, cùng với sự phát triển của chế độ chuyên chế, nhiều quy tắc kinh tế khác nhau được đưa ra và dần dần được củng cố. Cơ sở kinh tế của địa chủ dần bị suy yếu và sức mạnh kinh tế chính trị của họ cũng bị sụt giảm. 18 NKTG (1977, trang 83). 16