Tài liệu Các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với nông sản xuất khẩu (Phần 2)

Phần đầu của cuốn sách này đã mô tả các quy định kỹ thuật quan
trọng và những yêu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ, Cộng đồng Châu Âu,
Nhật bản và các nước khác trong khu vực Châu á – Thái Bình Dương.
Đó là các quy định và yêu cầu bắt buộc đối với các nhà xuất khẩu hoặc
sản xuất, nếu họ muốn bán sản phẩm của mình vào các thị trường này.
Phần này sẽ đề cập đến các tiêu chuẩn tư nhân và chứng nhận tự
nguyện. Tiêu chuẩn tự nguyện không phải là bắt buộc. Nông dân,
người xuất khẩu và các doanh nghiệp có thể quyết định việc tuân thủ
hay không tuân thủ các tiêu chuẩn đó và chấp nhận hậu quả kinh tế về
các hoạt động của mình.
Phần này cung cấp thông tin chung về một số chương trình chứng
nhận nông sản tự nguyện tư nhân hiện có ở khu vực Châu á, bao gồm
cả các địa chỉ liên hệ để có thể tìm kiếm thêm thông tin chi tiết. 
pdf 43 trang hoanghoa 08/11/2022 5980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với nông sản xuất khẩu (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_cac_quy_dinh_tieu_chuan_va_chung_nhan_doi_voi_nong.pdf

Nội dung text: Tài liệu Các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với nông sản xuất khẩu (Phần 2)

  1. 29 3. CHøNG NHËN VÒ X HéI C¤NG B»NG TH¦¥NG M¹I Công bằng thương mại dựa trên cơ sở được người sản xuất trả công xứng đáng. Người mua cam kết trong công bằng thương mại trả mức giá tối thiểu cho người sản xuất và còn trả thêm một khoản giá gia tăng gọi là phí bảo đảm công bằng thương mại. Phần giá trị gia tăng này hỗ trợ cho chính những người sản xuất và để đầu tư phát triển cộng đồng. Ngược lại, người sản xuất cam kết trong công bằng thương mại phải tuân thủ các quyền của người lao động, các yêu cầu về xã hội và môi trường. Tiêu chuẩn được thiết lập và chứng nhận dưới sự kiểm soát của Tổ chức Ghi nhãn Công bằng thương mại Quốc tế (FLO). Tổ chức này bao trùm khắp thế giới gồm 20 tổ chức phi chính phủ của các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu á và Châu Đại dương. Nhiều tổ chức khác không có liên quan tới FLO cũng đang lập ra các tiêu chuẩn công bằng thương mại. Rất nhiều nhà sản xuất của Châu á được hưởng lợi từ xuất khẩu sản phẩm công bằng thương mại. Ví dụ Philippin xuất khẩu chuối và đường sang Nhật bản, Thái lan xuất khẩu gạo, Indonesia xuất khẩu cà phê, ấn độ và Sri-Lanka xuất khẩu vani v.v Quỹ công bằng thương mại giúp xây dựng thư viện và chỗ vui chơi cho trẻ em
  2. 30 Nh÷ng yªu cÇu chñ yÕu? Để có được giấy chứng nhận, hội các nhà sản xuất phải hoạt động một cách dân chủ. Trong đó có những nguyên tắc về sử dụng phí bảo đảm công bằng thương mại như thể nào và các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đối với các đồn điền, có một số yêu cầu liên quan đến quyền lao động như: đối xử với công nhân, tự do liên kết và bàn bạc tập thể, nhà ở và vệ sinh cho công nhân, sức khoẻ và an toàn cho công nhân, và không có lao động trẻ em hoặc lao động bị cưỡng bức. Thêm vào đó, người sản xuất phải tuân thủ luật pháp về xã hội và môi trường tại nước sản xuất và chứng minh việc không ngừng cải thiện thông qua các đợt kiểm tra hàng năm. Làm sao để được cấp chứng nhận ? Chứng nhận công bằng thương mại của FLO có thể được cấp và sử dụng cho một nhóm các nhà sản xuất của một hợp tác xã, một hội nông dân hoặc ở những trang trại lớn có tổ chức của người lao động. Kiểm soát viên địa phương kiểm tra trang trại và cơ quan cấp giấy chứng nhận sẽ quyết định có cấp cho hội nhà sản xuất đó hay không. Khi đã được cấp chứng nhận, thì có đợt thanh tra định kỳ hàng năm để kiểm tra liệu những người sản xuất có đáp ứng được các yêu cầu của công bằng thương mại và việc họ sử dụng các quỹ công bằng thương mại như thế nào. Những nguời kinh doanh sử dụng chứng nhận FLO có ghi trên bao bì phải trả lệ phí bản quyền. Người sản xuất phải trả lệ phí dựa trên cơ sở của chi phí thanh kiểm tra. Những cơ hội và thách thức Một hội các nhà sản xuất hoặc một đồn điền có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn từ giấy chứng nhận công bằng thương mại vì sản phẩm có chứng nhận thường được bán giá cao hơn và ổn định hơn. Giá trả cho người sản xuất được xác định qua các chi phí sản xuất. Nó bao gồm cả bất kỳ một chi phí phụ nào có thể phát sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của công bằng thương mại chẳng hạn như việc cấp lương cho công nhân. Nói chung, quỹ công bằng thương mại là cung cấp một số nguồn kinh phí cho cộng đồng nhằm nâng cao điều kiện sống cho các thành viên trong cộng đồng đó.
  3. 31 Hạn chế lớn nhất của hệ thống công bằng thương mại là nhà sản xuất chỉ có thể nhận được giấy chứng nhận khi Tổ chức FLO tìm thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm được ghi nhãn công bằng thương mại của họ bước cần thiết đầu tiên. Để tham gia vào hệ thống công bằng thương mại, cần hỏi Tổ chức FLO và các nhà nhập khẩu công bằng thương mại các thông tin liên quan đến cơ hội thị trưòng cho các sản phẩm của họ. Một hạn chế nữa là khi một hội các nhà sản xuất hay một đồn điền đã được cấp chứng nhận thì không có gì đảm bảo rằng tất các sản phẩm được bán và đưa ra thị trường đều là “công bằng thương mại ”. Thông tin về công bằng thương mại Quèc tÕ: FLO quốc tế, Bonn, Đức: www.fairtrade.net Email: info@fairtrade.net Điện thoại: +49 228 949 230 Cơ quan Chứng nhận FLO, Bonn/ Đức: Email: info@flo-cert.net Xuất khẩu sản phẩm công bằng thương mại đến Nhật bản: TransFair Nhật Bản: www.fairtrade-jp.org AlterTrade Nhật Bản: www.altertrade.co.jp Tæ chøc trî gióp quèc gia vµ c¬ quan cÊp giÊy chøng nhËn ë Ch©u ¸: www.fao.org/es/esc/en/15/262/highlight_270.html
  4. 32 CHøNG NHËN SA8000 SA8000 là một chương trình cấp chứng nhận tự nguyện tư nhân về khoảng không làm việc, chương trình này được xây dựng bởi tổ chức phi chính phủ Trách nhiệm xã hội Quốc tế (SAI) với mục đích tạo ra các điều kiện làm việc tốt hơn. Tiêu chuẩn SA8000 dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về khoảng không làm việc bao gồm cả những vấn đề liên quan đến công bằng xã hội, quyền của người làm việc và điều kiện làm việc. Một số hãng lớn xuất khẩu chuối, dứa, thuốc lá, rượu vang, trái cây đóng hộp và cà phê chế biến đã được cấp chứng nhận SA8000. Đến tháng 12 năm 2006 đã có khoảng 500 chứng nhận SA8000 đã được cấp cho các cơ sở ở Châu á (trong đó 190 ở ấn độ, 140 ở Trung quốc và 58 ở Pakistan). Nh÷ng yªu cÇu chñ yÕu? Chứng nhận SA8000 đưa ra các tiêu chuẩn thấp nhất về điều kiện làm việc nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, về tự do liên kết, bàn bạc tập thể và một chiến lược của doanh nghiệp cho việc quản lý mang tính xã hội nơi làm việc. ở đó cũng có các qui định về thời gian làm việc, lương, chống phân biệt đối xử, sử dụng lao động trẻ em hay cưỡng bức lao động. Làm thế nào để được cấp chứng nhận? Doanh nghiệp có các điều kiện hoạt động sản xuất phù hợp có thể nộp đơn xin cấp chứng nhận SA8000 cho các Cơ quan cấp chứng nhận đã được kiểm chứng SAI. Sau khi kiểm tra ban đầu và khi giấy chứng nhận được cấp, doanh nghiệp được kiểm tra nhằm đảm bảo tiếp tục tuân thủ các tiêu chuẩn. Doanh nghiệp sản xuất thường phải trả phí cho việc chứng nhận, bao gồm chi phí để thanh kiểm tra, các hoạt động hiệu chỉnh và phòng ngừa. Dấu chứng nhận SA8000 không được sử dụng trên nhãn sản phẩm nhưng doanh nghiệp có thể sử dụng nó trong hoạt động quảng cáo. Không có một ưu đãi riêng nào về giá hay thị trường cho các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận SA8000.
  5. 33 Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc Chứng nhận SA8000 là một trong những tiêu chuẩn chi tiết nhất về điều kiện làm việc so với các quyền lao động quốc tế. Nó mang lại lợi ích trước tiên cho doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và có thể sử dụng trong các hoạt động công. Tiêu chuẩn SA8000 có thể giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng sản xuất, cũng như giúp cho việc tuyển dụng và giữ được người lao động. Mặc dù chứng nhận SA8000 đã khá phổ biến trong các ngành công nghiệp tuy nhiên việc triển khai còn rất chậm chạp trong ngành nông nghiệp hàng hóa vì nó khó thực hiện trong điều kiện sản xuất mang tính mùa vụ. Th«ng tin vÒ SA8000 Quèc tÕ: C¬ quan Tr¸ch nhiÖm x héi Quèc tÕ Tel: +1 212 6841414 e-mail: info@sa-intl.org Web: www.sa-intl.org Danh s¸ch c¸c tæ chøc chøng nhËn SA8000: www.sa-ntl.org/index.cfm? fuseaction=document.show DocumentByID&nodelD=1& DocumentID=60 Một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh Tæ chøc trî gióp quèc gia vµ c¬ quan cÊp giÊy chøng nhËn ë Ch©u ¸:
  6. 34 4. AN TOμN THùC PHÈM Vμ CHøNG NHËN THùC HμNH TèT Tăng nhu cầu được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm Hệ thống siêu thị Châu Âu đang đòi hỏi các nhà cung cấp phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tư nhân như GLOBALGAP, BRC và IFS. Hệ thống này chiếm trên 60% các sản phẩm tươi sống bán lẻ ở nhiều nước Châu Âu. Thêm vào đó, mỗi công ty bán lẻ thậm chí còn yêu cầu về chất lượng cao hơn các nhà cung cấp nhằm phân biệt rõ sản phẩm của họ với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Tương tự, tại thị trường Châu á, hệ thống siêu thị hoặc các nhà kinh doanh chế biến nông sản địa phương cũng yêu cầu một vài chứng nhận tối thiểu về an toàn thực phẩm và các khách hàng này yêu cầu chất lượng cao hơn khi mua sản phẩm của người sản xuất. Ngay cả Châu á và quốc tế nông dân và các nhà sản xuất sẽ đòi hỏi hơn yêu cầu chứng nhận dựa trên tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Phần dưới đây sẽ đề cập đến một số loại hình tiêu chuẩn tự nguyện về an toàn thực phẩm và thực hành sản xuất tốt. đầu tiên là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Các tiêu chuẩn này phù hợp với nông dân vì nó bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất nông nghiệp từ đầu vào đến cổng trang trại. Đại diện của nó là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GLOBALGAP), một tiêu chuẩn tự nguyện do nhiều hệ thống siêu thị ở Châu Âu yêu cầu, và các Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của quốc gia và khu vực đang được triển khai tại Châu á. Phần này còn miêu tả các Tiêu chuẩn cho Thực hành sản xuất tốt (GMP). Các tiêu chuẩn này chủ yếu áp dụng cho các hãng chế biến nông sản thành thực phẩm tươi sống.
  7. 35 4.1.Thùc hµnh N«ng nghiÖp Tèt (GAP) 4.1.1 Giíi thiÖu vÒ GAP GAP lµ g×? Theo tài liệu của FAO 2003 - GAP là “các quá trình thực hành canh tác chế biến tại trang trại hướng tới sự bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội và kết quả là an toàn và chất lượng của thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp không phải là thực phẩm”. C¸c nguyªn lý, tiªu chuÈn vµ quy ®Þnh cña GAP? Các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của thực hành nông nghiệp tốt (GAP) theo hướng dẫn đã được xây dựng trong những năm gần bởi ngành công nghiệp thực phẩm, các tổ chức của người sản xuất, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nhằm mục đích hệ thống hóa các phương thức thực hành nông nghiệp tại trang trại cho một loạt các sản phẩm. Tại sao các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của GAP tồn tại được? Thanh tra GLOBALGAP kiÓm tra s¶n phÈm ®Õn Những nguyên lý, chương Ch©u ¢u trình hay tiêu chuẩn GAP tồn tại được là do mối quan tâm ngày càng tăng về chất lượng và an toàn thực phẩm trên toàn thế giới. Mục đích của GAP là rất khác nhau từ việc đáp ứng các yêu cầu của thương mại và của chính phủ, từ các vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm, đến các yêu cầu riêng về đặc trưng của sản phẩm. Các mục tiêu của họ thay đổi từ việc đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm trong các công đoạn của sản xuất; nắm bắt cơ hội mới của thị trường qua thay đổi sự quản lý của hệ thống cung ứng; nâng cao sử dụng các nguồn tài
  8. 36 nguyên thiên nhiên, sức khỏe và điều kiện làm việc của người lao động đến việc tạo ra các cơ hội thị trường mới cho nông dân và các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển. C¸c lîi Ých vµ th¸ch thøc chñ yÕu lµ g×? Có rất nhiều lợi ích trong các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của GAP, bao gồm tăng cường chất lượng và an toàn thực phẩm, tạo thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường và giảm bớt các rủi ro liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, dư lượng tối đa cho phép và các nguy cơ gây ô nhiễm khác. Những khó khăn lớn nhất trong áp dụng GAP là tăng các chi phí sản xuất, đặc biệt là việc ghi chép lưu trữ sổ sách, kiểm tra dư lượng và chứng nhận, thiếu thông tin và các dịch vụ hỗ trợ. Th«ng tin vÒ GAP: FAO GAP: www.fao.org/prods/GAP/index_en.htm 4.1.2 Các chương trình GAP cấp quốc gia và khu vực 4.1.2.1. Thùc hµnh n«ng nghiÖp tèt toµn cÇu (GLOBALG.A.P) Ngày 7 tháng 9 năm 2007, EurepGAP (Thực hành nông nghiệp tốt của Châu Âu) đã đổi tên thành GLOBALGAP, điều đó phản ánh phạm vị ảnh hưởng của nó trên toàn cầu. GLOBALGAP là một tổ chức tư nhân đã xây dựng các tiêu chuẩn chứng nhận tự nguyện và các thủ tục cho việc thực hành nông nghiệp tốt. Ban đầu nó được một nhóm các siêu thị ở Châu Âu xây dựng nên. Mục đích của GLOBALGAP làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn, thông qua thực hành nông nghiệp tốt của người sản xuất. Trong tâm của GLOBALGAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường. GLOBALGAP là một tiêu chuẩn trước cổng trang trại, điều
  9. 37 đó có nghĩa là việc cấp chứng nhận chỉ cho các quá trình sản xuất từ khi hạt giống được gieo trồng đến khi sản phẩm xuất khỏi trang trại. Cần phải nhớ rằng GLOBALGAP chỉ là một tiêu chuẩn tư nhân. Cho đến nay GLOBALGAP đã xây dựng các tiêu chuẩn cho rau và trái cây, cây trồng sen, hoa và cây cảnh, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bơ sữa và thuỷ sản (cá hồi). Các sản phẩm khác thì đang được nghiên cứu và phát triển (xem thêm trên trang Web của GLOBALGAP). C¸c yªu cÇu chñ yÕu? Tiêu chuẩn GLOBALGAP yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát hoàn chỉnh. Sản phẩm đã được đăng ký có thể bị truy xuất lại nguồn gốc tới từng trang trại nơi nó đã được trồng. Các nguyên lý của GLOBALGAP rất linh hoạt với việc thực hành canh tác trên đồng ruộng như khử trùng đất và sử dụng phân bón, nhưng nó lại rất nghiêm ngặt với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thêm vào đó, việc ghi chép sổ sách và chứng minh sản phẩm đã được sản xuất như thế nào là vấn đề rất quan trọng và những ghi chép tỷ mỷ về thực hành sản xuất ở trang trại nhất thiết phải được lưu trữ. Làm thế nào để nhận được cấp chứng nhận ? GLOBALGAP không tự nó cấp giấy chứng nhận mà ủy quyền cho các cơ quan có đăng ký chứng nhận. Trước tiên, nó yêu cầu nắm được tất cả những quy định chung của GLOBALGAP và các điểm kiểm tra trong phạm vi sản xuất sản phẩm tương ứng, sau đó mới liên hệ với các cơ quan cấp giấy chứng nhận để tiến hành các thủ tục cấp chứng nhận. Người nông dân muốn được cấp chứng nhận GLOBALGAP cần phải tính đến các khoản chi phí nhất định. Vì họ phải trả chi phí cho việc đăng ký, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. Cả người sản xuất riêng lẻ hoặc nhóm các nhà sản xuất đều có thể xin cấp giấy chứng nhận, chi phí này phụ thuộc vào cơ quan cấp giấy chứng nhận được chọn và thời gian cần thiết cho việc thanh
  10. 38 kiểm tra. Ngoài khoản phí trả cho cơ quan cấp giấy chứng nhận, nhà sản xuất phải trả thêm phí hàng năm cho việc duy trì giấy chứng nhận. Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc chÝnh Để được cấp chứng nhận GLOBALGAP, nhà sản xuất hoặc nhóm các nhà sản xuất cần hoàn thiện hệ thống quản lý và theo dõi các hoạt động của trang trại. Điều này đòi hỏi phải có đủ khả năng về quản lý và tài chính; do đó những nhà sản xuất có quy mô lớn sẽ thuận lợi hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Những nhà sản xuất được cấp giấy chứng nhận sẽ thuận lợi hơn khi bán sản phẩm cho các cửa hàng bán lẻ, nơi mà yêu cầu có giấy chứng nhận GLOBALGAP. Tính đến tháng 9 năm 2007, GLOBAL- GAP đã có 35 thành viên bán lẻ và dịch vụ thực phẩm (34 ở Châu Âu và 1 ở Nhật Bản). Không có khoản phí gia tăng hoặc ghi nhãn cho sản phẩm GLOBALGAP, vì nó là tiêu chuẩn tối thiểu tập trung vào mối quan hệ giữa các cơ sở kinh doanh. Th«ng tin vÒ GLOBALG.A.P: Quèc tÕ GLOBALG.A.P. c/o FoodPLUS GmbH www.globalgap.org e-mail: info@foodplus.org Tel: +49 221 579 9325 Ban liên lạc Người liên hệ GLOBALG.A.P. tại Trung Quốc: Giám đốc đự án tại Trung Quốc Tel: +86 133 2113 8571
  11. 39 Các cơ quan được GLOBALGAP chỉ định cấp giấy chứng nhận ở Châu Á www.globalgap.org/fuit/cbs.html?countryid=211&continentid=16 4.1.2.2. Thùc hµnh n«ng nghiÖp tèt cña §«ng nam ¸ (ASEAN- GAP) ASEANGAP là do ban thư ký của tổ chức ASEAN xây dựng (với đại diện các nước thành viên) và được đưa ra từ năm 2006. Nó là một tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong cả quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với rau quả tươi ở khu vực ASEAN. Mục tiêu của ASEANGAP là tăng cường hài hòa hóa các chương trình GAP quốc gia của các nước thành viên ASEAN trong khu vực, đề cao sản phẩm rau quả an toàn cho người tiêu dùng, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy thương mại rau quả trong khu vực và quốc tế. Nh÷ng yªu cÇu chñ yÕu cña ASEANGAP ? ASEANGAP gåm cã 4 phÇn chÝnh: An toµn thùc phÈm Quản lý môi trường Sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi cho người làm việc Chất lượng sản phẩm Mỗi một phần có thể sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với các phần khác. Điều này cho phép từng bước thực hiện ASEANGAP, thực hiện từng phần một, trên cơ sở ưu tiên của mỗi quốc gia. Làm thế nào để nhận được chứng nhận? Việc cấp chứng nhận được các Cơ quan chức năng của mỗi quốc gia ASEAN tiến hành.
  12. 40 Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc chÝnh Mục tiêu của ASEANGAP là nâng cao hài hòa hóa các tiêu chuẩn của các sản phẩm và thúc đẩy thương mại nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất được chứng nhận đẩy mạnh việc xuất khẩu rau quả tươi của họ sang các nước ASEAN khác. Đối với các nước ASEAN kém phát triển sẽ có cơ hội sử dụng ASEANGAP như là quy chuẩn trong việc phát triển chương trình GAP quốc gia, vì ASEANGAP bao gồm các hướng dẫn thực hiện, tài liệu huấn luyện cũng như nguyên lý về các biện pháp thực hành được khuyến cáo. Các nước thành viên có thể quy chuẩn chương trình GAP quốc gia của mình với ASEANGAP để đạt được sự hài hòa. Hạn chế lớn nhất của ASEANGAP là mới chỉ đưa ra các tiêu chuẩn cho các sản phẩm rau quả tươi. Nó không bao gồm các sản phẩm còn có độ rủi ro cao trong thực phẩm an toàn như sản phẩm được cắt lát. Đây vẫn là tiêu chuẩn rất mới trong khu vực và quốc tế. ASEANGAP không phải là tiêu chuẩn để chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ hay sản phẩm biến đổi gen. Th«ng tin vÒ ASEANGAP ASEANGAP: www.aphnet.org/gap/ASEANgap.html 4.1.2.3. Chøng nhËn SALM cña Malaysia Malaysia đã phát triển một số chương trình đảm bảo chất lượng cho những người sản xuất ban đầu thông qua một loạt hệ thống chứng nhận tự nguyện bao gồm: bộ phận chứng nhận rau quả tươi (SALM), chứng nhận vật nuôi (SALT), chứng nhận sản phẩm cá và thủy sản (SPLAM), và bộ phận chứng nhận sản phẩm hữu cơ (SOM). Việc tiến hành các tiêu chuẩn GAP ở Malaysia đã được bắt đầu bằng việc Bộ Nông nghiệp (DOA) đưa vào sử dụng hệ thống chứng nhận trang trại chính thức của Malaysia (SALM) năm 2002. SALM là một chương trình chứng nhận các trang trại đã tuân thủ thực hành nông nghiệp tốt, hoạt động theo phương thức bền vững
  13. 41 và thân thiện với môi trường và năng suất, chất lượng sản phẩm an toàn cho tiêu dùng. SALM bao gồm ba hướng chính : Thiết kế môi trường của trang trại Các phương thức thực hành tại trang trại Sù an toµn cho s¶n phÈm trang tr¹i Nh÷ng yªu cÇu chñ yÕu? Theo 3 hướng trên, 21 yếu tố sẽ được đánh giá và trong đó 17 loại ghi chép phải được duy trì. Những thông tin thường trực tại các trang trai được chứng nhận SALM bao gồm: việc sử dụng đất, loại đất, nguồn nước và chất lượng của nước tưới, việc làm đất bao gồm cả khử trùng đất, quá trình bón phân, kỹ thuật thu hoạch và vận chuyển sản phẩm trên đồng ruộng, xử lý sau thu hoạch và đóng gói, và sử lý chất thải từ trang trại. Làm thế nào để được cấp chứng nhận ? Trước tiên nông dân phải đăng ký với Bộ Nông nghiệp và phải qua một đợt kiểm tra của đội thanh tra Ban thư ký phê duyệt báo cáo của đội thanh tra là cơ sở để kiểm tra trang trại lần thứ hai để chuẩn bị một báo cáo kỹ thuật trình lên đê ủy ban công nhận. Nếu được chấp nhận, trang trại sẽ được cấp chứng nhận GAP và được phép dán lô-gô SALM. Sau đó trang trại phải chịu sự kiểm tra về phương thức thực hành và tiếp theo là phân tích dư lượng của sản phẩm và nguồn nước. Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc chÝnh Những trang trại đã được đăng ký sẽ được ưu tiên ở thị trường địa phương bởi vì nó có đủ tiêu chuẩn là nơi ưu tiên cung cấp và tạo ra một sự khác biệt. Tuy vậy không có khoản phí gia tăng nào với các sản phẩm từ trang trại được chứng nhận. Những trang trại được chứng nhận SALM sẽ được phép sử dụng lô-gô “sản phẩm tốt nhất
  14. 42 của Malaysia”, một nhãn hiệu do Chính quyền liên bang về tiếp thị nông sản (FAMA) quản lý. Về xuất khẩu, thông qua một thỏa thuận song phương với Singapore, những lô hàng này sẽ được đối xử ưu đãi. Tuy nhiên, hệ thống này đều do Cục Nông nghiệp quản lý, thanh tra và chứng nhận cho nên nó còn thiếu tính minh bạch. Hệ thống SALM cũng không nhận được sự công nhận tương đương của các nước khác hay các tiêu chuẩn tư nhân, nhưng đã quy chuẩn với GLOBALGAP bắt đầu từ tháng 9 năm 2007và nó sẽ làm thay đổi tình thế Th«ng tin vÒ Malaysia –SALM: - Côc N«ng nghiÖp Malaysia: www.doa.gov.my/main.php HÖ thèng SALM, Malaysia: www.doa.gov.my/main.php?Content=contentdetails&ContentI D=12&CurLocation=0&Page=1 4.1.2.4. Q-GAP Th¸i Lan vµ chøng nhËn ThaiGAP Nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn đối với thị trường trong nước và xuất khẩu, Chính phủ Thái lan đã có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng, giới thiệu và thực hiện chương trình chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm “Q”. Hệ thống “Q” được xây dựng để chứng nhận các bước của quá trình sản xuất thực phẩm an toàn bằng việc sử dụng lô gô “Q” cho tất cả nông sản (cây trồng, vật nuôi và thủy sản). Cục Nông nghiệp cấp các loại chứng nhận bao gồm Q GAP, Q xưởng đóng gói, Q cửa hàng. Một hệ thống quản lý chất lượng: Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho sản xuất tại trang trại đã được xây dựng dựa trên việc cải tiến các tiêu chuẩn quốc tế với 3 mức chứng nhận. Mức 1 là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an toàn; mức 2 là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an