Tài liệu Các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với nông sản xuất khẩu (Phần 1)
Để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới, các nhà sản xuất
và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định kỹ thuật (tiêu chuẩn bắt
buộc) do các tổ chức công xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng sản
phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Các quy
định này thường khác nhau, phụ thuộc vào loại sản phẩm, nước
nhập khẩu và nước xuất khẩu. Một số quy định được xây dựng dựa
trên tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, trong khi một số khác do mỗi
quốc gia. Việc không tuân thủ các qui định này sẽ dẫn tới việc phải
kiểm dịch hoặc bị nước nhập khẩu từ chối nhập khẩu
và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định kỹ thuật (tiêu chuẩn bắt
buộc) do các tổ chức công xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng sản
phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Các quy
định này thường khác nhau, phụ thuộc vào loại sản phẩm, nước
nhập khẩu và nước xuất khẩu. Một số quy định được xây dựng dựa
trên tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, trong khi một số khác do mỗi
quốc gia. Việc không tuân thủ các qui định này sẽ dẫn tới việc phải
kiểm dịch hoặc bị nước nhập khẩu từ chối nhập khẩu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với nông sản xuất khẩu (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_cac_quy_dinh_tieu_chuan_va_chung_nhan_doi_voi_nong.pdf
Nội dung text: Tài liệu Các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với nông sản xuất khẩu (Phần 1)
- 5 2. QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Các nhà sản xuất phải đảm bảo chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm mà họ sản xuất ra, và tránh được tất cả các nguy cơ tiềm tàng như rủi ro từ nguồn nước ô nhiễm hoặc ô nhiễm vi sinh vật hay hóa chất. Mức dư lượng tối đa cho phép đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật Các quy định về mức dư lượng tối đa cho phép với các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh v.v ) có hiệu lực trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định của nước họ (khi gần đây nhất có quy định về mức dư lượng tối đa cho phép với các loại thuốc bảo vệ thực vật) và các quy định của các nước nhập khẩu. Họ chỉ có thể sử dụng các loại hóa chất đã được đăng ký sử dụng cho từng loại cây trồng riêng và phải tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn được nêu cụ thể trên các tờ hướng dẫn sử dụng hoặc trên các đồ chứa (ghi trên hộp hoặc chai lọ). Sử sụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật là nguy hiểm và có thể dẫn đến việc nước nhập khẩu từ chối một lô hàng. Các Trang Web dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các quy định an toàn thực phẩm ở cấp quốc tế (Ví dụ: Các tiêu chuẩn của Codex và nguyên tắc của WTO) hoặc cấp quốc gia: www.ipfsaph.org/En/default.jsp www.fao.org/ag/agn/index_en.asp Trang chủ của ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Thế giới: www.codexalimentarius.net/web/index_en.jsp H?ớng dẫn thủ tục của ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Thế giới: www.codexalimentarius.net/web/procedural_manual.jsp
- 6 HOA KỲ Tại Hoa Kỳ, mức dư lượng tối đa với các loại ưưthuốc bảo vệ thực vật cho được thiết lập bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và được Cơ quan Quản lý về Thực phẩm và Dược Phẩm (FDA) giám sát ngay tại địa điểm nhập khẩu đối với tất mặt hàng nông sản. Thông tin chi tiết về các yêu cầu và mức dư lượng tối đa đươc thiết lập bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường có thể tìm trên trang Web: www.access.gpo.gov/nara/cfr/waisidx_04/40cfr180_04.html www.epa.gov/pesticides/food/viewtols.html www.epa/gov/fedrfstr/EPA-PEST/index.html Trang web dưới đây có thể giúp người sử dụng biết được mức dư lượng tối đa của Hoa Kỳ và các nước nhập khẩu khác theo cây trồng, các loại hoạt chất hoặc dạng thuốc bảo vệ thực vật và quốc gia: www.fas.usda.gov/htp/MRL.asp Céng ®ång Ch©u ¢u Các nước trong cộng đồng Châu Âu tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép với các sản phẩm. Với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đã có các mức dư lượng chung áp dụng cho toàn bộ Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, một số loại thuốc thì mức dư lượng lại khác nhau giữa các nước. Mỗi quốc gia phải xác định là đáp ứng được các quy định (thường là thông qua bộ nông nghiệp) tại địa điểm nhập khẩu. Trường hợp các nước trong Cộng đồng Châu Âu chưa thiết lập được mức dư lượng tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu. Thông tin chi tiết về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép của các nước thành viên trong cộng đồng Châu Âu có thể tìm trên các trang Web dưới đây: www.europa.eu.int/comm/food/plant/protection/pesticides/index_e n.htm www.europa.eu.int/comm/food/plant/protection/index_en.htm www.europa.eu.int/scadplus/leg/en/lnb/l21289.htm Các điểm liên hệ thích hợp của các nước thành viên trên trang Web: www.europa.eu.int/comm/food/plant/protection.evaluation/con- tact_dec.xls Thông tin về thủ tục đăng ký cấp phép nhập khẩu: www.pesticides.gov.uk/applicant_guide.asp?id=1239
- 7 NHẬT BẢN Tại Nhật Bản, Bộ Y Tế, Lao Động và Phúc Lợi Xã Hội và Cục Môi trường chịu trách nhiệm trong việc thiết lập và kiểm tra các mức dư lượng. Các mức dư lượng này dựa trên Luật Vệ Sinh Thực Phẩm. Để có thêm thông tin về an toàn thực phẩm có thể truy cập vào trang Web:www.mhlw.go.jp/english/topics.foodsafety/index.html Truy xuất nguồn gốc sản phẩm Để đối phó với những vấn đề gần đây về an toàn thực phẩm (ví dụ như bệnh bò điên) và khủng bố toàn cầu, nhiều chính phủ đang tăng cường kiểm soát ở tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các nguy cơ ô nhiễm sinh học, hóa học và môi trường lên thực phẩm. Truy xuất (truy tìm nguồn gốc sản phẩm) là khả năng theo dõi sự di chuyển của thực phẩm qua các công đoạn nhất định trong việc sản xuất, chế biến và phân phối. Nó cũng giúp tăng cường hiệu quả trong việc thu hồi các loại thực phẩm bị ô nhiễm. Hơn thế nữa, chúng cũng giúp xác định gốc rễ của một vấn đề an toàn thực phẩm, tuân thủ các quy định pháp luật và đạt được sự mong đợi của người tiêu dùng về an toàn và chất lượng khi mua sản phẩm. Ghi chép khi thu hoạch và ghi mã trên bao bì là các phần trong hệ thống truy xuất nguồn gốc. Để có thêm thông tin về việc một số chính phủ và một số nhà bán lẻ hiện đang yêu cầu về Phân tích Nguy cơ và Kiểm soát tới hạn (HACCP) cùng với việc áp dụng Thực hành Vệ sinh tốt (GHPs) và Thực hành Nông nghiệp tốt (GAPs) hiện đang được sử dụng trong sản xuất thực phẩm bạn có thể vào các trang Web dưới đây: www.fao.org/ag/agn/food/food_fruits_en.stm www.fao.org/ag/agn/food/quality_haccp_en.stm Hướng dẫn về HACCP: www.fao.org.docrep/w8088e/w8088e00.htm
- 8 HOA KỲ Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua Luật Khủng bố Sinh học, Luật này yêu cầu tất cả các nhà xuất khẩu phải đăng ký với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và đưa ra thông báo trước khi sản phẩm đến Hoa Kỳ. Để biết thêm chi tiết về Luật Khủng bố Sinh học của Hoa Kỳ hãy liên hệ: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tại trang Web: www.cfsan.fda.gov/~dms/ffsbtac5.html www.access.fda.gov/ Chương trình ghi nhãn nước xuất xứ (COOL) yêu cầu thực hiện ngày 30 tháng 9 năm 2008 tên nước xuất xứ phải được ghi rõ trên nhãn của sản phẩm đối với một số mặt hàng nông sản. COOL sẽ có ảnh hưởng đến các qui định về truy xuất nguồn gốc của Hoa Kỳ tới các nước cung cấp. Thông tin chung về chương trình này có thể tìm thấy tại địa chỉ USDA: www.ams.usda.gov/cool/ CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU Các quy định của Cộng đồng Châu Âu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm có hiệu lực từ tháng 1 năm 2005. Để tuân thủ những quy định này, điều quan trọng là các nhà nhập khẩu EU xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Chính vì lý do đó, gần đây yêu cầu các nhà xuất khẩu tuân thủ các qui định về truy xuất nguồn gốc thậm trí trong trường hợp các nhà xuất khẩu tại các nước đối tác thương mại theo luật không đòi hỏi phải thỏa mãn yêu cầu về truy xuất nguồn gốc áp dụng trong cộng đồng Châu Âu. Thông tin chung về truy xuất nguồn gốc có thể tìm thấy tại địa chỉ sau: www.europa.eu.int.comm/food/food/foodlaw/guidance/guidance_r ev_7_en_pdf www.europa.eu.int.comm/food/food/foodlaw/traceability/index_en .htm www.europa.eu.int/scadplus/leg/en/lvb/132041/htm Để có được giải thích về các yêu cầu vệ sinh thực phẩm, hãy tham vấn qua địa chỉ: www.europa.eu.int/comm/food/food/biasafe- ty /hygienelegislation/ guidance_doc_8522004_en.pdf NHẬT BẢN Tại đến thời điểm soạn thảo cuốn sách hướng dẫn này, Nhật Bản vẫn chưa có các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc đối với các nhà xuất khẩu.
- 9 3. CÁC QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT Các nhà sản xuất phải tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và lan truyền của bệnh dịch và sâu hại sang các vùng khác. Các nước nhập khẩu chính trên thế giới tiến hành phân tích rủi ro của dịch hại nhằm xác định mức độ rủi ro của mỗi sản phẩm nhập khẩu và kiểm tra sản phẩm tại nơi đến để đảm bảo rằng mức rủi ro đó không bị vượt quá mức qui định. Thanh tra địa phương đang kiểm tra các loại hàng hoá nhập khẩu. Việc áp dụng cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm được quy định như các loại cây trồng, hạt giống, trái cây, rau và hoa là cần thiết. Thông tin chi tiết về nội dung chứng nhận kiểm dịch thực vật tại địa chỉ internet sau: www.ippc.int/IPP/EN/default.jsp (trong phần quy định về kiểm dịch thực vật)
- 10 HOA KỲ Tại Hoa Kỳ, Các thanh tra viên của Cơ quan Thanh tra sức khỏe Động Thực vật (một cơ quan thuộc bộ Nông nghiệp Mỹ) phải kiểm tra và chứng nhận tất cả các lô hàng trước khi khai báo Hải quan. Nếu có dấu hiệu của sâu hại hoặc dịch bệnh được phát hiện, sản phẩm có thể bị khử trùng (hoặc xử lý theo cách khác), bị trả lại nước xuất khẩu hoặc bị tiêu hủy. Thông tin chi tiết về hệ thống kiểm dịch thực vật của Hoa Kỳ có thể tìm kiếm trên trang Web: USDA: www.aphis.usda.gov/ppq/permits CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU (EU) Để xuất khẩu sang EU, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về sức khỏe thực vật của EU. Các quy định được áp dụng ngay tại địa điểm nhập khẩu. Để có thêm thông tin về các quy định về sức khỏe thực vật của EU, liên hệ qua cổng thông tin điện tử Kiểm dịch Thực vật Quốc tế: www.ippc.int/IPP/En/nppo.jsp hoặc để có nội dung cụ thể về các quy định về kiểm dịch thực vật của ủy ban Châu Âu (Hội đồng thanh tra 2000/29/EC có sửa đổi) truy cập vào trang Web: www.europa.eu.int/eur-lex/en/consleg/pdf/ 2000/en_2000L0029_do_ 001.pdf NHẬT BẢN Chính phủ Nhật bản yêu cầu các nước cung cấp phải tuân thủ Luật Bảo vệ thực vật, Luật Sức khỏe Thực vật và Luật Vệ sinh Thực phẩm. Những quy định được thi hành bởi Phòng Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF). Thông tin chi tiết về các quy định kiểm dịch thực vật hoặc hệ thống kiểm dịch của Nhật Bản có thể tìm thấy trên các trang Web: Trạm Bảo vệ Thực vật: www.pps.go.jp/english/ Tổ chức Ngoại thương của Nhật Bản: www.jetro.go.jp/en/market/regulations/pdf/plant2003apr-e.pdf Kiểm dịch động vật: www.maff-aqs.go.jp/english/ryoko/index.htm
- 11 4 KHAI BÁO HẢI QUAN Khâu cuối cùng cho sản phẩm được nhập khẩu phụ thuộc vào Cơ quan Hải quan ở nước nhập khẩu. Để thông qua Hải quan, nhà xuất khẩu phải điền những thông tin cần thiết vào mẫu tờ khai (thương mại, vận chuyển) và trả tất cả các khoản phí (thuế nhập khẩu, thuế và lệ phí khác). Do quá trình xử lý những mẫu đơn này có thể tiêu tốn thời gian, một số nước hiện nay đã đưa ra chương trình khai báo hải quan trước để tiết kiệm thời gian. Điều này có nghĩa là các sản phẩm có thể được khai báo hải quan tại nước xuất khẩu do các cơ quan chức năng và các cơ quan này có thể đảm bảo các quy định đối với sản phẩm đã được tuân thủ đầy đủ. Việc không tuân thủ một số các quy định của nước nhập khẩu sẽ có thể là nguyên nhân từ chối sản phẩm. HOA KỲ Cơ quan hải quan chỉ có thể cấp phép nhập cho các sản phẩm vào Hoa Kỳ sau khi đã được APHIS và FDA kiểm tra tại nơi nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu cũng phải trả các loại thuế cần thiết tại đó, khi đã xác định được số lượng, giá trị, kiểu dáng và nước xuất xứ. Để đẩy nhanh thời gian xử lý ở cửa khẩu, các nhà xuất khẩu có thể hoàn tất một số thủ tục hải quan nhất định trước khi vận chuyển. Ví dụ, thông qua Dịch vụ Quốc tế của APHIS mà hiện nay có thể thực hiện tại một số nước để khai báo trước chứng từ nhập khẩu như giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Các thông tin chi tiết về cách thức khai báo hải quan trước của Hoa Kỳ có thể biết được qua trang Web: www.aphis.usda.gov/ppq/precealrance Các nhà xuất khẩu cũng có thể sử dụng Hệ thống Thương mại tự động do Hải quan Mỹ xây dựng nhằm hoàn tất chứng thư điện tử. Thông tin cụ thể trên trang Web: www.cbp.gov/xp/cgov/import/operations_support/automated_sys- tems/ams/
- 12 CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU Những thủ tục khai báo hải quan trong Cộng đồng Châu Âu (EU) khác nhau tùy thuộc từng nước. Tuy nhiên, rất nhiều nước ở đây có hệ thống hải quan điện tử và các chương trình khác giúp đẩy nhanh thời gian khai báo. Thông tin cụ thể về các thủ tục hải quan và biểu mức thuế quan (theo quốc gia) xem trên trang Web: Hiệp hội Thuế và Hải Quan: www.europa.eu.int/comm/taxation_customs/comm/about/wel- come/index_en.htm Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI): www.cbi.nl NHẬT BẢN Trước khi hàng đến, các nhà xuất khẩu phải thông báo cho các trạm kiểm dịch tại địa điểm nhập khẩu biết thông qua hệ thống điện tử do Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội quản lý. Để giảm thời gian cho các thủ tục hải quan, một mẫu sản phẩm có thể được gửi đến phòng thí nghiệm ở Nhật Bản hay ở tại nước xuất khẩu và kết quả kiểm tra sẽ được dùng cho việc khai báo hải quan trước. Thuế tiêu thụ và các khoản thuế nhập khẩu khác phải được trả trước khi những khai báo được hoàn tất. Thông tin thêm về các thủ tục nhập khẩu xem tại: www.mhlw.go.jp/english/topics/importedfoods/index.html Hải quan Nhật Bản: www.customs.go.jp/english/index.htm Giải quyết như thế nào với các lô hàng bị từ chối? Các lô hàng nông sản có thể bị từ chối tại cảng của nước nhập khẩu do không tuân thủ một hoặc một số các quy định đã được nêu ở trên. Nếu vấn đề xác định là rất nghiêm trọng, lô hàng và toàn bộ nguyên liệu đóng gói sẽ bị tiêu hủy và người xuất khẩu phải chịu toàn bộ chi phí. Nếu vấn đề xác định là không nghiêm trọng, nhà xuất khẩu có thể chuyển lô hàng này tới thị trường khác nơi mà các
- 13 quy định với yêu cầu thấp hơn và đương nhiên người xuất khẩu cũng phải chịu toàn bộ chi phí. Hiện nay hầu hết các nước công nghiệp đều có những quy định chung về nhập khẩu, chính vì thế các nhà xuất khẩu muốn chuyển lô hàng tới thị trường khác sẽ ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt đối với sản phẩm tươi sống dễ hư hỏng. Hơn nữa, EU có hệ thống cảnh báo an toàn thực phẩm, nó sẽ tự động thông báo tới tất cả các nước thành viên về lô hàng bị từ chối; điều này nhằm tránh việc cùng một lô hàng được tái nhập khẩu tại EU thông qua cảng khác. Tương tự như, vậy Luật Yêu nước (Patriot Act) của Hoa Kỳ ngăn chặn bất cứ lô hàng nào tái nhập khẩu nếu nó đã bị chặn tại một cảng nào đó. Sau khi thông qua thủ tục hải quan, một lô hàng có thể vẫn bị nhà nhập khẩu từ chối nếu nó không thỏa mãn các yêu cầu của nhà nhập khẩu; Lô hàng sẽ bị huỷ bỏ sau đó và nhà xuất khẩu phải chịu chi phí. Do đó, lô hàng bị từ chối là cực kỳ tốn kém cho nhà xuất khẩu. Điều này giải thích tại sao cần phải chắc chắn rằng những hàng hóa được xuất khẩu đã tuân thủ đúng các nguyên tắc và quy định của nước nhập khẩu và các yêu cầu của nhà nhập khẩu trước khi hàng hóa rời nước xuất khẩu. Điều này cũng rất quan trọng ghi lại bất kỳ mọi thủ tục từ chối và những tài liệu có thể lưu trữ để tham chiếu cho các lô hàng sau. Có các cơ chế để đấu tranh với quyết định từ chối lô hàng, nhưng thường không hiệu quả đối với các mặt hàng thực phẩm dễ hư hỏng. Nếu bạn nghi ngờ một trong số lô hàng của mình có vấn đề, nó có thể là nguyên nhân từ chối, thì tốt nhất là thu hồi lô hàng trở lại hoặc ngay lập tức thông báo cho khách hàng biết. Điều này cho thấy mình đã có những hành động đi trước và rất quan tâm đến an toàn thực phẩm. Nên nhớ rằng bất cứ sản phẩm nào bị từ chối sẽ gây tiếng xấu, nó không những ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của bạn mà còn tới toàn bộ ngành kinh doanh mà bạn đang nắm giữ, và cuối cùng là tới tất cả sản phẩm sản xuất tại nước bạn.
- 14 5. QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG Chính phủ của nước bạn là nguồn khởi đầu của các thông tin quy định về xuất khẩu và nguyên tắc nhập khẩu trên thị trường nước ngoài. Đề nghị liên hệ với Bộ Nông nghiệp hoặc Bộ Ngoại thương của nước bạn (Tại Việt Nam liên hệ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Bộ Công thương). Phòng Kinh tế hoặc Thương mại của Đại Sứ quán của các nước nhập khẩu cũng có thể cung cấp cho các bạn thông tin về các quy định nhập khẩu. Thêm vào đó, bạn có thể tìm ở danh sách dưới đây có thể những nguồn thông tin về các nước nhập khẩu. Xin lưu ý rằng danh sách này không phải là đầy đủ và không phản ánh ý kiến đánh giá về bất cứ điều gì của FAO về các tổ chức hay những trang Web đã được hoặc không được đề cập đến. ÚC Các quy định về Vệ sinh và Kiểm dịch Thực vật: www.daffa.gov.au/aqis/import BHUTAN Cơ quan Điều phối Nông nghiệp và Thực phẩm Bhutan (BAFRA) Bộ Nông nghiệp, Thimphu, Bhutan Điện thoại: +975 2 327 031 Fax: +975 20327 032 CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA Tổng cục quản lý Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (AQSIQ): www.aqsiq.gov.cn/ Email: webmaster@aqsiq.cn Điện thoại: +86 10 8226 0001 hoặc +86 10 8226 1600 Bộ Thương mại (MOFCOM): www.mofcom.gov.cn/ Điện thoại: +86 10 65120 1919 Bộ Nông Nghiệp (MOA): www.agri.gov.cn/ Điện thoại: +86 10 6419 3366
- 15 HỒNG KÔNG Cục Vệ sinh Thực phẩm và Môi trường: www.fehd.gov.hk/ Chánh Thanh tra Y tế (Xuất/ Nhập khẩu) Điện thoại: +852 2867 5570 Fax: +852 2521 4784 Website của Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Bảo tồn để có các thông tin về nhập khẩu: www.afcd.gov.hk/ ẤN ĐỘ Các nguyên tắc về nhập khẩu các mặt hàng nông sản: www.exim.indiamart.com MALAYSIA Thông tin về các nguyên tắc và quy định nhập khẩu: www.agrolink.moa.my NEW ZEALAND Cơ quan An toàn Thực phẩm New Zealand www.nzfsa.govt.nz/labeling-composition PAKISTAN Thông tin về các nguyên tắc về nhập khẩu các mặt hàng nông sản và thủy sản: www.cbr.gov.pk PHILIPPIN Văn phòng Thực phẩm và Dược phẩm (Bộ Y tế): www.bfad.gov.ph Điện thoại: +63 (2) 807 072; 842 56 06; 842 4538 Fax: +63 (2) 842 4603 Liên hệ: Giám đốc Điều hành (director@bfad.gov.ph) Bộ Nông nghiệp: www.da.gov.ph Điện thoại: +63 (2) 928 8741 – 65 Fax: +63 (2) 929 8183; 928 5140 Liên hệ: Thư ký phụ trách Nông nghiệp, Trưởng phòng quan hệ quốc tế
- 16 SINGAPORE Các quy định nhập khẩu www.customs.gov.sg/leftNav/info/imp/Import+requirements.htm THÁI LAN Các nguyên tắc nhập khẩu với các mặt hàng nông sản: www.doa.go.th/en/ www.nfi.or.th/nfi/home.php?form[module]=links&forms[index ]=index&form[lang]=eng Các nguyên tắc nhập khẩu với các mặt hàng thủy sản: www.fisheries.go.th/english/index.php VIỆT NAM Tổng cục Hải Quan: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn/english/trade_guide/vn_tariff/ vn_index.html Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: www.agroviet.gov.vn/en/default.asp Bộ Thủy sản (đã sát nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) www.mofi.gov.vn
- 17 6. CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU VÀ CHẤT LƯỢNG Ở CHÂU Á Các nhà sản xuất và xuất khẩu cần làm quen dần với rất nhiều các quy định kỹ thuật và yêu cầu nhập khẩu khác nhau, việc này có thể lúc đầu rất phức tạp. Tuy nhiên, có một số tổ chức quốc tế và quốc gia đặt trụ sở tại các nước Châu á với nhiệm vụ giúp đỡ các nhà sản xuất tuân thủ các quy định đó. Đừng ngần ngại liên lạc với các tổ chức đó. Họ có thể cung cấp thông tin cụ thể hoặc hướng dẫn phù hợp. Người chủ trang trại chè nhận thông tin về thủ tục và hạn chế nhập khẩu của Châu Âu từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ nông dân.
- 18 Ở CẤP QUỐC TẾ Uỷ ban Trợ giúp xuất khẩu trực tuyến cho các nước đang phát triển của Cộng đồng Châu Âu: www.export-help.cec.eu.int/ Các hướng dẫn thúc đẩy thương mại: www.europa.eu.int/comm/food/fvo/pdf/guide_thirdcountries_en.p df Trung tâm Thương mại Quốc tế: www.intracen.org/menus/itc.htm Cơ sở dữ liệu Mở rộng thị trường: www.mkaccdb.eu.int APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực Châu á Thái Bình Dương Trang web thống nhất cung cấp những quy định nhập khẩu cho tất cả các quốc gia thành viên APEC: www.apec.org/apec/apec_groups/committees/committee_on_trade/ market_access_group/import_regulations/australia.html Ở CẤP QUỐC GIA Chính phủ của nước bạn có thể có các chương trình trợ giúp cho các nhà xuất khẩu mặt hàng nông sản và hỗ trợ nông dân sản xuất cho xuất khẩu. Hãy liên hệ với Bộ Nông nghiệp và Bộ Ngoại Thương. Thêm vào đó, trang Web dưới đây sẽ liệt kê các tổ chức chính ở khu vực Châu á có thể cung cấp thông tin và những trợ giúp cho xuất khẩu: www.fao.org/es/esc/en/15/262/highlight_270.html