Tài liệu Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn
Việt Nam được coi là điểm đến lý tưởng tiếp theo sau Trung Quốc của các nhà sản xuất toàn cầu,
trong đó có công ty của chính Trung Quốc, do chi phí thấp hơn và môi trường đầu tư tương đối ổn
định. Tính đến hết tháng 6/2014, có hơn 9.000 cơ sở công nghiệp chế biến chế tạo với số vốn 129 tỷ
USD. Hiệu năng của các nhà sản xuất nước ngoài những năm gần đây tương phản lớn với sự chật vật
của phần lớn các DN nội gồm cả tư nhân lẫn quốc doanh. Khối DN có vốn đầu tư nước ngoài đóng
góp 18% GDP, đạt kim ngạch xuất khẩu 81 tỷ USD (chiếm 3/5 tổng xuất khẩu năm 2013) và xuất
siêu gần 14 tỷ USD. Nếu vốn FDI mới giảm mạnh (không chỉ riêng vốn từ Trung Quốc), hay tệ hơn
là các dự án FDI dần rời khỏi Việt Nam do lo ngại an ninh, sẽ gây tổn thất lớn cho nền kinh tế.
Không thể trông cậy đầu tư từ DN trong nước, dù là tư doanh hay quốc doanh, sẽ bù đắp lượng FDI
mới thiếu hụt và có hiệu năng cao tương tự. Ảnh hưởng do sản lượng và xuất khẩu sụt giảm sẽ lan
toả ra toàn bộ phần còn lại của nền kinh tế.
Thách thức lớn không chỉ với GDP. Các KCN trên khắp cả nước đang tạo việc làm cho khoảng 2,1
triệu lao động (Nguyen Phuong Linh và Gold, 2014). Chỉ riêng Bình Dương đã có 60.000 người lao
động bị ảnh hưởng do biểu tình trong tháng 5 khiến nhiều người mất việc, trong đó 40.000 người đủ
điều kiện xem xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Lao động thất nghiệp trở về quê bị giảm thu nhập và
đời sống bấp bênh. Sụt giảm trong ngoại tệ mang lại từ xuất khẩu là đáng lo ngại trong bối cảnh DN
100% vốn nội đang nhập siêu với quy mô tương tự xuất siêu của khối DN ngoại, còn dự trữ ngoại
hối của Việt Nam chỉ tương đương 12 tuần nhập khẩu.
Hoàn cảnh bất lợi có thể đẩy lùi tiến độ tái cấu trúc một thời gian. Trong nhiều thập kỷ, nền kinh tế
Việt Nam tái cấu trúc theo mô hình cổ điển: nâng cao năng suất nhờ vào chuyển dịch lao động từ
nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Nền kinh tế còn tăng trưởng nhờ vào mở rộng đầu tư liên
tục, do chất lượng đầu tư kém nên vốn đầu tư xã hội luôn ở mức cao để duy trì tốc độ tăng trưởng.
Trong những năm suy giảm kinh tế, thu nhập và việc làm bấp bênh tại các KCN khiến người lao
động có xu hướng quay trở lại khu vực nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng thấp và nợ xấu đang cản trở
công cuộc tái cấu trúc “lần hai” hướng tới nâng cao công nghệ, chuyển lên thang giá trị cao hơn.
trong đó có công ty của chính Trung Quốc, do chi phí thấp hơn và môi trường đầu tư tương đối ổn
định. Tính đến hết tháng 6/2014, có hơn 9.000 cơ sở công nghiệp chế biến chế tạo với số vốn 129 tỷ
USD. Hiệu năng của các nhà sản xuất nước ngoài những năm gần đây tương phản lớn với sự chật vật
của phần lớn các DN nội gồm cả tư nhân lẫn quốc doanh. Khối DN có vốn đầu tư nước ngoài đóng
góp 18% GDP, đạt kim ngạch xuất khẩu 81 tỷ USD (chiếm 3/5 tổng xuất khẩu năm 2013) và xuất
siêu gần 14 tỷ USD. Nếu vốn FDI mới giảm mạnh (không chỉ riêng vốn từ Trung Quốc), hay tệ hơn
là các dự án FDI dần rời khỏi Việt Nam do lo ngại an ninh, sẽ gây tổn thất lớn cho nền kinh tế.
Không thể trông cậy đầu tư từ DN trong nước, dù là tư doanh hay quốc doanh, sẽ bù đắp lượng FDI
mới thiếu hụt và có hiệu năng cao tương tự. Ảnh hưởng do sản lượng và xuất khẩu sụt giảm sẽ lan
toả ra toàn bộ phần còn lại của nền kinh tế.
Thách thức lớn không chỉ với GDP. Các KCN trên khắp cả nước đang tạo việc làm cho khoảng 2,1
triệu lao động (Nguyen Phuong Linh và Gold, 2014). Chỉ riêng Bình Dương đã có 60.000 người lao
động bị ảnh hưởng do biểu tình trong tháng 5 khiến nhiều người mất việc, trong đó 40.000 người đủ
điều kiện xem xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Lao động thất nghiệp trở về quê bị giảm thu nhập và
đời sống bấp bênh. Sụt giảm trong ngoại tệ mang lại từ xuất khẩu là đáng lo ngại trong bối cảnh DN
100% vốn nội đang nhập siêu với quy mô tương tự xuất siêu của khối DN ngoại, còn dự trữ ngoại
hối của Việt Nam chỉ tương đương 12 tuần nhập khẩu.
Hoàn cảnh bất lợi có thể đẩy lùi tiến độ tái cấu trúc một thời gian. Trong nhiều thập kỷ, nền kinh tế
Việt Nam tái cấu trúc theo mô hình cổ điển: nâng cao năng suất nhờ vào chuyển dịch lao động từ
nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Nền kinh tế còn tăng trưởng nhờ vào mở rộng đầu tư liên
tục, do chất lượng đầu tư kém nên vốn đầu tư xã hội luôn ở mức cao để duy trì tốc độ tăng trưởng.
Trong những năm suy giảm kinh tế, thu nhập và việc làm bấp bênh tại các KCN khiến người lao
động có xu hướng quay trở lại khu vực nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng thấp và nợ xấu đang cản trở
công cuộc tái cấu trúc “lần hai” hướng tới nâng cao công nghệ, chuyển lên thang giá trị cao hơn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_anh_huong_tu_su_kien_gian_khoan_981_den_kinh_te_vie.pdf
Nội dung text: Tài liệu Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn
- lỗ hổng trong cơ chế như yêu cầu xuất xứ thiết bị hay điều khoản giải ngân. Một số ràng buộc cần được dựng lên, dành riêng cho các dự án và công trình liên quan đến an ninh quốc phòng. Hộp 3. Hợp đồng tổng thầu EPC EPC, viết tắt của Engineering, Procurement, và Construction - Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (còn được gọi là tổng thầu) là một dạng hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các khâu của dự án rồi bàn giao cho chủ đầu tư. EPC khác với turnkey (chìa khoá trao tay) ở chỗ, trong EPC, người thuê sẽ cung cấp thiết kế cơ bản cho nhà thầu mà dựa vào đó nhà thầu sẽ thực hiện thiết kế chi tiết. Với dự án turnkey, người thuê sẽ cung cấp một số chi tiết kỹ thuật nhất định và nhà thầu có trách nhiệm thiết kế cơ bản và chi tiết cho dự án. Ngoài ra, nhà thầu còn có trách nhiệm nghiệm thu, khởi động, và chuyển giao công trình cho người thuê. Còn với dự án EPC, công việc nghiệm thu hay chuyển giao có thể là trách nhiệm của một bên thứ ba; do vậy, nhà thầu EPC không còn trách nhiệm sau khi đã thực hiện phần việc đã ký với chủ đầu tư. Nếu nghiệm thu không đạt thì khác với turnkey, nhà thầu EPC không phải thực hiện lại gói thầu, do đó quá trình rà soát thiết kế trước khi ký kết với nhà thầu là có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành bại của cả dự án. Trong khi các nhà thầu Nhật Bản thường thực hiện kiểu turnkey thì EPC thường được thấy ở các nhà thầu Trung Quốc. Một lợi ích của tổng thầu là thống nhất trách nhiệm của những nhà thầu phụ, tư vấn, và nhà cung cấp về một mối. Điều này tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc trao đổi thông tin về tiến độ dự án, tiết kiệm chi phí, giảm thời gian thực hiện dự án, thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn so với cách làm truyền thống. Do hầu hết các công đoạn được quyết định bởi một nhà thầu duy nhất nên nếu nhà thầu ngoại, không chỉ Trung Quốc, trúng thầu thì các DN Việt Nam gần như không nhận được đòn bẩy kinh tế nào. Các DN trong nước chỉ nhận được các gói thầu tư vấn nhỏ và chủ yếu là nhân công lắp ráp cho công trình. 4. Du lịch Một ngành khác chịu ảnh hưởng ngay lập tức là ngành du lịch, chiếm gần 6% GDP năm 2013. Trong năm 2013, khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam chiếm 25% trong số 7,57 triệu người. Tổng cục Du lịch ước tính với chi tiêu trung bình mỗi khách khoảng 500 USD thì cả năm sẽ thất thu khoảng 500 triệu USD (Toan Toan, 2014) do thiếu khách Trung Quốc. Tổng số khách Trung Quốc vào Việt Nam trong 6 tháng năm 2014 là 1,135 triệu người, tăng gần 40% so với cùng kỳ 2013; số khách đã giảm 10% trong tháng 5 và 30% trong tháng 6 do cảnh báo về bạo động. Việc Trung Quốc kéo dài cảnh báo an toàn đối với khách du lịch dường như là một sức ép lên Việt Nam. Năm 2012, Trung Quốc cũng từng huỷ toàn bộ các chuyến du lịch đến Philippines do tranh chấp tại bãi cạn Scarborough; 1500 khách du lịch huỷ tour trong tháng 5/2012 dẫn tới thiệt hại gần 1 triệu USD cho ngành du lịch Philippines (Thayer, 2014) - một dữ liệu khá tương đồng với con số mất mát khoảng 18 triệu USD của Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 7 do khách huỷ tour. Không riêng thị trường Trung Quốc, khách du lịch quốc tế nói tiếng Trung như Singapore, Malaysia, Đài Loan, Ma Cao, và Hong Kong cũng có dấu hiệu sụt giảm mạnh trong tháng 6. Thiệt hại có thể 11
- leo thang nếu Trung Quốc có động thái gây khó dễ cho các tuyến bay dân sự tới Việt Nam từ Bắc Á và châu Âu; trong đó hai thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc có số khách nhiều thứ hai và ba với tổng số 1,35 triệu người trong năm 2013 và 720 nghìn trong 6 tháng đầu năm 2014; hay điển hình cho châu Âu là khách Nga có mức chi tiêu gấp 5 lần khách Trung Quốc và có tốc độ tăng trưởng cao trong vài năm trở lại, với điểm đến ưa thích là Nha Trang. Sự sụt giảm khách du lịch quốc tế nói tiếng Trung có thể được bù đắp bởi sự gia tăng khách quốc tế khác như với Philippines, song thiệt hại đối với ngành du lịch có thể không giới hạn trong năm 2014 nếu sự rụt rè và tâm lý bất an vẫn đeo bám. Khách du lịch Trung Quốc đến Philippines trong năm 2013 vẫn giảm 70% so với 2009 kể từ khi các tranh chấp lãnh thổ nóng lên giữa hai nước. Sự sụt giảm này được bù đắp bởi sự gia tăng khách đến từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, và Nhật Bản sau nhiều chiến dịch quảng bá du lịch. Tuy nhiên, Việt Nam gặp bất lợi hơn khi nhiều đường bay từ các thị trường lớn phải bay qua hoặc chuyển tiếp qua không phận Trung Quốc4. Các hãng có thể chọn đường bay khác (để chuyển tiếp qua sân bay Nội Bài) hoặc bay thẳng đến điểm du lịch (và tránh sân bay Nội Bài) để tránh bị ảnh hưởng, song chi phí phát sinh sẽ không nhỏ. Thiệt hại trực tiếp cho ngành du lịch mỗi năm vào khoảng 700 triệu USD, riêng năm 2014 là 70-650 triệu USD, chiếm tối đa 9% doanh thu du lịch của năm. Bảng 1. Một số thống kê ngành du lịch, 2007-2013 Dịch vụ Du lịch Tỷ lệ GDP Tỷ lệ Khách TQ Tăng Tỷ lệ so với trưởng khách quốc tế (1) (2) (3=2/1) (4) (5=2/4) (6) (7) (8) triệu USD triệu USD % triệu USD % triệu lượt % % 2007 6.460 3.750 58.0 77.414 4.8 574.6 11.3 13.6 2008 7.096 4.020 56.6 99.130 4.0 650.1 13.1 15.3 2009 5.766 3.050 52.9 106.015 2.9 527.6 -18.0 14.0 2010 7.460 4.450 59.6 115.932 3.8 905.4 74.5 17.9 2011 8.691 5.710 65,7 171.391 3,3 1416.8 56.5 23.6 2012 9.620 6.850 71,2 155.820 4,4 1428.7 0.8% 20.9 2013 10.500 7.530 71,7 135.539 5,5 1907.8 33.5 25.2 Nguồn: TCTK, WB, VEPR Tổng lao động trong ngành du lịch Việt Nam là 4,35 triệu người, bằng 8,3% lao động trong độ tuổi có việc làm. Sụt giảm lượng khách du lịch Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng lên lao động ở các ngành dịch vụ du lịch, dù có thể chỉ tương đối cục bộ ở một số tỉnh có khách Trung Quốc đến nhiều nhất như Quảng Ninh, Huế, và Đà Nẵng. Tổng hợp lại, ảnh hưởng đến sản lượng của nền kinh tế Việt Nam có thể tóm tắt lại vào bảng sau. So với trường hợp không có sự kiện giàn khoan xảy ra, trong trường hợp ảnh hưởng ít, GDP giảm 0,24 điểm %; trong trường hợp ảnh hưởng vừa, GDP giảm 0,5 điểm %; và trong trường hợp ảnh hưởng nhiều, GDP giảm 1,1 điểm %. 4 12
- Bảng 2. Tác động trực tiếp lên GDP của từng lĩnh vực kinh tế Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng nhiều Từ FDI (tỷ USD) +0,14 0,00 -0.28 Thương mại (tỷ USD) -0,50 -0,75 -1,00 Du lịch (tỷ USD) -0.07 -0,21 -0,65 Tổng cộng (tỷ USD) -0,43 -0,96 -1,93 Tỷ lệ so với GDP (%) -0,24 -0,545 -1,10 Tính toán này hàm ý rằng tăng trưởng GDP trong năm 2014 của Việt Nam có thể không tới 5% và thấp hơn năm ngoái, với tốc độ thấp nhất vào khoảng 4,4% tương ứng với kịch bản bi quan nhất trong số 3 kịch bản của nhóm tác giả. Nó cũng có nghĩa rằng Việt Nam đứng trước rủi ro tăng trưởng kinh tế hàng năm sẽ rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999 sau khủng hoảng tài chính châu Á. Khi khủng hoàng tài chính nổ ra một lần nữa trên quy mô toàn cầu vào năm 2009, nhu cầu bên ngoài sụt giảm cùng với các bất cân đối vĩ mô cắm rễ sâu trong nền kinh tế nội địa cũng chỉ khiến tăng trưởng giảm về 5,3% năm 2009 và 5,02% năm 2012 (giá cố định 1994.) Nền kinh tế Việt Nam thêm một lần đối mặt rủi ro tăng trưởng thấp trước thách thức tái cấu trúc kinh tế nhằm đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc, mà một trong số đó là giảm sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. IV. Đánh giá tác động 1. Giới thiệu Các phân tích ở trên chỉ xem xét ảnh hưởng cô lập của từng lĩnh vực đến GDP mà chưa tính tới tác động lan truyền liên ngành. Các lĩnh vực kinh tế có ngày mối liên hệ đan chéo nhau với các ngành khác. Một ngành có thể mua yếu tố đầu vào và sản xuất sản phẩm đầu ra cho tiêu dùng trung gian của một ngành khác, cho nên thay đổi diễn ra trong một ngành kéo theo ảnh hưởng lan toả sang các khu vực khác qua nhu cầu cuối cùng. Các động lực tăng trưởng có thể tác động qua các kênh truyền dẫn khác trước khi tới sản lượng, thời gian tác động có thể kéo dài và không giới hạn trong một năm. Do vậy, cần áp dụng các phương pháp khác cho phép mô phỏng và dự báo, dựa trên nền tảng của khoa học thống kê và kinh tế lượng. Hai trong nhiều phương pháp đang được sử dụng rộng rãi là mô hình Đầu ra/Đầu vào (Input/Output – I/O) và mô hình Cân bằng Khả toán (Computable General Equilibrium – CGE). Các tính toán được dựa trên 3 kịch bản được đưa ra và so sánh với phương án cơ sở là không có sự kiện giàn khoan và nền kinh tế tiếp tục vận hành theo những quỹ đạo sẵn có. 13
- Bảng 3. Các kịch bản của nhóm tác giả Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng nhiều FDI giải ngân +5% so với năm ngoái Không thay đổi -10% so với năm ngoái Kim ngạch +15% so với năm ngoái +12,5% so với năm ngoái +10% so với năm ngoái xuất khẩu Xuất khẩu +10% so với năm ngoái +5% so với năm ngoái +0% so với năm ngoái du lịch Chi phí Tăng 2% Tăng 4% Tăng 8% trung gian 2. Phương pháp Mô hình I/O sử dụng bảng cân đối liên ngành được xây dựng lần đầu tiên bởi W. Leontief nhằm tính toán cấu trúc của nền kinh tế một cách sơ bộ thông qua mức độ ảnh hưởng của cầu cuối cùng đến phía cung và thu nhập của nền kinh tế. Qua bảng I/O có thể đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp lên quá trình sản xuất của một sự thay đổi trong yếu tố ngoại sinh. Mô hình CGE được phát triển dựa trên mô hình cân bằng khả toán tiêu chuẩn của một nền kinh tế mở của Dervis K, de Melo và S. Robinson (1982). Nhu cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu được mô phỏng với giả thiết về phân biệt sản phẩm và thay thế không hoàn toàn giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nước ngoài. 3. Số liệu Mô hình I/O sử dụng bảng cân đối liên ngành của Việt Nam năm 2007 và ước tính 2012. Sử dụng bảng cân đối liên ngành dạng phi cạnh tranh sẽ xem xét được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tổng cầu cuối cùng trong nước ảnh hưởng tới thu nhập và sản xuất như thế nào và có những nhận định về kinh tế của vùng hoặc Quốc gia theo từ phía cầu. Mô hình CGE sử dụng bảng Ma trận Hạch toán Xã hội (SAM) năm 2011 của Việt nam do Viện Quản lý kinh tế trung ương và WIDER xây dựng (CIEM, 2011). Mô hình này được lập trình bằng GAMS (General Algebraic Modeling Systems), là ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi trong việc mô hình hoá CGE và các bài toán quy hoạch quy mô lớn. 4. Kết quả 4.1. Mô hình I/O Tính toán của nhóm tác giả chỉ ra sự kém hiệu quả và mức độ gia công của nền kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, sự kém hiệu quả thể hiện ở 2 phương diện: ảnh hưởng lan toả từ tiêu dùng phía cầu đến thu nhập và sản xuất rất kém và ảnh hưởng lan toả từ nhu cầu cuối cùng lên nội địa giảm dần trong giai đoạn quan sát. Một đồng tăng lên của tiêu dùng lan toả đến nhập khẩu là 0.42 và xuất khẩu là 0.47. Tương tự, 1 đơn vị đầu tư lan toả đến thu nhập là 0.46. Số liệu tính toán trên cho thấy việc tác động lên cầu cuối cùng sẽ không làm tăng sản lượng và giá trị gia tăng một cách mạnh mẽ, cho nên tăng 14
- trưởng dựa vào kích cầu sẽ không thực sự hiệu quả. Thứ hai, mức độ lan tỏa từ nhu cầu cuối cùng trong nước đến phía cung có sự thay đổi tương đối lớn và rõ rệt (tăng lên từ 2,59 của năm 2007 đến 3,57 dự tính cho năm 2012) nhưng mức độ lan tỏa đến sản xuất nội địa giảm từ 1,73 năm 2007 xuống 1,66 trong năm 2012, như vậy mức độ lan tỏa đến nhập khẩu tăng lên mạnh mẽ từ khoảng 1,0 năm 2007 lên 1,91 năm 2012. Như vậy, nếu vẫn mải miết tác động đên phía cầu cuối cùng sẽ chỉ làm tăng thâm hụt thương mại của khu vực kinh tế trong nước. Bảng 4. Lan toả từ cầu cuối cùng đến sản xuất và thu nhập của Việt Nam C I E Lan tỏa tới sản xuất 1.19 1.14 1.8 Lan tỏa tới thu nhập 0.42 0.46 0.47 Bảng 5. Cấu trúc kinh tế Việt Nam từ bảng cân đối liên ngành Chi phí Hệ số Hệ số Lan tỏa đến Hệ số Giá trị gia tăng trung gian lan tỏa lan tỏa nhập khẩu lan tỏa trong sản lượng /tổng sản chung nội địa thu nhập lượng 2007 0,63 2,73 1,73 1,00 0,63 36,4% 2012 0,72 3,57 1,66 1,91 0,46 27,7% Mức độ gia công của nền kinh tế thể hiện qua tỷ lệ chi phí trung gian trên giá trị sản xuất. Tỷ lệ này tăng xấp xỉ 20 điểm phần trăm trong giai đoạn 2000-2012; riêng chỉ trong giai đoạn 2007 – 2012, tỷ lệ này tăng lên gần 10 điểm phần trăm. Do đó, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản lượng ngày càng thấp, từ mức 36,4% vào năm 2007 xuống 27,7% vào năm 2012. Các phân tích trên cùng chỉ ra tính dễ tổn thương của nền kinh tế do cấu trúc bên trong không vững chắc. Dù không có sự kiện giàn khoan của Trung Quốc thì với cấu trúc hiện tại nền kinh tế Việt Nam sẽ thường xuyên đối mặt với các bất ổn vĩ mô, đặt ra yêu cầu phải tái cấu trúc kinh tế. Dựa trên nhiều kịch bản đưa ra bởi các chuyên gia kinh tế và nhóm nghiên cứu, sử dụng các phương trình cơ bản của bảng I/O phi cạnh tranh mở rộng với kết quả tính toán từ CIEM từ hệ thống mã ngành HS, ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam có thể trình bày tóm tắt ở Bảng 6. Một trường hợp tồi tệ trong đó toàn bộ trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc bị đình trệ (điều mà nhóm nghiên cứu đã loại bỏ khả năng xảy ra nhưng vẫn có ý nghĩa tham khảo) có thể khiến GDP bị ảnh hưởng tới xấp xỉ 12%. Kịch bản ảnh hưởng nhiều của VEPR cũng gợi ý mức độ nghiêm trọng không kém (12%) khi nhiều trụ cột của nền kinh tế cùng bị suy giảm ở mức độ mạnh, chủ yếu ở đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhập khẩu. Ở kịch bản thấp trong đó các trụ cột này chỉ chịu tác động hạn chế, 15
- thiệt hại sản lượng vào khoảng 3,6%, hàm ý trong khoảng 2-3 năm tới thì mỗi năm tổng sản lượng mất khoảng 1 điểm phần trăm. Ở kịch bản cao hơn thì mức độ suy giảm sản lượng là 5,8%. Nếu đổi hướng xuất khẩu sang các thị trường khác và sản xuất ít phụ thuộc vào nhập khẩu hơn thì ảnh hưởng này sẽ giảm bớt. Việt Nam có cơ hội gia tăng đáng kể sản lượng đến thêm 0,5 điểm % từ sự thay đổi cấu trúc kinh tế qua việc gia tăng xuất khẩu sang thị trường bên ngoài Trung Quốc (khoảng 5%) và thay thế tỷ trọng xuất khẩu của khu vực công nghiệp sang khu vực dịch vụ, mà chủ yếu là dịch vụ du lịch. Bảng 6. Kết quả của các kịch bản theo mô hình I/O Tác giả/Dữ liệu Kịch bản Tổng ảnh hưởng lên GDP Vũ Quang Việt và Bùi Toàn bộ xuất nhập khẩu hoàn toàn ngưng trệ. -11,7% Trinh, I/O 2007 Bùi Trinh, I/O 2012 -7,4% Tổng thầu ngưng trệ, FDI Trung Quốc giảm 50%, -1,68% xuất nhập khẩu giảm 20%. Bùi Trinh và Nguyễn Quang Thái Thay thế tổng thầu, thay xuất khẩu tới TQ sang +0,22 - 0,5% nước khác, thay thế tỷ lệ xuất khẩu công nghiệp bằng dịch vụ. VEPR FDI giải ngân tăng 5%, xuất khẩu tăng 15%, du lịch -3,6% (Ảnh hưởng ít) tăng 10%, chi phí trung gian tăng 2%, nhập khẩu tăng 10% VEPR FDI giải ngân không tăng, xuất khẩu tăng 12,5%, -5,8% (Ảnh hưởng vừa) du lịch tăng 5%, chi phí trung gian tăng 4%, nhập khẩu giảm 3% VEPR FDI giải ngân giảm 10%, xuất khẩu tăng 10%, du -12,2% (Ảnh hưởng nhiều) lịch tăng 1%, chi phí trung gian tăng 5%, nhập khẩu giảm 10% 4.2. Mô hình CGE Nhóm tác giả chuyển các giả định trong 3 kịch bản ở trên sang những cú sốc trong mô hình CGE, ví dụ giả định thay đổi trong FDI (tăng 5% chẳng hạn) sẽ được chuyển thành thay đổi trong tổng đầu tư cố định (tương ứng là 1,5%). Một số thông số được điều chỉnh để thu được mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu du lịch theo các phương án. Đối với đầu vào nhập khẩu, nhóm nghiên cứu tăng giá nhập khẩu cho 4 loại hàng hóa là dệt, hóa chất, luyện kim và máy móc. Nhập khẩu bốn nhóm hàng này chiếm gần 40% kim ngạch nhập khẩu của Việt nam và có thể xem như một cách ước lượng hợp lý tác động của việc gián đoạn nguồn cung. Kết quả mô phỏng nền kinh tế bằng mô hình CGE được tóm tắt lại ở bảng 7. 16
- Có thể thấy nền kinh tế sẽ chịu tác động đáng kể nếu có sự thay đổi chính sách từ phía Trung Quốc. Thiệt hại về sản lượng có thể đạt 2% trong kịch bản ảnh hưởng ít và gia tăng theo mức độ nghiêm trọng của kịch bản. Cần lưu ý rằng kết quả này không hàm ý GDP sẽ giảm 2%, 4%, hay 6% ngay trong năm 2014 hay 2015. Cũng như I/O, mô hình CGE hàm ý rằng các ảnh hưởng lên nền kinh tế từ một cú sốc ngoại sinh sẽ tích luỹ trong một thời gian dài, có thể từ 18-36 tháng, qua nhiều vòng phản hồi giữa các biến số vĩ mô. Các ảnh hưởng sẽ phai nhạt dần khi các thay đổi cấu trúc diễn ra để thích ứng với môi trường mới. Bảng 7. Kết quả mô phỏng các kịch bản bằng mô hình CGE Thay đổi so với phương án không ảnh hưởng Kịch bản Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng nhiều GDP -2,17% -4,06% -6,23% Nhập khẩu -2,88% -5,32% -8,18% Xuất khẩu -2,60% -4,79% -6,98% Tỷ giá 0,98% 1,77% 2,35% Đầu tư tài sản cố định -1,46% -2,91% -5,83% Thu chính phủ -2,44% -4,53% -6,79% Thu nhập hộ gia đình -3,00% -5,54% -8,26% Sản lượng thiệt hại nặng nhất rơi vào các ngành sản xuất, gồm may mặc, dệt, da giầy, và thiết bị điện. Dầu khí và xăng dầu là hai ngành sản xuất chịu thiệt hại thấp nhất, trong khi tài chính ngân hàng và thương nghiệp, nhà hàng và khách sạn chịu thiệt hại thấp nhất trong số các ngành dịch vụ. Trên phương diện xuất khẩu, chịu ảnh hưởng nặng nhất lại là các nhóm ngành dịch vụ, trong đó có vận tải, thương nghiệp, nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ khác của khu vực tư nhân (ảnh hưởng đối với ngành du lịch nằm trong các nhóm này), tiếp theo mới đến các ngành sản xuất đã liệt kê ở trên. Dầu khí và tài chính ngân hàng thậm chí vẫn có tăng trưởng trong xuất khẩu bất chấp các khu vực khác của nền kinh tế suy giảm là một phát hiện đáng lưu ý khác. Do các ràng buộc được mô phỏng trong các phương trình của mô hình CGE, các biến số vĩ mô khác cũng chịu ảnh hưởng. Thu ngân sách của chính phủ và thu nhập của hộ gia đình bị tác động tiêu cực ở mức độ đáng kể, với kịch bản thấp là -2,4% và -3%. Thu ngân sách có thể bị ảnh hưởng tới gần 7% trong trường hợp xấu, trong khi với hộ gia đình là hơn 8%. Sự suy giảm về xuất khẩu kéo theo tỷ giá ngoại tệ tăng khoảng 1-2,4%. V. Kết luận và khuyến nghị chính sách Hai tháng sau sự kiện giàn khoan 981, nền kinh tế nội địa chưa đón nhận những cú sốc lớn như trong các kịch bản nhưng không vì thế mà những thiệt hại kém nghiêm trọng. Không những tài sản bị mất 17
- mát do đốt phá, sản xuất bị gián đoạn mà niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài cũng lung lay. Xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là hàng nông sản và hoa quả theo mùa, đang gặp nhiều khó khăn. Du lịch bị ảnh hưởng lớn do khách huỷ tour đúng cao điểm của mùa du lịch. Câu hỏi liệu Trung Quốc có tái diễn vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam trong thời gian tới không quan trọng bằng nghi vấn về sức kháng cự của nền kinh tế Việt Nam một khi các biện pháp “trả đũa” được đưa ra. Các quan ngại về khả năng thương tổn của kinh tế Việt Nam rõ ràng là có căn cứ khi nhìn vào cơ cấu kinh tế và mối tương thuộc với kinh tế Trung Quốc. Bài thảo luận này vạch ra các phương diện dễ tổn thương mà qua đó những thay đổi chính sách của Trung Quốc được chuyển hoá thành sự thay đổi tới nền kinh tế Việt Nam, và qua những phương diện này để hình dung về viễn tượng xa hơn 2014. Các kịch bản đi kèm với những kết quả tính toán phác lên một triển vọng tương đối ảm đạm rằng mất mát sản lượng và sự biến động trong các biến số vĩ mô quan trọng khác là khó tránh khỏi, dù ít hay nhiều, nếu nền kinh tế không tìm được những động lực kinh tế mới nhờ vào tái cấu trúc kinh tế. Các vấn đề của nền kinh tế nằm trong cấu trúc nội tại và dễ bị tổn thương với một sự thay đổi từ bên ngoài lên cầu cuối cùng ở trong nước. Sự kiện giàn khoan một lần nữa phơi ra các yếu kém này và khiến Việt Nam đối diện các rủi ro mới. Khuyến nghị chính sách a) Về đầu tư và sản xuất - Khôi phục niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài về an ninh của môi trường đầu tư trong nước. Thể hiện thiện chí trong việc thương lượng và đền bù thiệt hại cho các chủ doanh nghiệp bị chịu ảnh hưởng. Giám sát quá trình giải ngân đền bù ở địa phương. - Tạo lợi thế cạnh tranh trong dài hạn về chất lượng của môi trường đầu tư thông qua việc thuận lợi hoá quy trình thông quan, giảm chi phí logistics, minh bạch hoá quy trình để giảm chi phí ngầm cho DN. - Khuyến khích DN nước ngoài tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ. Có chiến lược dài hạn để thu nạp công nghệ, tiến tới thay thế nhập khẩu, nắm vững và chủ động đổi mới công nghệ trong nước. - Đưa các DN Trung Quốc vào diện giám sát, nhất là tại các tỉnh có biên giới với Trung Quốc. Chấn chỉnh lại công tác cấp giấy phép, cho thuê đất, đảm bảo an ninh quốc phòng. b) Thương mại - Xúc tiến, hỗ trợ DN tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu thay thế, thuận lợi hoá thủ tục xuất nhập khẩu để bù đắp chi phí gia tăng - Đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác ngoài Trung Quốc nhưng không từ bỏ thị trường này - Thúc đẩy quá trình “chính thức hoá” hoạt động xuất nhập khẩu bằng cách đơn giản hoá thủ tục, giảm chi phí tuân thủ, các loại thuế phí. Qua đó giảm rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người sản xuất tại Việt Nam. 18