Tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương ở Việt Nam

Bài nghiên cứu của chúng tôi đánh giá, phân tích chi tiêu cấp tỉnh và cấp huyện tác
động như thế nào đến tăng trưởng của địa phương. Dựa vào cơ sở lý thuyết mô hình của
Barro (1990), Devarajan, Swaroop và Zou (1996), Davoodi và Zou (1998), chúng tôi xây
dựng mô hình với hai thành phần chi tiêu chính phủ. Đó là chi tiêu cấp tỉnh và chi tiêu cấp
huyện. Với số liệu đã thu thập được ở 31 địa phương ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành phân
tích hồi quy. Kết quả hồi quy được cho thấy nguồn chi cho đầu tư cấp huyện cần được tăng
cường, trong khi chi tiêu đầu tư cấp tỉnh nên giảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa
phương. 
pdf 24 trang hoanghoa 07/11/2022 5920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_chi_tieu_cong_toi_tang_truong_kinh_te_tai_cac_d.pdf

Nội dung text: Tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương ở Việt Nam

  1. năm mức trung 2003 bình Thấp hơn mức trung 83,87 20,78 19,37 17,01 8,02 27,72 7,10 bình Chi tiêu công dưới 15% GDP của địa 30,65 26,15 20,90 15,27 6,68 24,87 6,14 phương (nhóm 1) Chi tiêu công trên 55% GDP của địa 9,68 19,94 16,39 21,66 4,82 25,35 11,85 phương(nhóm 2) Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Bộ Tài Chính (2009) Chúng tôi tính trung bình của các chỉ số chi tiêu công trên GDP, lạm phát riêng, tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ tăng thu nhập bình quân, GDP năm 2003. Dựa trên mức trung bình của các chỉ số đó chúng tôi phân chia 31 địa phương thành hai nhóm: một nhóm có các chỉ số tương ứng trên mức trưng bình và một nhóm các chỉ số tương ứng dưới mức trung bình. Bảng 1 cho thấy ở mức trung bình chung, chi thường xuyên cấp huyện cao nhất sao đó là chi đầu tư cấp tỉnh. Chi thường xuyên cấp huyện (tổng chi thường xuyên của tất cả các huyện và các xã trong địa phương đó) chỉ gấp gần 1,5 lần chi thường xuyên của tỉnh. Chi đầu tư cấp huyện lớn gấp khoảng 3 lần chi đầu tư cấp huyện. Như vậy, nhiệm vụ chi vẫn tập trung phần lớn ở cấp tỉnh nhất là chi đầu tư. Khi phân chia hai nhóm theo mức trung bình các chỉ tiêu, với chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng và lạm phát riêng thì hai nhóm tương đối ngang bằng còn ở các chỉ tiêu khác thì chênh lệch khá lớn. Nhưng sự khác nhau giữa hai nhóm ở tất cả các chỉ tiêu là không lớn. Tiếp theo, chúng tôi xem xét thống kê trung bình của các tỉnh có chi tiêu công ở địa phương dưới 15% GDP của địa phương đó và các tỉnh có chi tiêu công ở địa phương trên 55% GDP của địa phương đó. Những tỉnh thuộc nhóm 2 là những tỉnh có GDP năm 2003 thấp nhất. Mức GDP thấp nhất nhưng tỷ lệ chi tiêu trên GDP lại cao nhất. Điều này cho thấy các địa phương nghèo các khoản thu ngân sách địa phương không đủ bù đắp các khoản chi và phải nhận việc trợ rất lớn từ ngân sách nhà nước. Tình trạng trên diễn ra là do nền kinh tế các địa phương đó yếu các khoản thu thấp và cơ chế thu chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Ở Việt Nam thì ngân sách nhà nước vẫn thu phần lớn các khoản thu. Số liệu về thu chi ngân sách của các cấp cho thấy thu ngân sách địa phương chiếm hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước, cụ thể: 34,3% (năm 2004), 32.94% (năm 2005); tổng chi tiêu của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh trở xuống năm 2004 đạt 48.2%, năm 2005 là 48.21% . Như vậy ngân sách trung ương phải cấp bù cho ngân sách địa phương gần 20%. Đây gọi là mô hình thu tập trung và chi phân cấp. Tiếp theo, chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa các thành phần chi tiêu chính phủ ở các cấp và tăng trưởng kinh tế trong hai năm 2004-2005. 10
  2. Hình 1. Mối quan hệ giữa chi đầu tư cấp tỉnh và tăng trưởng kinh tế năm 2004-2005 35 i 30 ườ 25 20 15 ngGDP/ng ă 10 t độ 5 c ố 0 T 0 1020304050607080 Tỷ trọng chi đầu tư cấp tỉnh Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Bộ Tài Chính (2009)\ Hình 2. Mối quan hệ giữa chi thường xuyên cấp tỉnh và tăng trưởng kinh tế năm 2004-2005 35 i 30 ườ 25 20 15 ng GDP/ng ă 10 t độ 5 c ố 0 T 0 1020304050 Tỷ trọng chi thường xuyên cấp tỉnh Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Bộ Tài Chính (2009) 11
  3. Hình 3. Mối quan hệ giữa chi khác cấp tỉnh và tăng trưởng kinh tế năm 2004-2005 i 35 ườ 30 25 20 15 ng GDP/ng ă t 10 độ 5 c ố T 0 0 1020304050 Tỷ trọng chi khác cấp tỉnh Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Bộ Tài Chính (2009) Hình 4. Mối quan hệ giữa chi đầu tư cấp huyện và tăng trưởng kinh tế năm 2004-2005 35 30 i ườ g 25 20 GDP/n 15 g n ă 10 t ộ đ 5 c ố T 0 0 5 10 15 20 25 30 Tỷ trọng chi đầu tư cấp huyện Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Bộ Tài Chính (2009) 12
  4. Hình 5. Mối quan hệ giữa chi thường xuyên cấp huyện và tăng trưởng kinh tế năm 2004-2005 35 i ườ 30 g 25 20 GDP/n g 15 n ă t 10 độ 5 c ố 0 T 0 1020304050 Tỷ trọng chi thường xuyên cấp huyện Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Bộ Tài Chính (2009) Hình 6. Mối quan hệ giữa chi khác cấp huyện và tăng trưởng kinh tế năm 2004-2005 35 i ườ 30 25 20 15 ng GDP/ng ă t 10 độ 5 c ố T 0 0 1020304050 Tỷ trọng chi khác cấp huyện Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Bộ Tài Chính (2009) Từ hình 1 đến hình 6, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các địa phương có tỷ trọng chi đầu tư cấp tỉnh chiếm khoảng từ 10% đến 30%. Tỷ trọng chi thường xuyên cấp tỉnh của các địa phương thường chiếm từ 10% đến 20%. Chi thường xuyên cấp huyện của các địa phương phần lớn chiếm từ 25% đến 40%. Tỷ trọng chi khác cấp huyện của các địa phương thường nhỏ hơn 10%. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy được rõ mối quan hệ 13
  5. giữa các thành phần chi tiêu các cấp với tăng trưởng kinh tế trừ chi khác cấp tỉnh (có thể tác động tích cực). Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc cải thiện thu nhập bình quân đầu người mà chi tiêu công ở các địa phương không phải là yếu tố duy nhất (hay có tác động chi phối hoàn toàn). Việc bổ sung một số biến kiểm soát để lọc ra tác động thực của chi tiêu công ở các địa phương là điều rất cần thiết. Mô hình phân tích thực nghiệm: Trong phần này, chúng tôi xây dựng mô hình thực nghiệm dựa trên bộ số liệu thu thập được ở 31 địa phương trong năm 2004 và năm 2005. Do chỉ tập trung xem xét mối quan hệ giữa các thành phần chi tiêu ở các cấp nên để đơn giản mô hình chúng tôi đề xuất như sau: 0 2 gpcit = β0 + β1tit +β2 pt +β3lkit +β4lyi +β5 tit +α11,φ sit + α22,φ sit + α33,φ s it ++α41,φ lit α52,φ lit+α63,φ lit + ε it (5.1) 3 3 Tuy nhiên, để tránh hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo vì ∑φ js,it + ∑φ jl,it = 1 nên j=1 j=1 (5) chúng tôi đã bỏ đi biến φ1s,it (biến tỷ trọng đầu tư cấp tỉnh). Sau một số biến đổi cơ bản chúng tôi có mô hình cuối cùng mà chúng tôi sử dụng để thực hiện hồi quy là: 0 2 gpcit = ao + β1tit +β2 pt +β3lkit +β4lyi + β5 tit+−()()α212,313,αφ s it +− α αφ s it +−()α411,αφlit +()()α512,613,−+−αφlit α αφ lit + ε it (5.2) Các hệ số (α j −α1 ) thể hiện hiện quả tương đối của khoản chi j (j=2,6) so với chi đầu tư cấp tỉnh. Nếu hệ số này dương thì hiệu quả của khoản chi j lớn hơn khoản chi đầu tư tỉnh. Điều đó đồng nghĩa, nên chuyển dịch từ thành phần chi đầu tư cấp tỉnh sang khoản chi j, và ngược lại. Trong đó: - Biến gpcit là tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của địa phương i tại năm t và được xác định như sau: gdpit − gpdi(t−1) gpcit = ×100% = gdpi(t−1) - Biến tit là tỷ trọng chi tiêu chính phủ trên GDP của từng địa phương năm t. - Biến pt là tốc độ thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng trong cả nước năm t, được tính bằng: ptt=−log(CPI ) log(CPI t−1 ) 5 Xem phần Các chú thích trong bài 14
  6. - Biến lkit là logarit cơ số tự nhiên của lượng vốn tích luỹ các doanh nhghiệp ở địa phương i năm t 0 - Biến lyi là logarit cơ số tự nhiên của GDP theo giá so sánh năm 1994 của các tỉnh năm 2003 - Biến φ1,s it là tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển cấp tỉnh của địa phương i năm t - Biến φ2,s it là tỷ trọng chi thường xuyên cấp tỉnh của địa phương i năm t - Biến φ3s,it là tỷ trọng các khoản chi khác cấp tỉnh của địa phương i năm t - Biến φ1l,it là tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển cấp huyện của địa phương i năm t - Biến φ2l,it là tỷ trọng chi thường xuyên cấp huyện của địa phương i năm t - Biến φ3l,it là tỷ trọng các khoản chi khác cấp huyện của địa phương i năm t - Và uit là sai số ngẫu nhiên Như chúng ta đã biết, trong thực tế có rất nhiều các nhân tố khác nhau có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngoài các biến trong mô hình lý thuyết là tỷ trọng của các thành phần chi tiêu cấp tỉnh và huyện, tỷ trọng chi tiêu của địa phương trên GDP, biến vốn tích luỹ tư bản của các doanh nghiệp, chúng tôi còn đưa thêm một số biến kiểm soát như: tốc độ thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng cả nước, log của GDP các tỉnh năm 2003. Lý do mà chúng tôi đưa các biến này vào mô hình có thể được giải thích như sau: Thứ nhất, với biến pt là tốc độ thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng trong cả nước, chúng tôi đưa vào để kiểm soát phản ứng chung của tất cả các địa phương với cú sốc chung của nền kinh tế. Nói cách khác, biến này nhằm xem xét mối quan hệ giữa môi trường lạm phát của cả nước và tăng trưởng kinh tế của từng địa phương. 0 Biến lyi (log của GDP các tỉnh năm 2003), biến này để kiểm định sự hội tụ của thu nhập thực bình quân đầu người các địa phương và kiểm soát những đặc trưng riêng của từng địa phương không đưa vào được mô hình. Vì trong mô hình lý thuyết tân cổ điển có chứng minh được rằng do quy luật năng suất biên cận biên giảm dần, những tỉnh nào có mức thu nhập ban đầu cao thì mức thu nhập tăng thêm khi đầu tư thêm một đồng vốn sẽ nhỏ hơn các tỉnh có thu nhập ban đầu thấp. Với lý thuyết đã chỉ ra như ở trên, nên chúng tôi kì vọng biến này sẽ mang giá trị âm. Kết quả hồi quy: Sử dụng bộ số liệu của 31 địa phương trong năm 2004 và năm 2005, chúng tôi sử dụng phương pháp ước lượng Pooled OLS. Sau khi ước lượng mô hình trên chúng tôi có kết quả như bảng 2 và có một số kết luận chính như sau: 15
  7. Bảng 2. Kết quả hồi quy Độ lệch Mức ý Độ lệch Mức ý Biến số Hệ số Biến số Hệ số chuẩn nghĩa chuẩn nghĩa tit -0,4007 0,1500 1% φ3s,it 0,2257 0,0626 1% tit *tit 0,0050 0,0019 1% φ1l,it 0,2903 0,0914 1% pt 2,4289 0,8537 1% φ2l,it -0,0891 0,0669 0 lyi -4,4725 1,2944 1% φ3l,it -0,0070 0,0729 lkit 4,5031 1,6709 1% R_square 0,403698 φ2s,it -0,0176 0,0881 F_statistic 3,452710 P_value 0,001611 Kết quả hồi quy của chúng tôi trong Bảng 2 cho thấy quy mô chi tiêu của chính phủ trên GDP ở các địa phương (τ ) có mối quan hệ ở dạng phi tuyến với tăng trưởng kinh tế. Trên thế giới một số kết quả thực nghiệm cho thấy quan hệ giữa chi tiêu chính phủ trên GDP với tăng trưởng kinh tế là hàm phi tuyến ở dạng đường cong Rahn (lồi so với gốc tọa độ). Hàm ý rằng, nếu cứ tăng tỷ trọng chi tiêu ngân sách vượt qua một mức nào đó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mô hình của chúng tôi lại cho kết quả ngược lại, phải tăng tỷ trọng chi tiêu ngân sách vượt quá mức giới hạn nào đó thì mới ảnh hưởng tốt tới tăng trưởng kinh tế của địa phương. Điều này có thể được giải thích bởi những lý do sau. Thứ nhất, hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta vẫn còn rất yếu kém, nếu lượng đầu tư không đủ thì các khoản đầu tư ấy tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Nó thể hiện tính thiếu đồng bộ và tính dàn trải trong đầu tư công. Khi việc đầu tư vượt qua một ngưỡng nào đó thì việc đầu tư mới phát huy hiệu quả tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, tác động ngược chiều của biến này có thể hiểu do độ trễ của đầu tư cơ sở hạ tầng mà thời gian xem xét của bài nghiên cứu ngắn. Hay tăng chi tiêu để trợ cấp gây ra hiện tượng ỷ lại, giảm tính cạnh tranh và hiệu quả trong nền kinh tế (chi trợ cấp cho các doanh nghiệp). Có thể gặp phải những rủi ro đạo đức ở các đối tượng nhận trợ cấp, làm các khoản trợ cấp không đến được tay những đối tượng thuộc diện chính sách mà chính phủ hướng tới. Làm giảm tác động đáng mong muốn của các chính sách này. Ngoài ra, có thể do đặc điểm thu chi ngân sách tại Việt Nam theo hình thức là thu tập trung và chi phân cấp. Ngân sách nhà nước đã tập trung nguồn lực của các địa phương và phân bổ lại các nguồn lực đó theo định hướng phát triển của nhà nước. Cho nên, chi ngân sách ở nhiều địa phương không được tài trợ trực tiếp từ các nguồn lực của địa phương đó. Cơ chế này làm giảm tính chủ động sáng tạo của các chính quyền địa phương trong việc thực hiện quản lý thu chi ngân sách và gây áp lực rất lớn cho ngân sách trung ương. Ngân sách địa phương luôn thăng bằng bởi khoản trợ cấp của trung ương (nếu cần) còn 16
  8. mọi khoản thâm hụt đều dồn về ngân sách trung ương. Ngân sách địa phương có thể đi vay nhưng số vay không lớn hơn 30% chi đầu tư cấp tỉnh (theo quy định của Luật ngân sách nhà nước). Như vậy, biến này không được hiểu là tác động của thuế với hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân và hiệu ứng bóp méo tới tăng trưởng kinh tế. Biến pt có mối quan hệ dương với biến tăng trưởng kinh tế. Biến này được tính là phần trăm thay đổi của CPI trong cả nước. Kết quả này là dễ hiểu bởi vì trong hai năm 2004 và năm 2005 nền kinh tế Việt Nam trải qua thời kì tăng trưởng và lạm phát cao(6). Kết quả ước lượng của hệ số đi với biến lkit rất có ý nghĩa thống kê tại mức 1% và có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy là phần vốn đầu tư của các doanh nghiệp luôn là động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì các nguồn đầu tư vào khu vực này luôn được sử dụng hiệu quả hơn rất nhiều trong khu vực nhà nước (Minh và Long, 2008). 0 Ngoài ra, biến lyi cũng phản ánh đúng lý thuyết khi dấu của hệ số này âm và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Trong lý thuyết mô hình tăng trưởng Tân cổ điển đã chứng minh được rằng do quy luật năng suất cận biên giảm dần, những tỉnh nào có mức thu nhập ban đầu cao thì mức thu nhập tăng thêm khi đầu tư thêm một đồng vốn sẽ nhỏ hơn các tỉnh có thu nhập ban đầu thấp hơn. Tiếp theo,chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích kết quả các khoản chi tiêu ở các cấp có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương. Trong mô hình xây dựng, chúng tôi đã bỏ đi biến tỷ trọng đầu tư cấp tỉnh để tránh hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo. Việc bỏ đi biến này không có nghĩa là biến này không quan trọng, mà chỉ muốn lấy hiệu quả chi tiêu cho khoản chi đầu tư cấp tỉnh làm mốc so sánh với hiệu quả chi tiêu của các khoản khác. Điều này hàm ý rằng nếu trong mô hình ước lượng mà có một thành phần nào tác động tích cực đến biến tăng trưởng kinh tế thì chúng ta có thể tài trợ thêm cho các khoản chi tiêu đó bằng việc cắt giảm chi tiêu cho khoản chi đầu tư phát triển cấp tỉnh. Còn nếu các hệ số của các khoản chi ra âm, thì điều đó cũng không nhất thiết phản ánh thành phần chi tiêu đó có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Mà chỉ là thể hiện rằng chúng ta nên giảm khoản chi đó để chuyển sang chi cho đầu tư phát triển cấp tỉnh hoặc các khoản chi tiêu khác có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong kết quả hồi quy mà chúng tôi có được, thì có hai biến rất có ý nghĩa và có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế đó là biến chi đầu tư phát triển cấp huyện và khoản chi khác của tỉnh. Hệ số đi với biến đầu tư cấp huyện có giá trị bằng 0,2903 có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì nếu tăng 1% tỷ trọng chi cho đầu tư huyện được tài trợ bởi sự cắt 6 Tốc độ tăng của GDP của năm 2004 và năm 2005 lần lượt là 7,8% và 8,4%. Con số tương ướng của tốc độ tăng CPI là 9,5% và 8,4% (Nguồn: Tổng cục thống kê) 17
  9. giảm của chi đầu tư tỉnh chuyển sang thì tốc độ tăng trưởng của địa phương sẽ tăng xấp xỉ 0.29 điểm %. Cũng tương tự như thế, hệ số đi với biến chi khác cấp tỉnh bằng 0,2257có nghĩa là tốc độ tăng trưởng của địa phương sẽ tăng khoảng 0.22 điểm % nếu tăng 1% chi các khoản chi khác cấp tỉnh trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và cũng lấy tài trợ từ sự cắt giảm trong chi đầu tư cấp tỉnh. Điều này hàm ý là chúng ta nên cắt giảm khoản chi cho đầu tư phát triển cấp tỉnh để tăng cường chi cho khoản đầu tư cấp huyện và các khoản chi khác của tỉnh. Các khoản chi khác cuả tỉnh gồm: Chi trả nợ gốc, lãi các khoản huy động theo Khoản 3, Điều 8 Luật ngân sách nhà nước, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, chi các chương trình mục tiêu. Các khoản chi được quản lý qua ngân sách nhà nước, chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau. Ngoài ra, do các biến khác có hệ số đi với tỷ trọng của các khoản chi như: chi thường xuyên của huyện, chi khác của tỉnh, chi khác của huyện không có ý nghĩa thống kê. Điều này hàm ý rằng việc chuyển dịch tỷ trọng các khoản chi sang chi đầu tư phát triển của tỉnh không làm ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng trưởng của địa phương. Một số hàm ý chính sách Theo kết quả của mô hình thực nghiệm thì khoản đầu tư cấp tỉnh ảnh hưởng không đem lại hiệu quả cao bằng đầu tư cấp huyện và chi cho các chương trình mục tiêu. Tỷ trọng chi ngân sách của địa phương vẫn chưa tối ưu đặc biệt là với các khoản chi cho đầu tư cấp huyện và chi khác cấp tỉnh (chi cho các chương trình mục tiêu). Như vậy, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các địa phương thì chúng ta nên chú trọng tới các dự án đầu tư cấp huyện và nâng tỷ trọng đầu tư phát triển cấp huyện. Các dự án đầu tư cấp huyện với tính hiệu quả và khả thi sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao mức sống của nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh mà Đảng và chính phủ đã đề ra. Cụ thể nếu tăng 1% đầu tư cấp huyện và được tài trợ từ vốn đầu tư cấp tỉnh thì tăng trưởng sản lượng tăng thêm khoảng 0,29 điểm %. Các khoản chi khác của tỉnh như chi cho các chương trình mục tiêu cũng khá hiệu quả. Khi tăng chi khác cấp tỉnh (chi cho các chương trình mục tiêu) lên 1% thì làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế thêm 0.22 điểm %. Việc quan tâm đúng mức tới các khoản chi này cũng là một điều rất nên làm tại các địa phương. 18
  10. Kết luận Chúng tôi dựa chủ yếu vào mô hình lý thuyết về phân cấp chi tiêu chính phủ của Davoodi và Zou (1998) để xây dựng mô hình xem xét mối quan hệ giữa phân cấp chi tiêu địa phương tại Việt Nam. Căn cứ bộ số liệu thu thập được của 31 địa phương trong hai năm 2004 và 2005, chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy bằng phương pháp Pooled OLS và kết quả cho thấy mối quan hệ ngắn hạn giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ trọng chi tiêu các cấp. Có một số biến trong mô hình không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, các biến khác có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết luận đáng chú ý được rút ra là tính hiệu quả tương đối giữa chi đầu tư cấp huyện với chi đầu tư cấp tỉnh và chi khác của tỉnh (chi cho các trương trình mục tiêu) với chi đầu tư cấp tỉnh. Kiến nghị của chúng tôi là nên chuyển dịch cơ cấu chi tiêu các cấp ở các địa phương theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư cấp huyện, giảm tỷ trọng chi đầu tư cấp tỉnh. Với kiến nghị này, chúng tôi mong muốn các nhà quản lý chú ý hơn tới các dự án khả thi, có tính hiệu quả ở cấp huyện và giảm bớt các dự án kém hiệu quả, khả thi cấp tỉnh. Ngoài ra, việc xác định và thực hiện các chương trình mục tiêu của cấp tỉnh khá tốt, nó có tác động đáng kể tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương. Các tỉnh cần chú trọng và quan tâm thực hiện tốt các chương trình này. Các kiến nghị trên chúng tôi dựa vào kết quả mô hình kinh tế lượng với 31 địa phương ntrong 2 năm 2004 và 2005. Nên chúng tôi rất mong muốn sẽ được trở lại vấn đề này trong các nghiên cứu sau với sô liệu đầy đủ hơn với chuỗi thời gian dài hơn. Hoặc sẽ sử dụng các phương pháp phân tích hồi qua khác. Hoặc sẽ đưa thêm một số kiểm soát khác để có thể thấy rõ hơn tác động của chi tiêu chính phử tới tăng trưởng kinh tế như là biến vốn con người: năng lực của các cán bộ các cấp hay là trình độ của lao động trong địa phương đó. Vấn đề này cũng khác quan trong khi xem xét hiệu quả các khoản chi, vì chắc chắn một chính quyền địa phương có năng lực kém và mức độ tham nhũng cao ảnh hưởng rất xấu tới hiệu quả các khoản chi tiêu công. 19
  11. Tài liệu tham khảo Bộ tài chính, Quyết toán thu, chi ngân sách năm 2004 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, (15:5:2009) Bộ tài chính, Quyết toán thu, chi ngân sách năm 2005 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, (15:5:2009) Bộ tài chính, Dự toán ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2004 Bộ tài chính, Dự toán ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2005 Nguyễn Phi Lân, “Đánh giá tác động của phân cấp quản lý tài khoá đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam” Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Minh, Tăng trưởng chuyển đổi cơ cấu và chính sách kinh tế ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Khoa học và kỹ thuật (p41-70) Phạm Thế Anh, “ Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế: Khảo sát lý luận tổng quan”, bài nghiên cứu NC-02/2008, bài nghiên cứu của CEPR. Phạm Thế Anh, “Phân tích cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, bài nghiên cứu NC-03/2008, bài nghiên cứu của CEPR. Barro, R. J, (1990), “Government Spending in a Simple Model of Economic Growth”. Barro, R. J, and Sala-i-Martin X, (1992), “Public Finance in Model of Economic Growth” Bahl, R. W.,& Linn, J. F (1992). Urban public finance in developing countries. New York: Oxford Univ. Press. Bird, R. M., & Wallich, C. (1993). Fiscal decentralization and intergovernmental relations in transition economies: towards a systematic framework of analysis. Washington, DC: The World Bank. Keynes, J. M (1936). The General Theory of Employment, Interest and Money. (15:5:2009) Geeta Sethi, Roy Bahl, Luis Constantino, Fitz Ford, M.A. Oommen, M. Govinda Rao (2004). India Fiscal Decentralization to Rural Governments, Document of the World Bank 496899-1095189822590/521764-1095190669879/VolumeI.pdf (14:5:2009) 20