Sự ngụy tạo tri thức

Hiện tượng thất nghiệp trên diện rộng hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ
việc áp dụng phương pháp nghiên cứu duy khoa học trong các lý thuyết kinh tế
học phổ biến gầy đây. Đó là phương pháp nghiên cứu bắt chước phương pháp
nghiên cứu dựa trên khả năng đo lường chính xác, được xem là thành công trong
lĩnh vực khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, các hiện tượng kinh tế nói riêng và các
hiện tượng xã hội nói chung là các hiện tượng phức, nơi khả năng đo lường các
khía cạnh của hiện tượng bị hạn chế. Vì thế, việc bắt chước áp dụng các phương
pháp nghiên cứu thành công trong lĩnh vực tự nhiên vào lĩnh vực xã hội tất sẽ dẫn
đến những hậu quả tai hại cho nền văn minh của loài người. 
pdf 15 trang hoanghoa 07/11/2022 3940
Bạn đang xem tài liệu "Sự ngụy tạo tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsu_nguy_tao_tri_thuc.pdf

Nội dung text: Sự ngụy tạo tri thức

  1. học, tâm thần học và một số ngành xã hội học, không kể đến cái gọi là triết học lịch sử, còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi cái mà tôi gọi là định kiến duy khoa học và bởi những tuyên bố sai lệch về những gì khoa học có thể làm được9. Bảo vệ danh tiếng của khoa học và ngăn cản hành vi tiếm tri thức (arrogation of knowledge) dựa trên việc bắt chước thô thiển qui trình nghiên cứu trong các ngành khoa học tự nhiên đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa trong việc vạch trần những hành vi đó, đặc biệt khi một số hành vi này hiện đã trở thành những chuẩn mực chung được chấp thuận bởi các khoa thuộc những trường đại học danh tiếng. Chúng ta không thể cảm tạ hết công ơn của các triết gia khoa học hiện đại như ngài Karl Popper, người đã cống hiến cho chúng ta một sự kiểm nghiệm mà nhờ đó chúng ta có thể phân biệt giữa những gì có thể được xem là khoa học và những gì không phải – một sự kiểm nghiệm mà tôi chắc rằng một số học thuyết hiện đang được chấp nhận rộng rãi là khoa học cũng không thể vượt qua. Tuy nhiên, có một số vấn đề khu biệt liên quan đến những hiện tượng có bản chất phức, trong đó các cấu trúc xã hội là trường hợp cực kỳ quan trọng, khiến tôi nên diễn đạt lại trong phần kết luận bằng ngôn ngữ tổng quát hơn về các lý do tại sao trong các lĩnh vực này không chỉ có các trở ngại nhất định đối với việc tiên đoán về các sự kiện cụ thể, mà còn tại sao nếu chúng ta hành động như thể chúng ta sở hữu những tri thức khoa học cho phép chúng ta vượt qua những trở ngại đó thì có thể đó sẽ là một trở ngại nghiêm trọng đối với sự tiến bộ của trí tuệ loài người. Có một điểm quan trọng chúng ta phải ghi nhớ là: các quy luật chi phối, giúp ta có thể lý giải và tiên đoán, các hiện tượng quan sát trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên đạt được những bước tiến vĩ đại và nhanh chóng có dạng các hàm số chứa tương đối ít các biến số, bất kể đó là các biến số về các dữ kiện cụ thể hay tần suất tương đối. Đây có lẽ là lý do quan trọng nhất giải thích tại sao chúng ta tách biệt các các lĩnh vực nghiên cứu này vào nhóm “tự nhiên” đối lập với các lĩnh vực nghiên cứu các cấu trúc có tổ chức cao hơn mà tôi gọi là các hiện tượng có bản chất phức. Không có lý gì khiến chúng ta phải tiếp cận lĩnh vực sau theo cùng cách thức như lĩnh vực trước. Những khó khăn mà chúng ta vấp phải trong lĩnh vực sau không phải là những khó khăn về xây dựng các lý thuyết để lý giải các sự kiện quan sát được như ai đó thoạt nghĩ – mặc dù chúng cũng gây ra những khó khăn nhất định đối với việc kiểm nghiệm những lý giải được để xuất, và do vậy, loại bỏ những lý thuyết tồi. Những khó khăn trong lĩnh vực nghiên cứu các cấu trúc có bản chất phức thực chất nằm ở chính vấn đề vốn sẽ 9 Tôi đã đưa ra một số minh họa cho những xu hướng này trong các lĩnh vực khác trong bài diễn văn nhận chức giáo sư danh dự tại trường Đại học Tổng hợp Salzburg, Die Irrtumer des Konstruktivismus und die Grundlagen legitimer Kritik gesenllschaftlicher Gebilde, Munich 1970, nay được tái bản tại Walter Eucken Institue, Freiburg i.Brg., bởi J.C.B. Mohr, Tubingen 1975.
  2. nảy sinh khi chúng ta áp dụng các lý thuyết của chúng ta vào bất kì trường hợp cụ thể nào trong thế giới thực. Một lý thuyết về những hiện tượng có bản chất phức phải được tham chiếu đến một lượng lớn các dữ kiện cụ thể; và để đưa ra một tiên đoán từ lý thuyết đó, hoặc để kiểm nghiệm nó, chúng ta cần phải chắc rằng sẽ có tất cả các dữ kiện cụ thể này. Nếu giả dụ chúng ta thành công trong việc này, thì việc đưa ra những tiên đoán khả kiểm sẽ chẳng còn gặp khó khăn đặc biệt nào; với sự trợ giúp của các máy điện toán hiện đại, việc điền các dữ liệu này vào các khoảng trống trong công thức lý thuyết và đưa ra một tiên đoán là công việc khá dễ dàng. Nhưng khó khăn đích thực lại cốt tại trong việc đảm bảo có được các dữ kiện cụ thể; đây là điều mà khoa học chẳng giúp ích gì được nhiều và đôi khi thực sự ta không thể đưa ra giải pháp. Một ví dụ đơn giản sẽ cho thấy bản chất của khó khăn này. Xét một trận đấu bóng nào đó của một nhóm cầu thủ có trình độ gần như ngang bằng. Nếu giả dụ chúng ta biết thêm được một số dữ kiện cụ thể ngoài sự hiểu biết chung về năng lực của từng cầu thủ, chẳng hạn mức độ tập trung, khả năng cảm giác và trạng thái hoạt động của tim, phổi, cơ bắp v.v. trong từng thời điểm của trận đấu, thì có lẽ chúng ta có thể tiên đoán được kết quả của trận đấu. Thực ra thì, nếu giả dụ chúng ta có hiểu biết về cả trận đấu lẫn các đội bóng, thì có khả năng chúng ta sẽ vẫn đưa ra được một nhận xét sắc sảo về các yếu tố quyết định kết quả trận đấu. Nhưng dĩ nhiên là chúng ta không thể dám chắc có được các dữ kiện này và do vậy kết quả của trận đấu nằm ngoài tầm có thế tiên đoán bằng phương pháp khoa học, bất chấp mức độ hiểu biết của chúng ta về những yếu tố ảnh hưởng đến các sự kiện cụ thể đóng góp vào kết quả trận đấu. Điều này không có nghĩa là chúng ta không thể đưa ra tiên đoán nào trong suốt thời gian diễn ra trận đấu. Trong khi xem một trận đấu bóng, nếu chúng ta biết được các luật chơi của các trò chơi bóng khác nhau, chúng ta sẽ sớm biết được trận đấu đang diễn ra thuộc loại nào, những loại hành động nào chúng ta chờ đợi sẽ xảy ra và loại nào thì sẽ không. Nhưng năng lực tiên đoán của chúng ta sẽ bị giới hạn vào những đặc tính chung kiểu như thế của các sự kiện mong đợi; còn khả năng tiên đoán từng sự kiện riêng lẻ sẽ nằm ngoài năng lực tiên đoán của chúng ta. Điều này phù hợp với cái mà tôi đã đề cập trên đây – tiên đoán mô thức; chúng ta sẽ càng bị giới hạn vào tiên toán mô thức khi chúng ta càng mở rộng phạm vi nghiên cứu ra khỏi những lĩnh vực nơi các quy luật tương đối giản đơn chi phối để tiến vào địa hạt các hiện tượng bị chi phối bởi những qui luật phức tạp. Càng tiến vào địa hạt đó chúng ta càng thường xuyên thấy rằng trên thực tế chúng ta chỉ có thể dám chắc có một số chứ không phải tất cả các dữ kiện cụ thể vốn quyết định kết quả của một quá trình nào đó; và hệ quả là, chúng ta chỉ có thể tiên đoán một số chứ không phải tất cả các tính chất của kết quả mà chúng ta mong
  3. đợi. Thông thường thì tất cả những gì mà chúng ta có thể tiên đoán chỉ là một đặc tính trừu tượng nào đó của mô thức sẽ xuất hiện – những mối quan hệ giữa các loại phần tử mà chúng ta biết rất ít về từng phần tử riêng rẽ. Tuy thế, như tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải nhắc lại rằng, chúng ta sẽ vẫn có được những tiên đoán mà chúng ta có thể phủ định và do vậy chúng vẫn có ý nghĩa thực nghiệm. Dĩ nhiên, so với những tiên đoán chính xác mà chúng ta đã quen mong đợi trong các ngành khoa học tự nhiên, các tiên đoán theo kiểu thuần túy mô thức này là lựa chọn tốt nhì mà ai đó dù không muốn cũng vẫn phải chấp nhận. Song hiểm họa về điều mà tôi muốn cảnh báo đích xác là loại niềm tin rằng để một tuyên bố được chấp nhận là có tính khoa học thì tuyên bố đó phải khoa học hơn nữa. Lối suy nghĩ này ẩn chứa sự ngụy tạo và hậu quả tồi tệ. Khi tin rằng chúng ta có tri thức và quyền năng cho phép chúng ta định hình các quá trình của xã hội hoàn toàn theo ý muốn của chúng ta, thứ tri thức mà trên thực tế chúng ta không có, và hành động theo niềm tin đó thì chúng ta lại thường gây ra nhiều tai hại. Trong các ngành khoa học tự nhiên có lẽ ít gặp phải sự phản đối đối với việc cố gắng làm những điều không thể; thậm chí có lẽ ta còn cảm thấy không được phép làm nản lòng những người tự tin thái quá bởi vì những thí nghiệm của họ rốt cục có thể đem lại cái gì đó mới mẻ. Nhưng trong lĩnh vực xã hội, niềm tin rằng sử dụng quyền lực vượt quá cũng sẽ đem lại những kết quả hữu ích là một niềm tin sai lầm; nó thường dẫn đến một quyền lực mới cưỡng ép những người khác phải lệ thuộc vào một quyền uy nào đó. Ngay cả khi bản thân quyền lực đó không phải là xấu thì việc thực thi nó lại cản trở sự hoạt động của những lực lượng tuân theo trật tự tự phát, những lực lượng trên thực tế hỗ trợ con người đáng kể trong việc theo đuổi các mục đích của mình mà không cần phải có hiểu biết về chúng. Chúng ta mới chỉ bắt đầu hiểu biết chút ít về sự kỳ diệu của một hệ thống thông tin trợ giúp cho sự vận hành của xã hội công nghiệp phát triển – một hệ thống thông tin mà chúng ta gọi là thị trường và tỏ ra là một cơ chế hiệu quả trong việc xử lý thông tin phân tán hơn bất kì hệ thống thông tin nào được con người chủ ý thiết lập. Nếu con người không muốn làm những điều lợi bất cập hại khi cố gắng cải thiện trật tự xã hội thì con người cần phải ý thức được rằng, trong lĩnh vực này cũng như trong mọi lĩnh vực khác nơi tính phức chi phối hiện tượng, con người không thể có được tri thức đầy đủ để có thể làm chủ được các sự kiện. Do vậy, con người sẽ phải vận dụng những tri thức có khả năng đạt được, không phải để định hình các kết quả như một thợ thủ công tạo hình cho sản phẩm của mình, mà là để nuôi dưỡng sự phát triển bằng cách tạo ra môi trường thích hợp, theo cách của người làm vườn vun vén cho cây cối của mình. Cảm giác phấn khích về sức mạnh ngày càng gia tăng mà sự tiến bộ của các ngành khoa học tự nhiên mang lại ẩn chứa
  4. một hiểm họa; nó cuốn người ta vào nỗ lực theo kiểu “say men chiến thắng” – một cụm từ đặc thù của chủ nghĩa cộng sản trước đây – để không chỉ chế ngự môi trường tự nhiên mà còn cả môi trường xã hội của loài người theo ý muốn kiểm soát của con người. Ghi nhận những giới hạn không thể vượt qua đối với tri thức của con người là một bài học về tính khiêm cung thực sự cần phải dạy cho sinh viên nghiên cứu về xã hội để tránh trở thành kẻ đồng lõa trong tham vọng kiểm soát xã hội đầy nguy hiểm của một số người – thứ tham vọng không chỉ biến anh ta thành kẻ độc đoán đối với đồng loại của mình mà còn biến anh ta thành kẻ hủy hoại nền văn minh không phải do một bộ óc nào tạo ra, nền văn minh được phát triển từ những nỗ lực tự do của hàng triệu con người. Nguồn: F.A. Hayek (1989), “Pretence of Knowledge”, American Economic Review, 79(6): 3-7. (Có tham khảo bản dịch “Sự ngụy tạo kiến thức” trong Assar Lindbeck (biên soạn), “Các thuyết trình tại lễ trao giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế 1969-1980”, Trần Thị Thái Hà và cộng sự dịch, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 277-91.)