Phân tích cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Nghiên cứu này nhằm phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu chi tiêu chính phủ và
tăng trưởng kinh tế trong quá trình chuyển đổi ở các tỉnh của Việt Nam. Trước
tiên chúng tôi xây dựng một mô hình tăng trưởng tân cổ điển với nhiều loại chi
tiêu chính phủ khác nhau, giống như trong các nghiên cứu của Barro (1990) và
Devarajan et al (1996). Mô hình cố gắng xác định quy mô và cơ cấu chi tiêu chính
phủ tối ưu đối với việc tối đa hoá tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sau đó chúng tôi tiến
hành phân tích thực nghiệm dựa trên mô hình lý thuyết đã xây dựng sử dụng số
liệu ở các tỉnh của Việt Nam. Phân tích hồi quy giúp cung cấp một bức tranh tổng
quát về tính hiệu quả tương đối giữa các thành phần chi tiêu chính phủ đối với
tăng trưởng kinh tế và cho ta một số gợi ý chính sách đối với việc cải cách cơ cấu
chi tiêu chính phủ ở Việt Nam. 
pdf 16 trang hoanghoa 07/11/2022 6140
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_co_cau_chi_tieu_chinh_phu_va_tang_truong_kinh_te_o.pdf

Nội dung text: Phân tích cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

  1. giảm chi tiêu cho thành phần đó và chuyển sang tăng chi thường xuyên cho ngành nông, lâm, thuỷ sản sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nếu bất kì thành phần chi tiêu nào đó có hệ số ước lượng được mang dấu dương, thì điều đó có nghĩa là thành phần chi tiêu đó có tác động tích cực lớn hơn đối với tăng trưởng kinh tế so với chi thường xuyên trong ngành nông, lâm, thuỷ sản. Bảng 3 cho thấy hầu hết các hệ số ước lượng được của tất cả các thành phần chi ngân sách địa phương đều mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê, trừ khoản chi đầu tư và thường xuyên trong ngành y tế. Dấu hiệu này cho thấy cả chi thường xuyên và chi đầu tư trong các ngành khác, trừ chi tiêu trong ngành y tế, có tác động tích cực lớn hơn đối với tăng trưởng so với chi thường xuyên trong ngành nông, lâm, thuỷ sản. Chúng ta có thể so sánh tác động đối với tăng trưởng kinh tế của các loại chi tiêu giữa các ngành với nhau bằng cách so sánh dấu và độ lớn của các hệ số ước lượng. Nhìn chung chi đầu tư có tác động tích cực lớn hơn đối với tăng trưởng so với chi thường xuyên trong các ngành nông, lâm & thuỷ sản, giáo dục & đào tạo, y tế, và ngành “khác” như các quan điểm truyền thống đã chỉ ra. Tuy nhiên, kết luận này là ngược lại đối với ngành giao thông vận tải. Các nghiên cứu của Devarajan và những người khác (1996), và Ghosh và Gregoriou (2008) cũng cho kết quả tương tự. Như điều kiện (10) của mô hình lí thuyết hàm ý, chi đầu tư thông thường có hiệu suất lớn hơn nhưng sẽ trở nên kém hiệu quả hơn so với chi thường xuyên nếu nó được chi quá nhiều. Ngoài ra cũng có thể là việc phân bổ các nguồn vốn đầu tư công có thể được thực hiện không dựa theo nguyên tắc hiệu quả vì nhiều lí do (như mục tiêu bình đẳng, tham nhũng, hối lộ, ). Hơn nữa, chi đầu tư trong ngành giao thông vận tải thường được coi là có tác động nhiều hơn đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn chứ không phải trong ngắn hạn Cuối cùng, kết quả ước lượng cũng cho thấy rằng cả chi đầu tư và chi thường xuyên ở ngành giao thông vận tải, giáo dục & đào tạo, và ngành khác có tác động lớn hơn đối với tăng trưởng kinh tế so với chi đầu tư và chi thường xuyên tương ứng của các ngành nông, lâm, thuỷ sản và y tế. Việc so sánh giá trị và mức ý nghĩa thống kê của các tham số ước lượng cho các thành phần chi tiêu khác nhau giúp chúng ta có thể xác định được liệu sự chuyển dịch cơ cấu chi tiêu từ ngành này sang ngành khác, và từ chi thường xuyên sang chi đầu tư có làm tăng/giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế hay không. Cùng với việc ước lượng phương trình (13), 5 Tốc độ tăng GDP từ 2001 đến 2005 lần lượt là 6,9%, 7,1%, 7,3%, 7,8% và 8,4%. Con số tương ứng của tốc độ tăng CPI là 8,0%, 4,0%, 3,0%, 9,5% và 8,4% (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê). 10
  2. chúng tôi cũng thực hiện ước lượng các mối quan hệ phi tuyến tính có thể có giữa các thành chi tiêu khác nhau và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, chúng tôi cũng loại bỏ xu hướng trung bình theo thời gian của số liệu để ước lượng mô hình hiệu ứng cố định. Tuy nhiên các kết quả chính ở trên không thay đổi.6 3. Kết luận Bài viết này nhằm mục đích tóm tắt một cách khái quát mối quan hệ giữa cơ cấu chi ngân sách chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về tính hiệu quả giữa các khoản chi ngân sách khác nhau đối với tăng trưởng kinh tế. Về cơ bản, thứ nhất, các khoản chi đầu tư có hiệu ứng tích cực hơn so với các khoản chi thường xuyên trong các ngành nông, lâm, thuỷ sản, giáo dục & đào tạo, y tế, và ngành “khác”. Kết luận này là ngược lại cho ngành giao thông vận tải. Thứ hai, cả chi đầu tư và thường xuyên cho ngành giao thông vận tải, giáo dục & đào tạo, và ngành khác có vai trò tích cực lớn hơn đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn so với các khoản chi tương ứng cho ngành nông, lâm, thuỷ sản và ngành y tế. Kết quả này hàm ý việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu giữa các ngành này có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trong thực tế, chính phủ có thể theo đuổi nhiều mục tiêu kinh tế xã hội khác nhau, do vậy kết quả này không nhất thiết hàm ý chính phủ nên tăng/giảm chi cho ngành này để giảm/tăng chi cho ngành khác. Hơn nữa, với bộ số liệu có được chúng tôi chỉ có thể thực hiện phân tích mối quan hệ giữa chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Nhiều khoản chi, ví dụ như chi trong ngành y tế và giáo dục, có thể không có hoặc có tác động nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng lại có tác động tích cực rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Do vậy bài viết này chỉ giúp các nhà hoạch định chính sách trước khi tiến hành các chương trình cải cách chi ngân sách có được một cái nhìn tổng quan về thực trạng và mối quan hệ giữa cơ cấu chi ngân sách và mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Cuối cùng, do thời gian và phạm vi nội dung có hạn, bài viết cách chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi xin hoan nghênh tiếp nhận mọi ý kiến đóng góp xây dựng của độc giả. 6 Do phạm vi bài viết có hạn chúng tôi không trình bày kết quả của các ước lượng này ở đây. Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ với tác giả. 11
  3. Một số tài liệu tham khảo chính Arrow, K.J. and M. Kurz (1970), Public investment, the rate of return and optimal fiscal policy, Johns Hopkins University, Baltimore, MD. Aschauer, D.A. (1989), “Is government spending productive?”, Journal of Monetary Economics, 23, 177–200. Barro, R. (1990), “Government spending in a simple model of endogenous growth”, Journal of Political Economy 98, 103-25. Barro, R., Sala-i-Martin, X. (1999), Economic Growth, MIT Press, Cambridge, MA. Barro, R.J. (1991), “Economic growth in a cross-section of countries”, Quarterly Journal of Economics, 106, 407–44. Chen, B.-L. (2006), “Economic growth with an optimal public spending composition”, Oxford Economic Papers, 58, 123–36. Devarajan, S., Swaroop, V., and Zou, H. (1996), “The composition of public expenditure and economic growth”, Journal of Monetary Economics, 37, 313–44. Easterly, W. and Rebelo, S. (1993), “Fiscal policy and economic growth: an empirical investigation”, Journal of Monetary Economics, 32, 417–58. Fisher, Walter H & Turnovsky, Stephen J. (1995), “The Composition of Government Expenditure and its Consequences for Macroeconomic Performance”, Journal of Economic Dynamics and Control 19, 747–86. Fisher, Walter H & Turnovsky, Stephen J. (1998), “Public Investment, Congestion, and Private Capital Accumulation”, Economic Journal, Royal Economic Society, vol. 108(447), 399-413. Ghosh S. and Gregoriou A. (2008), “The composition of government spending and growth: is current or capital spending better?”, Oxford Economic Papers. Grier, K. and G. Tullock, (1989), “An empirical analysis of cross-national economic growth, 1951-1980”, Journal of Monetary Economics 87, 225-252. 12
  4. Summers, R. and A. Heston (1988), “A new set of international comparisons of real product and price levels: Estimates for 130 countries”, Review of Income and Wealth 34, 1-25. Danh sách Bảng Ngành\Năm 2001 2002 2003 2004 2005 (1) Nông, Lâm & Thuỷ sản 2,32 2,13 2,06 1,97 1,72 (2) Giao thông vận tải 2,78 2,76 3,20 3,04 2,77 (3) Giáo dục & Đào tạo 6,09 6,49 7,74 7,10 7,54 (4) Y tế 2,00 1,89 1,99 1,86 2,02 (5) Khác 7,80 8,04 10,50 12,17 13,43 Tổng 20,99 21,31 25,49 26,14 27,48 Bảng 1: Chi ngân sách địa phương phân theo ngành ở Việt Nam, 2001-2005 (% GDP, trung bình cả nước) Nguồn: Quyết toán ngân sách Nhà nước Việt Nam 2001-2005, Bộ Tài Chính Ngành\Năm 2001 2002 2003 2004 2005 (1) Nông, Lâm & Thuỷ sản 10,96 9,85 7,46 7,21 5,98 (2) Giao thông vận tải 13,57 13,43 13,08 11,95 10,50 (3) Giáo dục & Đào tạo 30,40 31,43 31,34 27,65 27,00 (4) Y tế 10,38 9,83 8,66 7,94 8,080 (5) Khác 34,69 35,45 39,46 45,25 48,44 Bảng 2: Cơ cấu chi ngân sách địa phương ở Việt Nam, 2001-2005 (% tổng chi tiêu, trung bình cả nước) Nguồn: Quyết toán ngân sách Nhà nước Việt Nam 2001-2005, Bộ Tài Chính 13
  5. Biến Hệ số Độ lệch chuẩn Giá trị p c -27,00131 18,59355 0,1475 te -0,050930 0,018102 0,0052 Δdef -0,140350 0,040036 0,0005 gdp00 -2,080270 0,498874 0,0000 Δp 0,171053 0,084366 0,0435 cap 0,933301 0,279497 0,0010 φ (1)cap 0,353237 0,193725 0,0693 φ (2)cap 0,413799 0,189489 0,0298 φ (3)cap 0,508535 0,206214 0,0142 φ (4)cap 0,360803 0,295503 0,2231 (5)cap 0,547646 0,187133 0,0037 φ φ (2)re 1,009558 0,435441 0,0211 φ (3)re 0,471958 0,204959 0,0220 (4)re 0,283021 0,200327 0,1588 φ φ (5)re 0,471046 0,188510 0,0130 Adj. R2 0,16324 Thống kê Durbin-Watson 1,64547 Thống kê F 5,23611 Bảng 3: Kết quả ước lượng Biến phụ thuộc: gpc Phương pháp: OLS Số quan sát: 305 14
  6. LIÊN HỆ: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà nội Địa chỉ: Phòng 704, Nhà E4, 144 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy Hà nội, Việt nam Tel: (84) 4 3754 7506/ext 704 -714 Fax: (84) 4 3704 9921 Email: Info@cepr.org.vn Website: www.cepr.org.vn © 2008 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 15