Nhìn lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những vấn đề trung tâm của nền kinh tế đang phát
triển. Thực tế cho thấy sự vận động, biến đổi của cơ cấu kinh tế diễn ra rất đa dạng, với kết quả thu
được của quá trình chuyển dịch có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Trong thời gian qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) đã đi đúng định hướng mà Đảng và nhà nước đề ra, đồng thời đạt được một số tích
cực, là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đó,
TP.HCM phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức; đặc biệt xét trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Nội dung bài viết này xoay quanh các vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mà trước hết
là định hướng và các chính sách được đề xuất bởi các cấp chính quyền TP.HCM. Xuất phát từ
thực trạng của quá trình chuyển dịch, nghiên cứu cho thấy được những thành tựu và hạn chế,
cũng như nguyên nhân của vấn đề. Trên cơ sở đó, một số khuyến nghị được đề xuất nhằm thúc
đẩy chuyển dịch đúng định hướng, đảm bảo nền kinh tế thành phố phát triển bền vững. 
pdf 14 trang hoanghoa 07/11/2022 5840
Bạn đang xem tài liệu "Nhìn lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfnhin_lai_qua_trinh_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_tren_dia_ban_t.pdf

Nội dung text: Nhìn lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. KINH TẾ 39 nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản; đồng thời tăng Ngoài ra, cơ sở hạ tầng và một số công trình dần tỷ trọng khu vực dịch vụ. Sự chuyển dịch trọng điểm như hầm Thủ Thiêm, đại lộ Võ này là đúng hướng theo mục tiêu xây dựng Văn Kiệt, cầu Phú Mỹ, cầu Rạch Chiếc, TP.HCM trở thành trung tâm dịch vụ của toàn được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã góp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ - Trong nội bộ ngành công nghiệp, cấu kinh tế trên địa bàn thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện đúng 4.2. Hạn chế định hướng phát triển bốn ngành công nghiệp - Sự sụt giảm tỷ trọng GDP khu vực trọng yếu. Kết quả đạt được là tỷ trọng giá trị công nghiệp – xây dựng trong tổng GDP trên sản xuất của 4 ngành này trong tổng giá trị sản địa bàn thành phố không chỉ là kết quả của quá xuất công nghiệp tăng dần từ 50,6% năm 2000 trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà còn do lên 53,5% năm 2005, tiếp tục tăng lên 57,4% ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài năm 2010 và lên 65,2% năm 2013. Đây là chính, suy thoái kinh tế. Hoạt động sản xuất những ngành công nghiệp có hàm lượng công công nghiệp gặp nhiều khó khăn do giá nghệ kỹ thuật cao, giá trị gia tăng cao, áp dụng nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, sức mua công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi giảm. trường. - Các ngành công nghiệp có hàm lượng - Trong nội bộ ngành dịch vụ, chín công nghệ cao đang trong giai đoạn đầu của ngành được định hướng phát triển đã cho thấy quá trình phát triển nên tỷ trọng tổng giá trị nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, tính đến cuối sản xuất công nghiệp còn khá thấp. Cụ thể như năm 2013, 9 ngành dịch vụ này chiếm 93,2% ngành điện tử - công nghệ thông tin hiện chỉ tổng GDP khu vực dịch vụ; 50,6% tổng GDP chiếm 4,05% tổng giá trị sản xuất ngành công trên địa bàn thành phố. Xu hướng chuyển dịch nghiệp thành phố năm 2013. Trong khi đó, cơ cấu nội bộ ngành này là tích cực vì đây là Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phát triển tương những ngành có giá trị gia tăng cao. đối mạnh các ngành công nghiệp mang tính - Trong lĩnh vực nông nghiệp, thành phố chất gia công, lắp ráp. Mặt khác, công nghiệp cũng đã xác định tập trung phát triển nông hỗ trợ phục vụ phát triển bốn ngành công nghiệp công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, nghiệp trọng yếu còn nhiều hạn chế nên chưa tiềm năng xuất khẩu lớn như trồng rau sạch, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. trồng cây cảnh, nuôi cá cảnh, nuôi cá sấu, nuôi Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên bò sữa. doanh nghiệp chính của thành phố là 2,07 lần * Nguyên nhân của những thành tựu (Thái Lan là 50 lần); trong đó, thấp nhất là ngành cơ khí với 1,7 lần. - Sự chủ động, tích cực của Ủy ban nhân dân thành phố và các ngành, các cấp trong việc - Quá trình chuyển dịch cơ cấu nội bộ tổ chức triển khai các Chương trình, đề án; và khu vực dịch vụ diễn ra chậm. Tỷ trọng các ban hành nhiều chính sách, giải pháp nhằm hỗ sản phẩm dịch vụ có hàm lượng khoa học – trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô công nghệ cao, giá trị gia tăng cao của thành hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố còn thấp. Hiện giáo dục – đào tạo và y tế phố. là 02 ngành đang chiếm tỷ trọng thấp nhất trong số 9 ngành dịch vụ quan trọng trên địa - Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã bàn thành phố, chỉ khoảng 2,5 – 3,5% tổng hội đang được xây dựng và hoàn thiện nên đã GDP dịch vụ thành phố. thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng thị - Năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế trường. thành phố nói chung và các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ còn yếu do giá trị gia tăng thấp. - Các khu chế xuất - khu công nghiệp, Tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương Khu công nghệ cao, Công viên phần mềm thức gia công (CMT) chiếm đến 60%, xuất Quang Trung đã và đang phát triển mạnh. khẩu theo phương thức FOB chỉ khoảng 38%
  2. 40 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (39) 2014 và xuất khẩu dựa trên nhãn hiệu của chính quan chức năng dự báo tăng trưởng kinh tế mình (ODM) chỉ có 2% (Vũ Thành Tự Anh, nước ta năm 2008 sẽ tăng trưởng khoảng 2012) 9,1%; lạm phát 8%. Nhưng thực tế, tăng * Nguyên nhân của những hạn chế trưởng chỉ đạt trên 6% và lạm phát thực tế đã là 24%, gấp ba lần dự báo (Lê Đình Ân, 2009). - Tác động của các cuộc khủng hoảng Do đó, thành phố thiếu các cơ sở để xây dựng suy thoái kinh tế thế giới đối với tăng trưởng các cơ chế chính sách quản lý mang tính ổn và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh. Từ định và dài hạn, làm căn cứ để triển khai lập, đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế những ảnh hưởng không nhỏ. - xã hội vùng và Thành phố Hồ Chí Minh đạt - Tình trạng dàn trải và kém hiệu quả của hiệu quả cao. các dự án đầu tư. Việc chậm đưa vào sử dụng 5. Một số khuyến nghị giải pháp các công trình trọng điểm do tiến độ triển khai thực hiện và vấn đề giải ngân là nguyên nhân Sau những phân tích cụ thể về những lí giải hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh thành tựu và hạn chế, nhằm đẩy nhanh hơn tế. Điểm qua một số dự án sử dụng vốn ODA nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên tại TP.HCM mới thấy nhiều dự án ngày kết địa bàn thành phố, một số khuyến nghị giải thúc hiệp định vay đã cận kề nhưng tỉ lệ vốn pháp được đề xuất như sau: chưa giải ngân vẫn còn nhiều. Chẳng hạn như - Nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả dự án xây dựng đại lộ Đông Tây sử dụng vốn quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, ODA gần 8.766 tỉ đồng và ngày kết thúc hiệp phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, định vay là 31/8/2014 nhưng tỉ lệ giải ngân so nhằm tạo sự đồng thuận xã hội cao, đảm bảo với hiệp định vay đã ký chỉ đạt 85%. Hay như các chủ trương, định hướng của Nhà nước dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM lưu được thực hiện nghiêm túc và mang lại các kết vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – Đôi – Tẻ (giai quả tích cực. đoạn 1) sử dụng vốn ODA khoảng 4.258 tỉ - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục đồng và có ngày kết thúc hiệp định vay là tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm, nhất 31/8/2014 nhưng cũng chỉ giải ngân đạt 85% là các đề án, dự án, công trình quan trọng góp (Văn Nam, 2014). phần tạo sự đột phá trong chuyển dịch cơ cấu - Khó khăn trong chất lượng nguồn nhân kinh tế. Trong đó, cần chú trọng tập trung lực trên địa bàn thành phố, đặc biệt là sự thiếu công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra giám sát hụt đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và lực xây dựng kết cấu hạ tầng đúng chương trình, lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. kế hoạch. Phần lớn đội ngũ lao động trong các doanh - Củng cố và phát triển hệ thống thông nhiệp nhỏ và vừa hiện nay trên địa bàn thành tin, đẩy mạnh công tác điều tra, khảo sát, phố có trình độ văn hóa cấp II, chiếm khoảng thống kê và dự báo thị trường một cách 40 – 50 %; tỷ lệ có trình độ văn hóa phổ thông nghiêm túc và chặt chẽ. Từ đó, các cấp chính khoảng 20 – 30 %; còn lại 25 – 30 % có trình quyền có cơ sở để đưa ra các chủ trương, định độ tiểu học (Bùi Thị Thu Hà (2011)).Ta có thể hướng đúng đắn; doanh nghiệp nâng cao năng nói ý thức về vai trò của tri thức để tồn tại lực tiếp cận và ứng dụng tri thức vào sản xuất và phát triển trong quá trình chuyển dịch kinh doanh. cơ cấu kinh tế thành phố của người lao động chưa cao. - Tiếp tục rà soát, tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Công tác dự báo tình hình kinh tế - xã Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp về một số hội của cả nước nói chung và trên địa bàn lĩnh vực như vốn tín dụng, khoa học – công thành phố nói riêng còn hạn chế. Một trong nghệ, những bài học đắt giá nhất về dự báo mà Việt Nam phải trải qua là tình hình lạm phát phi mã - Đối diện với thực trạng phần lớn đội của năm 2008. Vào đầu năm 2008, các cơ ngũ lao động thiếu trình độ kỹ năng như hiện
  3. KINH TẾ 41 nay, cần tăng cường nâng cao chất lượng - Hiện nay, thách thức lớn nhất đặt ra nguồn nhân lực để đáp ứng những đòi hỏi của cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là tri chuyển dịch cơ cấu, nhất là trong lĩnh vực cần thức. Bởi vì đây là khối có khả năng thích nghi ưu tiên phát triển như dịch vụ, công nghiệp và cao, và sự thích nghi này muốn bền vững phải khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. dựa trên tri thức của doanh nghiệp. Trình độ Ông Christian Bodewig, chuyên gia Kinh tế yếu kém của chủ doanh nghiệp, nhà quản lý trưởng của WB khuyến cáo vào năm 2014, cũng như người lao động khiến cho các doanh Việt Nam đang ở trong giai đoạn “dân số nghiệp này đang hoạt động kém hiệu quả. Vấn vàng” song cũng đồng nghĩa với việc dần đề cấp thiết là phải nâng cao trình độ cho yếu chuyển sang “già hóa” dân số, điều đó có tố con người của các doanh nghiệp này. Bản nghĩa là quy mô lao động không thể tăng thêm. chất của quá trình này không gì khác là việc Vì vậy, để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hấp thụ các tri thức mới, các tri thức mà doanh và đạt mức tăng trưởng cao hơn, việc đầu nghiệp chưa biết đến. Những tri thức mới này tư vào đào tạo người lao động là vấn đề cấp sẽ được hấp thụ và tạo ra những thay đổi giúp bách. Trong đó, lưu ý nâng cao năng lực và các doanh nghiệp hiệu quả hơn. trình độ quản trị của các nhà quản lý, chủ 6. Kết luận doanh nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa là kết - Xuất phát từ những bất cập trong mô quả vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn và – xã hội. Hiện quá trình chuyển dịch này đã lao động, cũng như hạn chế trong năng lực thu được nhiều kết quả khả quan, tuy vẫn còn cạnh tranh với thế giới, trong thời gian tới, tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Để thúc thành phố cần nâng cao hàm lượng khoa học – đẩy chuyển dịch cơ cấu hiệu quả và đúng định công nghệ trong hàng hóa – dịch vụ. Khuyến hướng trong thời gian sắp tới, thành phố cần khích và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới dây biết phát huy tối đa nội lực và tận dụng hợp lý chuyền máy móc thiết bị, phát triển sản phẩm các yếu tố bên ngoài để phát triển nhanh và mới, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu; để sản bền vững. Điều này đồng nghĩa chúng ta cần phẩm có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, có sự chuẩn bị tốt về năng lực điều hành quản đạt hiệu quả kinh tế rõ rệt đảm bảo tăng trưởng lý của các cơ quan Nhà nước, cơ chế chính bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng sách, cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, định hướng. trình độ nguồn nhân lực, Trong đó, cần lưu - Cần quan tâm phát triển khối doanh ý yếu tố có tính chất quyết định đối với sự tồn nghiệp nhỏ và vừa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại và phát triển hiện nay của doanh nghiệp nói cốt lõi vẫn là nâng cao hiệu quả của nền kinh riêng, và toàn bộ quá trình tăng trưởng kinh tế tế. Với số lượng lớn và đóng góp không nhỏ nói chung; đó là khoa học – công nghệ. Đặc cho GDP, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực biệt, doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện giữ vai trò sự tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế. là hợp phần chính của nền kinh tế thành phố, Đây là khối doanh nghiệp năng động nhất, có với số lượng chiếm đa số. Xét trong bối cảnh khả năng thích nghi cao với mọi thay đổi từ hiện nay, yêu cầu bất thiết đặt ra cho loại hình bên ngoài. Với sự linh hoạt đó, các doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa này là việc nâng cao nghiệp này rất dễ dàng trong việc chuyển đổi tính sẵn sàng trong việc hấp thụ tri thức, tiếp ngành nghề và mặt hàng kinh doanh, qua đó thu và ứng dụng khoa học công nghệ, để ngày tạo nên dòng chảy từ các ngành ít hiệu quả càng khẳng định tầm quan trọng của mình sang các ngành hiệu quả hơn. Đây chính là vấn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên đề cốt lõi của chuyển dịch cơ cấu. địa bàn thành phố.
  4. 42 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (39) 2014 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Thu Hà (2011). “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”. Hội thảo khoa học Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh. Trường Đại học Thương mại và trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, tr. 588 – 598. 2. Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh (2013). Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh các năm 2000 – 2013. 3. Hoàng Anh Việt (2012). Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Cạn trong giai đoạn 1997 – 2009. Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Lê Đình Ân (2009). “Dự báo kinh tế: Không thể không sai!”, Tạp chí Đầu tư Chứng khoán. 10/07/2014 [ khongsai-61532.html] 5. Nguyễn Trúc Vân (2014). Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (dự thảo đề tài). Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Văn Nam và các đồng sự (2004). Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển xuất khẩu của Việt Nam phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường hàng hóa và dịch vụ thế giới, Hà Nội. 7. Phạm Thị Khanh (2010). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam. Viện nghiên cứu thương mại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Sở Công Thương TPHCM (2014). “Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam và TPHCM”. Tài liệu hội thảo khoa học Thực trang, định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, trang 65 – 78. 9. Sở Khoa học công nghệ TPHCM (2010). Định hướng phát triển Khoa học và Công nghệ TP.HCM đến năm 2020. 09/07/2014, [ ]. 10. Trần Quang Phú (2014). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ban Kinh tế phát triển – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội. 11. Ủy ban nhân dân TPHCM (2013). Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố (2011 – 2013) và nhiệm vụ giai đoạn 2014 – 2015. 12. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2010). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015. 13. Văn Nam (2014). “Hiệu quả dự án ODA giảm do giải ngân chậm”. Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 11/07/2014, [ giai-ngan-cham.html]. 14. Vũ Thành Tự Anh (2012). “Năng lực cạnh tranh ngành dệt may thành phố đang giảm” Petrotimes, 11/07/2014, [ det-may-tp-hcm-dang-giam.html].