Mối quan hệ giữa tự do kinh tế, hành vi doanh nhân và tăng trưởng kinh tế: Trường hợp Việt Nam

Bài viết này xem xét ảnh hưởng của tự do hoá kinh tế đến hành vi doanh nhân,
tiếp đến phân tích các ảnh hưởng của hành vi doanh nhân đến tăng trưởng kinh tế
và xem xét thực tiễn ở Việt nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mở rộng tự
do hoá kinh tế sẽ tạo điều kiện cho hành vi doanh nhân phát triển, từ đó tạo động
lực cho sự phát triển kinh tế. Đồng thời, việc xem xét cụ thể giai đoạn Việt nam
mở cửa, tức là mở rộng tự do hoá kinh tế, cho thấy nếu Việt nam áp dụng các thể
chế và các chính sách phù hợp với tự do kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của hành vi doanh nhân, sự phát triển hành vi doanh nhân, đến lượt nó,
lại tạo ra nhiều đột phá mới trong nền kinh tế. Điều này sẽ thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng. Ngược lại, nếu chính phủ dựng lên các rào cản để giảm tự do hoá kinh tế,
đồng nghĩa với cản trở việc phát triển của hành vi doanh nhân, thì sẽ khiến nền
kinh tế Việt Nam trở nên đình trệ. 
pdf 17 trang hoanghoa 07/11/2022 8640
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa tự do kinh tế, hành vi doanh nhân và tăng trưởng kinh tế: Trường hợp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_tu_do_kinh_te_hanh_vi_doanh_nhan_va_tang_tr.pdf

Nội dung text: Mối quan hệ giữa tự do kinh tế, hành vi doanh nhân và tăng trưởng kinh tế: Trường hợp Việt Nam

  1. Tự do kinh tế (khung pháp lý lành mạnh, quyền tài sản cá nhân, tự do cạnh tranh trên thị trường .) Sự phát triển hành vi doanh nhân(thông qua sự đổi mới, đưa ra sản phẩm, công nghệ mới .) Tăng trưởng kinh tế 3. Trường hợp của Việt Nam 3.1. Quá trình hướng đến tự do kinh tế Vào giữa năm 1986, Việt nam bắt đầu chuyển từ nền kinh tế kế hoach hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Các mục tiêu về cải cách này là tự do hoá giá cả, loại bỏ sự trợ cấp cho người sản xuất, cho phép doanh nghiệp đặt giá và tự do hoá thương mại; ủng hộ quyền tài sản cá nhân, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và khu vực tư nhân, tự do hoá các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế với nước ngoài. 3.2. Ảnh hưởng của tự do hoá kinh tế Từ năm 1922 đến năm 1996, thực trạng kinh tế bắt đầu thể hiện dấu hiệu tích cực. GDP tăng bình quan 8.9 % mỗi năm. Năm 1996 nền kinh tế Việt nam thể hiện dấu hiệu tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm bởi vì chính phủ vẫn coi các doanh nghiệp nhà nước như là lực lượng quan trọng trong nền kinh tế. Khung hoảng tài chính Châu Á năm 1997 diễn ra, điều này đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các năm sau. Chúng ta có thể thấy trong hình sau: 10
  2. Hình 1: Tăng trưởng hàng năm trong thời kỳ 1991 - 2000 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000), Niên giám Thống kê Tự do hoá thương mại đã đóng góp vào tăng trưởng nhanh của hàng hoá xuất khẩu trong giai đoạn 1993-1997, thương mại quốc tế đã mở rộng mạnh mẽ kể từ năm 1990. Hàng hoá xuất khẩu tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 24,7% trong giai đoạn từ 1990 đến 2001, trong khi đó hàng hoá nhập khẩu tăng 92,2% cùng kỳ. Tổng hàng hoá xuất khẩu đạt 15.027 triệu đôla vào năm 2001 và tổng hàng hóa nhập khẩu đạt 16.200 triệu đôla trong cùng năm. Hình 2: Tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu trong thời kỳ 1991 - 2002 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám Thống kê Luật đầu tiên về Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài đã được ban hành ngày 29/12/1987. Kể từ dó đến nay Luật này đã được sửa đổi nhiều lần vào năm 1990, 1992, và trước khi Luật mới về Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài được Quốc hội Việt nam thông qua vào tháng 6/2000. Các tổ chức tư nhân được phép thành lập liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 1992. Các thủ tục cấp giấy phép đầu tư dần dần được hoàn thiện, thời gian để nhận được giấy phép đầu 11
  3. tư ngắn hơn từ một vài năm xuống còn một vài tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp đầy đủ. Nhằm thu hút nhiều hơn FDI, nhiều cản trở đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được dỡ bỏ và môi trường đầu tư thuận lợi hơn. Do đó, Việt nam đã thu hút được một lượng đáng kể dòng FDI chảy vào Việt nam. FDI ở Việt nam đã tăng trưởng rất nhanh từ năm 1988 đến năm 1995. Vào năm 1997, khủng hoảng tài chính Châu Á xảy ra, dòng FDI chảy vào Việt nam giảm. Đê ngăn cản sự giảm sút của dòng vốn FDI chảy vào, chính phủ Việt nam đã ban hành Luật Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài mới vào tháng 6/2000. Chúng ta có thể thấy điều này dưới hình sau: Hình 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt nam, dựa trên Bảng 3, cột A và B Vào năm 1986, Việt nam thực hiện cải cách khu vực nông nghiệp. Đất đai được trả lại các hộ gia đình nông dân và được phép sử dụng trong thời gian dài, các hợp tác xã nông nghiệp được giải thể. Điều này đã khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất nông nghiệp và đóng góp vào sự gia tăng nhanh chóng của xuất khẩu gạo. Trong thời kỳ 1977-1980, Việt nam phải nhập khảu 3 triệu tấn gạo hàng năm. Đến năm 1988, Việt nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đướng thứ ba trên thế giới. Trong suốt cơ chế hợp tác, sản xuất gạo bị đình trệ, đặc biệt vào năm 1977 và 1978. Mặc dù sản xuất gạo vào năm 1979 đã phục hồi, nhưng vẫn không đạt được mức 1976. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, Việt nam buộc phải nhập khẩu một lượng lớn gạo. Từ hình dưới, chúng ta thấy rằng cơ kế hợp tác xã đã thất bại 12
  4. Sản lượng Tăng trưởng Sản lượng Tăng trưởng Năm Năm (1,000 tấn) hàng năm (%) (1,000 tấn) hàng năm (%) 1977 10,597 -10.4 1987 15,103 -5.6 1978 9,789 7.6 1988 17,000 12.6 1979 11,363 16.1 1989 18,996 11.7 1980 11,647 2.5 1990 19,225 1.2 1981 12,415 6.6 1991 19,622 2.1 1982 14,390 15.9 1992 21,590 10.0 1983 14,743 2.5 1993 22,837 5.8 1984 15,506 5.2 1994 23,528 3.0 1985 15,875 2.4 1995 24,964 6.1 1986 16,003 0.8 1996 26,379 5.7 Bảng 2: Sản lượng và tăng trưởng hàng năm của gạo trong thời kỳ 1977 - 1996 Nguồn: GSO Trong năm 1988 chính phủ Việt nam chính thức công nhận tầm quan trọng của khu vực tư nhân và phát triển nó. Vào năm 1990 Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, đã đưa ra khung pháp lý cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Vào năm 1992 Hiến pháp mới khẳng định lại sự hợp pháp của khu vực tư nhân. Kết quả là, số lượng các doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân ở Việt nam không được đối xử công bằng so với các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, tiếp cập ngân hàng. Vào năm 1997 khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra. Nền kinh tế Việt nam gặp khó khăn. Phản ứng lại trước tình hình này, chính phủ Việt nam đã ban hành Luật Doanh nghiệp mới vào 1/1/2000. Luật mới này dỡ bỏ rào cản thàm gia đối với các doanh nghiệp tư nhân, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia dễ dàng hơn. Chi phí đăng ký kinh doanh đã giảm mạnh mẽ; thời gian đăng ký kinh doanh cũng được rút ngắn lại. Đông thời luật này công nhận sự tự do kinh doanh, huỷ bỏ 180 giấy phép trong lĩnh vực kinh doanh. Kết quả là, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ gia tăng mạnh mẽ từ tháng 1/2000 đến tháng 8/2001. Trong suốt năm 2000, 14.400 doanh nghiệp vừa và nhỏ mới và 140.000 hộ kinh doanh được đăng ký. Kết luận Những phát hiện được trình bày ở đây cho thấy nếu Việt nam áp dụng các thể chế và chính sách phù hợp với tự do kinh tế, thì sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của hành vi doanh nhân và sự phát triển hành vi doanh nhân này lại tạo ra những phát hiện mới, điều này sẽ tạo ra động lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nền kinh tế Việt nam đình trệ khi chính phủ dựng lên rào cản để giảm tự do kinh tế và do đó là cản trở hành vi kinh doanh. 13
  5. Tài liệu tham khảo Acs ZJ (1996), “Small Firms and Economic Growth,” in Acs ZJ, Carlsson B, Thurik R (eds) Small Business in the Modern Economy, Blackwell Publishers, Oxford, pp. 1-62. Acs ZJ, Audretsch DB (1990), Innovation and Small Firms, MIT Press, Cambridge, MA. Audretsch DB, Vivarelli M (1996), “Firms Size and R&D Spillovers: Evidence from Italy,” Small Business Economics, 8: 249-58. Baldwin J, Picot G (1995), “Employment Generation by Small Producers in the Canadian Manufacturing Sector,” Small Business Economics, 7: 317-31. Baumol, W.J. (1993), “Formal entrepreneurship theory in economics; existence and bounds,” Journal of Business Venturing 8, 197-210. Baumol WJ (1993), Entrepreneurship, Management and the Structure of Payoffs, MIT Press, Cambridge, MA Bui Tat Thang (2002), “After the War: 25 Years of Economic Development in Vietnam,” NIRA Review. Charlie Karlsson, Christian, Christian Friis and Thomas Paulsson (2004), “Relating entrepreneurship to economic growth” /www.infra.kth.se/cesis/documents/WP13.pdf> Dejardin M (2000), “Entrepreneurship and Economic Growth: An Obvious Conjuction?”, DP 2000-08, Indiana University, Bloomington Glancey KS, McQuaid RW (2000), Entrepreneurial Economics, MacMillan, London Geroski P (1994), Market Structure, Corporate Performance, and Innovative Activity, Oxford University Press, Oxford Gort M, Sung N (1999), “Competition and Productivity Growth: The Case of the U.S. Telephone Industry,” Economic Inquiry 37: 678-691 Gwartney, J. and Lawson. R. (1997), Economic Freedom of the World 1997, Annual Report. Vancouver, B.C.: Fraser Institute. Ekelund, Robert B., Jr., and Robert F. Hébert. 1990, A History of Economic Thought and Method, third edition. New York: McGraw-Hill. 14
  6. James D. Gwartney and Robert A. Lawson and Erik Gartzke (2005), Economic Freedom of the World 2005, Annual Report Kirzner, Israel M, Competition and Entrepreneurship, Chicago: University of Chicago, Press, 1973. M.A. Carree and A.R. Thurik (2002), “The Impact of Entrepreneurship on Economic Growth” Nickell SJ (1996), “Competition and Corporate Performance,” Journal of Political Economy 104: 724-46 North, D. and Thomas, R.P., (1973), The Rise of the Western World: A New Economic History, Cambridge University Press. Rabushka, A. (1991), “Preliminary Definition of Economic Freedom," in W. Block (ed.) Economic Freedom: Toward a Theory of Measurement. Vancouver, B.C., Canada: The Fraser Institute. Rothwell R, Zegveld W (1982), Innovation and the Small and Medium Sized Firm, Pinter Publishers, London Russell S. Sobel and J. R. Clark and Dwight R. Lee (2005), “Freedom, Barriers to Entry, Entrepreneurship, and Economic Progress,” Schumpeter, J.A. (1934), The Theory of Economic Development, Cambridge, MA: Harvard University Press. Thurik, A.R. (1999), “Entrepreneurship, industrial transformation and growth,” in: G.D. Libecap (ed.), The Sources of Entrepreneurial Activity: Vol. 11, Advances in the Study of Entrepreneurship, Innovation, and Economic Growth, pp. 29-65, Stamford, CT: JAI Press. Wennekers S, Thurik R (1999), “Linking Entrepreneurship and Economic Growth,” Small Business Economics 13: 27-55 Russell S. Sobel and J. R. Clark and Dwight R. Lee (2005), “Freedom, Barriers to Entry, Entrepreneurship,”and Economic Progress. 15
  7. LIÊN HỆ: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà nội Địa chỉ: Phòng 704, Nhà E4, 144 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy Hà nội, Việt nam Tel: (84) 4 3754 7506/ext 704 -714 Fax: (84) 4 3704 9921 Email: Info@cepr.org.vn Website: www.cepr.org.vn © 2008 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 16