Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học cho Việt Nam

Khủng hoảng tài chính mới đây ở Mỹ là một điều ít ai ngờ, cả về mức độ nghiêm
trọng, lẫn quy mô ảnh hưởng của nó lên hệ thống tài chính và kinh tế toàn cầu.
Bài này nhằm vào việc tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng.
Đồng thời, cho phép chúng ta rút ra những bài học quý báu về chính sách tài
chính lành mạnh, nhằm tận dụng được các cơ hội phát triển, hội nhập kinh tế
trong tương lai. Vì tính phức tạp của vấn đề, bài viết này chỉ mong đóng góp thêm
phần nào vào nhận thức chung về các vấn đề cần quan tâm. 
pdf 17 trang hoanghoa 07/11/2022 6800
Bạn đang xem tài liệu "Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkhung_hoang_kinh_te_the_gioi_va_bai_hoc_cho_viet_nam.pdf

Nội dung text: Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học cho Việt Nam

  1. bảo hiểm không kỳ vọng rằng, có một số lượng rất đông những người vay nợ sẽ bị vỡ nợ hàng loạt, trên quy mô lớn, và vào cùng một thời điểm. Trong điều kiện đó, hoạt động bảo hiểm là rất có lãi. Như đã nói, các công ty bảo hiểm, như AIG, có thể xác định được hầu như chính xác % trung bình số dự án bị vỡ nợ (và con số % bị “tai nạn” đó là nhỏ). Vì vậy, bảo hiểm cho việc mua các khoản vay nợ được chứng khoán hóa là một hình thức phái sinh rất có lãi, khi giá nhà đất đang có chiều hướng tăng ổn định. Mặt khác, về phía ngân hàng, việc bán ra công chúng các khoản cho vay được chứng khoán hóa (securitization) lại là một hình thức phái sinh khá “thông minh” để các tổ chức này đa dạng hóa gánh nặng rủi ro, tránh bị mất quá nhiều vốn do rủi ro không đòi được nợ (adverse selecion and moral hazard). Khoản tiền thu về do bán ra các khoản cho vay được chứng khoán hóa đó, lại tiếp tục được sử dụng để tiếp tục cho vay mới. Ngân hàng giầu lên rất nhanh, ai cũng có thể thấy! Như đã nêu, vào sau quý I, 2005, tình hình đã thay đổi. Cân đối vĩ mô bị xấu đi nghiêm trọng, thể hiện bởi con số vay nợ của chính phủ Mỹ, thâm hụt ngoại thương, và nợ nước ngoài của Mỹ so với % GDP tăng lên. Đến lượt nó, sự mất cân đối kinh tế vĩ mô lại ép Fed tăng lãi suất cơ bản lên liên tiếp 0,25% sau mỗi lần điều chỉnh. Tuy vậy, đồng dollars vẫn tiếp tục bị sụt giá so với các ngoại tệ mạnh khác trong suốt các năm 2005 -08, kéo theo sự giao động mạnh của giá cả trên thị trường vốn, ngoại hối, năng lượng, nhất là thị trường cho các giao dịch tương lai (future market). Trong khung khổ hẹp hơn mà chúng ta đang quan tâm, điều đó khiến cho: (i) mức độ rủi ro của hoạt động đầu cơ trên lĩnh vực bất động sản tại Mỹ bị tăng vọt, do giá cả các tài sản tài chính giao động mạnh và khó lường. (ii) Cũng do toàn bộ môi trường vĩ mô bị bất ổn, các tổ chức tài chính và bảo hiểm không còn có khả năng phân loại các khoản nợ theo từng lớp rủi ro. Thay vào đó, có sự “cộng hưởng” của hầu hết các dự án của những người đi vay: hoặc bong bóng bất động sản sẽ tiếp tục, và tất cả các nhà đầu cơ sẽ tiếp tục được lợi lớn; hoặc bong bóng sẽ bất ngờ bị vỡ, và tất cả bị vỡ nợ. Cũng hệt như ở khu vực có khả năng xẩy ra hỏa hoạn hay động đất lớn, bảo hiểm tài sản nhà cửa ở khu vực đó sẽ thu lời cao, nếu nạn hỏa hoạn hay động đất, cuối cùng mà nói, vẫn chưa xẩy ra. Và hãng bảo hiểm hay ngân hàng cho vay đầu tư vào nhà đất sẽ bị “sập tiệm”, nếu cùng một lúc, hàng loạt ngôi nhà bị cháy rụi hay bị phá hủy bởi động đất. Tình hình các tổ chức tài chính và bảo hiểm cho các khoản cho vay được chứng khoán hóa tại Mỹ, vào các năm 2006-08, thực sự ở trong tình cảnh tương tự. 10
  2. Điều mà các nhà kinh tế học thể chế như Stiglitz (2008), và cả những người theo chủ thuyết tự do, như Mc Kinnon (1991), muốn nhấn mạnh ở đây là: Khi rủi ro mang tính hệ thống như vậy, với (i) sự giám sát tài chính lỏng lẻo; (ii) Các tổ chức tài chính ngầm cho rằng, nhà nước đứng sau bảo hiểm cho mọi rủi ro, vì không thể để hàng loạt các tổ chức tài chính, công nghiệp cùng một lúc bị đổ vỡ. Khi đó, các tổ chức tài chính có thể thực hiện những hành vi trục lợi rất vô trách nhiệm (moral hazard in bank, theo cách nói của Kane, 1985). Ví dụ, ngân hàng có thể thực hiện hàng loạt các giao dịch cho vay rất mạo hiểm, có lúc lên tới 110% giá trị thị trường của tài sản nhà cửa, mà không cần thế chấp (Selten, 2008). Với bất ổn vĩ mô tạo nên rủi ro hệ thống (giống như rủi ro sắp xẩy ra động đất lớn), sự cho vay ào ạt và đầy mạo hiểm sẽ đem lại lợi nhuận kếch sù cho ngân hàng, nếu bong bóng bất động sản vẫn tiếp tục tăng; và các nhà tài phiệt bỏ lại đằng sau cho chính phủ và xã hội gánh chịu tổn thất khổng lồ, nếu bong bóng vỡ, với hàng loạt dự án bị vỡ nợ, giá trị tài sản bị suy sụp trên quy mô lớn và xẩy ra cùng một lúc, như sau một cơn hỏa hoạn hay động đất lớn. Tóm lại, tự do hóa tài chính (unregulated finance) luôn dẫn đến bong bóng. Bất ổn vĩ mô luôn gây ra rủi ro hệ thống. Khi hai yếu tố này tác động đồng thời, chúng làm xuất hiện sự may rủi trên quy mô lớn, mà nó luôn kích thích lòng tham và hành vi vô trách nhiệm của các tổ chức tài chính không bị giám sát (moral hazard in bank). Chính sự tham lam không bị kiểm soát đó là nguyên nhân chính về thể chế, mà nó đã đẩy nền kinh tế hùng mạnh như của Mỹ tới khủng hoảng. Bài học rút ra cho Việt nam Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới Việt nam theo cả hai vế của tổng cầu: (i) cầu đầu tư bị giảm do nguồn cung vốn FDI và đầu tư gián tiếp bị giảm mạnh (ii) cầu về tiêu dùng bị giảm, do khủng hoảng thế giới làm giảm mạnh cầu về hàng xuất khẩu. Đến lượt nó, điều này khiến các công ty gia công, lắp ráp hàng xuất khẩu phải giãn thợ, làm tăng số lượng thất nghiệp và thấp nghiệp tạm thời; kéo theo sự sụt giảm tiêu dùng nội địa. Chính phủ Việt nam đã nhanh chóng thực hiện gói kích cầu nhiều tỷ dollars, thông qua các khoản cho vay với hỗ trợ lãi suất, đi kèm với giãn thuế đánh vào các doanh nghiệp. Mặc dù về mặt chủ trương, gói kích cầu này là nhằm hỗ trợ các ngành xuất khẩu và đầu tư vào các dự án hạ tầng, tạo việc làm, thu nhập, và kích thích tiêu dùng của dân cư. Tuy nhiên, sự giảm mạnh về nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu truyền thống là một trở ngại trong vài năm tới 11
  3. mà Việt nam sẽ tiếp tục phải đối mặt. Bên cạnh đó, theo đánh giá của Vụ thống kê tài khoản quốc gia: “tiêu dùng của dân cư đã suy giảm nghiêm trọng ở mức âm 10% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái” (SGTT, 07/07/09). Điều đó nói lên rằng, mặc dù gói kích cầu là rất nhanh và khá lớn so với % GDP, nhưng hiệu quả thực tế của nó cần phải có sự thẩm định và đánh giá chính xác, nhằm tránh cho nền kinh tế bị rơi vào một cuộc suy thoái hay lạm phát mới trong tương lai. Bài học từ khủng hoảng kinh tế ở Mỹ cho thấy, kích cầu tự bản thân nó không phải là giải pháp cho phép nền kinh tế vượt nhanh ra khỏi khủng hoảng; mà ngược lại, có thể là hiểm họa tiềm ẩn gây nên lạm phát và suy thoái, nếu thể chế tài chính có những khiếm khuyết, khiến cho dòng vốn kích cầu bị lái trệch khỏi mục tiêu ban đầu, hoặc bị sử dụng quá kém hiệu quả. Ở kịch bản tồi nhất, dòng vốn kích cầu có thể bị lái vào đầu cơ bong bóng chứng khoán hoặc bất động sản, vì bản chất của nó vẫn chỉ là chính sách nới lỏng tiền tệ, dựa trên hạ thấp lãi suất như Mỹ đã làm. Điều này có thể là một nguy cơ dễ xẩy ra, bởi rủi ro lựa chọn tồi (adverse selection) và hiểm họa do sự vô trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay (moral hazard), mà Stiglitz – Weiss đã chỉ ra; và cũng có thể là bởi chính hành vi trục lợi có thể xẩy ra ở ngay tại các tổ chức tài chính, do thiếu sự giám sát chặt chẽ (moral hazard in bank). Chúng ta cần tách biệt rõ rệt giữa ý nguyện đúng đắn của chính sách kích cầu, với khiếm khuyết hay rủi ro có thể xẩy ra của hệ thống tài chính, mà ngay cả Mỹ cũng có vấn đề, để có một cái nhìn thực tiễn. Trong kịch bản tồi nhất này, Việt nam sẽ trải qua từng đợt bong bóng chứng khoán và bong bóng bất động sản, theo từng chu kỳ của chính sách nới lỏng tiền tệ. Và cũng như đã xẩy ra ở Mỹ, điều này khiến hiệu quả đầu tư và năng suất chung của nền kinh tế có thể bị giảm sút hoặc không tăng theo đúng tiềm năng, kéo theo sự giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, thậm chí ngay trên thị trường nội địa. Trong điều kiện có de facto tự do thương mại với Trung quốc, một nền kinh tế đang đi lên dựa trên việc tăng hiệu quả theo quy mô sản xuất lớn, thì kịch bản trên lại đặt ra một thách thức khác cho Việt nam. Gói kích cầu lớn so với % GDP, và thâm hụt ngân sách cũng đã khá lớn so với % GDP hiện nay của Việt nam sẽ không gây ra áp lực lạm phát ngay, vì sức tiêu dùng và đầu tư vẫn đang suy giảm. Nhưng nó trực tiếp làm giảm giá trị đồng tiền của Việt nam so với đồng nhân dân tệ, hoặc làm ngập hàng nhập khẩu chất lượng thấp của Trung quốc 12
  4. vào Việt nam, hoặc cả hai (Samuelson – Balasa effect). Hệ quả là nhập siêu và vay nợ của Việt nam, chỉ riêng với đối tác khổng lồ Trung quốc, sẽ tăng không có gì cưỡng nổi. Thách thức rất lớn. Nhưng cơ hội cũng đang mở ra. Vấn đề là chúng ta có nắm bắt được cơ hội hay không mà thôi. Cần nhận định rõ rằng, Trung quốc là một siêu cường đang nổi lên, một “nhà máy sản xuất ” của thế giới, một thị trường đang tăng trưởng nhanh (vừa vượt cả Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ ô tô lớn nhất thế giới); và là một quốc gia có dự trữ vốn cũng vào loại gần như lớn nhất thế giới. Một chính sách nhằm làm co hẹp dần khoảng cách về năng suất của nền kinh tế Việt nam so với Trung quốc sẽ biến Việt nam thành nơi “hút” đầu tư nước ngoài cực mạnh, ngay khi nền kinh tế thế giới phục hồi trở lại. Đó là cơ hội phát triển cho Việt nam, dựa ngay trên sức mạnh đang lên của Trung quốc. Điều này đòi hỏi phải có một sự thay đổi về thể chế quản lý một cách có trật tự và vững chắc. Một thể chế quản lý nhấn mạnh tới trách nhiệm, hiệu quả của từng tế bào của bộ máy quản lý nhà nước, từng tổ chức tài chính và công nghiệp, đối với lợi ích toàn xã hội và với yêu cầu phát triển bền vững. Điều đó lại đòi hỏi một sự minh bạch về thông tin quản lý, về hiệu quả kinh tế - xã hội của từng đơn vị hay tổ chức trong từng địa phương và trong toàn nền kinh tế. Đây cũng chính là bài học quý báu nhất về tiến trình chuyển đổi tổ chức và quản lý tại Trung quốc trong cải cách. Cũng như Singapore, Hàn quốc, Đài loan, hay Trung quốc, Ấn độ trước đây, sự thách thức và cơ hội đang đặt ra với Việt nam hôm nay. Họ cũng đã bắt đầu từ một xã hội như chính chúng ta. Và chúng ta cũng hoàn toàn có thể vươn lên như họ, hòa nhập vào một Châu Á năng động và một Thế giới phát triển bền vững hơn. 13
  5. Tài liệu tham khảo Akerlof (1970): “The Market for lemons: quality uncertainty and the market mechanism”. Quarterly Journal of Economics (84): 488-500. Aoki, M., (1994). “Monitoring Characteristics of the Main Bank System: An Analytical and Developmental View” in Masahiko Aoki and Hugh Patrick (eds.) The Japanese Main bank System, Oxford University Press, 109 133. Friedman và Schwartz (1963) A Monetary History of the United States, 1867 – 1960. Princeton University Press, Princeton. Kane (1985). The gathering crisis in Federal deposit insurance. Cambridge, Mass.: MIT Press. Kindleberger (1978) Manias, Panics and Crashes. MacMillan, London. Krugman (2008) “Moment of truth”. The New York Times, October 09. Mc Kinnon (1991). The order of economcs liberalization. The Johns Hopkins University Press. Misky (1972). “Financial stability revisited: the economics of disaster”. In Board of Governors of the Federal Reserve System, Reappraisal of Federal Reserve Discount Mechanism, vol. 3. Washington, D.C.: 95-136. Stiglitz and Weiss (1981). “Credit rationing in market with imperfect information.” American economic Review (60): 107-16. Stiglitz (2008): “The fruit of hypocrisy”. The Guardian, Tuesday 16 September. Selten (2008). “Regulation of financial market is important” Spiegel Online International, November, 12. 14
  6. Phụ lục Hình 1: Lãi suất cơ bản của Fed. Hình 2: Bong bóng và sự “bốc hơi” tài sản của các ngân hàng sau khủng hoảng 15