Hai mươi ngộ nhận về thị trường

Khi suy nghĩ về những ưu khuyết điểm của cơ chế thị trường trong việc giải quyết
vấn đề hợp tác xã hội cần phải làm rõ một số ngộ nhận. Đa số, chứ không phải là tất cả,
những ngộ nhận đó là do những người có thái độ thù địch với thị trường tuyên truyền.
Một số có thể lại được tạo ra bởi những người có thái độ ủng hộ quá mức đối với thị
trường. Mặc dù tất cả những ngộ nhận đó đều đáng được phân tích một cách kĩ lưỡng,
nhưng trên thực tế chúng ta thường gặp những ngộ nhận loại một, còn ngộ nhận loại thì
hiếm gặp hơn.
Dưới đây chúng ta sẽ xem xét hai mươi ngộ nhận, được chia thành bốn nhóm chính:
- Phê phán từ quan điểm đạo đức;
- Phê phán từ quan điểm kinh tế;
- Phê phán từ quan điểm kết hợp giữa kinh tế và đạo đức;
- Ủng hộ một cách quá nhiệt tình. 
pdf 36 trang hoanghoa 07/11/2022 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hai mươi ngộ nhận về thị trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfhai_muoi_ngo_nhan_ve_thi_truong.pdf

Nội dung text: Hai mươi ngộ nhận về thị trường

  1. Phương pháp khoa học áp dụng trong việc lựa chọn chính sách đòi hỏi rằng lựa chọn phải được thực hiện trong số những phương án tồn tại trên thực tế. Theo những phương pháp được nói tới bên trên thì cả lựa chọn trong lĩnh vực chính trị lẫn lựa chọn trên thương trường đều là những lựa chọn không hoàn hảo, vì vậy mà người ta phải lựa chọn trên cơ sở so sánh những quá trình diễn ra trên thực tế chứ không phải là những quá trình “hoàn hảo” – thương trường hay chính trường thì cũng thế. Thị trường tạo ra vô vàn biện pháp cung cấp thông tin và thực hiện sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa những người tham gia trên thương trường. Thị trường cung cấp cho người dân khuôn khổ tìm kiếm thông tin, trong đó có những hình thức hợp tác. Quảng cáo, tín dụng, uy tín, thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán, tổ chức giám định và rất nhiều định chế xuất hiện trên thương trường nhằm phục vụ cho mục tiêu đơn giản hóa quá trình hợp tác đôi bên cùng có lợi. Chúng ta cần phải tìm những biện pháp mới trong việc sử dụng thị trường nhằm cải thiện phúc lợi của con người chứ không phải là bác bỏ thị trường vì nó chưa hoàn hảo. 6. Thị trường không có khả năng sản xuất được hàng hóa công cộng (tập thể) Nếu tôi ăn quả táo thì anh không thể ăn chính quả táo đó, như vậy có nghĩa là “tiêu thụ” quả táo là quá trình mang tính cạnh tranh. Nếu tôi chiếu một bộ phim và không muốn người khác xem thì tôi phải bỏ tiền xây tường để ngăn không cho những người không trả tiền xem. Trong nền kinh tế thị trường, một số hàng hóa mà công năng không mang tính cạnh tranh, còn không cho người khác cùng sử dụng là việc làm rất tốn kém, sẽ không được người ta sản xuất vì ai cũng chờ người khác làm thay cho mình. Chỉ có nhà nước mới có khả năng cung cấp những món hàng hóa mang tính xã hội như thế. Đấy không chỉ là quốc phòng hay hệ thống pháp lí, mà còn bao gồm giáo dục, giao thông, chăm sóc y tế và nhiều loại dịch vụ khác. Không thể giao cho thị trường những lĩnh vực như thế vì những người không trả tiền sẽ sử dụng chúng trên cơ sở chi phí của người khác, và vì ai cũng muốn sử dụng miễn phí nên chẳng ai chịu chi tiền hết. Như vậy nghĩa là chỉ có chính phủ mới có thể làm được những chuyện đó. 10
  2. Biện hộ cho vai trò nước trong việc sản xuất những loại hàng hóa công cộng là một trong những trường hợp áp dụng sai luận cứ kinh tế thường gặp nhất. Hàng hóa được sử dụng theo lối cạnh tranh hay phi cạnh tranh thường không phải là do bản chất cố hữu của nó mà do số người sử dụng: bể bơi có thể không phải là hàng hóa có tính cạnh tranh nếu chỉ có hai người sử dụng, nhưng sẽ thành cạnh tranh nếu có hai trăm người muốn bơi. Ngoài ra, muốn bảo đảm rằng chỉ một mình mình được sử dụng thì phải chi tiền, dù đấy là hàng hóa công hay tư thì cũng thế: nếu tôi không muốn bạn ăn táo của tôi thì có thể tôi sẽ phải có hành động nhằm bảo vệ chúng, thí dụ như xây hàng rào. Nhiều loại hàng hóa phi cạnh tranh, thí dụ như trận đấu bóng đá chuyên nghiệp (nếu bạn xem thì không có nghĩa là tôi không thể xem), có thể được sản xuất/tổ chức vì có những doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư nhằm “chặn đứng” những người không trả tiền từ trước rồi. Ngoài ra, về bản chất, hàng hóa không mang tính xã hội, nhiều hàng hóa có tính chất như thế là do quyết định của giới lãnh đạo chính trị nhằm cung cấp cho dân chúng những hàng hóa đó, thậm chí hoàn toàn miễn phí nữa. Nếu nhà nước làm những con đường “miễn phí” thì thật khó tưởng tượng làm sao doanh nghiệp có thể làm ra những con đường “miễn phí”, nghĩa là với giá vận chuyển bằng không mà lại cạnh tranh được? Nhưng xin nhớ rằng đường “miễn phí” trên thực thế không phải là miễn phí vì nó được tài trợ từ tiền thuế (mà những người không đóng thuế có thể bị trừng phạt nặng, thậm chí bị bỏ tù nữa). Ngoài ra, không phải trả tiền còn là lí do đầu tiên của việc sử dụng thiếu hiệu quả, thí dụ như nạn kẹt xe, đấy là biểu hiện của việc không có cơ chế phân bố nguồn lực hạn chế (không gian di chuyển) nhằm sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Thực vậy, xu hướng chung trên thế giới là sử dụng đường thì phải trả tiền, đấy sẽ là một đòn nặng đánh vào lí lẽ cho rằng nhà nước phải cung cấp loại “hàng hóa” này. Nhiều loại hàng hóa – từ hải đăng cho đến giáo dục, cảnh sát và giao thông – tưởng như thị trường không thể nào cung cấp được thì trên thực tế đã từng được hay đang được cung cấp thông qua cơ chế thị trường. Điều đó cho phép giả định rằng việc coi đấy là những loại hàng hóa xã hội là phi lí, hay ít nhất cũng đã bị cường điệu một cách quá đáng. Người ta thường cho rằng một số hàng hóa chỉ có thể do nhà nước sản xuất vì cơ chế giá cả không thể tính toán được kết quả “bên ngoài” của chúng. Thí dụ, hệ thống giáo dục 11
  3. phổ cập mang lại lợi ích không chỉ cho người học mà còn cho toàn xã hội nữa, và đấy dường như là lời biện hộ cho hệ thống giáo dục công, được nhà nước tài trợ thông qua thuế thu nhập. Nhưng, mặc dù những người khác cũng được lợi – ít nhiều chưa biết – lợi ích mà người học là cực kì to lớn cho nên họ sẵn sàng đầu tư cho việc học tập. Lợi ích mà xã hội có thể được hưởng không phải lúc nào cũng làm cho người ta nao núng. Trên thực tế, nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ rằng hiện nay sự độc quyền của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục không tạo điều kiện cho những người nghèo nhất được đi học, mặc dù họ biết rõ lợi ích của việc học tập và phải bỏ ra phần không nhỏ trong khoản thu nhập ít ỏi của họ để cho con em đi học. Dù kết quả “bên ngoài” như thế nào đi nữa thì họ cũng vẫn dùng tiền túi để đầu tư cho việc học hành của con em mình. Cuối cùng, cần phải nhớ rằng tất cả các luận cứ nói rằng thị trường không thể cung cấp một cách hiệu quả hàng hóa công cộng cũng có thể được áp dụng – trong nhiều trường hợp còn thuyết phục hơn – cho việc cung cấp những loại hàng hóa đó từ phía nhà nước. Sự tồn tại và hoạt động của nhà nước pháp quyền công chính tự bản thân nó đã là một loại hàng hóa công cộng rồi, vì lợi ích của nó là phi cạnh tranh (ít nhất là đối với các công dân của nó) và nếu không cho những người không có đóng góp vào việc duy trì chế độ (thí dụ như những cử tri có hiểu biết) sử dụng những lợi của nó thì xã hội sẽ phải trả giá cực kì đắt. Các chính khách cũng như cử tri chẳng có mấy nhiệt tình trong việc tạo dựng chính phủ hiệu quả và công chính, nhất là khi so sánh họ với các doanh nhân và người tiêu dùng trong việc sản xuất hàng hóa công cộng thông qua việc hợp tác trên thương trường. Điều đó không có nghĩa là chính phủ không được có vai trò gì trong việc sản xuất hàng hóa công cộng, nhưng người dân không được ỷ lại vào chính phủ trong việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ công cộng. Trên thực tế, chính phủ càng nhận nhiều trách nhiệm thì càng có nhiều khả năng là nó sẽ không tạo được những loại hàng hóa mà nó thực sự có lợi thế, thí dụ như bảo vệ công dân khỏi những hành động bạo ngược. 7. Thị trường không hoạt động (hay kém hiệu quả) khi ảnh hưởng bên ngoài là tiêu cực hay tích cực Thị trường chỉ hoạt động khi người hành động nhận được toàn bộ kết quả của những hành động của mình. Nếu có người nhận được lợi ích mà không cần đóng góp vào việc 12
  4. sản xuất tiện ích thì thị trường sẽ không thể cung cấp đủ những tiện ích đó. Tương tự như thế, nếu một số phải gánh chịu hậu quả “tiêu cực” trong việc sản xuất một loại hàng hóa nào đó, nghĩa là nếu người ta đã không tính tới giá phải trả cho những hậu quả đó trong quá trình sản xuất thì thị trường sẽ làm lợi cho một số người và làm thiệt hại cho một số người khác, vì lợi thì một nhóm người được hưởng, còn thiệt hại thì những người khác phải chịu. Ảnh hưởng bên ngoài không phải là lí do buộc nhà nước làm một số việc hoặc nhà nước có quyền không cho người dân lựa chọn. Bộ quần áo hợp thời trang và ăn mặc bảnh bao có thể tạo ra nhiều hậu quả tích cực, vì mọi người đều vui thích khi thấy những người mặc đẹp và bảnh bao, nhưng đấy không phải là lí do để cho nhà nước nhận lãnh trách nhiệm trong việc cung cấp quần áo hay đồ trang sức. Làm vườn, kiến trúc, và rất nhiều loại hoạt động khác cũng tạo ra những kết quả tích cực đối với người khác, nhưng người dân vẫn tự mình chăm sóc mảnh vườn hay nhà của họ mà không cần sự trợ giúp của nhà nước. Trong tất cả các trường hợp vừa nói, lợi ích của người hành động – kể cả sự tán thành của những người nhận được tác động tích cực từ hành động đó – đủ lớn để họ tự làm những việc như thế. Trong những trường hợp khác, thí dụ như chương trình phát thanh hay truyền hình, hàng hóa công cộng được “gắn” với những hàng hóa khác, thí dụ như quảng cáo cho các công ty. Cơ chế tạo ra hàng hóa công cộng cũng nhiều như sức sáng tạo của các doanh nhân sản xuất hàng hóa vậy. Nhưng thường thì người ta phản đối cơ chế thị trường là do những hậu quả tiêu cực của nó. Ô nhiễm là thí dụ thường được nói tới nhiều nhất. Nếu nhà sản xuất có thể làm ra sản phẩm có lời vì ông ta buộc những người khác phải chịu một phần giá thành sản phẩm, mặc dù họ không đồng ý, bằng cách thải một khối lượng lớn khói bụi vào không khí hay hóa chất vào sông nước thì có nhiều khả năng là ông ta sẽ làm như thế. Những người hít thở không khí ô nhiễm hay uống nước có hóa chất độc hại sẽ phải gánh một phần giá thành sản phẩm, trong khi các nhà sản xuất lại nhận được khoản lời từ việc bán sản phẩm của họ. Vấn đề ở đây không phải là cơ chế thị trường đã thất bại mà là không có cơ chế thị trường. Thị trường dựa vào quyền sở hữu tư nhân, nó không thể hoạt động được khi quyền tư hữu không được xác định một cách chính xác hoặc không được bảo vệ. Ô nhiễm chính là những trường hợp như thế, đấy không phải là sự thất bại của cơ chế thị trường mà là chính phủ đã không xác định và không bảo vệ được quyền sở hữu của những người 13
  5. khác, thí dụ như những người hít thở không khí hay uống phải nước ô nhiễm. Khi những người sống dưới chiều gió hay dưới nguồn nước có quyền bảo vệ quyền của họ thì họ có thể khẳng định quyền của mình và chặn đứng được những kẻ gây ra nạn ô nhiểm. Các nhà sản xuất có thể phải bỏ tiền ra để lắp đặt thiết bị hay công nghệ nhằm loại trừ ô nhiễm (hoặc giảm đến mức chấp nhận được và vô hại đối với con người), hoặc đề nghị đền bù cho những người sống dưới chiều gió hay cuối nguồn nước (cũng có thể cung cấp cho họ chỗ ở mới), hoặc họ sẽ phải ngừng sản xuất vì giá thành cao hơn lợi nhuận. Chính quyền sở hữu đã làm cho những tính toán như thế trở thành khả thi, quyền sở hữu khuyến khích người ta xem xét hậu quả hành động của họ đối với người khác. Và thị trường, nghĩa là cơ hội tham gia trao đổi một cách tự nguyện quyền sở hữu, tạo điều kiện cho tất cả các bên tính toán giá cả của những hành động của mình. Hậu quả tiêu cực, thí dụ như ô nhiễm không khí hay nguồn nước, không phải là thất bại của cơ chế thị trường mà là chính phủ không xác định và không bảo vệ được quyền sở hữu, vốn là cơ sở của thị trường. 8. Xã hội càng phức tạp, càng không thể dựa vào thị trường, càng cần sự quản lí của nhà nước. Khi xã hội còn tương đối đơn giản thì thị trường hoạt động hữu hiệu, nhưng cùng với sự phát triển như vũ bão của những mối quan hệ của rất nhiều người trong lĩnh vực kinh tế và xã hội như hiện nay thì chính phủ cần phải hướng dẫn và phối hợp hành động. Trên thực tế, hoàn toàn ngược lại. Một người lãnh đạo có khả năng buộc người ta tuân thủ có thể điều phối một cách hữu hiệu hoạt động của xã hội đơn giản, thí dụ như một nhóm thợ săn hay những người hái lượm. Nhưng khi quan hệ xã hội trở thành phức tạp hơn thì trao đổi tự nguyện trên thương trường trở thành quan trọng hơn, chứ không phải là ngược lại. Trật tự xã hội phức tạp đòi hỏi sự phối hợp một khối lượng thông tin mà trí tuệ của một người hay nhóm người nào đó không thể nào nắm bắt được. Thị trường đã tạo ra những cơ chế chuyển tải thông tin với giá thành tương đối thấp, giá cả chứa đựng thông tin về cung và cầu dưới dạng những đơn vị cho phép so sánh giá cả giữa các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau mà những báo cáo dày cộp của các cơ quan của 14
  6. chính phủ không thể làm được. Hơn nữa, giá cả vượt qua được rào cản ngôn ngữ, vượt qua được những khác biệt về tập tục, về sắc tộc và tôn giáo; nó tạo điều kiện cho chúng ta sử dụng kiến thức của những người xa lạ, những người sống cách xa ta cả ngàn dặm, ta chẳng bao giờ có thể có bất kì quan hệ nào với họ. Nền kinh tế và xã hội càng phức tạp thì vai trò của thị trường càng trở nên quan trọng. 9. Cơ chế thị trường không phù hợp với các nước đang phát triển Thị trường phù hợp với những nước có cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật đã phát triển, nhưng các nước đang phát triển không có những hệ thống như thế, họ không thể dựa vào thị trường được. Trong những nước đó, nhà nước cần phải quản lí, ít nhất là cho đến khi cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật đã phát triển đến mức có thể tạo ra không gian cho thị trường hoạt động. Nói chung, sự phát triển của cơ sở hạ tầng là đặc trưng của tài sản được tích lũy thông qua cơ chế thị trường, chứ không phải là điều kiện tồn tại của thị trường; sự kém cỏi của hệ thống pháp luật là nguyên nhân làm cho thị trường không phát triển được, chứ không phải là lí do để không tiến hành cải cách hệ thống pháp luật để nó có thể cung cấp cơ sở cho sự phát triển của thị trường. Muốn giàu có như các nước đã phát triển thì chỉ có mỗi một cách là tạo ra nền tảng pháp lí và định chế, sao cho các doanh nhân, người tiêu dùng, nhà đầu tư và người lao động có thể hợp tác một cách tự do nhằm sản xuất ra thật nhiều của cải. Tất cả những nước giàu có hiện nay đã có thời – thậm chí trong thời gian gần đây - là những nước rất nghèo. Điều cần thiết không phải là giải thích sự nghèo đói – đấy là trạng thái tự nhiên của nhân loại – mà là tìm hiểu cách làm giàu. Của cải là do con người làm ra và cách tốt nhất để đảm bảo rằng của cải đang được tạo ra là khuyến khích người ta làm như thế. Không có hệ thống nào tốt hơn là thị trường tự do, với quyền sở hữu được xác định một cách rõ ràng và được pháp luật bảo vệ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi. Chỉ có một con đường thoát nghèo, đấy là con đường tạo ra của cải thông qua thị trường tự do. 15
  7. Thuật ngữ “nước đang phát triển” thường bị sử dụng sai, đấy là khi người ta dùng thuật ngữ này để nói về những nước mà chính phủ bác bỏ thị trường, ủng hộ kế hoạch hóa tập trung, ủng hộ sở hữu nhà nước, thi hành chính sách trọng tiền1, chính sách bảo hộ và những đặc quyền đặc lợi khác. Trên thực tế, đấy hoàn toàn không phải là những nước đang phát triển. Những nước đang phát triển – dù giàu hay nghèo – là những nước đã và đang tạo ra những định chế pháp lí cho quyền sở hữu và hợp đồng, là những nước tiến hành tự do hóa thị trường, hạn chế quyền lực, hạn chế ngân sách và giới hạn quyền lực của chính phủ. 10. Thị trường dẫn tới những chu kì kinh tế đầy tai họa, thí dụ như cuộc Đại khủng hoảng Dựa vào các lực lượng thị trường có thể dẫn tới những chu kì kinh tế “bùng nổ - đổ vỡ”. Sự tự tin quá đáng của các nhà đầu tư dẫn tới sự bùng nổ về đầu tư, sau đó nhất định sẽ là giai đoạn thu hẹp sản xuất, thất nghiệp và tình hình kinh tế sa sút. Có người cho rằng chu kì kinh tế “bùng nổ - đổ vỡ” là do thị trường mà ra. Nhưng bằng chứng lại cho thấy rằng sản xuất thừa không phải là tính chất của thị trường: khi có nhiều hàng hóa hóa và dịch vụ được đưa ra thì giá cả sẽ điều chỉnh và kết quả là thịnh vượng chứ không phải là “đổ vỡ”. Nếu một ngành công nghiệp nào đó phát triển quá mức, thị trường không thể duy trì được lãi suất của nó thì cơ chế tự điều chỉnh sẽ hoạt động và lãi suất sụt giảm sẽ là tín hiệu để người ta hướng các nguồn lực sang những lĩnh vực khác. Không có lí do để khẳng định rằng việc điều chỉnh như thế diễn ra trong tất cả các ngành công nghiệp; thực ra, đấy là khẳng định chứa đầy mâu thuẫn (vì nếu vốn đầu tư được rút ra khỏi tất cả các ngành, rồi lại được tái phân bố vào tất cả các ngành thì vốn đầu tư không bị rút đi đâu hết). Tuy nhiên, có thể xảy ra những giai đoạn thất nghiệp trên diện rộng và kéo dài, đấy là khi chính phủ can thiệp vào hệ thống tiền tệ, làm biến dạng hệ thống giá cả; chính sách 1 Dịch từ mercantilism – chính sách coi tài sản quốc gia là những thỏi vàng bạc chứa trong kho, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu (trước đây thường dịch là trọng thương). 16
  8. sai lầm thường đi kèm với việc tài trợ cho những ngành đáng lẽ phải thu hẹp sản xuất và kiểm soát giá cả và tiền lương làm cho thị trường không thể tự điều chỉnh được, điều đó chỉ làm cho nạn thất nghiệp kéo dài thêm mà thôi. Đấy là sự kiện đã từng xảy ra trong cuộc Đại khủng hoảng kéo dài từ năm 1929 đến hết Thế chiến II. Các nhà kinh tế học (trong đó có Milton Friedman, giải Nobel về kinh tế) đã chứng minh rằng khủng hoảng là do Cục dự trữ liên bang Mĩ – trong khi theo đuổi các mục tiêu chính trị - đã bất ngờ cắt giảm, không đưa vào lưu thông một lượng tiền rất lớn. Sau đó, chính sách bảo hộ làm cho suy thoái càng lún sâu thêm và lan ra toàn cầu; suy thoái kéo dài chủ yếu là do những chính sách như Luật khôi phục kinh tế quốc dân (National Recovery Act), chương trình nhằm giữ cho giá lương thực ở mức cao (bằng cách tiêu hủy một lượng lớn lương thực và hạn chế nguồn cung), và những chính sách nằm trong chương trình “Chính sách kinh tế mới” (New Deal), không để cho các lực lượng của thị trường điều chỉnh lại những hậu quả tai hại của chính sách kinh tế sai lầm của chính phủ. Những vụ đổ vỡ trong thời gian gần đây, thí dụ như vụ khủng hoảng tài chính ở châu Á vào năm 1997, là do chính sách tiền tệ và ngoại hối thiếu thận trọng đã làm biến dạng những tín hiệu của thị trường, trước khi những tín hiệu này đến được với các nhà đầu tư. Các lực lượng của thị trường đã sửa chữa những khiếm khuyết trong chính sách của các chính phủ, nhưng quá trình này cũng gặp một số khó khăn. Song khó khăn không phải là do thuốc chữa bệnh, mà là do chính sách tiền tệ và ngoại hối sai lầm của các chính phủ, gây ra sự mất ổn định của dòng vốn chảy vào những nước này. Khi các cơ quan quản lí trong lĩnh vực tiền tệ áp dụng chính sách tiền tệ khôn ngoan hơn thì những chu kì như thế có xu hướng giảm. Kết hợp với việc sử dụng nhiều hơn nữa quá trình điều tiết của thị trường sẽ dẫn đến kết quả là thời gian giữa các chu kì sẽ dài ra, mức độ gay gắt của chu kì kinh tế giảm đi; sự cải thiện điều kiện kinh tế sẽ diễn ra một cách liên tục và dài hạn tại những nước theo đuổi chính sách thương mại tự do, ràng buộc về ngân sách và chế độ pháp quyền. 11. Dựa hoàn toàn vào thị trường là chính sách xuẩn ngốc chẳng khác gì dựa hoàn toàn vào chủ nghĩa xã hội: nền kinh tế hỗn hợp là tốt nhất. 17
  9. Phần đông người ta nghĩ rằng cho tất cả trứng vào một rổ là thiếu khôn ngoan. Các nhà đầu tư khôn ngoan bao giờ cũng tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư và như vậy, “gói chính sách đa dạng hóa”, nghĩa là hỗn hợp giữa chủ nghĩa xã hội và thị trường là việc làm hợp lí vậy. Những nhà đầu tư khôn ngoan – đấy là nói những người không thể tiếp xúc được với thông in nội bộ - thường đa dạng hóa danh mục đầu tư để tránh rủi ro. Nếu một cổ phiếu nào đó hạ mà cổ phiếu khác tăng giá thì lợi nhuận sẽ bù đắp được thiệt hại. Trong dài hạn, danh mục đầu tư được đa dạng hóa một cách đúng đắn sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Nhưng chính sách thì không thể như thế được. Một số chính sách luôn luôn gặp phải thất bại, trong khi một số khác thì bao giờ cũng thành công. Sẽ là sai lầm khi “danh mục đầu tư” bao gồm cổ phiếu của những công ty biết chắc là sẽ thua lỗ và những công ty biết chắc là sẽ thành công; người ta phải đa dạng hóa danh mục đầu tư là vì không biết là công ty nào sẽ có lời, còn công ty nào thì không. Những công trình nghiên cứu các dữ liệu kinh tế hàng năm do Viện Fraser (Fraser Institute) ở Canada và những tổ chức quốc tế khác tiến hành trong hàng chục năm chứng tỏ xu hướng rõ ràng rằng dựa vào lực lượng thị trường dẫn tới mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn, kinh tế phát triển nhanh hơn, sống thọ hơn, tỉ lệ trẻ em tỉ vong thấp hơn, tỉ lệ lao động trẻ em giảm, nhiều người dân được tiếp xúc với nước sạch và dịch vụ y tế hơn, nhiều người được tiếp xúc với những tiện ích của đời sống hiện đại, trong đó có môi trường trong lành và chính quyền tử tế hơn, thí dụ như mức độ tham nhũng giảm, còn trách nhiệm giải trình mang tính dân chủ lại gia tăng. Hơn nữa, ở đây không thể có cái gọi là “trung đạo”. Sự can thiệp vào thị trường của nhà nước thường làm cho nó méo mó, thậm chí dẫn tới khủng hoảng; điều này, đến lượt nó, lại được coi là lí do để nhà nước can thiệp thêm nữa. Thí dụ, “gói chính sách” bao gồm chính sách tiền tệ thiếu khôn ngoan dẫn tới tốc độ cung tiền lớn hơn là tốc độ phát triển của nền kinh tế, kết quả là giá cả leo thang. Lịch sử đã cho thấy rằng các chính trị gia thường phản ứng không phải bằng cách từ bỏ những chính sách thiếu khôn ngoan của họ mà họ lại phản ứng bằng cách phê phán nền kinh tế phát triển “quá nóng” hay lên án “những kẻ đầu cơ không có tinh thần yêu nước” và sau đó thì kiểm soát giá cả. Khi giá cả không được điều tiết bằng quan hệ cung cầu (trong trường hợp này, lượng tiền cung gia 18