Giáo trình Thanh toán và tín dụng quốc tế - Trường Cao đẳng Thương mại (Phần 1)

Nội dung
Tiền tệ chiếm một vị trí rất quan trọng trong thanh toán quốc tế. Khi đàm phán,
giao dịch, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương (HĐMBHHNT), người ta
thường quan tâm đến đơn vị tiền tệ, đảm bảo tiền tệ, tỷ giá hối đoái...
Hiện nay, năng suất lao động và chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước là khác nhau,
nên tiền tệ ở các nước đó cũng thể hiện khác nhau và biến động hàng ngày, hàng giờ ảnh
hưởng đến hiệu quả thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc nghiên
cứu tiền tệ tạo cơ sở để các chủ thể hợp đồng tính toán một cách khoa học cho việc chọn
loại tiền nào để đưa vào HĐMBHHNT và thanh toán đạt hiệu quả, đồng thời vận dụng
đúng đắn các điều kiện liên quan đến tiền tệ để đảm bảo được trị giá hợp đồng lúc ký và
lúc thanh toán ở các thời điểm khác nhau. 
pdf 170 trang hoanghoa 07/11/2022 8740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thanh toán và tín dụng quốc tế - Trường Cao đẳng Thương mại (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thanh_toan_va_tin_dung_quoc_te_truong_cao_dang_th.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thanh toán và tín dụng quốc tế - Trường Cao đẳng Thương mại (Phần 1)

  1. Hình 1.5. Séc nội địa trang 23 Hình 1.6. Séc ngoại trang 23 Hình 1.7. Một loại kỳ phiếu thƣơng mại nƣớc ngoài trang 26 Hình 1.8. Một loại kỳ phiếu nội địa trang 26 Hình 1.9. Thẻ ATM của ngân hàng Agribank trang 27 Hình 1.10. Thẻ MasterCard của ngân hàng Hoa Kỳ trang 27 Hình 1.11. Thẻ VISA của ngân hàng Vietcombank trang 28 Hình 1.12. Lệnh điện chuyển tiền trang 30 Hình 2.1. Hối phiếu dùng trong phƣơng thức thanh toán nhờ thu trang 72 Hình 2.2. Hối phiếu dùng trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ trang 73 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Lƣu thông hối phiếu trả ngay trang 73 Sơ đồ 2.2. Lƣu thông hối phiếu trả sau trang 74 Sơ đồ 2.3. Lƣu thông séc qua một ngân hàng trang 81 Sơ đồ 2.4. Lƣu thông séc qua hai ngân hàng trang 81 Sơ đồ 2.5. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ trang 86 Sơ đồ 2.6. Quy trình thanh toán phƣơng thức tiền mặt đổi chứng từ trang 96 xi
  2. Sơ đồ 2.7. Quy trình thanh toán chuyển tiền trả trƣớc trang 97 Sơ đồ 2.8. Quy trình thanh toán chuyển tiền trả sau trang 98 Sơ đồ 2.9. Quy trình thanh toán phƣơng thức ghi sổ trang 102 Sơ đồ 2.10. Quy trình thanh toán phƣơng thức nhờ thu trơn trang 104 Sơ đồ 2.11. Quy trình thanh toán phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ trang 112 Sơ đồ 2.12. Quy trình thanh toán phƣơng thức tín dụng chứng từ trang 115 Sơ đồ 2.13. Sơ đồ nghiệp vụ mở thƣ tín dụng chuyển nhƣợng trang 129 Sơ đồ 2.14. Sơ đồ nghiệp vụ mở thƣ tín dụng giáp lƣng trang 130 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Bảng xác định các loại vàng thông dụng trang 32 Biểu 1.1. Lãi suất tiết kiệm; Tiền gửi cá nhân – ngân hàng Eximbank trang 25 Biểu 1.2. Ví dụ về hạn mức rút tiền của một loại thẻ ATM trang 28 Biểu 1.4. Ví dụ về niêm yết ―Rổ tỷ giá‖ của ngân hàng trang 39 xii
  3. CHƢƠNG 1 TIỀN TỆ VÀ HỐI ĐOÁI Mục tiêu Chƣơng này trình bày những vấn đề cơ bản về: - Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế; - Tiền tệ trong thanh toán quốc tế; - Hối đoái; - Thị trƣờng hối đoái. Nội dung Tiền tệ chiếm một vị trí rất quan trọng trong thanh toán quốc tế. Khi đàm phán, giao dịch, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thƣơng (HĐMBHHNT), ngƣời ta thƣờng quan tâm đến đơn vị tiền tệ, đảm bảo tiền tệ, tỷ giá hối đoái Hiện nay, năng suất lao động và chính sách kinh tế vĩ mô ở các nƣớc là khác nhau, nên tiền tệ ở các nƣớc đó cũng thể hiện khác nhau và biến động hàng ngày, hàng giờ ảnh hƣởng đến hiệu quả thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc nghiên cứu tiền tệ tạo cơ sở để các chủ thể hợp đồng tính toán một cách khoa học cho việc chọn loại tiền nào để đƣa vào HĐMBHHNT và thanh toán đạt hiệu quả, đồng thời vận dụng đúng đắn các điều kiện liên quan đến tiền tệ để đảm bảo đƣợc trị giá hợp đồng lúc ký và lúc thanh toán ở các thời điểm khác nhau. I. Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế 1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế 1.1. Khái niệm hoạt động thanh toán quốc tế Để hiểu về hoạt động thanh toán quốc tế, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm Thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế thƣờng đƣợc hiểu là thuật ngữ có tính đại diện cho một khâu nghiệp vụ trong toàn bộ quy trình thực hiện HĐMBHHNT của các chủ thể ở các nƣớc khác nhau. (Quy trình thực hiện HĐMBHHNT thƣờng gồm các bƣớc: Điều động hàng, giao hàng, vận tải - bảo hiểm, thanh toán, khiếu nại và giải quyết khiếu nại nếu có). Theo Luật Thƣơng mại Việt Nam: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”1. Theo quy định này hoạt động thanh toán là một phần trong nghiệp vụ mua bán hàng hóa của hoạt động thƣơng mại, kể cả thƣơng mại nội địa và quốc tế. 1 Luật Thƣơng mại Việt Nam năm 2005. Điều 3, khoản 8. 1
  4. Do vậy, hoạt động thanh toán quốc tế là nghiệp vụ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trong HĐMBHHNT. Nghiệp vụ này bao gồm các loại công cụ thanh toán đƣợc sử dụng, các bƣớc tiến hành mà ngƣời mua hay ngƣời nợ tiền phải thực hiện chi trả cho ngƣời bán hoặc ngƣời cho nợ ở các quốc gia khác nhau theo những quy định nhất định. Mặc khác, theo Pháp lệnh Ngoại hối Việt Nam, đối tƣợng áp dụng các hoạt động thanh toán có liên quan đến ngoại hối gồm: “Tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam. Các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động ngoại hối”.2 Việc thanh toán quốc tế liên quan trực tiếp đến hoạt động ngoại hối, nên phạm vi hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến cá nhân, pháp nhân trong dân sự và trong hoạt động kinh doanh. Theo các quy định của Việt Nam nêu trên, phạm vi của giáo trình đề cập đến hoạt động thanh toán quốc tế trên phƣơng diện rộng gồm cả thanh toán trong dân sự và trong kinh doanh nhƣng chủ yếu là thanh toán quốc tế theo HĐMBHHNT trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình. 1.2. Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế có những sự khác biệt so với hoạt động thanh toán trong nƣớc bởi những đặc điểm sau: - Chủ thể của hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu là cá nhân, pháp nhân có tƣ cách pháp lý tại các nƣớc khác nhau. Cá nhân thực hiện thanh toán quốc tế cho các hoạt động nhƣ đi du lịch, du học, chuyển tiền ra nƣớc ngoài, mua hàng hóa, sử dụng các dịch vụ ở các nƣớc khác nhau Pháp nhân thực hiện thanh toán quốc tế nhằm mục đích kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ. Hoạt động thanh toán quốc tế còn diễn ra ở cấp Nhà nƣớc (Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ, loại trừ doanh nghiệp Nhà nƣớc – doanh nghiệp Nhà nƣớc là pháp nhân kinh doanh) với tƣ cách là chủ thể đặc biệt trong thanh toán quốc tế với mục đích thanh toán công nợ giữa các quốc gia, mua sắm cấp chính phủ nhƣ: Trang bị quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị trong doanh nghiệp Nhà nƣớc - Đồng tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế là đồng tiền quốc gia của nƣớc ngƣời bán, nƣớc ngƣời mua, nƣớc thứ ba hoặc đồng tiền quốc tế. - Các công cụ thanh toán sử dụng trong thanh toán quốc tế đa dạng, phong phú nhƣ: Ngoại tệ mạnh, séc, hối phiếu, lệnh phiếu, kỳ phiếu, điện chuyển tiền, thƣ chuyển tiền, thƣ tín dụng, thƣ ủy thác nhờ ngân hàng thu hộ tiền, thƣ bảo lãnh của ngân hàng Trong khi đó thanh toán nội địa thƣờng sử dụng tiền mặt, chuyển khoản, kỳ phiếu, séc nội địa - Chứng từ trong thanh toán quốc tế rất đa dạng, phong phú, phức tạp và có nhiều khác biệt với chứng từ trong thanh toán nội địa, thƣờng đƣợc tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán nhƣ: Hối phiếu, hóa đơn thƣơng mại, chi tiết bao gói hàng hóa, vận đơn, giấy chứng nhận chất lƣợng, giấy chứng nhận số lƣợng, giấy chứng nhận xuất xứ v.v 2 Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam năm 2005. Điều 2, khoản 1,2. 2
  5. - Nguồn luật áp dụng trong thanh toán quốc tế là luật pháp quốc gia, luật quốc tế, tập quán quốc tế. Chẳng hạn, thanh toán bằng phƣơng thức thƣ tín dụng chứng từ giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hoa Kỳ, các bên phải tuân thủ luật pháp về thanh toán quốc gia của nƣớc mình, văn bản cam kết về các hoạt động thanh toán giữa chính phủ hai nƣớc, giữa các ngân hàng hai nƣớc và Quy tắc thống nhất về thực hành tín dụng chứng từ do Phòng Thƣơng mại quốc tế phát hành (UCP). - Đa số các hoạt động thanh toán quốc tế đƣợc thực hiện qua hệ thống ngân hàng giữa các quốc gia, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý ngoại hối quốc gia, các cam kết quốc tế và tập quán quốc tế. Ngân hàng bản địa là đơn vị đứng ra thực hiện thanh toán quốc tế cho cá nhân, pháp nhân; phƣơng tiện để kết nối việc thanh toán giữa các ngân hàng này là thƣ chuyển nhanh, telex, cable, e. mail, telephone. Cuối kỳ thanh toán, các ngân hàng thực hiện việc kết toán công nợ bằng ngoại tệ mạnh hoặc vàng thỏi Đa phần các tác nghiệp thanh toán là tiếp xúc gián tiếp giữa ngƣời bán và ngƣời mua thông qua trung gian ngân hàng. Do vậy, uy tín về thanh toán và nghiệp vụ của các ngân hàng trở nên rất quan trọng đƣợc các khách hàng trong thanh toán quốc tế quan tâm. - Thời gian thanh toán trong thanh toán quốc tế thƣờng dài hơn thanh toán nội địa do không gian, sự kiểm soát giữa các chính phủ và mức độ phức tạp về nghiệp vụ trong thanh toán. Ví dụ: Nếu sử dụng thanh toán bằng thƣ thanh toán, thời gian thanh toán phụ thuộc vào các phƣơng tiện chuyển bức thƣ thanh toán nhƣ dịch vụ chuyển phát nhanh, thƣ tay bƣu điện Nếu thực hiện thanh toán bằng các bức điện, thời gian thanh toán phụ thuộc vào cơ chế kiểm tra các bức điện và nội dung thông tin gửi đến chủ thể thanh toán. Thanh toán bằng điện có thời gian thanh toán nhanh hơn so với bằng thƣ do chuyển bức điện đi bằng tín hiệu điện. - Các phƣơng thức thanh toán quốc tế phong phú nhƣng ít sử dụng phƣơng thức thanh toán bằng tiền mặt nhƣ trong thanh toán nội địa. Trong thanh toán quốc tế thƣờng sử dụng các phƣơng thức: Điện chuyển tiền, thƣ chuyển tiền, ghi sổ tài khoản, nhờ thu trơn, nhờ thu có chứng từ, tín dụng chứng từ. 2. Các chủ thể trong hoạt động thanh toán quốc tế Chủ thể thanh toán quốc tế là những ngƣời tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế, gồm có: - Chủ thể là Nhà nƣớc: Nhà nƣớc tham gia vào thanh toán quốc tế nhƣ một chủ thể đặc biệt, chịu trách nhiệm về ban hành luật pháp thanh toán quốc gia, tham gia ký kết các hiệp định thanh toán quốc tế, quản lý kiểm soát các hoạt động thanh toán quốc tế, nhằm bảo vệ các lợi ích kinh tế, an ninh quốc gia và thực hiện đúng các cam kết quốc tế. Nhà nƣớc thực hiện các thanh toán công nợ cấp Nhà nƣớc, các khoản đầu tƣ, viện trợ cấp quốc gia. - Chủ thể là các doanh nghiệp, các tổ chức có hoạt động kinh tế đối ngoại: Là chủ thể chủ yếu tham gia thƣờng xuyên các hoạt động thanh toán tiền hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ, các khoản tiền đầu tƣ, chi tiêu mua sắm họ phải cam kết thực hiện đúng các quy định về thanh toán quốc tế của Nhà nƣớc, luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế. 3
  6. - Chủ thể là các cá nhân có hoạt động thanh toán quốc tế: Họ tham gia vào thanh toán quốc tế khi đi công tác, du lịch, lao động, học tập ở nƣớc ngoài, mua sắm hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý cá nhân (còn gọi là tiêu chuẩn miễn trừ) Cá nhân tham gia vào thanh toán quốc tế phải tuân thủ đúng các quy định của Nhà nƣớc, luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế. II. Tiền tệ trong thanh toán quốc tế 1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ Lịch sử phát triển của tiền tệ gắn liền với lịch sử phát triển sản xuất của nhân loại. Hiện nay, có nhiều quan điểm về nguồn gốc ra đời của tiền tệ. Theo quan điểm kinh tế chính trị học cổ điển mà các đại diện nhƣ Adam Smith, David Ricardo cho rằng, tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu khách quan của quá trình trao đổi hàng hóa. Theo quan điểm của Mác – Lênin về nguồn gốc nhà nƣớc cho rằng, tiền tệ xuất hiện là do xuất hiện trao đổi sản phẩm hàng hóa qua ba lần phân công lao động xã hội. Ở lần phân công lao động xã hội thứ nhất: Xuất hiện trồng trọt và chăn nuôi, lần thứ hai: Xuất hiện các tầng lớp sản xuất tiểu thủ công nghiệp tách ra khỏi trồng trọt và chăn nuôi, việc trao đổi các sản phẩm trồng trọt chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp đƣợc thực hiện qua các vật trung gian nhƣ: Rìu, da bò, da dê, ngọc trai v.v Lần thứ ba: xuất hiện các tầng lớp thƣơng nhân, không tham gia sản xuất mà tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi đã thúc đẩy quá trình trao đổi vƣơn ra phạm vi xa hơn, đòi hỏi con ngƣời phải tìm kiếm các vật trung gian thuận lợi hơn, lúc này các vật trung gian đã đƣợc thay bằng các vật khế ƣớc nhƣ vàng bạc, châu báo Để thuận lợi cho công việc trao đổi, các xã hội sau này (xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến) đã biến các vật khế ƣớc thành những vật có thể mang theo mình thuận tiện cho trao đổi nhƣ: Vàng thỏi, nén vàng, nén bạc, đồng xu lỗ Nhƣ vậy, khi vật trung gian hay vật kế ƣớc xuất hiện làm chức năng thƣớc đo giá trị và đƣợc lƣu thông trong một phạm vi rộng thì tiền tệ đã chính thức xuất hiện. Sau này, nhiều nhà khoa học cho rằng, trong xã hội phong kiến, các vua chúa đã chế tạo ra tiền giấy thay cho tiền kim loại nhằm tăng dự trữ cung đình bằng vàng và thu hồi các kim loại quý phục vụ cho nhu cầu xa xỉ cũng nhƣ quốc phòng. Điều này có thể chứng minh rằng ngày nay, bên cạnh tiền giấy, tiền kim loại vẫn còn đƣợc lƣu thông và Nhà nƣớc trữ vàng làm phƣơng tiện thanh toán cuối cùng, loài ngƣời đã sử dụng nhiều công cụ thay tiền nhƣ thẻ ATM, ngân phiếu, tín phiếu vàng, bạc đã đƣợc rút vào nguồn dự trữ ngân sách Nhà nƣớc hoặc phục vụ cho công nghiệp điện tử, trang sức Tóm lại, các quan điểm của kinh tế chính trị học cổ điển và quan điểm của Mác – Lênin đều có một nhận định chung là: Tiền tệ vừa là một phạm trù lịch sử, vừa là phạm trù kinh tế, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. 4
  7. 2. Khái niệm tiền tệ Các trƣờng phái kinh tế học cổ điển, đại diện là Adam Smith (1723-1790) cho rằng: Trao đổi là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên bản chất của nền sản xuất, tiền phát sinh là do những khó khăn của hình thức trao đổi trực tiếp3. Theo các nhà kinh tế học thuộc chủ nghĩa trọng thƣơng (thế kỷ XV-XVII), họ coi tiền tệ (vàng và bạc) là biểu hiện của tài sản và sự giàu có của một quốc gia. Một quốc gia càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có Khối lƣợng tiền tệ chỉ có thể đƣợc gia tăng bằng con đƣờng ngoại thƣơng.4 David Ricardo (1772-1823), ngƣời phát minh ra học thuyết Lợi thế so sánh tƣơng đối nổi tiếng. Ông coi giá trị của tiền là do giá trị vật liệu (vàng, bạc) làm ra tiền quyết định. Nó bằng số lƣợng lao động hao phí để khai thác vàng, bạc. Theo ông, giá cả hàng hoá phụ thuộc vào giá trị tiền tệ, nếu vật liệu làm ra tiền đắt thì giá cả hàng hoá giảm xuống5. Theo Các Mác, tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt, dùng để đo lƣờng và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác. Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa.6 Sau Các Mác, các nhà kinh tế học thuộc trƣờng phái Keynes (trƣờng phái tân cổ điển) đều thống nhất nguồn gốc của tiền phát sinh trong quan hệ sản xuất giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa nhƣng nhấn mạnh chức năng lƣu thông hơn là phƣơng tiện cất trữ. Từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay, các trƣờng phái kinh tế học hiện đại nhƣ P.A.Samuelson và W.Norhaus chỉ tập trung nghiên cứu sự đa dạng của các loại tiền dấu hiệu, phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc đối với tiền, chống các chu kỳ khủng hoảng, thất nghiệp. Tóm lại: Các học thuyết về tiền tệ đã phát triển từ cổ điển đến hiện đại một cách phong phú, mỗi học thuyết về tiền đều có tác dụng thúc đẩy một khía cạnh kinh tế trong bối cảnh lịch sử nhất định và đóng góp cho phát triển tƣ duy nhân loại. Ngày nay những ngƣời theo chủ nghĩa Mác ủng hộ học thuyết về tiền của Các Mác. 3. Phân loại tiền tệ Việc phân loại tiền tệ giúp chúng ta nhận thức đúng hơn về bản chất của các loại tiền tệ và phạm vi sử dụng cũng nhƣ các điều kiện để sử dụng chúng. Tiền tệ đƣợc phân loại theo các căn cứ sau: 3.1. Căn cứ vào phạm vi sử dụng a. Tiền tệ thế giới Tiền tệ thế giới là vàng, thƣờng ở dạng vàng thỏi, phổ biến sử dụng loại vàng có hàm lƣợng vàng nguyên chất chiếm 99,99%. Với những ƣu điểm nổi trội về tính bền của 3 PGS.TS Trần Bình Trọng, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê 2005, trang 83-85. 4 PGS.TS Trần Bình Trọng, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê 2005, trang 51-57. 5 PGS.TS Trần Bình Trọng, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê 2005, trang 102-104. 6 Các Mác và Ăngghen, toàn tập, Tập 23, 24. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 5
  8. kim loại, ánh kim đẹp và những công dụng trong công nghiệp, trang sức, vàng đƣợc hầu hết các nƣớc ƣa chuộng, sử dụng mọi thời đại. Vàng có đặc điểm: - Vàng không dùng để thể hiện giá cả và tính toán trong hợp đồng; - Vàng không dùng làm phƣơng tiện thanh toán theo từng chuyến giao hàng, theo từng hợp đồng, chỉ dùng để dự trữ quốc gia và cân đối công nợ giữa các ngân hàng quốc gia. Là phƣơng tiện thanh toán cuối cùng giữa các quốc gia. Trƣớc năm 1945 (mốc ra đời của hệ thống tiền tệ Bretton Woods), hầu hết các nƣớc sử dụng vàng làm tài sản dự trữ quốc gia. Ngày nay, bên cạnh vàng, các nƣớc còn dự trữ ngoại tệ (tiền nƣớc ngoài). Ví dụ: Bên cạnh dự trữ vàng, Việt Nam còn dự trữ USD (Đồng tiền của nƣớc Mỹ). b. Tiền tệ quốc tế Tiền tệ quốc tế là đồng tiền chung của khu vực hoặc tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế. Ví dụ: Đồng tiền Châu âu (EUR). Tiền tệ quốc tế có đặc diểm: - Tiền tệ quốc tế là đồng tiền trong hiệp định chung của khối các nƣớc; - Tiền tệ quốc tế tồn tại phổ biến trong quan hệ tín dụng nhƣ đồng tiền SDR (Special drawing rights) của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đồng Rúp chuyển nhƣợng trong khối các nƣớc Xã hội chủ nghĩa trƣớc đây. Ngày nay tiền quốc tế đã tham gia vào thanh toán quốc tế theo các chuyến hàng, hợp đồng, đƣợc đúc bằng kim loại hay bằng giấy nhƣ đồng EUR. c. Tiền tệ quốc gia Tiền tệ quốc gia là tiền của các nƣớc riêng biệt. Ví dụ: USD (Đô la Mỹ); HKD (Đô la Hồng Không); VND (Việt Nam đồng) Tiền tệ quốc gia có đặc điểm: - Tiền tệ quốc gia do chính các quốc gia phát hành, chịu sự tác động trực tiếp của cơ chế tài chính, kinh tế của từng quốc gia riêng biệt; - Hình thức tồn tại là tiền mặt (tiền giấy hoặc tiền kim loại); Hiện nay, tiền quốc gia đƣợc dùng thể hiện trong các hợp đồng mua bán ngoại thƣơng. 3.2. Căn cứ vào tính chất biến đổi a. Đồng tiền tự do chuyển đổi Đồng tiền tự do chuyển đổi là tiền của quốc gia mà luật pháp quốc gia đó cho phép chuyển đổi từ đồng tiền này ra đồng tiền của quốc gia khác, theo tỷ giá hối đoái quy định. Đồng tiền tự do chuyển đổi có đặc điểm: - Đồng tiền tự do chuyển đổi toàn phần: Là đồng tiền chuyển đổi không cần căn cứ vào nguồn thu nhập từ đâu. - Đồng tiền tự do chuyển đổi từng phần: Là đồng tiền chuyển đổi có điều kiện, phụ thuộc vào chủ thể chuyển đổi, mức độ chuyển đổi, nguồn gốc thu nhập. b. Tiền tệ chuyển nhƣợng Tiền tệ chuyển nhƣợng là tiền tệ mà ngƣời sở hữu nó có quyền chuyển nhƣợng cho một ngƣời khác thông qua hệ thống tài khoản mở tại ngân hàng, hoặc thông qua một số 6
  9. giấy tờ pháp lý trung gian nhƣ giấy tờ thừa kế, chuyển nhƣợng Tiền tệ chuyển nhƣợng có đặc điểm: - Tiền tệ chuyển nhƣợng khi thực hiện chuyển nhƣợng đã có đầy đủ tính chất của tiền chuyển đổi; - Tiền tệ chuyển nhƣợng khi thực hiện chuyển nhƣợng phải tuân thủ các quy định của ngân hàng, của quốc gia, hoặc tổ chức quốc tế đang quản lý tiền tệ đó. c. Tiền tệ CLEARING Tiền tệ CLEARING là đồng tiền quốc tế hoặc quốc gia, không thể chuyển đổi chuyển nhƣợng mà chỉ dùng để ghi sổ tài khoản (CLEARING thuật ngữ Tiếng Anh có nguồn gốc từ động từ: to clear dedts, nghĩa là thanh toán các khoản nợ. CLEARING đƣợc dùng cho thanh toán bù trừ công nợ). Tiền tệ CLEARING có đặc điểm: - Tiền tệ CLEARING là tiền thể hiện trong hiêp định thanh toán bù trừ giữa các nƣớc; - Tiền tệ CLEARING là tiền tính toán chứ không phải tiền thanh toán. Ví dụ: Hiệp định thanh toán bù trừ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1976 đến 1979 quy định dùng đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc là tiền CLEARING. 3.3. Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ a. Tiền mặt Tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại của các quốc gia (thƣờng hay gọi là nội tệ) mà ngƣời ta dùng để thanh toán hàng ngày. Tiền mặt có đặc điểm: - Tiền mặt là tiền có hình thức tồn tại trên thực tế, đƣợc in thành tờ tiền hoặc đƣợc đúc thành tiền kim loại. Việc phát hành tiền mặt lúc đầu dựa vào việc cân đối với hàm lƣợng vàng trong dự trữ ngân sách quốc gia. Sau này, khi tiền giấy lƣu thông phổ biến, việc phát hành tiền giấy không những dựa vào dự trữ vàng quốc gia mà còn dựa vào việc cân đối với cán cân tài chính quốc gia, dần dần tiền giấy đã thoát ly khỏi ý nghĩa hàm lƣợng vàng của nó. - Tiền mặt lƣu thông chủ yếu trong nội bộ quốc gia và đƣợc luật pháp nƣớc đó quy định, một số đồng tiền của nƣớc này lƣu thông ở các nƣớc khác là do tập quán buôn bán nhƣ đồng USD, EUR - Tiền mặt là tiền giấy rất ít đƣợc dùng trong thanh toán quốc tế, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. b. Tiền tệ tín dụng Tiền tệ tín dụng là tiền ghi trên các tài khoản tại các ngân hàng, nó thể hiện quan hệ tín dụng giữa chủ tài khoản và ngân hàng. Tiền tệ tín dụng có đặc điểm: - Tiền tín dụng sinh ra từ các quan hệ tín dụng (đang chờ thanh toán, tiền ngân hàng cho vay, tiền gửi ngân hàng ); - Tiền tín dụng có hình thức chu chuyển, tồn tại là các công cụ thanh toán quốc tế nhƣ: Hối phiếu; séc; điện chuyển tiền; thƣ chuyển tiền; kỳ phiếu, thƣ tín dụng v.v 7