Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Phần 2) - Nguyễn Thị Huyền

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định.
Trong đó chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra còn có những chi phí có
tính chất riêng biệt, không thường xuyên.
Chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến công tác quản lý sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến lợi nhuận và việc xác định giá cả sản
phẩm, hàng hóa.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí
để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được biểu hiện bằng
tiền trong một thời kỳ nhất định.
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phân biệt chi phí và chi tiêu. Vì
chi phí sản xuất kinh doanh trong thời kỳ không trùng với chi tiêu đầu tư kỳ đó. Có
những khoản đã chi tiêu trong kỳ nhưng không được tính là chi phí sản xuất kinh
doanh kỳ đó (chi phí trả trước) hoặc có những khoản chưa chi tiêu trong kỳ nhưng
lại được tính là chi phí sản xuất kinh doanh kỳ đó (chi phí phải trả).
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, chỉ
được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên
quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi
ra trong kỳ hạch toán.
Chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh
nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chỉ tiêu trong kỳ của doanh
nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp( chi mua sắm vật tư, hàng hoá…)
chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh( cho cho sản xuất, chế tạo sản phẩm,
công tác quản lý…) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ ( chi vận chuyển, bốc dỡ,
quảng cáo…) 
pdf 66 trang hoanghoa 07/11/2022 5700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Phần 2) - Nguyễn Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_phan_2_nguyen_thi_huyen.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Phần 2) - Nguyễn Thị Huyền

  1. tính thời vụ trong sản xuất. đ. Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính Chi phí quản lý bao gồm nhiêu loại chi phí như lương của công nhân viên quản lý, chi phí về văn phòng, ấn loát bưu điện, tiếp tân, khánh tiết Tiết kiệm các khoản này phải chú ý tinh giảm biên chế, nghiêm ngặt cân nhắc hiệu quả của mỗi khoản chi. Biện pháp tích cực để tiết kiệm các khoản chi này là tăng thêm sản lượng sản xuất và tăng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. 6.3. LẬP KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 6.3.1. Nội dung giá thành sản phẩm dịch vụ 6.3.1.1. Giá thành sản xuất của sản phẩm và dịch vụ gồm a. Chi phí vật tư trực tiếp: là những chi phí tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và dịch gồm + Chi phí về nguyên liệu + Chi phí về vật liệu + Chi phí về nhiên liệu và đôïng lực b. Chi phí nhân công trực tiếp, gồm có + Lương, phụ cấp theo lương + Phụ cấp vùng + Phụ cấp độc hại + Bảo hiểm xã hội + Bảo hiểm y tế + Bảo hiểm thất nghiệp + Kinh phí công đoàn + Tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp sản xuất c. Chi phí sản xuất chung, gồm + Tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ), phụ cấp, tiền ăn giữa ca của nhân viên phân xưởng + Khấu hao tài sản cố định + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác 6.3.1.2. Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ dự kiến tiêu thụ gồm a. Giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ dự kiến tiêu thụ b. Chi phí bán hàng: là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, như: + Lương, phụ cấp theo lương + Phụ cấp vùng -10-
  2. + Phụ cấp độc hại + Bảo hiểm xã hội + Bảo hiểm y tế + Bảo hiểm thất nghiệp + Kinh phí công đoàn + Tiền ăn giữa ca + Hoa hồng đại lý + Hoa hồng môi giới + Tiếp thị + Đóng gói + Vận chuyển + Bảo quản + Khấu hao TSCĐ + Chi phí vật liệu + Bảo hành + Quảng cáo + Dịch vụ mua ngoài c. Chi phí quản lý doanh nghiệp, gồm có + Lương, phụ cấp theo lương + Tiền ăn giữa ca + Bảo hiểm xã hội + Bảo hiểm y tế + Bảo hiểm thất nghiệp + Kinh phí công đoàn của Ban giám đốc và nhân viên các phòng ban + Chi phí vật liệu + Đồ dùng cho văn phòng + Khấu hao TSCĐ + Các khoản thuế : thuế môn bài ,thuế nhà đất + Các khoản phí, lệ phí + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí tiếp tân, khánh tiết + Chi phí nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ + Chi phí đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, năng lực quản lý + Chi y tế, bảo vệ môi trường + Trích nộp kinh phí cho tổng công ty cấp trên -11-
  3. 6.3.2. Căn cứ lập kế hoạch giá thành - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (ấn định mức sản xuất và mức tiêu thụ) - Căn cứ vào chi phí trực tiếp cho mỗi đơn vị sản phẩm - Căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất chung - Căn cứ vào dự toán chi phí bán hàng - Căn cứ vào dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp 6.3.3. Phương pháp lập kế hoạch giá thành sản phẩm 6.3.3.1. Xác định giá thành sản xuất * Phương pháp giản đơn: Bằng việc xác định 3 khoản mục giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm như sau: ◊ Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí NVL trực tiếp Định mức tiêu hao NVL cho = * Đơn giá NVL cho mỗi đơn vị sp mỗi đơn vị sp - Định mức nguyên vật liệu: căn cứ vào định mức do cấp có thẩm quyền ban hành và tình hình cụ thể của doanh nghiệp để xây dựng hệ thống định mức tiêu hao vật tư cho phù hợp. Trong quá trình sản xuất nếu có thể thu hồi được phế liệu thì cần phải loại trừ giá trị phế liệu ra khỏi chi phí. - Giá nguyên vật liệu gồm : Giá hoá đơn + Chi phí thu mua - Chiết khấu thương mại, giảm giá (trong công tác kế hoạch thường dự kiến hoặc dựa vào tình hình thực hiện năm báo cáo để điều chỉnh cho phù hợp). ◊ Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Chi phí tiền lương trực Định mức giờ công cho mỗi Đơn giá mỗi = * tiếp cho mỗi đơn vị sp đơn vị sp giờ công . Chi phí tiền ăn ca chỉ tối đa = lương cơ bản một tháng, nếu đơn vị chi vượt phải trừ vào lợi nhuận sau thuế. . BHXH, KPCĐ, BHTN tính theo chế độ hiện hành ◊ Khoản mục chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho từng phân xưởng, sau đó căn cứ vào tiêu chuẩn thích hợp để phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất trong kỳ theo tiêu chuẩn thích hợp như tiền lương, giờ công, giờ máy chạy theo công thức sau: PC * li pci= L -12-
  4. Trong đó: pci: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm i PC: Tổng chi phí sản xuất chung L: Tổng số của tiêu thức phân bổ li: là tiêu thức phân bổ tính cho sản phẩm i Những khoản có tiêu chuẩn định mức thì căn cứ vào tiêu chuẩn định mức để tính, các khoản khác thì dựa vào kỳ báo cáo kết hợp với tình hình cụ thể kỳ kế hoạch để dự tính. Sau khi xác định từng khoản mục, tổng hợp lại ta được tổng giá thành sản xuất của sản phẩm. Sau khi tính riêng mỗi khoản mục trực tiếp và chi phí chung, tổng cộng lại ta có giá thành sản xuất một đơn vị của sản phẩm . Đem giá thành sản xuất của đơn vị sản phẩm nhân với sản phẩm hàng hoá kế hoạch ta có kế hoạch giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hoá. Chú ý: Khi lập kế hoạch giá thành chỉ tính những chi phí hợp lý, hợp lệ Sau khi xác định các khoản mục chi phí sản xuất, lập bảng kế hoạch giá thành sản xuất đơn vị và kế hoạch giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ Đơn vị tính: KHOẢN MỤC SẢN PHẨM A SẢN PHẨM B 1. Chi phí NVL trực tiếp 2. Chi phí nhân công trực tiếp 3. Chi phí sản xuất chung Trong đó: chi phí khấu hao GIÁ THÀNH SẢN XUẤT *Phương pháp hệ số Trường hợp một quy trình công nghệ, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trình tự tính giá thành được áp dụng theo phương pháp hệ số. Theo phương pháp này, trước hết: - Xác định hệ số tính giá thành cho từng loại sản phẩm thông thường do bộ phận kỹ thuật xác định. - Quy đổi sản lượng sản xuất của mỗi loại theo hệ số giá thành làm tiêu chuẩn phân bổ. - Tính tổng sản lượng quy đổi = Σ (Sản lượng sản xuất x hệ số Z)i n Qqđ = Qsx *Z i 1 -13-
  5. - Tính hệ số phân bổ giá thành cho từng loại sản phẩm Số lượng quy đổi thuộc loại sp thứ i H = zi Tổng sản lượng quy đổi Q qđi Hzi= Qqđ - Tính Zsx của từng loại sản phẩm Zsx của loại sản phẩm thứ i = Σ Zsx trong kỳ x Hz phân bổ Z sản phẩm thứ i Z sx Z sx * H zi Ví dụ 6.2 Một doanh nghiệp sản xuất trong cùng một quy trình công nghệ đồng thời thu được ba loại sản phẩm A,B,C với số liệu của năm kế hoạch như sau: 1/ Kế hoạch sản xuất: + Sản phẩm A: 15.000 tấn + Sản phẩm B: 20.000 tấn + Sản phẩm C: 10.000 tấn 2/ Dự toán chi phí sản xuất như sau: a) Chi phí vật tư tiêu hao : Khoản mục Đơn giá Tổng mức tiêu hao vật tư (nghìn đồng) Nguyên vật liệu chính 3.200 40.000 tấn Năng lượng 0,7 1.000.000 kg Vật tư đóng gói 2,0 150.000 kg b) Đơn giá tiền lương trả cho mỗi tấn sản phẩm: - Sản phẩm A: 1.000.000 đồng - Sản phẩm B: 1.500.000 đồng - Sản phẩm C: 900.000 đồng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo quy định hiện hành. 3/ Dự toán chi phí sản xuất chung: 6.740.000.000 đồng. 4/ Hệ số giá thành sản xuất tính cho sản phẩm A:1; sản phẩm B:1,2; sản phẩm C: 0,9. 5/ Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp là: 52.800 triệu đồng và chi phí bán hàng 30.500 triệu đồng. Các chi phí này phân bổ theo số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. -14-
  6. Biết rằng: Không có hàng tồn kho đầu kì. Yêu cầu: Tính giá thành sản xuất cho mỗi tấn sản phẩm A, B, C. 6.3.3.2 Xác định giá thành tiêu thụ (hay giá thành toàn bộ). b1. Xác định giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ (hay giá vốn hàng bán). Giá vốn hàng bán = Q tt x Zsx đơn vị sản phẩm. - Nếu đơn vị tính giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần và giả định hàng nhập kho trước được xuất trước, như vậy giá thực tế thành phẩm tồn kho cuối kỳ là giá thực tế của các lần nhập sau cùng. - Nếu đơn vị tính giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập sau xuất trước: tức là hàng nhập sau sẽ xuất trước, hàng nào nhập trước nhất sẽ xuất sau cùng. - Nếu đơn vị tính giá hàng xuất kho theo PP bình quân gia quyền (ở cuối kỳ). Giá thực tế sản phẩm xuất kho = Q xuất kho x Đơn giá bình quân Giá trị hàng tồn đầu kỳ+Giá trị hàng nhập trong kỳ Đơn giá bình quân = Số lượng hàng tồn đầu kỳ+ Số lượng hàng nhập trong kỳ - Nếu đơn vị tính giá hàng xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh: Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý theo dõi cụ thể giá thực tế của từng lô hàng khi nhập, khi xuất kho căn cứ vào số lượng xuất và đơn giá thực tế của lô hàng đó để tính giá xuất kho. Phương pháp này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhập, xuất hàng theo lô, theo kiện. Ví dụ 6.3 Có tài liệu về nhập xuất hàng A trong tháng 4 như sau: Ngày Diễn giải Đơn giá Số lượng Thành tiền 1/4 Tồn đầu tháng 2.000 500 1.000.000 2/4 Nhập 2.050 5.000 10.250.000 4/4 Xuất 5.200 12/4 Nhập 2.100 1.500 3.150.000 17/4 Nhập 2.020 3.000 6.060.000 24/4 Xuất 4.000 Yêu cầu: Tính trị giá hàng xuất kho trong tháng 4 b2. Xác định chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ Chi phí mua hàng, bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình mua bán sản phẩm hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Chi phí này bao gồm: tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của nhân viên mua bán hàng, nhân viên đóng gói, bốc -15-
  7. vác, vận chuyển, chi phí về vật liệu, dụng cụ, đồ dụng phục vụ cho việc mua bán hàng, đóng gói sản phẩm hàng hóa; khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ mua bán hàng; chi trả tiền hoa hồng cho các đại lý bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp như: chi phí tiền lương, các khoản phục cấp, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu, dụng cụ, đồ dùng cho văn phòng, khấu hao TSCĐ, thuế môn bài, thuế nhà đất, các khoản lệ phí, các khoản chi về TSCĐ, điện thoại, điện tín, tiếp khách, hội nghị, công tác phí Phương pháp lập dự toán đối với bộ phận này cũng giống như dự toán đối với các khoản chi phí chung. Cụ thể là nếu khoản nào có định mức, tiêu chuẩn thì tính theo định mức tiêu chuẩn. Khoản nào không có thì dựa vào số thực tế kỳ báo cáo để ước tính. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không phải toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh đều gắn với hoạt động trong kỳ. Vì vậy để tính chính xác và hợp lý kết quả kinh doanh cần phải phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh cho hàng tiêu thụ trong kỳ. Ztb = Zsx + chi phí BH + chi phí QLDN Mặc dù chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều có liên quan đến cả 2 bộ phần hàng trong doanh nghiệp (hàng dự trữ và hàng bán ra) nhưng do chúng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh, hơn nữa những chi phí này có liên quan trực tiếp đến hàng bán ra nên để đơn giản cho việc quản lý người ta thường phân bổ toàn bộ chi phí này cho hàng đã bán ra trong kỳ. Ví dụ : (Tiếp theo số liệu ví dụ số 16) Bổ sung thêm tài liệu sau: Nếu hệ số tiêu thụ sản phẩm A là 1; sản phẩm B là 0,9 và sản phẩm C là 0,8 Yêu cầu: Tính giá thành tiêu thụ tính cho mỗi tấn sản phẩm A, B, C là bao nhiêu? CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP  CÂU HỎI 1. Phân biệt chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành toàn bộ của doanh nghiệp. 2. Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp?  BÀI TẬP Bài 1 Có tài liệu sau đây tại công ty An Phước: 1. Năm kế hoạch công ty sản xuất 4.000 SPA và 1.000 SPB 2. Định mức tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm: -16-
  8. ĐM tiêu hao đơn vị Khoản mục Đơn giá (đồng) SP A SP B NVL chính 500.000 5kg 2kg VL phụ 100.000 2kg 1kg Nhiên liệu 50.000 0,2lít 1,5 lít Tiền lương 200.000 5 giờ 4 giờ 3. Dự toán chi phí SX chung được phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất như sau: - VL phụ: 800.000.000 đồng - Động lực mua ngoài: 150.000.000 đồng - Tiền lương: 200.000.000 đồng - BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN: xx - Khấu hao TSCĐ: 1.100.000.000 đồng - Chi phí khác: 670.000.000 đồng 4. Số dư chi phí về sản phẩm dở dang được tính vào giá trị sản lượng như sau: ĐVT: đồng Chi phí trực tiếp Số dư đầu năm Số dư cuối năm NVL chính 200.000.000 300.000.000 VL phụ 100.000.000 160.000.000 Tiền lương 120.000.000 40.000.000 5. Chi phí gia công cho bên ngoài: - Vật liệu phụ: 420.000.000 đồng - Tiền lượng: 200.000.000 đồng - BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN: xxx - Chi phí khác: 100.000.000 đồng - Phế liệu thu hồi từ nguyên vật liệu chính của sản phẩm B: 80.000.000 đồng 6. Số dư chi phí trích trước (chi phí phải trả) + Số đầu năm: 120.000.000 đồng + Số cuối năm: 160.000.000 đồng 7. Số dư chi phí trả trước: + Số đầu năm: 40.000.000 đồng + Số cuối năm: 20.000.000 đồng Yêu cầu: 1. Lập kế hoạch giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A, B theo khoản mục chi phí. 2. Lập dự toán chi phí sản xuất kỳ kế hoạch. -17-
  9. Bài 2 Có tài liệu dự kiến về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sản xuất hàng tiêu dùng trong năm kế hoạch như sau: 1. Tình hình sản xuất: Công ty sản xuất 3 loại sản phẩm A, B, C và sản lượng sản xuất cả năm của sản phẩm A là 35.000 hộp, sản phẩm B là 60.000 cái, sản phẩm C là 40.000 chiếc. 2. Định mức tiêu hao vật tư và lao động cho mỗi sản phẩm như sau: Khoản mục Đơn giá Định mức tiêu hao cho mỗi sản phẩm (1000 đ) A B C Nguyên liệu chính 40 25kg 19kg 30kg Vật liệu phụ 6 19kg 9kg 13kg Giờ công sản xuất 30 30giờ 24giờ 16giờ 3. Dự toán chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng và chi phí quản lý doanh nghiệp như sau: ĐVT: Trđ Chi phí sản xuất chung Chi phí Khoản mục SP A SP B SP C QLDN 1. Vật liệu phụ 80 200 150 2. Nhiên liệu 60 150 170 750 3. Tiền lương 400 350 300 180 4. BHXH,BHYT, BHTN, KPCĐ xx xx xx xx 5. Khấu hao TSCĐ 300 450 300 550 6. Chi phí d.vụ mua ngoài 150 250 170 400 7. Chi phí khác bằng tiền 200 170 180 840 4. Số dư chi phí sản xuất sản phẩm dở dang như sau. (ĐVT: Trđ) Tên sản phẩm Số dư đầu năm Số dư cuối năm Sản phẩm A 60 100 Sản phẩm B 130 110 Sản phẩm C 100 90 5. Chi phí bán hàng tính bằng 40% chi phí quản lý công ty. 6. Dự tính tổng phế liệu thu hồi từ nguyên liệu chính cả năm của phân xưởng A là 60trđ, phân xưởng B là 30trđ; phân xưởng C là 30trđ. 7. Tình hình tồn kho thành phẩm đầu năm, cuối năm kế hoạch và giá thành sản xuất trong năm báo cáo như sau: Tên sản phẩm Số lượng SP tồn kho năm kế hoạch Giá thành sản xuất đơn vị Đầu năm Cuối năm năm BC so KH Sản phẩm A 8.000 6.000 Tăng 5% Sản phẩm B 4.000 2.000 Giảm 2% Sản phẩm C 4.000 5.000 Giảm 4% Tài liệu bổ sung - Các phân xưởng sản xuất độc lập nhau và toàn bộ chi phí sản xuất chung phân bổ hết cho sản phẩm sản xuất trong năm. -18-
  10. - BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính theo quy định hiện hành. - Chi phí bán hàng phân bổ theo số lượng sản phẩm tiêu thụ. - Chi phí quản lý công ty phân bổ theo giá vốn của sản phẩm tiêu thụ. Yêu cầu 1.Hãy tính và lập bảng giá thành sản xuất cho mỗi loại sản phẩm trong năm kế hoạch? 2.Hãy tính và bảng giá thành tiêu thụ cho năm kế hoạch trong các trường hợp sau: a.Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau xuất trước. b.Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. c.Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. -19-
  11. Chương 7: TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 7.1. TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 7.1.1 Khái niệm Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm đó. Tiêu thụ thành phẩm hay còn gọi là bán hàng, là quá trình doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng đồng thời nhận được quyền thu tiền hoặc thu được tiền từ khách hàng, đây là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của thành phẩm, tức là để chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị( H-T). Như vậy: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình người bán giao hàng cho người mua và thu được tiền về hoặc được người mua chấp nhận trả tiền. Thành phẩm được xác định là tiêu thụ chỉ khi DN đã thu đựơc tiền từ khách hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán cùng với các chứng từ chứng minh cho quá trình tiêu thụ đó như: hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, hợp đồng mua hàng hoá Chỉ khi đó doanh nghiệp mới được hạch toán doanh thu. Khi hoàn thành việc tiêu thụ sản phẩm cũng có nghĩa là doanh nghiệp có doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu của doanh nghiệp là số tiền mà khách hàng chấp nhận trả. Đây là bộ phận thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Như vậy, việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp luôn gắn chặt với tình hình biến động của thị trường. Điều đó cho thấy: việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chọn thị trường tiêu thụ, việc chọn thời điểm tiêu thụ cũng như các quyết định về giá cả của doanh nghiệp liên quan chặt chẽ đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm và thu nhập của doanh nghiệp. 7.1.2 Các phương thức tiêu thụ sản phẩm Để tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, hiện nay các doanh nghiệp thường vận dụng các phương thức tiêu thụ sau: - Phương thức giao hàng trực tiếp: Theo phương pháp này bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ để nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán. Người nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hoá được xác định là tiêu thụ (hàng đã chuyển quyền sở hữu). - Phương thức bán hàng qua đại lý, gửi hàng: theo phương pháp này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đã qui ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào -20-
  12. khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi đó hàng mới chuyển quyền sở hữu và được ghi nhận là doanh thu bán hàng. - Phương thức hàng đổi hàng: đây là trường hợp doanh nghiệp đem sản phẩm của mình để đổi lấy vật tư, hàng hoá về, doanh thu được ghi nhận trên cơ sở giá trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng. 7.2. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP 7.2.1 Khái niệm Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ (tức được khách hàng chấp nhận, thanh toán). Các khoản thu hộ bên thứ 3 không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không được coi là doanh thu. Chẳng hạn đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng không được coi là doanh thu mà doanh thu chỉ tính là tiền hoa hồng.được hưởng. Các khoản vốn góp của cổ đông, của chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không tính doanh thu. Chú ý: - Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT khấu trừ thì doanh thu không bao gồm thuế GTGT đầu ra. - Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán). - Đối với mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi tiêu thụ trong nước thì doanh thu bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt (giá thanh toán). *Phân loại doanh thu - Căn cứ vào vốn đầu tư, doanh thu bao gồm: + Doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được từ bán sản phẩm hàng hóa sau khi trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, giá trị hàng bán bị trả lại. Doanh thu bán hàng còn bao gồm: Các khoản phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá phụ thu theo quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng, trao đổi tiêu dùng nội bộ như điện sản xuất ra dùng trong sản xuất điện, xi măng thành phẩm để sửa chữa trong doanh nghiệp sản xuất xi măng, Doanh thu cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trường hợp cho thuê tài sản, nhận -21-
  13. trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu là tổng số tiền thu được chia đều cho số năm cho thuê tài sản. + Doanh thu hoạt động tài chính gồm tổng số tiền thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. + Thu nhập khác là các khoản thu từ các hoạt động sảy ra không thường xuyên của doanh nghiệp như thu về bán vật tư thừa ứ đọng, bán công cụ dụng cụ phân bổ hết giá trị đã hư hỏng, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng thanh toán, thu từ thanh lý nhượng bán tài sản cố định, nợ khó đòi đã xử lý - Căn cứ vào yêu cầu quản trị Doanh thu của doanh nghiệp được chia thành 02 loại: + Doanh thu bán hàng + Doanh thu thuần: là chỉ tiêu cơ bản làm cơ sở để tính kết quả kinh doanh. Doanh Các khoản giảm trừ (Chiết khấu thương mại, Doanh thu bán giảm giá hàng bán, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ thu = - hàng đặc biệt, thuế GTGT (pp trực tiếp) và doanh số thuần bán hàng bị trả lại) 7.2.2 Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm - Doanh thu lớn hay nhỏ phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp. - Doanh thu là cơ sở để bù đắp chi phí sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất và thực hiện nộp các khoản thuế cho Nhà nước. - Doanh thu được thực hiện là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn tạo điều kiện để thực hiện quá trình tái sản xuất tiếp theo. 7.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng doanh thu tiêu thụ sản phẩm - Khối lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ hoặc lao vụ dịch vụ cung ứng: vì trong điều kiện giá bán không đổi thì khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc lao vụ dịch vụ cung ứng càng nhiều thì doanh thu càng cao. - Kết cấu mặt hàng: doanh nghiệp có nhiều mặt hàng với nhiều chủng loại khác nhau, vì vậy tăng tỷ trọng mặt hàng dễ tiêu thụ thì doanh thu sẽ thay đổi. - Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm và dịch vụ càng được nâng cao không những ảnh hưởng đến giá bán mà còn ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Sản phẩm có phẩm cấp cao, giá bán cũng sẽ cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng cung ứng dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm, tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng và tăng doanh thu bán hàng. - Giá bán sản phẩm: trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, việc -22-