Giáo trình Tài chính công - Chương 2: Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là một thành phần chủ chốt trong hệ thống tài chính. Đây là quỹ tiền
tệ tập trung trung ương lớn nhất dưới sự điều hành của chính phủ. Ngân sách Nhà nước ra
đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Nhà nước bằng quyền lực chính trị và xuất phát
từ nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đã đặt ra
những khoản thu, chi của Ngân sách Nhà nước. Điều này cho thấy chính sự tồn tại của Nhà
nước, vai trò của Nhà nước đối với đời sống kinh tế xã hội là những yếu tố cơ bản quyết
định sự tồn tại và tính chất hoạt động của Ngân sách Nhà nước.
Điều 1 Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam năm 2002 đã định nghĩa: Ngân sách Nhà
nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Như vậy nói tới NSNN là nói tới các khoản thu và chi trong thời gian 1 năm theo các tiêu
chí khác nhau và được thực hiện nghiêm ngặt theo một bản kế hoạch do Quốc hội thông
qua gọi là dự toán NSNN. Dự toán NSNN chính là một bản kế hoạch thu chi của một quốc
gia được thực hiện trước một năm tài khóa để đảm bảo các hoạt động của chính phủ được
diễn ra liên tục.
Việc hiểu về NSNN như trên là tìm hiểu về mặt hình thức hay biểu hiện ra bên ngoài của
NSNN. Về mặt bản chất, ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ tài chính giữa
nhà nước và xã hội, phát sinh, gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ
tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của mình trên cơ
sở luật định. 
pdf 44 trang hoanghoa 08/11/2022 6840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính công - Chương 2: Ngân sách nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_cong_chuong_2_ngan_sach_nha_nuoc.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tài chính công - Chương 2: Ngân sách nhà nước

  1. Tuy nhiên, thực hiện dân chủ, tăng cường sự tham gia hoạt động của người dân trong quản lý ngân sách đôi khi làm cho quản lý ngân sách trở lên khó khăn. Các nhà lãnh đạo sẽ phải đối mặt với các ý kiến, các luồng quan điểm khác nhau của người dân, đôi khi là những hành động mang tính lợi dụng, chống đối. Thứ ba, Nguyên tắc cân đối ngân sách: Kế hoạch ngân sách được lập và thu, chi ngân sách phải cân đối. Mọi khoản chi phải có nguồn thu bù đắp. Thứ tư, Nguyên tắc công khai, minh bạch: ngân sách là một chương trình, là tấm gương phản ánh các hoạt động của chính phủ bằng các số liệu. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định thu chi tài chính, hạn chế những thất thoát và đảm bảo tính hiệu quả. Nguyên tắc công khai, minh bạch được thực hiện trong suốt chu trình ngân sách. Thứ năm, Nguyên tắc quy trách nhiệm: Nhà nước là cơ quan công quyền, sử dụng các nguồn lực của nhân dân thực hiện các mục tiêu đề ra. Đây là nguyên tắc yêu cầu về trách nhiệm của các đơn vị cá nhân trong quá trình quản lý ngân sách, bao gồm: . Quy trách nhiệm giải trình về các hoạt động ngân sách; chịu trách nhiệm về các quyết định về ngân sách của mình. . Trách nhiệm đối với cơ quan quản lý cấp trê và trách nhiệm đối với công chúng, đối với xã hội. Quy trách nhiệm yêu cầu phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị, chính quyền các cấp trong thực hiện ngân sách Nhà nước theo chất lượng công việc đạt được. 4. Phương pháp quản lý NSNN Có ba phương pháp quản lý NSNN: (i) Phương pháp quản lý thường, (ii) Phương pháp tài khóa, và (iii) Kết hợp phương pháp quản lý thường và tài khóa. 4.1. Phương pháp quản lý thường Ngân sách dự trù các khoản thực thu và thực chi sẽ được thực hiện thật sự (thực thu, thực chi) trong năm tài chính. Nghiệp vụ thực hiện trong năm nào thì phải trả tiền, thu tiền và
  2. hạch toán, quyết toán vào ngân sách năm đó. Phương pháp này chú trọng đến giai cuối cùng của nghiệp vụ: Sự trả tiền và sự thu tiền. Như vậy bảng quyết toán gồm tất cả các nghiệp vụ thực hiện trong một niên khóa, dù nghiệp vụ phát sinh trong niên khóa đó hoặc thuộc về niên khóa trước. Ưu điểm của phương pháp: - Bảng quyết toán được lập nhanh và rõ ràng; - Có thể biết rõ tình hình tài chính thực sự bất cứ lúc nào; - Việc bãi bỏ thời gian chỉnh lý giúp tránh được sự thực hiện thể thức chi chuyển nguồn hoặc chi bổ sung - Việc hành thu sẽ được xúc tiến trong 12 tháng để tông trọng các dự toán ngân sách - Tránh được việc lấy tiền của tài khóa sau để bù đắp số thâm hụt của tài khóa trước trong thời gian chỉnh lý Khuyết điểm của phương pháp: - Không trình bày bảng tổng kết tài khóa trung thực: Không để ý tới những số thu chưa thu được và những công tác hay dịch vụ đã thi hành trong năm đó chưa kịp trả tiền. - Khuyến khích che giấu sự thật: Về thu, cố gắng thu nhiều hơn số phát sinh (thu trước của năm sau). Về chi, hoãn trả nợ các chủ nợ để đưa gánh nặng tài khóa sang năm sau. Như vậy phương pháp này có thể làm sai lệch tình hình tài chính của các niên khóa sau bằng cách hoãn trả hay thu gấp. 4.2. Phương pháp tài khóa Phương pháp tài khóa là tập hợp trong một hệ thống ngân sách tất cả các công việc đã thực hiện và các quyền thụ hưởng (quyền đòi nợ) đã được xác lập từ đầu năm đến cuối năm chỉ danh tài khóa, không kể đến ngày thực sự trả tiền. Các nghiệp vụ phát sinh các khoản thu
  3. và chi tiêu trong thời gian thuộc về năm nào, phải ghi vào tài khóa năm đó. Mọi khoản chi tiêu đều căn cứ vào thời gian của hành vi phát sinh nợ. Ưu điểm của phương pháp: - Minh bạch và không thiếu sót: Về chi, quyền đòi nợ và trả nợ phát sinh năm nào thì được vào tài khóa của năm đó. Về thu cũng cũng có sự sắp xếp từng tài khóa để tiện phân biệt nhằm dễ kiểm soát và truy thu. - Cho biết chính sách tài chính của Chính phủ, vì bao gồm toàn thể nghiệp vụ thu chi của 1 niên khóa nhất định. - Tránh được những trở ngại do việc thu thuế chậm gây ra. Khuyết điểm của phương pháp: - Chậm trễ trong việc lập bảng quyết toán (vì có thời gian bổ túc) - Có thể hạch toán sai lầm vì hai tài khóa điều hành song song - Các sự phiền phức của thể thức chi phí chuyển tiếp - Các nhà quản trị có thể lấy tiền của tài khóa sau (thu trong thời gian chỉnh lý) để bù đắp số thâm hụt của tài khóa trước. 4.3. Phương pháp kết hợp Tại Việt Nam, việc quản lý NSNN kết hợp giữa phương pháp quản lý thường và phương pháp tài khóa. Về phần thu Ngân sách thì thì thực hiện phương pháp quản lý thường. Về phần chi Ngân sách thì thực hiện phối hợp giữa hai phương pháp. Khoản 2 điều 62 Luật NSNN 2002 nêu rõ: Toàn bộ các khoản thu thuộc NS các năm trước nộp trong năm sau phải hạch toán vào năm sau. Như vậy đây là sử dụng phương pháp quản lý thường. Trong khi đó Điều 66 Nghị định 60/2003: Các khoản chi NS thuộc dự toán năm trước nếu chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện hết không được chuyển năm sau chi tiếp. Nghĩa là sau ngày 31/12 không được sử dụng kinh phí thuộc dự toán năm trước còn lại. Ngoại trừ trường
  4. hợp được Bộ trưởng Bộ tài chính (đối với NSTW) hoặc Chủ tịch UBND (NS ĐP) quyết định chi tiếp cho năm sau. Như vậy đây là sử dụng phương pháp tài khóa. II. Hệ thống NSNN 1. Khái niệm và nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình sử dụng các nguồn tài chính để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp ngân sách Thông thường ở các nước hệ thống ngân sách được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính. Ở nước ta với mô hình nhà nước thống nhất nên hệ thống ngân sách được tổ chức theo hai cấp chính: ngân sách trung ương và ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. trong đó ngân sách địa phương bao gồm các cấp ngân sách: ngân sách thành phố (hay tỉnh), ngân sách quận (huyện), ngân sách xã (phường). Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam được tổ chức và quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung và dân chủ, thể hiện: . Tính thống nhất: đòi hỏi các khâu trong hệ thống ngân sách phải hợp thành một thể thống nhất, biểu hiện các cấp ngân sách có cùng nguồn thu, cùng định mức chi tiêu và cùng thực hiện một quá trình ngân sách. . Tính tập trung: thể hiện ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn thu lớn và các nhiệm vụ chi quan trọng. Ngân sách cấp dưới chịu sự chi phối của ngân sách cấp trên và được trợ cấp từ ngân sách cấp trên nhằm đảm bảo cân đối của ngân sách cấp mình. . Tính dân chủ: Dự toán và quyết toán ngân sách phải được tổng hợp từ ngân sách cấp dưới, đồng thời mỗi cấp chính quyền có một ngân sách và được quyền chi phối ngân sách cấp mình. . Công khai và minh bạch: Các khoản thu chi phải được công khai, được giám sát và kiểm tra thường xuyên của các cấp có thẩm quyền; . Phân công và phân cấp quản lý: Hoạt động quản lý NSNN được phân công rõ ràng trong bộ máy quản lý nhà nước từ Quốc hội, chính phủ tới các các cấp chính quyền
  5. địa phương. Đồng thời việc quản lý này cũng được phân cấp rõ ràng giữa các cấp ngân sách như cấp trung ương và cấp địa phương. . Gắn quyền hạn và trách nhiệm: Các cá nhân, tập thể, cấp chính quyền tham gia quản lý ngân sách được gắn các quyền hạn cụ thể đồng thời phải chịu các trách nhiệm cụ thể nếu để các sai phạm xảy ra hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. Điều 3 – Luật NSNN 2002 Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. 2. Mô hình cơ bản của hệ thống NSNN Trên thế giới, hệ thống NSNN được tổ chức theo một trong hai mô hính sau: Mô hình thứ nhất, mô hình nhà nước liên bang. Theo mô hình này, NSNN được phân ra làm ba cấp như sau: . Ngân sách liên bang; . Ngân sách bang; . Ngân sách địa phương. Mô hình thứ hai, Mô hình nhà nước thống nhất. Theo mô hình này, NSNN được phân làm hai cấp: . Ngân sách trung ương; . Ngân sách địa phương Tại Việt Nam, NS địa phương được chia nhỏ ra làm ba cấp theo thứ tự ngân sách thành phố (hay tỉnh), ngân sách quận (huyện), ngân sách xã (phường). 3. Khái niệm và nguyên tắc phân cấp NSNN Phân cấp NSNN là việc phân định nguồn thu và các khoản chi của mỗi cấp ngân sách theo những nguyên tắc hoặc phương pháp nhất định. Phân cấp quản lý ngân sách nhằm tạo điều kiện về tài chính cho chính quyền nhà nước các cấp tham gia vào quá trình tổ chức, huy động, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước để thực hiện các chức năng nhiệm vụ xác định. Khi phân cấp quản lý ngân sách cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
  6. . Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và vị trí độc lập của ngân sách địa phương trong hệ thống ngân sách nhà nước thống nhất. . Xác định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn thu chi giữa các cấp ngân sách. . Đảm bảo sự hợp lý và công bằng giữa các địa phương. III. Thu NSNN 1. Khái niệm và đặc điểm Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các mục đích chi tiêu của nhà nước. Việc thực hiện thu NSNN đã phát sinh ra hệ thống các mối quan hệ kinh tế Thu NSNN có những đặc điểm như sau: . Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước; . Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v . Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. 2. Nguyên tắc thu NSNN Thu NSNN phải đảm bảo theo các nguyên tắc như sau: . Nguyên tắc ổn định và lâu dài: trong điều kiện hoạt động kinh tế bình thường thì phải ổn định mức thu, ổn định các sắc thuế, không được gây xáo trộn trong hệ thống thuế; đồng thời tỷ lệ động viên của ngân sách nhà nước phải thích hợp, đảm bảo kích thích nền kinh tế tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Thực hiện nguyên tắc này có ý nghĩa tạo thuận lợi cho việc kế hoạch hóa ngân sách nhà nước
  7. và tạo điều kiện để kích thích người nộp thuế cải tiến đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh . Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng: hiết lập hệ thống thuế phải có quan điểm công bằng đối với mọi người chịu thuế, không phân biệt địa vị xã hội, thành phần kinh tế. Do đó việc thiết kế hệ thống thuế chủ yếu dựa trên khả năng thu nhập của người chịu thuế. Để đảm bảo được nguyên tắc công bằng trong thiết kế hệ thống thuế phải kết hợp sắc thuế trực thu với sắc thuế gián thu . Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn: nguyên tắc này đòi hỏi trong thiết kế hệ thống thuế các điều luật của các sắc thuế phải rõ ràng, cụ thể ở từng mức thuế, cơ sở đánh thuế, phương pháp tính thuế Các từ ngữ được sử dụng của văn bản phải thông dụng, dễ hiểu không chứa đựng nhiều hàm ý để tất cả mọi người đều hiểu được và chấp hành giống nhau.Đảm bảo nguyên tắc này giúp cho việc tổ chức chấp hành luật thống nhất, tránh được tình trạng lách luật, trốn lậu thuế. . Nguyên tắc thu không hoàn trả trực tiếp: Khi thu thuế trực tiếp từ đối tượng thì khoản thuế này sẽ không được trả lại trực tiếp cho đối tượng mà sẽ hoàn trả lại gián tiếp thông qua các chính sách của nhà nước (các dịch vụ công, trợ cấp ). . Nguyên tắc đơn giản: nguyên tắc này đòi hỏi trong các sắc thuế cần hạn chế số lượng thuế suất, xác định rõ mục tiêu chính, không đề ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai luật thuế vào thực tiễn, tránh được những hiện tượng tiêu cực trong thu thuế . Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế: theo nguyên tắc này thiết lập hệ thống thuế phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế về đối tượng tính thuế, phương thức thu nộp thuế suất. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các cam kết mang tính chất quốc tế. 3. Nội dung các khoản thu NSNN 3.1. Thu từ thuế Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Việc thu thuế nhằm tái
  8. phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. Thuế là hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cho nhà nước nhằm đảo bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế có những đặc trưng sau: Thứ nhất, nguồn gốc của thuế là một phần thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội. Các cá nhân, doanh nghiệp là người hưởng lợi ích từ chi tiêu ngân sách nhà nước và họ có thu nhập nên phải có nghĩa vụ trích một phần thu nhập nộp vào ngân sách nhà nước, bằng hình thức trực tiếp (thuế thu nhập) hoặc gián tiếp (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu ) Thứ hai, thuế là một hình thức phân phối lại một bộ phận nguồn tài chính của xã hội. Sự phân phối này không mang tính hoàn trả trực tiếp, mà hoàn trả gián tiếp cho người nộp và không tương đương về hình thức và số lượng đối với khoản đóng góp. Người chịu thuế được hưởng các hàng hoá và dịch vụ nhà nước cung cấp không mất tiền hoặc với giá thấp và không phân biệt giữa người nộp thuế nhiều và người nộp ít. Thứ ba, thuế mang tính chất cưỡng chế, được thiết lập theo luật định. Thuế mang tính cưỡng chế vì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước, nhưng do tính chất không hoàn trả trực tiếp và tương đương nên người chịu thuế không tự giác nộp. Đóng thuế vừa là quyền lợi được thực thi trách nhiệm công dân đóng góp cho sự phát triển phồn vinh của đất nước, vừa là nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân. Trong phân loại về thuế chúng ta có thể chia ra làm thuế trực thu và thuế gián thu: . Là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Thuế trực thu là loại thuế mà người, hoạt động, tài sản chịu thuế và nộp thuế là một. Ví Dụ như một người nhập hàng hóa từ nước ngoài về và tiêu dùng luôn, hay như thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế thu nhập cá nhân, tài sản Thuế đánh lên thu nhập hoặc tài sản với kỳ vọng rằng người bị thu thuế sẽ thực sự là người bị mất sức mua.
  9. . Là loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành của giá cả hàng hoá.Thuế gián thu là hình thức thuế gián tiếp qua một đơn vị trung gian (thường là các doanh nghiệp) để đánh vào người tiêu dùng.Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một. Chẳng hạn, chính quyền đánh thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và công ty lại chuyển thuế này vào chi phí tính vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: thuế VAT,thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt được thu từ nhà sản xuất, người bán hàng với kỳ vọng chúng sẽ được chuyển sang cho người tiêu dùng. Thuế này chuyển sức mua khỏi người tiêu dùng cuối cùng bằng cách tạo khoảng chênh lệch giữa số tiền chi trả cho nhà sản xuất và giá bán. Các nguyên tắc chung về thuế: Các sắc thuế đều cần thỏa mãn ba nguyên tắc chung sau đây: . Trung lập: sắc thuế không được bóp méo các hoạt động sản xuất, dẫn tới phúc lợi xã hội (tổng hiệu dụng) của nền kinh tế bị giảm đi. . Đơn giản: việc thiết kế sắc thuế và tiến hành trưng thu thuế phải không phức tạp và không tốn kém. . Công bằng: sắc thuế phải đánh cùng một tỷ lệ vào các công dân có điều kiện như nhau. Giữa các công dân có điều kiện khác nhau, thì thuế suất cũng cần khác nhau (vì thông thường người có điều kiện tốt hơn có xu hướng tiêu dùng hàng hóa công cộng nhiều hơn). Riêng các sắc thuế địa phương còn cần thỏa mãn một số nguyên tắc nữa: . Cơ sở thuế phải bất biến: nghĩa là công dân, hoạt động và đồ vật phải tương đối cố định, không hay di chuyển giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo địa phương này không đánh thuế lên công dân, hoạt động và đồ vật vốn là của địa phương khác.
  10. . Nguồn thu ổn định: nghĩa là quy mô dân số địa phương và quy mô các hoạt động, đồ vật không nên biến động thường xuyên. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo thu ngân sách của địa phương không bị biến động . Nguồn thu phân bố đồng đều giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách giữa các địa phương không quá chênh lệch. . Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tài chính. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo chính quyền địa phương không lạm dụng quyền hạn thuế của mình để đánh thuế quá mức. Trong thực tế, khó có sắc thuế nào đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc đòi hỏi cho nó. Vì thế, theo nguyên tắc về "cái tốt thứ hai", sắc thuế nào càng thỏa mãn nhiều nguyên tắc, thì càng xứng đáng là một sắc thuế tốt. Việc ban hành phần lớn các sắc thuế thường cần phải được quốc hội phê chuẩn và phải có luật về sắc thuế đó. Tại Việt Nam, đứng dưới góc độ NSNN, việc phân chia các loại thuế chi tiết hơn để phục vụ cho mục đích quản lý kinh tế và thu NSNN. Các loại thuế được quy định là nguồn thu cho NSNN (căn cứ theo điều 30 – Luật NSNN) bao gồm: . Thuế giá trị gia tăng: Là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. . Thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Là loại thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu. Theo điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu, điều 1 Nghị định 87: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. . Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008. . Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là loại thuế trực thu đánh vào phần lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý. Tổ chức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013.
  11. . Thuế thu nhập cá nhân: Đây là loại thuế trực thu quy định khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước. Các đối tượng nộp thuế được quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân 2013. . Thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên. Các loại tài nguyên thiên nhiên khi khai thác phải nộp thuế được quy định tại Luật thuế tài nguyên 2009. Căn cứ vào cách phân loại này mà hệ thống kế toán NSNN thiết kế các loại tài khoản thu cùng các quy định về ghi nhận nội dung thu tương ứng được quản lý trên hệ thống TABMIS (Thông tư 08/2013/TT-BTC: Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc - TABMIS) 3.2. Thu từ phí, lệ phí Các khoản phí và lệ phí gắn chặt với chức năng cung cấp hàng hóa công. Người dân có trách nhiệm trả các khoản phí này vì đã sử dụng các hàng hóa công đó. Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân. Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí. Đây là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí ban hành năm 2001. Nhà nước sẽ thu ngân sách các loại phí nếu các dịch vụ này là do các cơ quan nhà nước cung cấp. Ví dụ một số loại phí như: thủy lợi phí, phí kiểm dịch động vật, phí thẩm định đầu tư, phí giám định hàng hóa Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Nó là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục