Giáo trình Quản trị học - Cao Anh Thảo

Quản trị vừa là nghệ thuật
Nghệ thuật là kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, cái “mẹo” của quản trị. Nếu khoa học
là sự hiểu biết kiến thức có hệ thống thì nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận
dụng phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống. Ví dụ:
- Nghệ thuật sử dụng người: Trước hết phải hiểu đặc điểm tâm lí, năng lực
thực tế của con người, từ đó sử dụng họ vào việc gì, lĩnh vực gì, ở cấp bậc nào là
phù hợp nhất; có như vậy mới phát huy hết khả năng và sự cống hiến nhiều nhất của
mỗi cá nhân cho tập thể.
- Nghệ thuật giáo dục con người: Giáo dục con người có thể thông qua nhiều
hình thức: khen – chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình, khen thưởng và kỷ luật
đều đòi hỏi ở tính nghệ thuật rất cao. Áp dụng hình thức giáo dục không phù hợp
chẳng những giúp cho người ta tiến bộ hơn mà ngược lại làm phản tác dụng, tăng
thêm tính tiêu cực trong tư tưởng và hành động.
- Nghệ thuật giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh: Trong giao tiếp và đặc
biệt là trong việc đàm phán thì đòi hỏi tính nghệ thuật rất cao. Trong thực tế không
phải người nào cũng có khả năng này, cùng một việc như nhau đối với người này
đàm phán thành công còn người khác thì thất bại.
- Nghệ thuật ra quyết định quản trị: Quyết định quản trị là một thông điệp
biểu hiện ý chí của nhà quản trị buộc đối tượng phải thi hành được diễn đạt bằng
nhiều hình thức như: văn bản chữ viết, lời nói, hành động, … Ngoài đặc điểm chung
của quyết định quản trị mang tính mệnh lệnh, cưỡng chế ra thì mỗi hình thức của
quyết định lại có những đặc điểm riêng, chẳng hạn như quyết định bằng lời không
mang tính bài bản, khuôn mẫu như quyết định bằng văn bản chữ viết nhưng lại đòi
hỏi ở tính sáng tạo, thích nghi và tính thuyết phục hơn.
- Nghệ thuật quảng cáo: Trước hết là gây ấn tượng cho người nghe, người
đọc. Nhưng trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều đó. Có
những quảng cáo chúng ta xem thấy vui vui, thích thú, có cảm tình sản phẩm của
họ. Nhưng cũng có quảng cáo lại thấy chán ngán, gây bực bội, phiền muộn cho
người nghe, người đọc, … Vì sao như vậy? Đó chính là nghệ thuật quảng cáo. 
pdf 115 trang hoanghoa 08/11/2022 6580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản trị học - Cao Anh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_hoc_cao_anh_thao.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quản trị học - Cao Anh Thảo

  1. thể chế chính trị nhằm tới. Thể chế chính trị giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh. Hệ thống luật pháp được xây dựng dựa trên nền tảng của các định hướng chính trị, nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội không được làm, và là cơ sở để chế tài những hành động vi phạm các mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Sự ổn định về chính trị, vai trò của Chính phủ đối với nền kinh tế, những định hướng chung của nền kinh tế, hệ thống pháp luật hiện hành là những nội dung chính cần xem xét khi nghiên cứu yếu tố chính trị - pháp luật trong môi trường vĩ mô. + Công nghệ: công nghệ là một quá trình chuyển hóa làm biến đổi đầu vào của tổ chức thành đầu ra. Vì vậy, công nghệ là những tri thức, công cụ, kỹ thuật và hoạt động được sử dụng để chuyển đổi những ý tưởng, thông tin và nguyên liệu thành hành hóa và dịch vụ cuối cùng. Ngày nay, tốc độ phát triển của công nghệ đang diễn ra rất nhanh, vì thế các nhà quản trị cần phải biết vận dụng những công nghệ mới vào quá trình sản xuất để có thể mang lại hiệu quả cho tổ chức của mình. - Môi trường tác nghiệp (môi trường vi mô) + Đối thủ cạnh tranh: Các công ty khác trong cùng ngành hoặc cùng loại kinh doanh cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ như công ty cho khách hàng được xem như là đối thủ cạnh tranh. Mỗi ngành có những vấn đề cạnh tranh cụ thể. Các tổ chức cần có được những thông tin về đối thủ cạnh tranh bằng nhiều cách thức khác nhau để hỗ trợ trong việc hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh. Không những thế, cần phải nhận diện các đối thủ cạnh tranh hiện tại và những người gia nhập mới, vì những đe dọa của họ đối với hoạt động của tổ chức. + Khách hàng: Những cá nhân và tổ chức sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của công ty là khách hàng của công ty. Khách hàng rất quan trọng đối với tổ chức bởi vì họ quyết định sự thành công của tổ chức. Chính vì vậy các nhà quản trị phải thu thập thông tin từ khách hàng để có thể đáp ứng được với sự thay đổi của thị hiếu khách hàng. + Nhà cung cấp: Đó là những người cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ một sự biến đổi nào từ phía người cung ứng, sớm hay muộn, trực tiếp hay gián tiếp đều gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh 10
  2. nghiệp. Các nhà hoạt động marketing phải quan tâm đến họ trên nhiều phương diện như: khả năng cung ứng về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian cung ứng, địa điểm cung ứng Thậm chí còn phải quan tâm đến thái độ của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp mình và các đối thủ cạnh tranh. + Thị trường lao động: Thị trường lao động đề cập đến những người được thuê mướn làm việc cho tổ chức. Thị trường lao động tác động đến tổ chức trong việc cung ứng nguồn nhân lực để có thể đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường Tóm lại, trong hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng chịu tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô trong môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp do tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau nên mức độ tác động của các yếu tố đó cũng khác nhau. Việc phân tích kỹ lưỡng các yếu tố trên cho phép các doanh nghiệp nhận biết được các cơ hội sản xuất kinh doanh để xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn và thành công trên thị trường. Đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp nhận biết được những nguy cơ để giảm rủi ro trong sản xuất kinh doanh, có thể cạnh tranh tốt trên thị trường 1.3. Sự phát triển của lý thuyết quản trị 1.3.1. Lý thuyết cổ điển về quản trị 1.3.1.1. Lý thuyết quản trị khoa học: Lý thuyết “Quản trị khoa học” là nổ lực đầu tiên của con người trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc và những phương pháp quản trị doanh nghiệp căn bản. Nó đánh dấu một bước ngoặc mới, chấm dứt một quá trình rất dài bao gồm nhiều thế kỷ mà con người chỉ biết quản trị theo kinh nghiệm. Taylor không phải là tác giả duy nhất của lý thuyết này. Nhưng ông thực sự xứng đáng với tên gọi là cha đẻ của Quản trị học mà nhiều học giả phương Tây suy tôn a-Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915) Vào những năm cuối thế kỷ XIX, lúc đó Taylor là anh công nhân bình thường phấn đấu thành một nhà quản trị sản xuất nhà máy Midvale Steel Works, và theo 11
  3. học lấy bằng kỹ sư bằng cách học Đại học ban đêm ở Viện kỹ thuật Stevens, Hoa Kỳ. Ông cho ra đời hai tác phẩm: “Quản trị phân xưởng” (Shop Management) xuất bản năm 1906 và đặc biệt là “Những nguyên tắc quản trị khoa học” (Principles of Scientific Management) xuất bản năm 1911, với 4 tư tưởng chủ yếu mà sau này có nhiều người gọi đó là 4 nguyên tắc chung của quản trị. b- Henry L.Gantt (1861 – 1919) Henry L.Gantt cùng làm việc với Taylor trong các nhà máy Midvale, Simonds và Bethlebem Steel. Ông cho rằng, hệ thống trả lương theo sản phẩm do Taylor đề xướng không có tác động khuyến khích nhiều cho công nhân. Do đó, ông ta đã bổ sung chế độ trả lương có thưởng. Theo đó, công nhân làm vượt định mức trong ngày họ được thưởng thêm tiền, kể cả người quản trị trực tiếp. c- Ông bà Gilbreth: Lilian Gilbreth (1878 – 1972) và Frank Gilbreth (1868 – 1924) Cùng quan điểm với Taylor và Gantt, ông - bà Gilbreth cho rằng năng suất lao động quyết định đến hiệu quả. Nhưng, con đường để tăng năng suất lao động không phải tác động vào người công nhân, mà bằng cách giảm các động tác thừa. Ông – bà Gilbreth cũng cho rằng, làm giảm các động tác thừa không những làm tăng năng suất lao động mà chúng còn có liên quan trực tiếp đến sự mệt nhọc của công nhân, do đó giảm bớt số lượng thao tác cũng làm giảm mệt nhọc cho người công nhân. ❖ Tóm tắt lý thuyết “Quản trị khoa học” - Là lý thuyết Quản trị đầu tiên, nó đánh dấu một bước ngoặc mới trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. - Những tư tưởng của lý thuyết “Quản trị khoa học” là nền tảng cho các lý thuyết quản trị sau này Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình hiện nay cho rằng, nói chung tư tưởng của Taylor và các tác giả thuộc lý thuyết “Quản trị khoa học” là thiếu nhân bản, xem con người như một đinh ốc trong cổ máy. Còn GS. Koontz thì gọi lý thuyết quản trị 12
  4. của Taylor là lý thuyết “Cây gậy và củ cà rốt”. Nhưng, cũng có ý kiến bênh vực cho ông ta cho rằng, tư tưởng của Taylor là sản phẩm của thời đại ông sống. 1.3.1.2- Lý thuyết quản trị hành chính (tổng quát) Sau lý thuyết “Quản trị khoa học”, lý thuyết “Quản trị hành chính” là một lý thuyết quản trị xuất hiện rất sớm, tiêu biểu nhất là Fayol của Pháp, Max Weber của Đức và Chester Barnard của Mỹ. a- Henri Fayol (1841 – 1925) Henri Fayol là một nhà công nghiệp Pháp. Năm 1916, Ông xuất bản tác phẩm “Quản trị công nghiệp và quản trị chung” (Administration inductrielle et generale) trình bày nhiều quan niệm mới về quản trị. Trong đó, ông trình bày lý thuyết quản trị của mình một cách có hệ thống, tổng hợp và ở trình độ cao hơn so với các lý thuyết khác cùng thời. Henri Fayol đã đề ra 14 nguyên tắc quản trị Bảng 1. 14 nguyên tắc quản trị của Fayol Phân chia công việc Tập trung và phân tán Tương quan giữa thẩm quyền và trách nhiệm Cấp bậc Kỷ luật Trật tự Thống nhất chỉ huy Công bằng Thống nhất điều khiển Ổn định nhiệm vụ Cá nhân lệ thuộc lợi ích chung Sáng kiến Thù lao tương xứng Đoàn kết Bên cạnh đó Fayol còn đề ra một hệ thống các chức năng quản trị: Hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra. b- Maz Weber (1864 – 1920) Maz Weber là một nhà Xã hội học, người sáng lập ra xã hội học hiện đại và có nhiều đóng góp vào Quản trị học. Ông tiếp cận quản trị bằng việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế và chính trị vĩ mô. Lý thuyết quản trị của Weber là phát triển tổ chức hợp lý mà ông đặt tên là Hệ thống thư lại (Bureaucracy) là hệ thống quản trị hữu hiệu cho tất cả các tổ chức 13
  5. chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, Lý thuyết này cho phép một tổ chức được sắp xếp một hệ thống quản trị theo thứ bậc chặt chẽ, hành xử theo quyền hành chức vụ được qui định rõ ràng. c- Chester Barnard (1886 – 1961) Chester Barnard tốt nghiệp Đại học Harvard và làm việc tại một công ty điện thoại của Mỹ năm 1909, rồi 28 năm sau là Chủ tịch công ty New Jarsey Bell năm 1927. Trong nhiều năm với cương vị công tác của mình, Ông đã đúc kết nhiều kinh nghiệm và cho ra đời tác phẩm “Các chức năng của Quản trị” (The functions of the executive) vào năm 1938 và đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển về quản trị học cho đến ngày nay. Lý thuyết của Chester barnard dựa trên nền tảng Chủ nghĩa nhân văn và Chủ nghĩa kinh nghiệm, tập trung nghiên cứu cá nhân và tổ chức. - Đối với tổ chức: Ông cho rằng, một tổ chức (xí nghiệp, công ty ) là một hệ thống hợp tác nhiều người với 3 yếu tố cơ bản: Sự sẵn sàng hợp tác, có mục tiêu chung, có sự trao đổi thông tin. Nếu thiếu một trong 3 yếu tố này thì tổ chức bị tan vỡ. - Đối với cá nhân: Chester Barnard nhấn mạnh yếu tố quyền hành trong tổ chức. Nhưng ông cho rằng, nguồn gốc của quyền hành không xuất phát từ người ra mệnh lệnh, mà xuất phát từ sự chấp nhận của cấp dưới. Sự chấp nhận đó chỉ có thể có với 4 điều kiện: Cấp dưới hiểu rõ mệnh lệnh, nội dung ra lệnh phù hợp với mục tiêu của tổ chức, nội dung ra lệnh phù hợp với lợi ích của họ và họ có khả năng thực hiện mệnh lệnh đó. ❖ Tóm tắt lý thuyết quản trị hành chính Đồng quan điểm với lý thuyết “Quản trị một cách khoa học”, lý thuyết “Quản trị hành chính” chủ trương rằng, để đem lại hiệu quả phải bằng con đường tăng năng suất lao động. Nhưng, theo Fayol muốn tăng năng suất lao động phải sắp xếp tổ chức một cách hợp lí thay vì tìm cách tác động vào người công nhân (tức Taylor và những người trước đó xuất phát vấn đề từ phía người công nhân, còn Fayol thì xuất phát từ phía người quản trị). 14
  6. Mặc dù lúc bấy giờ có nhiều ý kiến nghi ngờ về giá trị thực tế của lý thuyết “Quản trị hành chính” của Fayol, nhưng ngày nay không ai có thể bác bỏ được sự thật về sự đóng góp to lớn của nó trên phương diện lý thuyết và cả trong thực hành quản trị. ❖ Đóng góp và hạn chế của lý thuyết quản trị thuộc trường phái Cổ điển Các đóng góp: - Về mặt lý thuyết: Các lý thuyết quản trị Cổ điển đã đặt nền tảng cho quản trị học hiện đại. Trên cơ sở những ý kiến ban đầu của lý thuyết này, quản trị học đã được phát triển mạnh mẽ và ngày càng được hoàn thiện nhờ những đóng góp bổ sung của các lý thuyết quản trị sau này - Về mặt ứng dụng thực tế: Nhờ những đóng góp các lý thuyết Cổ điển, việc quản trị các cơ sở kinh doanh, các cơ sở sản xuất, và ngay cả các cơ quan chính quyền ở các nước phương Tây và nhiều nước khác trên thế giới đã được nâng cao một cách rõ rệt trong nhiều thập niên của thế kỷ XX. Nhờ sự ứng dụng các nguyên tắc và kỹ thuật quản trị của các lý thuyết Cổ điển, tình trạng quản trị luộm thuộm, tuỳ tiện tại các cơ sở sản xuất đã được khắc phục, việc quản trị đã được đưa vào nề nếp. Những hạn chế: - Thứ nhất là, các lý thuyết quản trị Cổ điển đã xem con người là "Con người thuần lý kinh tế”, bỏ qua các khía cạnh xã hội của con người mà sau này các nhà quản trị theo khuynh hướng tâm lý, xã hội đã cực lực phê phán và vì thế các lý thuyết quản trị hành vi ra đời. - Thứ hai là, các lý thuyết quản trị thuộc trường phái Cổ điển đã xem tổ chức là một hệ thống khép kín - Thứ ba là, các nguyên tắc quản trị Cổ điển mà tiêu biểu nhất là 14 nguyên tắc quản trị của Fayol có người nghi ngờ về giá trị thực tiễn. - Thứ tư là, các lý thuyết của quản trị Cổ điển đều xuất phát từ kinh nghiệm và thiếu cơ sở vững chắc của sự nghiên cứu khoa học. 15
  7. 1.3.2. Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị (lý thuyết hành vi) Nếu trường phái Cổ điển quan tâm đến yếu tố vật chất của con người, nặng về tổ chức, kiểm tra kiểm soát và khuyến khích bằng lợi ích vật chất thì trường phái Hành vi hay còn gọi là trường phái Tâm lý - xã hội họ quan tâm đến yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội của con người trong công việc. Các lý thuyết của trường phái này cho rằng hiệu quả cũng do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không phải do các yếu tố vật chất quyết định, mà do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý xã hội của con người. ❖ Đóng góp và hạn chế của lý thuyết Quản trị thuộc trường phái hành vi Các đóng góp: Với những luận điểm trên, các lý thuyết thuộc trường phái hành vi đã đóng góp to lớn vào sự nghiên cứu và thực hành quản trị: - Nhận rõ sự ảnh hưởng tác phong lãnh đạo của nhà quản trị - Vai trò của các tổ chức không chính thức đối với thái độ lao động và năng suất lao động - Sự ảnh hưởng của tập thể đối với thái độ cá nhân - Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, mối quan hệ nhân sự trong công việc - Giúp các nhà quản trị hiểu rõ hơn về sự động viên con người, quan tâm hơn đối với nhân viên, đối với việc sử dụng quyền hành và thông đạc trong tổ chức, Những hạn chế: - Quá chú ý đến yếu tố xã hội của con người - Xem con người trong tổ chức với tư cách là phần tử của hệ thống khép kín. Bỏ qua mọi sự tác động các yếu tố bên ngoài như: chính trị, kinh tế, xã hội, 1.3.3. Lý thuyết định lượng trong quản trị Lý thuyết định lượng về quản trị được xây dựng trên nền tảng nhận thức cơ bản: “Quản trị là quyết định”, và muốn quản trị có hiệu quả thì các quyết định phải đúng, để có quyết định đúng phải xem xét sự vật – hiện tượng trong mối quan hệ quan hệ hữu cơ của hệ thống, sử dụng các kỹ thuật định lượng, được hỗ trợ đắc lực bỡi sự phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp điện toán, giúp giải quyết nhiều mô hình toán phức tạp với tốc độ cao chưa từng thấy. 16
  8. Nội dung của lý thuyết: - Nhấn mạnh đến phương pháp khoa học trong việc giải quyết các vấn đề quản trị. - Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để giải quyết vấn đề. - Sử dụng các mô hình toán học. - Định lượng hóa các yếu tố có liên quan, và áp dụng các phương pháp toán học và thống kê. - Quan tâm đến các yếu tố kinh tế kỳ thuật hơn là các yếu tố tâm lý – xã hội. - Đi tìm các quyết định tối ưu trong hệ thống khép kín. - Sử dụng công cụ máy tính vào quản trị mà ngày nay nó đã thành cao trào. 1.3.4. Lý thuyết quản trị hiện đại Các nhà quản trị hiện đại ngày nay mà tiêu biểu là Harold Koontz, Fiedler, William Ouchi cho rằng, mỗi lý thuyết quản trị trước đây chỉ phản ảnh những khía cạnh của quản trị. Họ ví các nhà lý thuyết quản trị trước đây như người mù đoán voi, sờ thấy được cái gì thì nói cái ấy, một cách phiến diện. Vì sao như vậy? Bởi do, mỗi tác giả của lý thuyết quản trị có một hướng tiếp cận khác nhau Nói như vậy không có nghĩa, các nhà quản trị hiện đại ngày nay bác bỏ những mặt tích cực của các lý thuyết quản trị trước đó, họ cho rằng mỗi lý thuyết đều có đóng góp nhất định cho sự phát triển lý thuyết và thực hành quản trị. Trách nhiệm của họ là tập hợp và bổ sung thêm để “ Khu rừng lý thuyết quản lý” có hệ thống và ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, hội nhập theo hướng nào được xem là tối ưu nhất thì vẫn chưa được hoàn toàn thống nhất. Sau đây là một số khảo hướng hội nhập đáng chú ý. 1.3.4.1.Hội nhập theo khảo hướng quá trình quản trị Người đứng đầu ủng hộ cho hướng hội nhập này là giáo sư Harold Koontz. Những người ủng hộ hướng hội nhập các lý thuyết quản tri theo quá trình quản trị dựa trên cơ sở những nhận thức rằng, quản trị dù có phong phú đến đâu, dù ở trong lĩnh vực nào cũng đều có chung một quá trình quản trị, đó là: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. 17
  9. Hiện vẫn còn có ý kiến tranh cãi, nhưng khảo hướng theo quá trình quản trị vẫn là khảo hướng có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. 1.3.4.2.Hội nhập theo khảo hướng hệ thống: Lý thuyết hệ thống cho rằng, mỗi tổ chức là một hệ thống, là tập hợp những phần tử có liên quan và phụ thuộc lẫn nhau hợp thành một chỉnh thể thống nhất. Nhiệm vụ quản trị là làm cho các yếu tố đó phù hợp với nhau để đạt tới mục tiêu. Môi trường Những yếu tố Quá trình biến Những yếu tố đầu vào đổi đầu ra Hệ thống 1.3.4.3. Hội nhập theo khả hướng tình huống ngẫu nhiên: Những người ủng hộ hội nhập theo tình huống ngẫu nhiên cho rằng, dù quản trị có phức tạp đến đâu, dù ở lĩnh vực nào. Tất cả các hoạt động nào của người quản trị cũng chỉ là người xử lý các tình huống ngẫu nhiên. 18
  10. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Trong chương này, chúng ta đã nghiên cứu các vấn đề rất khái quát về quản trị. Những vấn đề nghiên cứu chủ yếu đã được thống nhất đó là: - Xét về mặt tổ chức và kỹ thuật của hoạt động quản trị thì quản trị chính là sự kết hợp mọi nỗ lực của con người trong một tổ chức nào đó để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôn khéo và hiệu quả nhất. - Quản trị ra đời đã tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so với lao động của từng cá nhân độc lập. Thực chất của quản trị là quản trị con người, thông qua quản trị để sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của tổ chức, giúp cho tổ chức tồn tại và ngày càng phát triển, đáp ứng được những mong muốn và nguyện vọng của tập thể người lao động trong tổ chức đó. - Quản trị có thể diễn ra trên nhiều lĩnh vực và hoạt động nhưng tựu chung lại thì đó là quản trị về tài sản, về thời gian lao động và quản trị các mối quan hệ của con người trong lao động. - Các nhà quản trị ở trong các tổ chức nhưng không phải ai trong tổ chức đều là nhà quản trị. Hoạt động quản trị liên quan đến sự phối hợp, định hướng, lựa chọn, quyết định để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Chính vì vậy, các thành viên trong tổ chức thường được chia làm hai loại theo đặc thù công việc đó là: người thừa hành và nhà quản trị. - Tuỳ theo quy mô và phạm vi hoạt động của tổ chức mà một tổ chức có thể có nhiều hay ít nhà quản trị. Các nhà quản trị thường được chia làm ba cấp chủ yếu là: Cấp quản trị viên cao cấp, cấp quản trị viên thừa hành, cấp quản trị viên thực hiện. - Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá nhưng giữa những quan niệm ấy đều có điểm chung ở chỗ coi văn hoá là nguồn lực nội sinh của con người, là kiểu sống và bảng giá trị của các tổ chức, cộng đồng người, trung tâm là các giá trị chân - thiện - mỹ. Văn hoá là cái thuộc tính bản chất của con người, chỉ có ở loài người và do con người sinh ra. Do đó, văn hoá giữ vai trò quan trọng, không thể thiếu được đối với đời sống của con người, là nhân tố quyết định tới sự hình thành và hoàn thiện 19
  11. nhân cách của các cá nhân. Không chỉ vậy, văn hoá còn là mục tiêu, là động lực, là linh hồn và hệ điều tiết đối với sự phát triển của kinh tế xã hội. - Môi trường quản trị là tổng hợp các yếu tố và điều kiện khách quan, chủ quan có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của tổ chức, nó bao gồm yếu tố môi trường vĩ mô, yếu tố vi mô bên ngoài tổ chức, yếu tố vi mô bên trong tổ chức. - Trong lịch sử đã có nhiều lý thuyết quản trị khác nhau, trên phương diện khoa học xã hội và nhân văn mỗi một lý thuyết là một tập hợp những mối tương quan giữa những tư tưởng vừa giải thích, vừa tiên đoán các hiện tượng xã hội. Lý thuyết quản trị cũng thế, nó cũng là một hệ thống về những tư tưởng, quan niệm, đúc kết, giải thích về các hoạt động quản trị được thực hành trong thế giới hiện tại. Điều này cũng có nghĩa là lý thuyết quản trị cũng phải dựa vào thực tế và nó đã được nghiên cứu có hệ thống qua các thời đại, nhất là từ thế kỷ XIX. Kết quả là chúng ta có được một di sản đồ sộ và phong phú về quản trị mà các nhà quản trị ngày nay đang thừa hưởng. Chính vì thế mà việc nghiên cứu sự tiến triển của tư tưởng quản trị là cần thiết cho các nhà quản trị trong lý luận và thực hành, cho hiện tại và cho cả tương lai. 20
  12. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Vì sao mọi hoạt động đều cần có sự quản trị? Mục đích của quản trị là gì? 2. Vì sao quản trị mang tính khoa học, tính nghệ thuật? Ý nghĩa của việc hiểu được bản chất này? 3. Phân tích các cấp quản trị trong doanh nghiệp? 4. Vai trò và những thành tố cơ bản của văn hoá trong doanh nghiệp? 5. Phân tích các yếu tố của môi trường quản trị? Ý nghĩa của việc phân tích những yếu tố này? 6. Trình bày lịch sử phát triển của các lý thuyết quản trị: Tác giả tiêu biểu, quan điểm, những đóng góp? 21
  13. TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN Tình huống: HAI ĐIỀU LƯU Ý TRONG QUẢN LÝ F.W. Taylor (1865 - 1915) được mệnh danh là người sáng lập lý thuyết quản lý theo khoa học cho rằng, muốn quản lý thành công phải lưu ý đến hai điều: - Con người về bản chất là lười biếng, không muốn làm việc. - Làm việc phải có tính khoa học. Từ đó Taylor đưa ra cách tổ chức sản xuất theo dây chuyền. Với cách tổ chức nhu vậy, Taylor đã thành công trong việc tổ chức hoạt động ở các xí nghiệp do ông quản lý như: + Một thợ đồng hồ phải làm 12 thao tác, nếu mỗi thao tác phải học 1 năm, tổng cộng 12 thao tác phải đào tạo trong 12 năm, nay chỉ phân họ làm 1 thao tác nên họ dễ dàng thông thạo công việc hơn phải làm cùng lúc 12 thao tác. + Trước kia một thợ đồng hồ tự mình phải làm cả 12 thao tác, nếu họ lơ là công việc cũng khó phát hiện, thì nay làm theo dây chuyền thì chỉ cần một người lười biếng trốn việc thì cả 11 người khác cũng phải nghỉ theo nên rất dễ kiểm soát. + Năng suất lao động tăng thực tế gấp 12 -30 lần so với trước. Câu hỏi: 1. Bạn có suy nghĩ gì về cách quản lý của F.W. Taylor? Và Taylor đã sử dụng nguyên tắc nào trong công tác quản lý? 2. Cách quản lý như trên của F.W. Taylor trong cơ chế thị trường hiện nay có còn hiệu quả nữa hay không, tại sao? 22