Giáo trình Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế
Chính phủ luôn phải đề ra chính sách. Nhưng sự hình thành một ngành học để nghiên
cứu qui trình làm và triển khai chính sách thì lại khá mới. Ngành “hành chính công” có
thể truy nguồn gốc về cuối thế kỷ 19 ở Mỹ, khi vai trò ngày càng tăng của chính phủ đã
tạo ra nhu cầu cần có những chuyên gia quản lý và kỹ thuật có trình độ để trang bị cho
các cơ quan liên bang, tiểu bang và địa phương. Woodrow Wilson, nhà khoa học chính
trị lỗi lạc đầu tiên của trường Princeton và sau này là Tổng thống Mỹ, là người sớm đề
xuất và ủng hộ ngành quản trị công.
Những chương trình này chủ yếu định hướng kỹ năng và dạy nghề, nhưng không đi sâu
vào bản chất của việc làm chính sách. Một trong những công trình quan trọng đầu tiên
xem chính sách công như một ngành nghiên cứu là của E. Pendleton Herring: Public
Policy and the Public Interest (1936). Herring chỉ ra rằng luật luôn luôn khái quát và phải
được diễn dịch để áp dụng cho những tình huống cụ thể. Những người vận dụng luật
chính là các viên chức hay cán bộ hành chính nhà nước. Đa số các nhà quan sát ở Mỹ
trước cuốn sách của Herrings đều ngạc nhiên với ý tưởng cho rằng những nhà quản lý
hành chính không được bầu chọn có thể làm chính sách một cách hiệu quả, nhưng đối với
Herrings thì điều này là hoàn toàn tự nhiên và cần thiết. Tuy nhiên, ông lập luận rằng các
nhà quản lý hành chính cần được đào tạo phù hợp để giúp họ đưa ra các quyết định chính
sách tốt.
cứu qui trình làm và triển khai chính sách thì lại khá mới. Ngành “hành chính công” có
thể truy nguồn gốc về cuối thế kỷ 19 ở Mỹ, khi vai trò ngày càng tăng của chính phủ đã
tạo ra nhu cầu cần có những chuyên gia quản lý và kỹ thuật có trình độ để trang bị cho
các cơ quan liên bang, tiểu bang và địa phương. Woodrow Wilson, nhà khoa học chính
trị lỗi lạc đầu tiên của trường Princeton và sau này là Tổng thống Mỹ, là người sớm đề
xuất và ủng hộ ngành quản trị công.
Những chương trình này chủ yếu định hướng kỹ năng và dạy nghề, nhưng không đi sâu
vào bản chất của việc làm chính sách. Một trong những công trình quan trọng đầu tiên
xem chính sách công như một ngành nghiên cứu là của E. Pendleton Herring: Public
Policy and the Public Interest (1936). Herring chỉ ra rằng luật luôn luôn khái quát và phải
được diễn dịch để áp dụng cho những tình huống cụ thể. Những người vận dụng luật
chính là các viên chức hay cán bộ hành chính nhà nước. Đa số các nhà quan sát ở Mỹ
trước cuốn sách của Herrings đều ngạc nhiên với ý tưởng cho rằng những nhà quản lý
hành chính không được bầu chọn có thể làm chính sách một cách hiệu quả, nhưng đối với
Herrings thì điều này là hoàn toàn tự nhiên và cần thiết. Tuy nhiên, ông lập luận rằng các
nhà quản lý hành chính cần được đào tạo phù hợp để giúp họ đưa ra các quyết định chính
sách tốt.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_nhap_mon_chinh_sach_cong_va_phan_tich_the_che.pdf
Nội dung text: Giáo trình Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Bài 5 Niên khóa 2009-2010 và phân tích thể chế phải không biết về những hệ quả xã hội của sự phân công lao động. Ông đã viết trong cuốn The Wealth of Nations, phiên bản 5: Người mà cả đời chỉ để thực hiện một vài hoạt động giản đơn, mà tác động của những hoạt động đó có lẽ luôn như nhau, hoặc gần như nhau, sẽ không có cơ hội để phát huy hiểu biết của mình, hay thực hiện sự phát minh để tìm ra những biện pháp loại bỏ các khó khăn chưa bao giờ xảy ra. Vì thế lẽ tự nhiên anh ta sẽ mất đi thói quen áp dụng thực hiện, và nhìn chung sẽ trở nên ngu ngốc và trì trệ đến mức mà một sinh vật loài người có thể rơi vào. Trạng thái u mê đầu óc sẽ khiến anh ta, không những không có khả năng thích thú hay tiếp nhận một phần của bất kỳ cuộc đối thoại nào, mà còn không thể tiếp nhận bất kỳ cảm xúc chung, tao nhã hay nhẹ nhàng nào, và kết quả là không có khả năng hình thành bất kỳ nhận định thuần túy nào về nhiều việc thậm chí là những nhiệm vụ thông thường của đời sống cá nhân. Xét theo lợi ích to lớn và rộng hơn của đất nước thì anh ta nói chung không có khả năng nhận định. Smith đề xuất đầu tư công vào giáo dục tiểu học để lấy lại cân bằng trước tác động mất dần kỹ năng và thui chột tư duy của việc phân công lao động. Tuy nhiên, ông vẫn lo lắng về tác động xã hội gây thiệt hại tiềm năng khi biến lao động thành những cái máy. Nhìn chung ông vẫn tin rằng tác động năng suất của việc phân công lao động vẫn đáng giá. David Ricardo, có lẽ là nhà kinh tế theo trường phái cổ điển nổi tiếng nhất sau Smith, đã nắm bắt vấn đề phát triển nền kinh tế thị trường. Ông chấp nhận quan điểm của Smith về nền kinh tế dựa vào sự phân công lao động, ông cũng áp dụng sự phân công xã hội của Smith thành ba giai cấp xã hội: người lao động, nhà tư bản và chủ đất. Ứng với mỗi giai cấp là một nguồn thu nhập: lương cho người lao động, lợi nhuận cho nhà tư bản, và tô lợi cho chủ đất. Đây là sự đặc trưng hóa chính xác bối cảnh kinh tế nước Anh lúc bấy giờ, chủ yếu là nông nghiệp và đại đa số bất động sản là do triều đình và giới quí tộc nắm giữ. Lực đẩy tăng trưởng kinh tế được xem như sự cạnh tranh, thúc đẩy các nhà tư bản tái đầu tư lợi nhuận của mình. Nhưng toàn bộ cấu trúc này có thể bị chặn đứng nếu các chủ đất có thể tăng giá thuê và làm giảm lợi nhuận. Theo Ricardo, tiền lương ứng với sự tiêu dùng đủ sống của người lao động làm việc trong qui trình sản xuất, còn tiền thuê đất và lợi nhuận ứng với thặng dư, được xem như sản phẩm còn lại sau khi trừ lương và bổ sung lại bắp giống. Giới chủ đất tiêu tiền vào những thứ xa xỉ, còn giới tư bản do sự cạnh tranh kích thích sẽ tiếp tục đầu tư lợi nhuận của mình. Một giả định xa hơn là tỉ lệ lợi nhuận là bằng nhau giữa tất cả hoạt động và ngành kinh doanh (lợi nhuận cao hơn trong một ngành sẽ kéo thêm sự tham gia và cạnh tranh trong ngành). Khi dân số tăng, nhiều đất đai được đưa vào canh tác, nhưng diện tích đất mới lại không màu mỡ bằng số đất cũ, giả định rằng nông dân trồng trên đất tốt trước và để đất ít màu mỡ lại sau. Tỉ lệ lợi nhuận xuyên suốt hệ thống giảm khi vùng đất kém năng suất vốn dĩ tạo thặng dư rất ít sau khi trừ chi phí sản xuất, bị giảm đi. Các chủ đất hưởng giá thuê cao hơn trên vùng đất tốt và giới tư bản đẩy giá đất lên cao. Lợi nhuận thấp hơn nghĩa là đầu tư thấp hơn và tăng trưởng chậm hơn. Jonathan Pincus 4
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Bài 5 Niên khóa 2009-2010 và phân tích thể chế Hàm ý chính sách của mô hình Ricardo là rõ ràng: sự nhập khẩu tự do thực phẩm sẽ cung cấp ngũ cốc giá rẻ cần thiết để duy trì lợi nhuận, tốc độ đầu tư cao và tăng trưởng nhanh. Mục tiêu của ông là Luật Bắp ngô, là một loạt đạo luật được quốc hội do giới chủ đất chi phối thông qua vào đầu thế kỷ 19 để bảo vệ tô lợi trước ngũ cốc nhập khẩu giá rẻ. Ricardo khuyến khích kết luận chính sách này với lý thuyết lợi thế so sánh. Theo đó, mỗi nước cần chuyên môn hóa vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế tương đối về chi phí sản xuất. Nói cách khác, các nước không cần phải có lợi thế hiệu quả tuyệt đối để hưởng lợi từ thương mại. Lập luận này hướng đến chống lại giới chủ đất, vì họ cho rằng lương thấp hơn ở nước ngoài có nghĩa là nước Anh phải phải vệ thị trường của mình vì không có lợi thế thương mại tuyệt đối. Ví dụ cho thấy điều này xảy ra như thế nào. Mặc dù người Anh kém hiệu quả hơn người Bồ Đào Nha trong sản xuất vải và rượu, việc giao thương một đơn vị vải cũng đủ để trả cho phần rượu tăng thêm và làm cho thương mại có lợi cho cả hai nước. Kết luận chính của các nhà kinh tế cổ điển vẫn có giá trị với chúng ta ngày nay. Sự phân công lao động là nguồn tăng trưởng năng suất quan trọng. Thương mại giúp các nước khá hơn. Những ràng buộc với thương mại, bất kể dưới hình thức độc quyền trong nước hay những rào cản xuất nhập khẩu, thu nhập thấp hơn và những ưu đãi dành cho những kẻ trục lợi như giới chủ đất so với nhà đầu tư. Đây là những ý tưởng mạnh mẽ có chất lượng trong những nghiên cứu đương đại nhưng vẫn đưa ra được những hàm ý chính sách quan trọng cho phân tích kinh tế hiện đại. Jonathan Pincus 5
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Bài 6 Niên khóa 2009-2010 và phân tích thể chế Nhập môn chính sách công Bài giảng 6 Giá trị và sự phân phối trong tư duy kinh tế Xuyên suốt lịch sử kinh tế học, các học giả đã xoay xở với câu hỏi về giá trị. Như chúng ta sẽ thấy, câu hỏi giá trị liên quan mật thiết đến những mục tiêu của ngành khoa học kinh tế. Sự theo đuổi thước đo giá trị khách quan được gắn liền với sự quan tâm của các nhà kinh tế học cổ điển vào tính năng động dài hạn của hệ thống và sự phân phối thặng dư. Sự chuyển dịch sang chủ nghĩa vật thể đi cùng với sự chuyển dịch trọng tâm từ dài hạn đến ngắn hạn, từ phân phối sang hiệu quả. Vật thể có giá trị với chúng ta vì có thể sử dụng chúng cho những mục đích cụ thể. Chúng ta cần thực phẩm để ăn, nước uống và quần áo để mặc. Chúng ta sử dụng vật thể để phát tín hiệu về vị thế của mình hay khoe của cải. Một chiếc Toyota cũng mang lại dịch vụ đi lại tốt như chiếc Lexus, nhưng chỉ bằng nửa giá. Giá cả vì thế không phải là thước đo hoàn hảo “giá trị sử dụng” vì bất kỳ mục tiêu hay ý nghĩa đáng có nào. Từ thời Adam Smith, các nhà kinh tế đã bình luận thực tế rằng, chúng ta không thể sống thiếu nước, nhưng kim cương là một thứ xa xỉ lại có giá cao hơn rất nhiều. Làm sao có thể như vậy? Giá kim cương phản ánh sự khan hiếm của nó (nước có nhiều, kim cương thì ít). Nhưng đây cũng không phải là lời giải thích vì chúng ta hiếm khi dùng đến kim cương ngoài mục đích là những “món hàng tiêu dùng kêu gọi sự chú ý”, như Thorstein Veblen đã gọi. Joan Robinson ghi chú rằng vấn đề gắn giá trị cho vật thể là khó vì vật thể bản thân chúng không có giá trị trong đó: "Trọng lượng và chiều dài là lẽ thường tình của con người, nhưng khi lẽ thường tình đó được thiết lập thì chúng không thay đổi chúng như nhau đối với Robinson Crusoe cũng như ở Quảng trường Trafalgar; cũng như nhau ở Moscow hay New York. Nhưng giá trị là mối quan hệ giữa con người. Nó không có ý nghĩa gì đối với Robinson Crusoe. Sẽ không bao giờ có một đơn vị đo lường thu nhập quốc gia có cùng ý nghĩa cho tất cả mọi người, nói gì đến một đơn vị mang cùng ý nghĩa ở mọi thời điểm hay trong mọi bối cảnh hệ thống kinh tế khác nhau" (Economic Philosophy, 1962). Giá trị là một quan hệ. Nó xuất hiện từ những tương tác giữa con người, không phải từ sự vật. Vì lý do đó các nhà kinh tế cổ điển đã có một thời gian khó khăn tìm kiếm thước đo giá trị khách quan, và tại sao các nhà kinh tế cuối cùng tập trung vào tính khách quan và “sở thích được tiết lộ”. Các nhà kinh tế cổ điển đã giải đáp hai câu hỏi quan trọng: Một nền kinh tế phức tạp dựa trên sự phân công lao động sẽ hoạt động như thế nào? (câu hỏi thực chứng)? Jonathan Pincus 1
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Bài 6 Niên khóa 2009-2010 và phân tích thể chế Để đảm bảo kết quả kinh tế công bằng hay hợp lý thì luật ứng xử đối với vua chúa, nhà đầu tư, người lao động và chủ đất phải như thế nào? (câu hỏi chuẩn tắc)? Khi tiến bộ trong các ngành khoa học tự nhiên tăng tốc trong thế kỷ 18 và 19, các học giả ngày càng trở nên quen thuộc với ý tưởng tách rời thực tế khỏi giá trị. Ý tưởng cho rằng các lý thuyết cần được kiểm chứng dựa trên quan sát thực tế trở nên phổ biến (thay vì dựa vào những thánh văn hay sản phẩm của sự suy diễn nội tại thuần túy). Adam Smith đặc biệt quan tâm đến những triển vọng đối với sự tiến bộ xã hội và phát triển kinh tế, nhưng ông cũng phát triển lý thuyết bàn tay vô hình thông qua quan sát xã hội theo đúng thực tế. Dần dà, những câu hỏi “cái gì” đang xảy ra được tách khỏi những câu hỏi “nên là gì”. Tuy nhiên, nghiên cứu kinh tế chính trị chủ yếu quan tâm đến sự phát triển của nền kinh tế và sự phân phối lợi ích kinh tế trong dài hạn. Phân tích phân phối “thặng dư” đòi hỏi một số thước đo khách quan giá trị kinh tế. Các nhà kinh tế cổ điển trăn trở với câu hỏi này. Họ hiểu rằng sự vật có giá trị sử dụng, và từ chối ý tưởng cho rằng các giá trị trao đổi (giá cả) phản ánh giá trị thật của sự vật. Lúc đó cung và cầu được cho là không hoạt động theo qui luật kinh tế. Thương mại gắn liền với xa xí phẩm, những dư thừa và thiếu hụt bất ngờ, và giá cả đến mức nó có khuynh hướng biến động mạnh mà không có lý do rõ ràng nào. Quan trọng hơn, nếu giá cả thị trường được chấp nhận như là thước đo giá trị duy nhất, thì sẽ khó nói về sự công bằng của các kết quả kinh tế. Chúng ta có thể thấy điều này trong các kỹ thuật phân tích chi phí và lợi ích hiện đại ngày nay. Phân tích chi phí và lợi ích được thực hiện với “giá mờ” (shadow prices), được cho là phản ánh giá trị “thực” chính xác hơn là giá thị trường. Với Smith và Ricardo, một yếu tố chung cho tất cả hàng hóa và dịch vụ là lao động. Họ cho rằng có thể đi đến một thước đo giá trị khách quan bằng cách tính toán “lao động cần thiết” hay lượng thời gian lao động cần thiết để sản xuất một hàng hóa cụ thể. “Giá trị lao động” thực sự của một hàng hóa không nhất thiết liên quan gì đến giá trị sử dụng hay giá trị trao đổi của nó. Mục đích của nó là làm mẫu số chung. Nhưng đó cũng không phải là giải pháp tốt, vì không ai biết phải cần đến bao nhiêu lao động cần thiết để sản xuất một hàng hóa cho trước, đặc biệt khi những khác biệt trong công nghệ có nghĩa là lao động cần thiết luôn là một mục tiêu di động. Adam Smith thử ý tưởng “giá tự nhiên” như thước đo giá trị khách quan. Giá tự nhiên bao gồm tất cả chi phí sản xuất, gồm lao động, nguyên liệu, tiền thuê và một khoản tỉ suất lợi nhuận “thông thường”. Nhưng cái này cũng không ổn vì nó nhanh chóng chuyển thành kiểu lý luận vòng vo (circular logic). Nếu cần thép để sản xuất than và than để sản xuất thép, thì làm thế nào biết được giá cả tự nhiên của hai mặt hàng này? Ricardo sử dụng lý thuyết giá trị lao động để xem xét những động năng dài hạn của nền kinh tế. Điều này lẽ ra không thể làm được với lý thuyết giá trị sử dụng giá cả thị trường, là thứ rất khả biến và quá tạm thời để đóng vai trò dẫn dắt những qui luật chuyển động dài hạn trong nền kinh tế. Ricardo biết rằng giá thực phẩm đang tăng lên, và ông nhận thấy sự tăng giá gắn liền với sự phát triển dài hạn của hệ thống kinh tế hơn là những biến động ngắn hạn. Hệ thống giá trị của ông do đó tạo ra lý thuyết phân phối. Giá trị sản xuất Jonathan Pincus 2
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Bài 6 Niên khóa 2009-2010 và phân tích thể chế nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố lao động đầu vào. Tiền lương chỉ vừa đủ để đảm bảo sự tồn tại của người lao động. Lợi nhuận bằng tiền lương trừ tô lợi trả cho chủ đất và trừ chi phí sản xuất (giống). Khi đất kém màu mỡ được đưa vào sản xuất, thì lợi nhuận sẽ biến mất do năng suất biên giảm. Hệ thống của Ricardo rất sâu sắc và chẩn đoán một cách chính xác mối liên kết giữa những hạn chế thương mại và lợi nhuận giảm đi. Nhưng lý thuyết giá trị lao động đã khiến ông không thấy được những dạng thay đổi công nghệ làm ngắt quảng sự kết nối giữa áp lực dân số và khả năng lợi nhuận. Kết luận của ông cho rằng nền kinh tế sẽ trì trệ trong dài hạn đã được thực tế chứng minh là không đúng. Những cố gắng của các nhà kinh tế cổ điển để đi đến một thước đo giá trị khách quan đã mai một. Một lứa các nhà kinh tế mới, chịu ảnh hưởng mạnh của sự phát triển về kỷ thuật và vật lý, đã chuyển sang tìm kiếm thước đo giá trị giúp họ ứng dụng những công cụ toán học vào nền kinh tế. Gần như đồng thời ở ba nước, có ba nhà kinh tế quyết định rằng cách thức tiến triển là phải bỏ đi ý tưởng thước đo giá trị khách quan và chuyển sang những thước đo chủ quan. Nói cách khác, giá trị không phải là đặc tính thực của hàng hóa. Chúng ta gắn giá trị vào hàng hóa dựa trên sở thích của mình, và không có gì đảm bảo (thực tế hoàn toàn không thể) rằng hai người sẽ gắn cùng chính xác một giá trị cho một loạt những hàng hóa trên thị trường, hay cho cùng hàng hóa ở hai thời điểm bất kỳ. Giá trị không phản ánh trong lao động cần thiết hay chi phí sản xuất, mà trong số tiền mà một người sẵn lòng bỏ ra để trả cho đơn vị hàng hóa cuối cùng vào một thời điểm bất kỳ. William Stanley Jevons ở Anh, Leon Walras ở Pháp và Carl Menger ở Áo đã đi đến kết luận này trong vài năm riêng lẽ vào cuối thế kỷ 19. Mặc dù có những khác biệt tinh tế giữa họ, và những người theo họ, cả ba người gộp lại đã hình thành nên điều được biết đến như là “cuộc cách mạng cận biên”. Lần đầu tiên, giá trị kinh tế được xác định với sở thích chủ quan của người tiêu dùng, trọng tâm là giá cả được đưa ra cho đơn vị hàng hóa cuối cùng được giao dịch trên thị trường. Sự chuyển dịch từ khách quan sang chủ quan, và từ dài hạn sang ngắn hạn, đã cho phép các nhà kinh tế này và những người theo họ áp dụng các nguyên tắc đại số và sau đó là các phép tính vào hành vi thị trường. Vilfred Pareto tiếp bước, chuyển kinh tế học từ thước đo số học thỏa dụng sang thứ bậc thỏa dụng, với những thuộc tính toán học tốt hơn. Sự tối ưu Pareto (là cụm từ được các nhà kinh tế học sử dụng sau khi Pareto mất) mang ý nghĩa một vị thế mà tại đó không người tiêu dùng nào có thể cải thiện sự thỏa mãn theo thứ bậc sở thích của mình mà không làm người khác bị thiệt. Sự trao đổi tự nguyện và sự cân bằng trở thành tâm điểm của kinh tế học. Có điều gì bị mất đi trong sự chuyển tiếp từ khách quan sang chủ quan và từ động năng dài hạn sang cân bằng ngắn hạn không? Quay trở lại hai câu hỏi chiếm lĩnh tâm trí của các nhà kinh tế cổ điển: một nền kinh tế phức tạp hoạt động như thế nào trên nền tảng phân công lao động; và các tác nhân trong nền kinh tế hành xử như thế nào? Sự chuyển dịch sang chủ nghĩa cận biên dẫn đến sự tách bạch có tính quyết định giữa kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Chủ nghĩa cận biên mang lại nền tảng cho lý thuyết cân bằng riêng phần và tổng thể, nó tạo ra một tập hợp công cụ phức tạp để mô tả các Jonathan Pincus 3
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Bài 6 Niên khóa 2009-2010 và phân tích thể chế hiện tượng kinh tế, ít nhất trong ngắn hạn. Nhưng câu hỏi mang tính chuẩn tắc thì hầu như biến mất. Với khuôn khổ khách quan, sự bất khả khi so sánh giữa các cá nhân, thì không có cách nào để đi đến những nhận định liên quan đến sự công bằng hay “đạo đức” của các kết cục kinh tế. Kinh tế học mất đi sự quan tâm đến câu hỏi đúng và sai, và ngày càng tập trung vào việc tối đa hóa thỏa dụng như được đo lường theo quan điểm sở thích được tiết lộ của người tiêu dùng. Hiệu quả, không phải công bằng là mục tiêu của phân tích kinh tế. Khác Ricardo, các nhà kinh tế không còn quan tâm đến sự phân phối thặng dư kinh tế, thu nhập hay của cải. Kinh tế học không trả lời cho câu hỏi làm thế nào tạo ra một xã hội tốt và công bằng. Đó không còn là điều mà các nhà kinh tế cảm thấy thoải mái khi nói đến. Họ cũng không thoải mái khi nói đến những kết quả không công bằng hay sự bóc lột. Cách tiếp cận giá trị chủ quan của họ khiến họ không thể phán xét bất kỳ giao dịch nào diễn ra một cách tự nguyện. Các nhà kinh tế nhường cho chính trị gia và công chúng việc đặt ra quan điểm về xã hội tốt, và họ giới hạn hoạt động của mình vào việc mô tả các chính sách được thiết kế để đạt được những mục tiêu này. Sự chuyển dịch thứ hai từ dài sang ngắn hạn. Lý thuyết cận biên về giá trị, dựa vào thứ hạng sở thích, chỉ mở rộng đến trạng thái cân bằng kế tiếp (phiên bản Áo gọi là tức thời). Động năng dài hạn của hệ thống không phải là câu hỏi dễ dàng giải đáp. Quá trình tích lũy vốn theo sau là đầu tư cũng rắc rối, vì ở trạng thái cân bằng tất cả lợi nhuận đều bị cạnh tranh lấy đi. Mãi về sau, các nhà kinh tế cận biên mới tạo ra mô hình tăng trưởng kinh tế giải thích tăng trưởng như là một sản phẩm của sự thay đổi công nghệ và tăng trưởng dân số. Những mô hình này đã soi sáng một số khía cạnh của quá trình tăng trưởng, nhưng chúng không thật sự thực tế. Dài hạn vẫn là một vấn đề đối với kinh tế học hiện đại. Điều này có ý nghĩa gì với mối quan hệ giữa kinh tế học và chính sách công? Quan trọng nhất là nó cho ta biết ý tưởng về những gì có thể kỳ vọng từ các nhà kinh tế và kinh tế học. Kinh tế học hữu dụng nhất khi là tập hợp các công cụ để chỉ ra cách làm hiệu quả nhất (về chi phí) để đạt được một mục tiêu cho trước. Nó không hữu ích lắm khi quyết định mục tiêu nên là gì, hay đánh giá sự công bằng hay ý nghĩa đạo đức của các kết quả kinh tế. Các nhà kinh tế lập luận rằng khoa học không thể đưa ra các quyết định đạo đức mà đó chính là một phần của qui trình chính trị. Jonathan Pincus 4
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Bài 7 Niên khóa 2009-2010 và phân tích thể chế Hiệu quả và mô hình thị trường cạnh tranh Phương pháp phân loại cơ sở lý luận chính sách công bắt đầu từ khái niệm mô hình thị trường hoàn hảo hay lý tưởng hóa. Đây là một trong những khái niệm căn bản trong kinh tế học hiện đại liên quan đến số lượng lớn doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và người tiêu dùng tối đa hóa thỏa dụng. Theo thuật ngữ đơn giản này, mọi người đều chọn cái tốt nhất cho mình. Theo một số giả định, các hành vi tự thúc đẩy của các tác nhân kinh tế này sẽ dẫn đến các mô thức sản xuất và tiêu dùng hiệu quả. Hiệu quả, theo đó là không có cách nào để tăng lợi ích cho người này mà không làm thiệt hại đến lợi ích của người khác. Khái niệm hiệu quả, hay hiệu quả Pareto, hoặc phân bổ tối ưu Pareto, nói đến việc phân bổ mang tính chất không thể tăng phúc lợi của người tiêu dùng này mà không làm thiệt hại đến phúc lợi của người tiêu dùng khác. Ví dụ bằng trò chơi cắt bánh. Thị trường cạnh tranh được xem là chuẩn mực của hiệu quả, hay tối ưu Pareto. Khi người tiêu dùng đến nhà thuốc mua thuốc trị cúm, họ có thể thất vọng vì giá thuốc Tamiflu quá cao. Đồng thời, khi công ty dược sản xuất loại thuốc này, họ muốn giá thuốc phải cao hơn. Đơn giản là người mua muốn trả ít, còn người bán muốn giá cao. Liệu có “giá thuốc đúng” theo quan điểm xã hội không? Trong một thị trường cạnh tranh, áp lực cung và cầu sẽ quyết định giá (và lượng) hàng hóa dịch vụ sao cho lợi ích của người tiêu dùng và nhà sản xuất lớn nhất. Tại sao và như thế nào? Hình dung ngày lễ Valentine. Có 28 cô gái xinh đẹp trong lớp và chỉ có một món quà mà các cô mong đợi: một album nhạc luôn đứng đầu bảng xếp hạng của các giảng viên FETP và chỉ có một đĩa CD duy nhất. Đĩa nhạc được bán ở phòng cô Kim Châu. Giả sử có bốn anh nam xuất hiện, mỗi người được yêu cầu viết riêng ra một tờ giấy mức giá mà họ muốn mua. Giả sử các mức giá lần lượt là $100, 80, 70 và 50 cho Hùng, Dũng, Chiến, Thắng. Sau đó bắt đầu đấu giá, mức khởi đầu được đưa ra là $10, ai cũng muốn mua. Sau đó giá tăng lên và dừng ở mức $90 do Hùng đưa ra. Lúc đó, Dũng, Chiến, và Thắng đều bỏ cuộc vì họ không muốn trả nhiều như vậy. Hùng trả $90 và lấy đĩa CD. Anh ta được gì? Một cuộc thương thảo thật sự với thặng dư của Hùng là $10. Thặng dư tiêu dùng là chênh lệch giữa mức sẵn lòng chi trả và mức thực tế họ phải trả. Vậy giá thấp hơn thì thặng dư sẽ cao hơn. Mục tiêu khi đưa ra khái niệm thặng dư tiêu dùng là để phân định mức độ mong đợi của kết quả thị trường. Thặng dư tiêu dùng đo lợi ích mà người mua nhận được từ một hàng hóa theo nhận định của họ. Do đó thặng dư tiêu dùng là thước đo phúc lợi kinh tế tốt nếu các nhà hoạch định chính sách tôn trọng sở thích của người mua. Tuy nhiên, một số trường hợp các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn cách không quan tâm đến thặng dư tiêu dùng. Ví dụ, người nghiện ma túy sẽ sẵn sàng trả giá cao, nhưng không thể nói họ hưởng lợi lớn nếu mua được ma túy giá rẻ. Theo quan điểm chính sách, mức sẵn lòng chi trả trong ví dụ này không phải là thước đo tốt cho lợi ích người mua, và thặng dư tiêu dùng không phải là thước đo phúc lợi kinh tế tốt, vì người nghiện không nhắm đến lợi ích tốt nhất của mình. Tuy nhiên, ở đa số thị trường, các nhà kinh tế thường Jonathan Pincus 1