Giáo trình Kinh tế quốc tế (Phần 1)

Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên trái
đất có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công
lao động quốc tế cùng với các quan hệ kinh tế quốc tế của chúng. Sự phát triển
của nền kinh tế thế giới phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất của phân công lao động quốc tế và của việ phát triển quan hệ kinh tế
quốc tế. Ngày nay nền kinh tế thế giới là một thực thể kinh tế đặc thù, duy nhất,
có cơ cấu nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ quan hệ với những phạm vi hoạt động 
khác nhau. Các bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới tác động qua lại, nhiều
chiều trong sự vận động không ngừng cả về mặt lượng và mặt chất. Nền kinh tế
thế giới, theo cách tiếp cận hệ thống bao gồm hai bộ phận 
pdf 81 trang hoanghoa 09/11/2022 5900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế quốc tế (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_quoc_te_phan_1.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế quốc tế (Phần 1)

  1. GIÁO ÁN KINH TẾ QUỐC TẾ Nguyễn Ngọc Thiện dương (1,7%). Điển hình là kinh tế Cộng hoà liên bang Nga đã chấm dứt thời kỳ suy thoái 10 năm. Năm 2000 các các chỉ tiêu phát triển kinh tế CHLB Nga đã thể hiện rõ dấu hiệu tích cực. Như vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước và nhóm nước diễn ra rất không đều, làm mở rộng hơn nữa hố sâu ngăn cách về sự giàu có và trình độ phát triển giữa các quốc gia. b- Thương mại quốc tế tiếp tục gia tăng với tốc độ khá cao gấp khoảng hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP, thể hiện xu hướng tự do hoá thương mại trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên sự gia tăng thương mại không đều giữa các nước và nhóm nước đưa đến tình trạng thặng dư thương mại của một số nước này và sự thâm hụt của một số nước khác. Sự cạnh tranh trong buôn bán quốc tế ngày càng gay gắt. Đặc biệt, thặng dư thương mại giữa các nước châu Á với Mỹ cùng với sự căng thẳng chính trị nảy sinh trong quá trình đó trở thành những vấn đề tiềm ẩn của những nguy cơ trong nền thương mại thế giới. c- Đầu tư nước ngoài trên thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức độ cao hơn mức độ gia tăng của thương mại quốc tế (trên 10%/năm) với những thay đổi đáng kể trong cơ cấu chủ đầu tư, cơ cấu lĩnh vực đầu tư cũng như tính đa phương và đa chiều, đa hình thức của hoạt động đầu tư quốc tế. Sự thành công trong phát triển kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư phản ánh các dòng vốn ồ ạt đổ vào các thị trường đầu tư mới nổi lên trong những năm gần đây, đồng thời cũng thể hiện quá trình chuyển đổi mạnh mẽ sang hệ thống tài chính toàn cầu thông thoáng hơn. Tuy nhiên các quốc gia trước hết là các nước đang phát triển, cũng cần phải thận trọng hơn trước sự tiếp nhận với quy mô ngày càng lớn các dòng vốn nói trên vì bản thân sự vận động của chúng rất dễ bị tổn thương do sự nhạy cảm của thị trường vốn quốc tế vì những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển bền vững cũng như những hậu quả tiêu cực khác có thể xảy ra trong hoạt động đầu tư quốc tế. d- Thị trường tài chính toàn cầu phát triển đang đặt ra những vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với các nước quan hệ tài chính - tiền tệ quốc tế. Các quan hệ tài chính - tiền tệ quốc tế diễn ra với tốc độ vận hành tức thời của mạng lưới thông tin viễn thông hiện đại vừa thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của những TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 11
  2. GIÁO ÁN KINH TẾ QUỐC TẾ Nguyễn Ngọc Thiện quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế, vừa đặt ra những yêu cầu mới cho việc kiểm soát những rủi ro về hối đoái cũng như về khả năng thanh toán. Sự cạnh tranh giữa các đồng tiền, trước hết là những ngoại tệ mạnh, trong hệ thống tiền tệ quốc tế ngày càng gay gắt. Các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, sự chao đảo của thị trường chứng khoán thế giới, sự gia tăng của các khoản nợ nước ngoài, đặc biệt là những khoản nợ không có khả năng thanh toán có thể gây nên những biến động mạnh và sự thiệt hại to lớn cho không những một nhóm nước mà cả cho nền kinh tế toàn cầu. Bởi vậy cần thiết phải có những tổ chức và cơ chế phối hợp một cách nhạy bén trên phạm vi toàn thế giới để dự báo và ngăn ngừa những rủi ro trên thị trường chứng khoán và tiền tệ thế giới. Vai trò của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế ngày càng trở nên quan trọng và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với việc hình thành các tổ chức tài chính tiền tệ khu vực cũng như cải tổ các tổ hiện có. e- Bên cạnh các quá trình phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội và môi trường sinh thái đặt ra ngày càng gay gắt. Đó là các vấn đề giải quyết nạn thất nghiệp, vấn đề đói nghèo, vấn đề bệnh tật của xã hội hiện đại, vấn đề thay đổi khí hậu và thời tiết, vấn đề dân số, lương thực, năng lượng Đây chính là các vấn đề có tính chất toàn cầu, liên quan đến sự phát triển và sự sống còn của tất cả các quốc gia, đòi hỏi sự phối hợp liên quốc gia, thậm chí trên bình diện toàn cầu trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến sự phát triển bền vững của các dân tộc. g- Trong các hoạt động kinh doanh quốc tế, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn đồng thời quá trình hợp tác cũng diễn ra ngày càng phong phú hơn, ở nhiều cấp độ khác nhau, rộng và sâu hơn. Các phương thức cạnh tranh mới xuất hiện. Muốn đạt được thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi một sự năng động, một tầm nhìn rộng rãi, một sự thích ứng thường xuyên, một trình độ khoa học và công nghệ cao cũng như sự am hiểu về nền văn hoá, tâm lý của các dân tộc, một trình độ quản lý giỏi và khả năng hợp tác đầu tư quốc tế. Đi đôi với cạnh tranh là sự hợp tác với các cấp độ khác nhau, các bình diện khác nhau, các hình thức khác nhau. Sự hợp tác diễn ra trong hoạt động buôn bán, hoạt động đầu tư, hoạt động chuyển giao công nghệ cũng như trong các loại hình dịch vụ khác nhau. Các khuôn khổ mới cho sự hợp tác phát triển giữa các quốc gia được TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 12
  3. GIÁO ÁN KINH TẾ QUỐC TẾ Nguyễn Ngọc Thiện hình thành theo khu vực cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Sự hội nhập khu vực và quốc tế của các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển diễn ra với quy mô ngày càng lớn và cường độ ngày càng mạnh mẽ. Điều đó tạo nên cơ hội mới cho sự phát triển nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới cho tất cả các quốc gia, trước hết là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. h- Các trung tâm kinh tế và cường quốc kinh tế mới được hình thành và phát triển, chúng giữ vai trò ngày càng lớn trong sự vận động của các quan hệ kinh tế quốc tế, tác động ngày càng mạnh đến quá trình quốc tế hoá thể hiện trên các bình diện toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế thế giới đang chuyển từ trật tự cũ sang trật tự mới với một số nét đại lược như sau: * Ba liên minh kinh tế lớn chi phối các quan hệ kinh tế quốc tế: - Liên minh châu Âu (EU) sẽ mở rộng ra 20 nước từ năm 2001 và có thể sẽ được mở rộng ra hơn nữa. - Khối NAFTA cũng mở rộng ra khỏi khuôn khổ Bắc Mỹ. Đồng thời cũng sẽ hình thành khu vực Mậu dịch tự do cho các nước châu Mỹ La tinh từ sau năm 2000. - APEC sẽ trở thành khối mậu dịch tự do từ năm 2020 với dân số và tiềm lực kinh tế và kỹ thuật khổng lồ. * Các cường quốc thế giới mới nổi lên như Trung quốc, Ấn Độ, CHLB Nga, CHLB Đức Riêng khu vực châu Á, các nhân tố giữ vai trò quan trọng là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và các nước công nghiệp mới NICs. * Hình thành trật tự kinh tế mới với các liên kết kinh tế khu vực và tiểu khu vực, các trung tâm kinh tế lớn giữ vai trò quan trọng trong viềc chi phối các quan hệ kinh tế quốc tế. Sự phân hoá giữa các nước giàu nghèo ngày càng nổi rõ. Nguy cơ đối với các quốc gia đang phát triển tăng lên và càng ở vj trí bất lợi hơn trong giao lưu kinh tế quốc tế. Vấn đề dân tộc và quốc gia cũng nổi lên và chi phối các quan hệ kinh tế quốc tế. 2- NHỮNG XU THẾ LỚN TRONG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ DỰ BÁO TƯƠNG LAI CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2.1. Khái niệm TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 13
  4. GIÁO ÁN KINH TẾ QUỐC TẾ Nguyễn Ngọc Thiện Nền kinh tế thế giới ngày càng chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau, cả nhân tố kinh tế, kỹ thuật, xã hội, chính trị cũng như các nhân tố tự nhiên. Sự vận động của nền kinh tế thế giới cũng diễn ra với nhiều xu thế khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, bởi vì thế giới là sự thống nhất của các mâu thuẫn. 2.2. Xu thế Từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã chịu sự tác động của một loạt những xu thế mới, trong đó nổi bật lên là: - Xu thế phát triển mang tính bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ. - Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. - Xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác với sự ưu tiên các nguồn lực cho phát triển kinh tế. Bên cạnh nhiều xu thế khác, ba xu thế nói trên giữ vai trò chủ yế trong việc định hướng phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung, sự phát triển kinh tế của từng quốc gia nói riêng. Nó giữ vai trò chủ yếu vì chúng phản ánh động lực của sự phát triển (xu thế thứ nhất), trạng thái của sự phát triển (xu thế thứ hai) và phương thức của sự phát triển (xu thế thứ ba) của nền kinh tế thế giới. 2.3. Bước sang thế kỷ XXI, ba xu thế nói trên vẫn tiếp tục thể hiện vai trò có tính bao trùm và thường xuyên quyết định, mặc dù có thêm những những sắc thái mới, phức tạp hơn và đa dạng hơn. Những sắc thái mới này thể hiện ở các khía cạnh sau: a. Do tác động của cách mạng khoa học - công nghệ với một cường độ lớn hơn và trình độ cao hơn làm thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất và dịch vụ mạnh mẽ hơn và sâu sắc hơn, thể hiện ở một số hướng sau: - Các ngành công nghiệp "cổ điển" giảm dần tỷ trọng và vai trò của nó, trở nên "mãn chiều xế bóng". Các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao tăng nhanh, đặc biệt là các ngành dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất. Chúng giữ vai trò "khớp nối", bảo đảm cho toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội được thông suốt và phát triển với tốc độ cao. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 14
  5. GIÁO ÁN KINH TẾ QUỐC TẾ Nguyễn Ngọc Thiện - Cơ cấu kinh tế trở nên "mềm hoá", khu vực kinh tế phi hình thức được mở rộng, nền "kinh tế tượng trưng" có quy mô lớn hơn nền "kinh tế thực" nhiều lần. - Cơ cấu lao động theo ngành nghề có sự thay đổi sâu sắc, xuất hiện nhiều nghề mới, những nghề với sự đan kết của nhiều lĩnh vực khoa học - công nghệ. b. Do tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, của sự phân công lao động quốc tế, do vai trò và tầm hoạt động mới của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia, quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu trên 2 cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá và đưa đến sự chuyển biến nhanh chóng của thể chế kinh tế thế giới, đưa nền kinh tế thế giới trên bước vào cạnh tranh toàn cầu bên cạnh việc đẩy mạnh tìm kiếm sự hợp tác trong cạnh tranh. Thể chế kinh tế thế giới chuyển biến theo hướng thị trường hoá nền kinh tế của từng quốc gia; quốc tế hoá thể chế kinh tế giữa các nước theo hướng mở cửa với sự xuyên suốt của thể chế thị trường; theo hướng nhất thể hoá và tập đoàn hoá kinh tế khu vực (thành lập và phát triển các tổ chức kinh tế quốc tế, các liên kết kinh tế khu vực dưới dạng hiệp hội mậu dịch tự do, đồng minh thuế quan, khu vực đầu tư tự do, Liên minh kinh tế ). c. Xu thế toàn cầu hoá kinh tế gia tăng với các biểu hiện mới về vai trò ngày càng lớn của hoạt động tài chính - tiền tệ; sự gia tăng của Mậu dịch quốc tế nhanh hơn nhiều tốc độ tăng trưởng kinh tế; việc gia tăng làn sóng sáp nhập các công ty xuyên quốc gia; vai trò ngày càng quan trọng của trí thức và sự phát triển loại hình kinh tế tri thức. Công nghệ thông tin phát triển làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất và đời sống, đưa đến sự tác động ngày càng lớ của kinh tế đến chính trị và xã hội. Quá trình toàn cầu hoá diễn ra cả bề rộng và bề sâu, một mặt đưa tới cơ hội cho sự phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới, giúp cho việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên hiện có trên trái đất cũng như gây tác động ngược trở lại đối với sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ và đối với việc phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá kinh tế cũng đưa đến những thách thức lớn ở nhiều góc độ khác nhau như sự gia tăng của các rủi ro kinh tế (khủng TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 15
  6. GIÁO ÁN KINH TẾ QUỐC TẾ Nguyễn Ngọc Thiện hoảng tài chính - tiền tề khu vực, sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, việc hình thành các "bong bóng" tài chính và tiền tệ ) cũng như gây nên mâu thuẫn giữa kinh tế với chính trị và xã hội (làm suy giảm tính độc lập và chủ quyền quốc gia, gây nên sự phụ thuộc quá mức vào các trung tâm kinh tế lớn, phương hại đến sự phát triển văn hoá dân tộc ). Trong quá trình toàn cầu hoá kẻ mạnh thường là thu được nhiều lợi ích hơn còn người yếu dễ bị thua thiệt. Những quốc gia có tiềm lực lớn, có điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh quốc tế sẽ tìm cách khai thác quá trình toàn cầu hoá và cài đặt các lợi ích của họ. Các quốc gia phát triển chậm hơn không thể bị động theo sau, cũng không thể tham gia vào quá trình toàn cầu hoá một cách bị động và vô vọng được. 2.4. Bên cạnh ba xu thế nổi bật nêu trên, đối với các quốc gia ở châu Á phải kể đến xu thế thứ tư là: Sự phát triển của vòng cung châu Á - Thái Bình Dương với các quốc gia có nền kinh tế hết sức năng động, đạt nhịp độ phát triển cao liên tục qua nhiều năm, đang làm cho trung tâm của nền kinh tế thế giới dịch chuyển dần về khu vực này. Vòng cung châu Á - Thái Bình Dương có khoảng 2 tỷ dân, chiếm gần 40% GNP của toàn thế giới với những tài nguyên thiên nhiên phong phú, đã từng có những nền văn minh rực rỡ trong quá khứ và ngày nay đang chứng tỏ một sự phát triển hết sức mau lẹ, chưa từng có trong tiền tệ. Người ta dự báo rằng thế kỷ XXI là thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương. Điều đó tạo điều kiện cho việc hình thành những quan hệ quốc tế mới, tạo nên những khả năng mới cho sự phát triển đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới cho tất cả các quốc gia. Sự phát triển của vòng cung châu Á - Thái Bình Dương đòi hỏi mỗi nước phải tính đến trong chiến lược phát triển của mình. Ngoài những xu thế nêu trên còn có nhiều xu thế khác chi phối sự vận động của nền kinh tế thế giới, thí dụ xu thế "mềm hoá" cơ cấu kinh tế của các quốc gia, xu thế hình thành các liên kết tiểu khu vực (tam giác phát triển, tứ giác phát triển ), xu thế phát huy các nhân tố truyền thống, xã hội và văn hoá trong cạnh tranh kinh tế, xu thế đa nguyên tranh cực, xu thế phục hồi kinh tế, xu thế cạnh tranh khoa học - kỹ thuật, xu thế chấn chỉnh xã hội, xu thế cảnh giới quốc tế, xu thế bành trướng tôn giáo Trên cơ sở phân tích tác động của các xu thế nêu trên, có thể dự báo tương lai của nền kinh tế thế giới sau vài ba thập kỷ tới. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 16
  7. GIÁO ÁN KINH TẾ QUỐC TẾ Nguyễn Ngọc Thiện 1- Do tác động của cách mạng khoa học - công nghệ mà kết cấu ngành sản xuất và dịch vụ chuyển dịch theo hướng: - Các ngành công nghiệp cổ điển giảm dần tỷ trọng và ý nghĩa của nó. Nhiều ngành trở nên mãn chiều xế bóng và thu hẹp dần tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc dân. - Các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao tăng nhanh, đặc biệt là các ngành dịchvụ kỹ thuật phục vụ sản xuất chiếm vị trí ngày càng lớn. Chúng giữ vai trò "khớp nối" đảm bảo cho toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội được thông suốt và phát triển với tốc độ cao. - Kết cấu kinh tế trở nên "mềm hoá", khu vực kinh tế phi hình thức được mở rộng, nền kinh tế "tượng trưng" có quy mô lớn hơn nền kinh tế "thực" nhiều lần. Vai trò của các hoạt động tài chính và tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ công nghệ càng trở nên quan trọng, các luồng vốn di chuyển với quy mô lớn và đa chiều giữa các quốc gia trên thế giới. - Kết cấu lao động theo ngành nghề có những thay đổi sâu sắc, xuất hiện nhiều nghề mới, những nghề với sự đan kết của nhiều lĩnh vực khoa học - công nghệ. 2- Sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, vai trò của các công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia ngày càng lớn trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Chúng như những con bạch tuộc khổng lồ với các vòi hút bám ở khắp nơi với các hệ thống chi nhánh bao trùm mọi lĩnh vực lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, tham gia mạnh mẽ vào quá trình phát triển khoa học - kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, thực hiện phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá ở tầm quốc tế cũng như tham gia vào sự điều tiết kinh tế quốc tế. Các công ty lớn theo đuổi giá thành thấp trên phạm vi toàn cầu với cơ cấu tổ chức sản xuất và tiêu thụ tối ưu: Tổ chức nghiên cứu ở nước thứ nhất, sản xuất các yếu tố sản phẩm ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư, gửi tiền ở nước thứ năm Các công ty đa quốc gia tìm cách thoát ly khỏi sự kiểm soát của chính phủ, đồng thời ảnh hưởng mạnh đến việc hoạch định chính sách của các chính phủ. Sự cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ của tình báo công nghiệp. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 17
  8. GIÁO ÁN KINH TẾ QUỐC TẾ Nguyễn Ngọc Thiện Mức độ xã hội hoá lao động và tư bản tăng lên. Lao động sống ngày càng có trình độ cao và trở nên đắt đỏ hơn. 3- Phương thức tổ chức của nền sản xuất phát triển theo chiều hướng ngược lại so với tính chất của xã hội công nghiệp, đó là chiều hướng: - Phi tiêu chuẩn hoá - Phi chuyên môn hoá - Phi tập trung hoá - Phi tối đa hoá Tự động hoá sản xuất đồng bộ với kỹ thuật điều khiển linh hoạt là đặc điểm nổi bật của tổ chức sản xuất trong tương lai. 4- Xã hội loài người đang bước sang nền văn minh mới với những cơ sở mới cho sự phát triển của nó. - Cơ sở năng lượng mới với nhiều nguồn khác nhau có thể tái sinh được. - Cơ sở công nghệ mới: công nghệ không phế thải, công nghệ khép kín. - Cơ sở nguyên liệu mới: thông tin là một nguồn nguyên liệu lớn. - Cơ sở tổ chức sản xuất mới: quy mô nhỏ, linh hoạt, ít vốn năng lượng. - Khái niệm kinh tế mở rộng hơn: phải tính giá thành xã hội, tính lợi ích sinh thái và môi trường, sở hữu trí tuệ là loại hình sở hữu phát triển cao. Trong cuốn sách "Dự báo thế kỷ XXI" - công trình tập thể của các tác giả Trung Quốc (NXB Thượng Hải - 12/1996) đã nêu lên dự báo về nền kinh tế thế giới thế kỷ XXI với một số xu thế phát triển mới cảu nền kinh tế thế giới là: - Cải cách và điều chỉnh - Xu thế nhất thể hoá - Tập đoàn hoá khu vực Mậu dịch quốc tế trở nên "mềm hoá" về nội dung "cao cấp hoá" về cơ cấu, "tập đoàn hoá" về hình thức tổ chức, "cao tốc hoá" về phát triển dịch vụ, "bảo hộ hoá" về lợi ich, "toàn cầu hoá" về quản lý, "đa phương hoá" về thể chế mậu dịch Vai trò mới của các công ty xuyên quốc gia thể hiện ở việc "đa nguyên hoá" chủ thể đầu tư, "toàn cầu hoá" chiến lược kinh doanh, "đa dạng hoá" cơ cấu đầu tư, "địa phương hoá xí nghiệp" của các công ty ở nước ngoài. Xa lộ thông tin phục vụ cho sự phát triển kinh tế. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 18
  9. GIÁO ÁN KINH TẾ QUỐC TẾ Nguyễn Ngọc Thiện Cũng trong cuốn sách trên, người ta dự báo về những đặc trưng mới của "tinh thần kinh tế thị trường hiện đại" trên 6 phương diện sau đây: Một là, biến động cơ mưu lợi đơn thuần và dục vọng muốn làm giàu về vật chất thành cảm giác tự hào về thành tựu và trách nhiệm xã hội, làm cho hành động kinh tế của toàn dân tộc có động cơ cao hơn hẳn. Hai là, biến chủ nghĩa coi trọng thương nghiệp và ý thức làm giàu bằng lưu thông hàng hoá thành tinh thần công nghiệp và thực nghiệm. Ba là, biến ý thức coi trọng tư bản hàng hoá và tiền bạc thành ý thức coi trọng nguồn vốn nhân lực. Bốn là, biến ý thức hại người lợi mình thành ý thức vừa lợi mình vừa lợi người, tôn trọng tinh thần chính nghĩa và lành mạnh trong trao đổi kinh tế. Năm là, biến ý thức coi thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên là đối tượng của lao động thành ý thức coi sự thống nhất hữu cơ giữa con người và thiên nhiên trong hiện tại, đề cao lý thuyết sinh thái. Sáu là, biến ý thức an nhàn hưởng lạc trong sự giàu có vô cùng tận và thủ đoạn làm giàu không lương thiện thành tinh thần siêu việt mưu cầu giá trị và ý nghĩa cuộc sống. Với những dự báo nêu trên, người ta đưa ra những nét phác thảo về quang cảnh toàn cầu của thiên niên kỷ tới thể hiện ở bước nhảy vọt về khoa học kỹ thuật, ở việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn liền với sức sản xuất sinh thái cũng như ở những đường nét mới về sự phát triển của văn hoá nghệ thuật. 2.5. Khái quát về các ván đề có tính chất toàn cầu Cho đến nay, các vấn đề có tính chất toàn cầu bao gồm nhiều loại hình, liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng như tự nhiên. Theo quan điểm của Đảng CS Việt Nam, có bốn vấn đề toàn cầu nổi bật là "giữ vững hoà bình và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo" (xem cuốn Một vấn đề quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản - 1994). Bên cạnh những vấn để trên, thực tiễn của đời sống kinh tế xã hội đang tiếp tục xuất hiện những vẫn đề có tính chất TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 19
  10. GIÁO ÁN KINH TẾ QUỐC TẾ Nguyễn Ngọc Thiện toàn cầu khác nữa. Có thể phân loại một cách khái quát các vấn đề có tính chất toàn cầu như sau: - Các vấn đề có tính chất toàn cầu liên quan đến nguồn lực phát triển: Vấn đề dân số, vấn đề lương thực, vấn đề nguyên liệu, vấn đề năng lượng - Vấn đề có tính chất toàn cầu liên quan đến môi trường sinh thái: Vấn đề nước ngọt, nạn cháy rừng, trái đất nóng dần lên, lỗ thủng tầng ô-zôn, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái - Các vấn đề có tính chất toàn cầu liên quan đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế: Vấn đề nợ nước ngoài, vấn đề thất nghiệp và lạm phát, vấn đề chiến tranh thương mại, vấn đề khủng hoảng tài chính - tiền tệ - Các vấn đề có tính chất toàn cầu liên quan đến khía cạnh xã hội: Vấn đề phân cực giàu nghèo, vấn đề bệnh tật của xã hội công nghiệp hiện đại, vấn đề bạnh trướng tôn giáo, vấn đề xung đột chủng tộc và sắc tộc Một vấn đề toàn cầu có tính chất bao trùm ảnh hưởng đến sự tồn vong của nhân loại là vấn đề chiến tranh và hoà bình. Mặt khác, số lượng các vấn đề có tình chất toàn cầu càng nảy sinh nhiều hơn. cũng như quy mô, phạm vi ảnh hưởng và tính chất của nó ngày càng phức tạp và lớn hơn. Trong những vấn đề toàn cầu nêu trên, người ta thường đề cập đến và phải đương đầu một cách thường xuyên là vấn đề bùng nổ dân số, vấn đề thiếu lương thực và thiếu năng lượng, vấn đề nợ nước ngoài, vấn đề khủng hoảng tài chính - tiền tệ và vấn đề ôn nhiễm môi trường sinh thái Đến nay, sự bùng nổ dân số vẫn là mối đe doạ đối với sự phát triển của nhiều quốc gia cũng như toàn thể nhân loại. Mặc dù số lượng dân số là điều kiện đầu tiên và có ý nghĩa quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhưng một sự tăng trưởng cao hơn ý muốn vẫn là một sức ép về nhiều phương diện như đảm bảo lương thực, nhà ở, việc làm, y tế, văn hoá đối với mỗi quốc gia. Dân số Trái đất năm 1825 mới là 1 tỷ người sau nhiều năm phát triển. Một trăm năm sau dân số thế giới tăng gấp đôi tới 2 tỷ người. Một nửa thế kỷ tiếp sau nữa (1925 - 1975) dân số thế giới đã tăng lên 4 tỷ. Đến năm 2000, dân số thế giới khoảng 6 tỷ. Nếu như tốcộ tăng dân số vẫn giữ ở mức của nửa đầu thế kỷ XX thì dân số thế giới sẽ đạt 12 tỷ người vào năm 2050. Tất nhiên điều đó khó có thể xảy ra nhưng để đạt được quy mô dân só phù hợp với các nguồn tài nguyên trên trái đất và sự phát triển của khoa học - công TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 20