Giáo trình Kinh tế quốc tế - Nguyễn Văn Chung

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học
 Đối tượng nghiên cứu môn học
Đối tượng nghiên cứu của nền kinh tế quốc tế chính là nền kinh tế thế giới.
Kinh tế quốc tế nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa
các quốc gia. Kinh tế quốc tế nghiên cứu đối tượng của mình không phải trong
trạng thái tĩnh mà trong trạng thái động, tức là nghiên cứu sự vận động của hàng
hoá, dịch vụ, các yếu tố sản xuất, sự chuyển đổi tiền tệ và thanh toán quốc tế giữa
các nước thông qua con đường mậu dịch, đầu tư, chuyển giao công nghệ, liên kết.
Việc nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc trên còn cần phải xem xét tới những ảnh
huởng của các mối quan hệ về chính trị, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao. Bởi
vì tất cả các mối quan hệ đó nằm trong một chỉnh thể thống nhất, có mối liên hệ
phụ thuộc, tác động lẫn nhau.
 Phương pháp nghiên cứu môn học
Kinh tế quốc tế sử dụng các phuơng pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp thống kê, phương pháp mô hình hoá, phuơng pháp trừu tượng
hoá, phương pháp kiểm soát bằng thực nghiệm, phuơng pháp suy diễn và quy
nạp..vv. Thông qua việc sử dụng tổng hợp các phương pháp trên mới có thể tìm
hiểu đuợc các quy luật kinh tế trong tổng thể nền kinh tế thế giới vô cùng phức tạp
và đa dạng 
pdf 83 trang hoanghoa 10/11/2022 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế quốc tế - Nguyễn Văn Chung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_quoc_te_nguyen_van_chung.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế quốc tế - Nguyễn Văn Chung

  1. doanh, một trong số này là sự bảo hộ các ngành công nghiệp quan trọng của quốc gia. Dường như có nghịch lý là ngày nay hầu hết các quốc gia sử dụng nhiều biện pháp hạn chế thương mại tự do. Các biện pháp hạn chế thương mại được tỷ lệ hóa theo phúc lợi của quốc gia. Trên thực tế, các biện pháp hạn chế thương mại được một số ngành công nghiệp và những công nhân của ngành đó những người bị tổn thất vì hàng nhập khẩu ủng hộ. Như vậy, các biện pháp hạn chế thương mại tạo ra lợi ích cho thiểu số nhưng làm tổn thất tới đa số (những người phải trả giá cao hơn để cạnh tranh với hàng hoá trong nước). Minh họa về Lợi thế tuyệt đối Bảng số liệu bên cho thấy một giờ lao động sản xuất được 6 dạ lúa mì tại Hoa Kỳ, nhưng chỉ được một dạ tại Anh. Ngược lại, một giờ lao động sản xuất được 5 thước vải tại Anh nhưng chỉ được 4 thước vải tại Hoa Kỳ. Như vậy Hoa Kỳ có hiệu quả hơn hay nói cách khác, có lợi thế hơn so với Anh trong sản xuất lúa mì, đồng thời kém lợi thế trong sản xuất vải; trong khi đó, Anh có hiệu quả hơn trong sản xuất vải nhưng kém hiệu quả hơn trong sản xuất lúa mỳ so với Hoa Kỳ. Khi đó, thương mại Hoa Kỳ sẽ chuyên môn hóa trong sản xuất lúa mỳ, đem một phần lúa mì trao đổi với Anh để lấy vải; còn ở Anh thì ngược lại. Bảng 1 Sản Xuất Hoa Kỳ Anh Lúa mỳ (dạ/giờ lao động) 6 1 Vải ( thước/giờ lao động) 4 5 Với tương quan trao đổi giữa Hoa Kỳ và Anh, là một dạ lúa mỳ đổi được một thước vải, nếu Mỹ trao đổi 6 dạ lúa mỳ lấy 6 thước vải, họ sẽ thu thêm được 2 thước vải hoặc tiết kiệm được 1/2 giờ lao động (vì tại Hoa Kỳ nếu đổi 6 dạ lúa mì chỉ được 4 thước vải sản xuất trong nước). Tương tự như vậy, tại Anh, 6 dạ lúa mỳ 11
  2. nhận được của Mỹ tương ứng 6 giờ lao động của Anh, 6 giờ lao động này có thể sản xuất ra được 30 thước vải (vì tại Anh mỗi giờ lao động sản xuất được 5 thước vải). Sau khi sử dụng 6 thước vải trao đổi với Mỹ, họ còn thu được 24 thước vải, hoặc tiết kiệm được 5 giờ lao động. Điều quan trọng ở đây không phải là Anh thu được nhiều thặng dư hơn Hoa Kỳ, mà điều quan trọng là cả Hoa Kỳ và Anh có thể đều thu được từ chuyên môn hóa trong sản xuất và thương mại. Lợi thế tuyệt đối, tuy vậy, chỉ giải thích được một phần nhỏ thương mại hiện tại như thương mại giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Hầu hết thương mại thế giới, đặc biệt thương mại giữa các nước phát triển với nhau, không thể giải thích được bằng học thuyết về lợi thế tuyệt đối. 2.2 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo Năm1817, Ricardo đã cho ra đời tác phẩm Nguyên lý của Kinh tế chính trị và thuế khoá, trong đó ông đã đề cập tới lợi thế so sánh (Comparative advantage). Khái niệm này chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản xuất các sản phẩm khác. Lý thuyết của Ricardo được xây dựng trên một số giả thiết, nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên đơn giản và trực tiếp hơn. Các giả thiết của Ricardo + Mọi nước có lợi về một loại tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã được xác định. + Các yếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi 1 quốc gia + Các yếu tố sản xuất không được dịch chuyển ra bên ngoài + Mô hình của Ricardo dựa trên học thuyết về giá trị lao động + Công nghệ của hai quốc gia như nhau + Chi phí sản xuất là cố định 12
  3. + Sử dụng hết lao động (lao động được thuê mướn toàn bộ) + Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo + Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế + Chi phí vận chuyển bằng không + Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá Quy luật lợi thế so sánh Quy luật lợi thế so sánh mà Ricardo rút ra là: mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh. Kế thừa và phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Ricardo đã nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế. Quy luật này có thể làm sáng tỏ bằng cách xem xét trên bảng 2. Bảng 2: Sản phẩm Quốc gia Mỹ Anh Lúa mì: Kg/người/h ( W ) 6 1 Vải: mét/người/h (C ) 4 2 13
  4. Trong trường hợp này, nước Anh không có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai loại hàng hoá là lúa mỳ và vải so với Mỹ. Tuy nhiên, vì lao động ở nước Anh có năng suất lao động trong việc sản xuất vải bằng 1/2 của Mỹ và có năng suất trong việc sản xuất lúa mì bằng 1/6 của Mỹ. Do đó, nước Anh có lợi thế so sánh trong việc sản xuất vải. Ngược lại, dù nước Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong cả hai loại hàng hoá là vải và lúa mì nhưng vì lợi thế tuyệt đối trong sản xuất lúa mì của Mỹ (6:1) lớn hơn lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải (4:2) nên Mỹ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất lúa mì. Tóm lại, nước Mỹ có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong việc sản xuất lúa mì. Nước Anh tuy không có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm nào, nhưng vẫn có lợi thế so sánh trong việc sản xuất vải. Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia sẽ có lợi từ thương mại quốc tế nếu nước Mỹ chuyên môn hóa sản xuất lúa mì và xuất khẩu một phần để đổi lấy vải được sản xuất tại Anh (cùng lúc đó, nước Anh sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu vải). Lợi ích từ thương mại Vừa rồi, chúng ta mới phân tích giản đơn về lợi thế so sánh và chưa chứng minh được quy luật này. Để làm được điều này, chúng ta phải xem Anh và Mỹ có lợi như thế nào từ việc sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá chúng có lợi thế so sánh. Để bắt đầu chứng minh, chúng ta cần hiểu rằng Mỹ sẽ bàng quan với việc tham gia thương mại quốc tế nếu nó chỉ trao đổi được 6W lấy 4C. Lý do là Mỹ có thể sản xuất chính xác 4C bằng cách không sản xuất 6W (xem bảng 1.1) và Mỹ sẽ không tham gia thương mại quốc tế nếu nó trao đổi 6W được ít hơn 4C. Tương tự, nước Anh sẽ bàng quan với việc tham gia thương mại quốc tế nếu nó chỉ trao đổi được 2C lấy 1W và nó sẽ không tham gia thương mại quốc tế nếu nó trao đổi 2C được ít hơn 1W. Để cho thấy cả hai quốc gia đều có lợi từ thương mại quốc tế, có thể giả sử rằng Mỹ có thể đổi 6W lấy 6C của Anh. Nước Mỹ sẽ có lợi 2C (tương đương 1/2h lao động) vì nếu không tham gia thương mại quốc tế Mỹ chỉ có thể đổi 14
  5. 6W lấy 4C ở trong nước. Để thấy được việc nước Anh cũng có lợi từ thương mại, chúng ta thấy rằng với 6W mà Anh nhận được từ việc trao đổi với Mỹ, Anh sẽ cần phải bỏ ra 6h lao động để sản xuất ra nó. Nước Anh sẽ dùng 6h này để sản xuất ra 12C và chỉ phải trao đổi 6C lấy 6W của Mỹ. Chính vì vậy, nước Anh sẽ có lợi 6C hay tiết kiệm được 3h lao động. Một lần nữa, việc nước Anh có lợi hơn Mỹ khi tham gia vào thương mại quốc tế. Điều đó cũng không quan trọng. Điều quan trọng là cả hai quốc gia đều có lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế, cho dù một quốc gia (trong trường hợp này là nước Anh) gặp bất lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai loại hàng hoá. Có thể nêu lên những ví dụ thực tế trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ: một luật sư có thể đánh máy nhanh gấp hai lần một cô thư ký. Và luật sư có lợi thế tuyệt đối về cả việc đánh máy lẫn tư vấn luật pháp so với cô thư ký. Tuy nhiên, vì cô thư ký không thể tư vấn luật mà không có bằng luật sư nên vị luật sư có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh ở công việc tư vấn luật pháp và cô thư ký chỉ có lợi thế so sánh trong việc đánh máy. Theo quy luật về lợi thế so sánh, vị luật sư nên dành toàn bộ thời gian vào tư vấn pháp luật và để cô thư ký đánh máy. Ví dụ, nếu vị luật sư có thể kiếm 100 đôla/h bằng việc tư vấn luật và chỉ phải trả cô thư ký 10 đôla/h đánh máy. Nếu vị luật sư đánh máy thì mỗi giờ ông sẽ mất 80 đô la vì ông ta có được 20 đô la mỗi giờ đánh máy (lưu ý kết quả này là do vị luật sư có thể đánh máy nhanh gấp hai lần cô thư ký) nhưng ông ta sẽ mất 100 mỗi giờ vì không tư vấn luật. Quay lại với ví dụ của nước Mỹ và nước Anh, chúng ta thấy rằng cả hai quốc gia sẽ có lợi nếu đổi 6W lấy 6C. Tuy nhiên, đây không phải là tỷ lệ trao đổi duy nhất mà cả hai quốc gia đều có lợi. Vì nước Mỹ có thể đổi 6W lấy 4C ở trong nước (cùng mất 1 giờ lao động) nên nước Mỹ chỉ có lợi nếu đổi 6W được nhiều hơn 4C của Anh. Mặt khác, ở nước Anh 6W tương đương với 12C (Anh cần 6 giờ lao động để có được 6W). Ở bất kỳ tỷ lệ trao đổi nào mà 6W có thể đổi được ít hơn 12C sẽ là lợi ích của nước Anh. Tóm lại, nước Mỹ sẽ có lợi từ thương mại nếu nó trao đổi 6W được nhiều hơn 4C của Anh và nước Anh chỉ sẽ có 15
  6. lợi nếu trao đổi được ít hơn 12C để có được 6W từ Mỹ. Do đó, miền trao đổi để cả hai quốc gia cùng có lợi là: 4C < 6W < 12C Khoảng cách từ 4C đến 12C cho biết tổng lợi ích do thương mại tạo ra khi trao đổi lấy 6W. Ví dụ: chúng ta đã phân tích nếu trao đổi 6W lấy 6C thì Mỹ lợi 2C còn Anh lợi 6C, tổng lợi ích của hai quốc gia sẽ là 8C. Do đó, nếu tỷ lệ trao đổi càng gần 4C = 6W (gần với tỷ lệ trao đổi nội địa của Mỹ - bảng 1.1) thì Mỹ sẽ nhận được ít lợi ích hơn và Anh có nhiều lợi ích hơn. Ngược lại, nếu tỷ lệ trao đổi càng gần 6W = 12C (tỷ lệ trao đổi nội địa của Anh) thì Mỹ sẽ nhận được lợi ích nhiều hơn so với Anh. Ví dụ, nếu nước Mỹ trao đổi 6W lấy 8C của Anh thì mỗi quốc gia đều có lợi 4C và tổng lợi ích của 2 quốc gia vẫn là 8C. Nếu nước Mỹ đổi 6W lấy 10C thì Mỹ sẽ có lợi 6C và Anh chỉ có lợi 2C (dĩ nhiên lợi ích có được từ thương mại sẽ thay đổi nếu Mỹ trao đổi nhiều hơn 6W). Chúng ta sẽ thấy rằng tỷ lệ trao đổi trong thực tế được quyết định bởi cung và cầu. Ngoài ra, tỷ lệ trao đổi cũng bị quyết định bởi sự phân chia tổng lợi ích có được từ thương mại của các quốc gia. Cho đến lúc này, tất cả những điều mà chúng ta đã làm là chứng minh thương mại quốc tế có lợi cho cả hai quốc gia, cho dù một quốc gia có kém hiệu quả hơn trong việc sản xuất cả hai mặt hàng. 2.3 Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler  Lợi thế tương đối xem xét từ góc độ chi phí cơ hội Theo quan điểm của một số nhà kinh tế thì quy luật về lợi thế tương đối được giải thích theo lý thuyết chi phí cơ hội đúng hơn nhiều so với cách lý giải của Ricacdo dựa trên lý thuyết về giá trị lao động. Theo Haberler, chi phí cơ hội của một hàng hoá là số lượng các hàng hoá khác phải cắt giảm để có được thêm các nguồn tài nguyên để sản xuất thêm một đơn vị hàng 16
  7. hoá thứ nhất. Như vậy, quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp trong việc sản xuất một loại hàng hoá nào đó thì họ có lợi thế tương đối ( lợi thế so sánh) trong việc sản xuất hàng hoá đó và không có lợi thế tương đối trong việc sản xuất hàng hoá thứ hai.  Đường giới hạn khả năng sản xuất xét trong trường hợp chi phí cơ hội không đổi Giả sử thế giới có hai quốc gia là Mỹ và Anh cùng sản xuất hai mặt hàng là thép và vải. Chi phí cơ hội của Mỹ là một đơn vị thép bằng hai phần ba đơn vị vải, còn ở Anh là một đơn vị thép bằng hai đơn vị vải. Với một nguồn lực nhất định ở cùng thời điểm thì: + Ở Mỹ nếu tập trung hết nguồn lực để sản xuất thép thì được hơn 180 đơn vị thép và không có vải + Ở Anh nếu tập trung hết nguồn lực để sản xuất thép thì được hơn 60 đơn vị thép và không có vải Theo lý thuyết về chi phí cơ hội cả ở Mỹ và Anh đều thực hiện sự cắt giảm thép để sản xuất cả vải nữa. Giả sử các phương án cắt giảm như trên bảng 2.1 và hình 2.1. Nhìn vào đồ thị ta thấy, mỗi điểm trên đường giới hạn tiềm năng sản xuất đại diện cho một cách kết hợp giữa thép và vải mà mỗi quốc gia có thể sản xuất được. Vị trí tại điểm C, Mỹ sản xuất được hơn 90 đơn vị thép và 60 đơn vị vải. Tại C’, Anh sản xuất được 40 đơn vị vải và 40 đơn vi thép và giả sử đây cũng là phương án tối ưu ở từng quốc gia. 17
  8. Bảng 2.1: Các phương án cắt giảm thép để sản xuất vải của Anh và Mỹ Hình 2.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất giữa Mỹ và Anh Những điểm ở trong đường giới hạn tiềm năg sản xuất là những điểm mà nền sản xuất có thể đạt tới nhưng với hiệu quả thấp vì chưa sử dụng hết tài nguyên sẵn có. Mặt khác những điểm ở bên ngoài đường giới hạn tiềm năng sản xuất là những điểm không thể nào đạt được trong điều kiện kinh tê đóng. Trên thực tế chi phí cơ hội rất ít khi là một hằng số. Phần lớn các quốc gia gặp phải cơ hội tăng dần 18
  9.  Lợi ích thu được qua thương mại trong điều kiện chi phí cơ hội không thay đổi. + Trong trường hợp không có trao đổi quốc tế thì đường tiêu dùng trùng với đuờng giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó. Khi đó các quốc gia phải tự tính toán cân nhắc để lựa chọn phuơng án tối ưu. + Trường hợp có trao đổi quốc tế, giả sử hai quốc gia Mỹ và Anh thực hiện chuyên môn hoá hoàn toàn và tỉ lệ trao đổi giữa Mỹ và Anh là 70 đơn vị thép bằng 70 đơn vị vải. Khi đó Mỹ sẽ sản xuất thép tại A (180 đơn vị thép và không vải) , Anh sẽ sản xuất tại B’( 120 đơn vị vải và không có thép). Sau đó nhờ trao đổi mà Mỹ có thể tiêu dùng tại D( 110 đơn vị thép, 70 đơn vị vải), Anh tiêu dùng tại D’( 70 đơn vị thép, 50 đơn vị vải). So với trường hợp không có quan hệ buôn bán với nhau, thì trao đổi thương mại giữa Mỹ và Anh đã đưa lại lợi ích cho cả hai quốc gia và cả thể giới như hình 2.2 Hình 2.2 : Lợi ích của trao đổi mậu dịch quốc tế 2.4 Lý thuyết chuẩn về thương mại quốc tế 19
  10.  Hạn chế của các lý thuyết cổ điển: + Lý thuyết cổ điển nghiên cứu thương mại với chi phí cơ hội không đổi: Thực tế chi phí cơ hội gia tăng + Chỉ tập trung nghiên cứu về cung, Chưa đề cập tới cầu.  Khái niệm chi phí cơ hội gia tăng + Chi phí cơ hội gia tăng (CPCHGT) có nghĩa là một quốc gia phải hy sinh tăng dần số lượng một sản phẩm để sản xuất thêm mỗi một đơn vị tiếp theo của sản phẩm khác. + Chi phí cơ hội của một sản phẩm tăng dần theo qui mô sản lượng  Nguyên nhân chi phí cơ hội gia tăng + Nguyên nhân cơ bản là do tính đặc thù sản phẩm của yếu tố sản xuất. Tính thích hợp (hữu ích) của một yếu tố trong sản xuất các sản phẩm khác nhau là không như nhau Ví dụ: Việt Nam sản xuất lúa và mía. Đất cao thích hợp trồng mía, Đất thấp thích hợp trồng lúa. Giả sử hiện thời tất cả đất dùng sản xuất lúa. + Khi bắt đầu chuyển trồng lúa sang mía, đầu tiên đất cao chuyển sang trồng mía, (mỗi lần chuyển 1 ha đất) do đó sản lượng mía tăng nhiều và sản lượng lúa giảm ít, tức là CPCH của mía còn thấp. + Khi sản xuất mía tiếp tục tăng, đất thấp thích hợp cho sản xuất lúa, ít thích hợp hơn cho mía, chuyển sang trồng mía, do đó sản lượng mía tăng chậm hơn, trong khi sản lượng lúa giảm mạnh hơn, có nghĩa là CPCH của mía gia tăng. b) Chi phí cơ hội gia tăng và đường giới hạn khả năng sản xuất + Với CPCHGT thì đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là đường cong lõm hướng về gốc tọa độ. 20
  11. + Chi phí cơ hội (CPCH) tại một điểm sản xuất (tại một mức sản lượng) bằng độ nghiêng tuyệt đối của đường PPF tại điểm sản xuất, Chính là độ nghiêng của đường tiếp tuyến với đường PPF tại điểm sản xuất. + CPCH của sản phẩm nào thì bằng độ nghiêng với trục tọa độ biểu thị sản lượng của sản phẩm đó Hình 2.3: Chi phí cơ hội gia tăng và PPF . CPCHx(A) = 1/4 ↔ CPCHy(A) = 4 . CPCHx(B) = 1 ↔ CPCHy(B) = 1 Sản lượng X tăng (sản xuất từ A tới B) →CPCHx tăng Sản lượng Y tăng (sản xuất từ B tới A) →CPCHy tăng Chi phí cơ hội còn gọi là “Tỷ lệ chuyển đổi biên” – Marginal Rate of Transformation (MRT)  Đường bàng quan đại chúng (The Community Indifference curve) 21
  12. Khái niệm đường bàng quan đại chúng: . Thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng cá thể được biểu thị bằng sơ đồ bàng quang (sơ đồ đẳng ích) . Thị hiếu tiêu dùng của một quốc gia được biểu thị bằng sơ đồ bàng quan đại chúng. . Khái niệm: “Đường bàng quan đại chúng của một quốc gia là đường biểu thị những kết hợp tiêu dùng khác nhau của hai sản phẩm, mang lại một mức thoả mãn tiêu dùng như nhau cho xã hội” Hình 2.4: Đường bàng quan đại chúng Tính chất đường bàng quan đại chúng . Các điểm trên cùng 1 đường BQĐC biểu thị mức độ thoả mãn tiêu dùng như nhau BQ1: (A = B = C = D); BQ 2: (M = N = L) . Các đường bàng quan không cắt nhau: . Đường bàng quan càng cao thì mức độ thoả mãn tiêu dùng càng cao: 22
  13. BQ3 > BQ2 > BQ1 . Đường bàng quan dốc xuống về bên phải . Đường bàng quan là một đường cong lồi về phía gốc toạ độ. Tỷ lệ thay thế cận biên . Hình dạng lồi về gốc tọa độ của đường BQĐC là do tính chất cơ bản của tiêu dùng: Tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi giữa hai loại sản phẩm giảm dần. Tỷ lệ này gọi là tỷ lệ thay thế cận biên – Marginal rate of substitution (MRS). . Khái niệm MRS: Tỷ lệ thay thế biên của s/p X cho Y (MRSxy), là số lượng s/p Y mà người tiêu dùng phải cắt giảm để tiêu thụ thêm 1 đơn vị s/p X, sao cho mức thỏa mãn chung là không đổi. . Tỷ lệ thay thế cận biên của X (MRSxy) bằng độ nghiêng tuyệt đối của đường bàng quan tại điểm tiêu dùng (Với trục OX, biểu thị tiêu thụ sản phẩm X) . Khi lượng tiêu dùng X tăng thì tỷ lệ thay thế biên của X (MRSxy) giảm dần: Độ nghiêng của đường bàng quan giảm dần khi lượng tiêu dùng X tăng (điểm tiêu dùng dịch chuyển từ trái qua phải) Điều kiện tối ưu hóa tiêu dùng: . Điều kiện tối ưu hoá tiêu dùng là khi đường ngân sách (đường giới hạn tiêu dùng) tiếp xúc với đường bàng quan. . Tiếp điểm là điểm tiêu dùng tối ưu 23
  14. . Tại điểm tiêu dùng tối ưu, tỷ lệ thay thế biên của một sản phẩm bằng giá so sánh của sản phẩm đó: MRSxy(A) = (Px/Py). . Nguyên tắc này cũng sẽ được áp dụng cho một quốc gia trong mô hình lý thuyết chuẩn về mậu dịch quốc tế. Hình 2.5: Tiêu dùng tối ưu b) Thương mại với chi phí cơ hội gia tăng (Trường hợp quốc gia nhỏ) Mô hình: . 2 quốc gia: Quốc gia 1 và quốc gia 2 Quốc gia 1 nhỏ so với quốc gia 2 Quốc gia 2 – Thế giới (Phần còn lại của thế giới). . 2 sản phẩm: X và Y . Giá thế giới: (Px/Py)w = Pw = 1 . Quốc gia nhỏ: là quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế không ảnh hưởng tới giá thế giới, Quốc gia nhỏ là bên chấp nhận giá của quốc gia lớn (thế giới). Trạng thái cân bằng khi không có thương mại (tự cung tự cấp): 24
  15. Khi không có thương mại: . Đường giới hạn tiêu dùng là đường giới hạn khả năng sản xuất . Thị hiếu tiêu dùng được biểu thị bởi sơ đồ các đường bàng quan đại chúng. . Trạng thái cân bằng (tối ưu hoá sản xuất và tiêu dùng) đạt được tại điểm sản xuất mà tại đó đường giới hạn khả năng sản xuất tiếp xúc với đường bàng quan đại chúng. Hình 2.6: Trạng thái Cân bằng khi không có thương mại . Cân bằng của quốc gia 1 là điểm A điểm tiếp xúc của đường giới hạn khả năng sản xuất và đường bàng quan 1: . CPCHx(A) = MRSxy(A) = (Px/Py)1 = PA . PA = 1/4 – là giá sản phẩm so sánh cân bằng nội địa – Giá so sánh khi không có thương mại). . Tại điểm cân bằng nội địa A, sản xuất và tiêu dùng của quốc gia 1 là tối ưu, quốc gia 1 sản xuất và tiêu thụ tại A (50X; 60Y). Xác định lợi thế so sánh Khi không có thương mại: 25
  16. . Giá so sánh s/p X tại quốc gia 1: (Px/Py)1 = PA = 1/4 . Giá so sánh s/p X của thế giới: (Px/Py)w = Pw = 1 . (Px/Py)1 < (Px/Py)w . Quốc gia 1 có lợi thế so sánh về X . Thế giới có lợi thế so sánh về Y Khi có thương mại. . Quốc gia 1 nhỏ tham gia vào thương mại quốc tế không ảnh hưởng tới giá thế giới . Quốc gia 1 CMHSX s/p X và trao đổi với thế giới lấy s/p Y. . Điểm sản xuất từ A dịch chuyển xuống dưới, chi phí cơ hội s/p X tăng dần, . Chuyên môn hoá tại quốc gia 1 diễn ra cho tới khi chi phí cơ hội s/p X cân bằng giá thế giới (Px/Py)w = Pw =1. . Điểm sản xuất mới tại quốc gia 1 là B(130X; 20Y): Hình 2.7: Thương mại với Chi phí cơ hội gia tăng 26
  17. . Tại B: CPCHx(B) = PB = (Px/Py)w = Pw = 1. . Quốc gia 1 xuất khẩu s/p X và nhập khẩu s/p Y theo giá thế giới (Px/Py)w = Pw = 1 . Tiếp tuyến BK đi qua điểm sản xuất B, có độ nghiêng là giá cân bằng PB = Pw = 1, là đường giới hạn tiêu dùng của quốc gia 1 khi có mậu dịch. . Quốc gia 1 có thể tiêu dùng trên đường BK thông qua mậu dịch bằng cách trao đổi với thế giới theo giá (Px/Py) = 1. . Tiêu dùng khi có mậu dịch là tiếp điểm E của đường giới hạn tiêu dùng BK với đường bàng quan đại chúng 3. . Quốc gia 1 tiêu thụ tại E(70X; 80Y), bằng cách trao đổi 60X lấy 60Y với quốc gia 2 theo giá thế giới (Px/Py)w = 1 (xem tam giác mậu dịch BCE). . Điểm tiêu dùng E trên đường bàng quan 3 cao hơn so với đường bàng quan 1, tức là tại E mức độ thoả mãn tiêu dùng cao hơn so với điểm A khi chưa có mậu dịch: đây chính là lợi ích mậu dịch. . Lợi ích mậu dịch: Sản xuất: B (130X; 20Y) Trao đổi: (–60X; +60Y) Tiêu thụ (có mậu dịch): E (70X; 80Y) Tiêu thụ (Ko có mậu dịch): A (50X; 60Y) Lợi ích mậu dịch (Tiêu thụ↑): E(BQ3) > A(BQ1) . Với chi phí cơ hội gia tăng thì chuyên môn hoá là không hoàn toàn: Quốc gia 1 chuyên môn hóa sản xuất s/p X là sản phẩm có lợi thế so sánh, vẫn tiếp tục sản xuất cả s/p Y (sản phẩm không có lợi thế so sánh) 2.5 Lý thuyết của Heckcher – Ohlin  Các giả thuyết của Heckcher - Ohlin: 27