Giáo trình Kinh tế ngoại thương (Phần 2) - Trường Đại học Cần Thơ
Khái niệm về hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Hiểu
một cách đơn giản, hiệu quả là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu, hay hiệu quả
kinh doanh là kết quả đầu ra tối đa trên chi phí đầu vào tối thiểu
Chi phí đầu vào
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất công nghiệp, doanh
thu, lợi nhuận...
Chi phí đầu vào có thể bao gồm: lao động tiền lương, chi phí kinh doanh, chi phí
nguyên vật liệu, vốn kinh doanh
Chỉ tiêu lợi nhuận trong hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là có hiệu quả khi lợi
nhuận thu được không ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế, của các đơn vị và của toàn
xã hội. Hiệu quả mà đơn vị đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội. Hiệu
quả trên góc độ nền kinh tế mà người ta nhận thấy được là nâng cao năng lực sản xuất,
tiềm lực kinh tế của đất nước, phát triển kinh tế nhanh, nâng cao mức sống của nhân dân,
nâng cao dân trí....trên cơ sở khai thác hết năng lực của nền kinh tế. Gắn chặt hiệu quả
kinh doanh của đơn vị với hiệu quả kinh tế xã hội là đặc trưng thể hiện tính ưu việt của
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là hiệu quả của lao động xã hội, được xác định bằng
cách so sánh giữa chất lượng kết quả lợi ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội
và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hoá kết quả hoặc tối thiếu hoá chi phí trên nguồn thu
sẵn có.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Hiểu
một cách đơn giản, hiệu quả là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu, hay hiệu quả
kinh doanh là kết quả đầu ra tối đa trên chi phí đầu vào tối thiểu
Chi phí đầu vào
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất công nghiệp, doanh
thu, lợi nhuận...
Chi phí đầu vào có thể bao gồm: lao động tiền lương, chi phí kinh doanh, chi phí
nguyên vật liệu, vốn kinh doanh
Chỉ tiêu lợi nhuận trong hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là có hiệu quả khi lợi
nhuận thu được không ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế, của các đơn vị và của toàn
xã hội. Hiệu quả mà đơn vị đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội. Hiệu
quả trên góc độ nền kinh tế mà người ta nhận thấy được là nâng cao năng lực sản xuất,
tiềm lực kinh tế của đất nước, phát triển kinh tế nhanh, nâng cao mức sống của nhân dân,
nâng cao dân trí....trên cơ sở khai thác hết năng lực của nền kinh tế. Gắn chặt hiệu quả
kinh doanh của đơn vị với hiệu quả kinh tế xã hội là đặc trưng thể hiện tính ưu việt của
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là hiệu quả của lao động xã hội, được xác định bằng
cách so sánh giữa chất lượng kết quả lợi ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội
và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hoá kết quả hoặc tối thiếu hoá chi phí trên nguồn thu
sẵn có.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế ngoại thương (Phần 2) - Trường Đại học Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_kinh_te_ngoai_thuong_phan_2_truong_dai_hoc_can_th.pdf
Nội dung text: Giáo trình Kinh tế ngoại thương (Phần 2) - Trường Đại học Cần Thơ
- Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 3. Các khoản phải nộp khác Tổng cộng Tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang kỳ này: Trong đó: Thuế lợi tức: Lập biểu ngày tháng năm 200 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ, tên) (Ký, họ,tên) (Ký,họ, tên) 2.1- Phân tích chung LN doanh nghiệp: Khi phân tích chung lợi nhuận doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp số tương đối và được tiến hành theo các nội dung sau: - So sánh lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế: ∆LN = LN1 - LN0 LN % thực hiện LN = 1 LN0 LN − LN Tốc độ tăng trưởng LN = 1 0 LN0 - Nếu so sánh lợi nhuận thuần thì sẽ lấy lợi nhuận kỳ thực hiện so sánh kỳ gốc tương tự như trên - Xác định cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt lưu ý đến tỷ trọng lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp và đánh giá sự biến động tỷ trọng này qua các kỳ. Trong phân tích cơ cấu có thể lưu ý đến cơ cấu lợi nhuận của từng mặt hàng trong tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh. - Xác định tỷ suất lợi nhuận chung của doanh nghiệp, đặc biệt là từ hoạt động kinh doanh và đánh giá sự biến động của nó qua các kỳ. - Từ báo cáo kết quả kinh doanh chúng ta có thể lập bảng phân tích chung về lợi nhuận của doanh nghiệp. 151 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
- Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Ví dụ, lợi nhuận tính đến cuối năm của một doanh nghiệp được phân tích như sau: Bảng 8.1: Phân tích chung lợi nhuận doanh nghiệp Đơn vị tính: triệu đồng. Các chỉ tiêu 1999 2000 Chênh lệch Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tốc Tỷ trọng trọng độ trọng (%) tăng (%) (%) (%) 1. Lợi nhuận thuần 83.000 99,64 84.000 99,41 1.000 1,2 -0,23 từ HĐKD 2. Lợi nhuận từ hoạt 300 0,36 400 0,47 100 33,3 0,11 động tài chính 3. Lợi nhuận từ HĐ - - 100 0,12 100 - 0,12 bất thường LN trước thuế 83.300 100 84.500 100 1.200 1,4 Doanh thu từ 800.000 830.000 30.000 3,75 HĐKD Tỷ suất lợi nhuận từ 10,37 10,12 -0,25 HĐKD Qua bảng phân tích chúng ta thấy: ∆LN trước thuế = 84.500 - 83.300 = 1.200 Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là 1.200 triệu đồng Lợi nhuận từ HĐKD tăng lên là 1.000 triệu đồng, nhưng tỷ trọng của nó giảm do tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tài chính và bất thường tăng lên. ∆PLN = 10,12% -10,375% = -0,255%. Tỷ suất lợi nhuận HĐKD giảm có thể do doanh nghiệp chưa khai thác một cách hiệu quả các năng lực về vốn, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật đặt ra dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. Có thể có hai trường hợp sau: + Trường hợp 1: Vốn kinh doanh không thay đổi, doanh nghiệp tăng doanh thu nhờ tăng tốc độ chu chuyển vốn, nhưng có thể do chi phí tăng hoặc thuế tăng dẫn đến lợi nhuận của một vòng chu chuyển thấp làm tỷ suất lợi nhuận giảm. 152 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
- Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu + Trường hợp 2: Vốn kinh doanh tăng (được bổ sung vào lưu chuyển) làm cho doanh thu tăng nhưng hiệu quả sử dụng đồng vốn không cao làm tỷ suất lợi nhuận bị giảm. Cả hai trường hợp, tỷ suất lợi nhuận (so với doanh thu) bị giảm nhưng tổng mức lợi nhuận lại tăng, nhìn chung hiệu quả kinh doanh thực tế tăng so với năm trước, chỉ trừ trường hợp bổ sung thêm vốn mà tốc độ tăng của vốn nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Sau khi phân tích sự biến động lợi nhuận của doanh nghiệp và có thể từng mặt hàng, cần tìm biện pháp để nâng cao lợi nhuận của từng mặt hàng và của toàn doanh nghiệp. 2.2- Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh qua các kỳ: Trong phân tích chung có thể so sánh các chỉ tiêu tương đối về lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh qua nhiều kỳ khác nhau, ví dụ qua nhiều năm khác nhau để thấy hướng phát triển của lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Thông qua bảng phân tích trên, chúng ta đánh giá sự biến động của lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh qua các kỳ theo các nội dung: - Xem xét tốc độ tăng của lợi nhuận và doanh thu qua các kỳ để xác định hướng phát triển của kinh doanh và từ đó xác định sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trong doanh thu. Tuy nhiên, tỷ suất này tăng hay giảm chưa đánh giá được hiệu quả kinh doanh. - Cần xem xét các chỉ tiêu sức sản xuất của đồng vốn, chi phí, năng suất lao động để xác định khả năng sử dụng các yếu tố trên vào hoạt động kinh doanh, từ đó dẫn đến khả năng sinh lời của các yếu tố này. Trong các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu LN/VKDbq và đặc biệt là chỉ tiêu LN/VCSHbq nói lên hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Nếu các chỉ tiêu này có biến động qua các kỳ cho ta biết hiệu quả kinh doanh có thay đổi. Xác định hiệu quả kinh doanh bình quân qua các kỳ và những thời kỳ có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đặc biệt thay đổi như đạt mức cao nhất hay đạt mức thấp nhất. Hãy tìm những nguyên nhân cụ thể trong năm để rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn thành công hay thất bại để không ngừng nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 153 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
- Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Bảng 8.2: Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh qua các kỳ Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu 1999 2000 Chênh lệch Tổng số % tăng trưởng a. Tổng doanh thu (mã số 10+31+41) b. Lợi nhuận trước (sau) thuế c. Vốn kinh doanh bình quân d. Vốn chủ sở hữu bình quân 1. Tỷ suất lợi nhuận (b/a) (%) * 2. Sức sinh lợi của đồng vốn (b/c) * (%) 3. Sức sinh lợi của vốn chủ sở * hữu (b/d) (%) 4. Sức sản xuất của đồng vốn * (a/c) (%) 5. Sức sản xuất của vốn chủ sở * hữu (a/d) (%) (*) Các chỉ tiêu 1,2,3,4,5 chỉ so sánh chênh lêch tổng số) Để đánh giá chính xác hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, cần xác định lợi nhuận thực và tỷ suất lợi nhuận thực của doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được qua các kỳ phải loại trừ yếu tố lạm phát. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu cũng phải xác định thực chất doanh nghiệp có thực lãi như vậy không, có thể xác định bằng cách: PLN/CSH thực = PLN/CSHbq - PLÃI NH PLÃI NH : laiî suất ngân hàng. Lãi suất ngân hàng coi như giá vốn bình quân trên thị trường, có thể đại diện cho hiệu quả sử dụng vốn bình quân trên thị trường. Nếu doanh nghiệp đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng coi như hoạt động có hiệu quả cao, nếu ngược lại coi như thuộc doanh nghiệp đạt hiệu quả thấp. 154 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
- Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, để đánh giá tỷ suất lợi nhuận thực có thể lấy mức lạm phát làm tiêu thức so sánh. Ta có: PLN/CSH thực = PLN/CSH - Tốc độ lạm phát Việc so sánh này giúp ta thấy được thực chất hiệu quả của đồng vốn trong kinh doanh, đặc biệt khi so sánh qua các kỳ 2.3- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp có nhiều nhân tố khách quan và có thể phân tích thành các nhóm chính như mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hoàn thiện tổ chức SXKD. Mỗi nhóm nhân tố đều có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng, nhưng chỉ có một số nhân tố có thể định lượng được mức tác động của nó. Chúng ta hãy xem xét một số nhân tố chủ yếu như kết cấu hàng hoá tiêu thụ, khối lượngû, giá cả hàng hoá, chi phí sản xuất kinh doanh,các khoản giảm trừ Công thức xác định lợi nhuận theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau: LN ( thuần từ HĐKD) = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ - Giá vốn hàng bán - (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp) Ký hiệu: n DT = ∑ q j p j j=0 DT = Tổng doanh thu GV = Giá vốn hàng bán Với j là số mặt hàng của doanh nghiệp qj sản lượng hàng hoá thứ j pj giá bán hàng hoá thứ j zj giá vốn hàng hoá thứ j Tuy nhiên, để thuận tiện, khi viết DT=∑ qp và GV= ∑ qz ta ngầm hiểu giá trị tương đương như các viết đầy đủ T= Các khoản giảm trừ 155 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
- Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu T% = ( T/ DT)*100% = Tỷ suất các khoản giảm trừ (= PT) S= Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp = Chi phí lưu thông S% = (S/DT)*100% = Tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (=PBH&QL) Tỷ suất lợi nhuận PLN = (LN/DT)*100% Gọi LN1 là lợi nhuận năm nay ; LN0 là lợi nhuận năm trước : LN1GKH là lợi nhuận năm nay điều chỉnh theo giá cả năm trước, ta có: LN1= DT1 - T1 - GV1 - S1 = ∑ q1p1 - T1 - ∑ q1z1 - S1 LN0= DT0 - T0 - GV0 - S0 = ∑ q0p0 - T0 - ∑ q0z0 - S0 LN1GKH= DT1GKH - T1GKH - GV1GKH - S1GKH = ∑ q1p0 - T%0∑ q1p0 - ∑ q1z0 - S%0∑ q1p0 PLN1 = (LN1/DT1)*100% PLN0 = (LN0/DT0)*100% PLN1GKH = (LN1GKH/DT1GKH)*100% Nếu gọi: ∆LN = LN1 - LN0 là độ chênh lệch lợi nhuận giữa năm nay và năm trước Có 6 nhân tố ảnh hưởng đến ∆LN được xác định qua các công thức sau: (1) Nhân tố kết cấu hàng bán: ∆LNkc = (PLN1GKH - PLN0)*DT1GKH (2) Nhân tố khối lượng hàng bán: ∆LNq = (DT1GKH - DT0)* PLN0 (3)Nhân tố giá cả hàng hoá bán ra: ∆LNp = DT1 - DT1GKH (4)Nhân tố giá vốn hàng bán: ∆LNz = GV1 - GV1GKH (5) Nhân tố chi phí lưu thông: ∆LNS = S1 - S1GKH (6)Nhân tố các khoản giảm trừ: ∆LNT = T1 - T1GKH 156 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
- Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng hợp, ta có: ∆LN = ∆LNkc + ∆LNq + ∆LNp - ∆LNz -∆LNT - ∆LNS Trong trường hợp không xác định được DT1GKH= ∑ q1p0 và GV1GKH= ∑ q1z0 qua giá cả của chính doanh nghiệp, chúng ta có thể dựa vào chỉ số giá cả hàng hoá cùng loại của xã hội theo thống kê hàng năm (Niên giám thống kê) để tính toán. Gọi Ip là chỉ số giá cả hàng hoá bán ra; Iz là chỉ số giá cả hàng hoá mua vào, ta có: DT1GKH=∑ q1p0 = (∑ q1p1/ Ip) GV1GKH= ∑ q1z0 = (∑ q1z1/ Iz) Ví dụ 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999 và 2000 của một doanh nghiệp được thể hiện như sau: ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 Tổng doanh thu 80.000 90.000 Các khoản giảm trừ 1.000 450 1- Doanh thu thuần 79.000 89.550 2- Giá vốn hàng bán 48.000 54.900 3-Lợi nhuận gộp 31.000 34.650 4- Chi phí bán hàng 800 750 5- Chi phí quản lý 800 600 6- Lợi nhuần thuần 29.400 33.300 từ HĐKD Biết rằng chỉ số giá cả hàng hoá mua vào của doanh nghiệp năm 2000 là 1,02; chỉ số giá cả hàng hoá bán ra của doanh nghiệp năm 2000 là 1,03. Yêu cầu: Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến độ chênh lệch lợi nhuận thuần từ HĐKD của doanh nghiệp giữa năm 2000 và 1999 . Giải: Bảng 8.3: Phân tích sơ bộ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 điều chỉnh 2000 Tỷ suất Số tiền Tỷ suất Số tiền Tỷ suất Số tiền Tổng doanh thu 80.000 87.379 90.000 157 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
- Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Các khoản giảm trừ 1,25% 1.000 1.092 450 Giá vốn hàng bán 48.000 53.824 54.900 Chi phí bán 2,00% 1.600 1.748 1,50% 1.350 hàng&QL LN thuần từ HĐKD 36,75% 29.400 35,15% 30.715 37,00% 33.300 Trong đó: 87.379 = 90.000/1,03 53.824= 54.900/1,02 1.092 =1,25%*87.379 1.748 =2%*87.379 Tính các nhân tố ảnh hưởng ∆LN = LN1 - LN0 = 33.300 - 29.400 = 3.900 tr ∆LNk/c = (35,15% - 36,75%)*87.379 = - 1.398 tr ∆LNq = (87.379 - 80.000)*36,75% = +2.712 tr ∆LNp = 90.000 - 87.379 = +2.621 tr ∆LNz = 54.900 - 53.824 = +1.076 tr ∆LNT = 450 - 1.092 = - 642 tr ∆LNS =1.350 - 1.748 = - 398 tr ∆LN = ∆LNkc + ∆LNq + ∆LNp - ∆LNz -∆LNT - ∆LNS # 3.900 tr Phân tích: So với năm 1999, LN năm 2000 tăng 3.900 triệu đồng. Ln tăng là do các nhân tố ảnh hưởng sau: - Kết cấu hàng bán có tỷ suất lợi nhuận thấp tăng làm giảm LN (1.398 tr) - Giá vốn tăng làm giảm LN (1.076 tr) - Khối lượng hàng bán tăng làm tăng LN 2.712 tr - Giá cả hàng bán tăng làm tăng LN 2.621 tr - Các khoản giảm trừ giảm, làm tăng LN 642 tr - Chi phí bán hàng và quản lý giảm, làm tăng LN 398 tr 158 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
- Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 3- Phân tích chi phí lưu thông trong kinh doanh XNK Chỉ tiêu chi phí lưu thông là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh XNK: giảm chi phí cho phép tăng lợi nhuận và doanh lợi của doanh nghiệp, vì vậy phân tích chi phí lưu thông là một trong những biện pháp quan trọng của công tác quản lý phí. Có nhiều cách phân loại chi phí lưu thông, nhưng trong phân tích cần lưu ý đến chi phí lưu thông trong nước và chi phí lưu thông ngoài nước: - Về chi phí lưu thông trong nước: Tính bằng VNĐ: Gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, chi phí phân loại, đóng gói hàng hoá, chi phí để làm thủ tục XNK, chi phí xin giấy phép, chi phí mở L/C, chi phí hao hụt tự nhiên Nếu tỷ suất và tỷ trọng chi phí lưu thông có xu hướng tăng phải xem xét lại trình độ quản lý, trình độ cán bộ vì chỉ tiêu này tăng do phải làm lại nhiều lần thủ tục XNK, số lượng hàng hoá thực hiện không đúng theo hợp đồng đã ký, phải kiểm hoá hải quan nhiều lần do số lượng và chất lượng thực tế, mẫu mã hàng hoá không đúng với chứng từ đã có - Về chi phí lưu thông ngoài nước. Tính bằng ngoại tệ (USD): Chi phí này chiếm tỷ trọng không cao nếu xuất khẩu theo điều kiện của nhóm E và F còn nhập khẩu theo điều kiện của nhóm C và D. Ngược lại, nếu xuất theo điều kiện C và D, nhập theo điều kiện E và F thì tỷ trọng chi phí lưu thông ngoài nước sẽ tương đối cao làm tăng cao tỷ suất chi phí lưu thông. Tuy nhiên, trong trường hợp này giá mua hàng lại giảm và giá bán hàng thì cao nên tỷ suất chi phí nói chung thường không bị ảnh hưởng, đôi khi lại giảm. Ngoài ra, chi phí lưu thông còn được phân tích dưới dạng chi phí cố định và chi phí biến đổi. Mục đích phân tích chi phí lưu thông là đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí lưu thông của doanh nghiệp XNK thông qua các chỉ tiêu cơ bản, cụ thể là: 3.1- Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch CPLT hàng hoá: Nếu gọi S là chi phí lưu thông, PBH&QL = S% là tỷ suất chi phí lưu thông = (S/DT)*100%, trong phân tích chúng ta thực hiện: Xác định mức chênh lệch chi phí: ∆S= S1 - S0 ∆S% = S%1 - S%0 Xác định % thực hiện kế hoạch chi phí: % thực hiện S = (S1/S0)*100 Xác định mức chênh lệch chi phí có liên hệ đến doanh thu thực tế: Với M là doanh thu, ta có: ∆Sđc = S1 - S0*(DT1/DT0) 159 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
- Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Chỉ tiêu này đánh giá chính xác hơn mức tăng giảm chi phí so với doanh thu thực tế và thường được dùng trong phân tích, với: % thực hiện doanh thu = (DT1/DT0)*100 Xác định mức tiết kiệm hoặc bội chi chi phí: Trong trường hợp không phân biệt định phí và biến phí, không xác định được chỉ số giá cả chi phí lưu thông nhưng biết được tỷ suất chi phí lưu thông S%, ta xác định mức tiết kiệm (bội chi) chi phí lưu thông như sau: E = (S%1 - S%0) DT1GKH và mức độ tiết kiệm (bội chi) tương đối: PE= E/DT1GKH 3.2- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CPLT hàng hoá Trong trường hợp không phân biệt định phí và biến phí, không xác định được chỉ số giá cả chi phí lưu thông nhưng biết được tỷ suất chi phí lưu thông, với q là khối lượng hàng hoá, p là giá cả hàng hoá, ta có thể khái quát cách tính các nhân tố ảnh hưởngï qua phương pháp thay thế liên hoàn như sau: Đối tượng phân tích: (∑ q1p1)S%1 (∑ q0p0 )S%0 Chênh lệch tỷ suất chi phí lưu thông : ∆S% = − ∑ q1p1 ∑ q0p0 Ta có: (1) Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu (∑ q1p0 )S%0 (∑ q0p0 )S%0 ∆S%ketcau = − ∑ q1p0 ∑ q0p0 (2) Ảnh hưởng của nhân tố chất lượng công tác quản lý (∑ q1p1)S%0 (∑ q1p0 )S%0 ∆S%quanly = − ∑ q1p0 ∑ q1p0 (3) Ảnh hưởng của chi phí lưu thông trên đơn vị sản phẩm (f) (∑ q1p1)S%1 (∑ q1p1)S%0 ∆S%f = − ∑ q1p0 ∑ q1p0 160 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
- Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (4) Ảnh hưởng của giá cả hàng hoá (p) (∑ q1p1)S%1 (∑ q1p1)S%1 ∆S%p = − ∑ q1p1 ∑ q1p0 ∆S% = ∆S%kết cấu + ∆S% chql + ∆S%f + ∆S%p Chênh lệch tổng mức chi phí lưu thông. ∆S = S1 - S0 Ta có: (1) Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu = ∆Skết cấu = ∆S%kết cấu * ∑q1p0 (2) Ảnh hưởng của nhân tố qủan lý = ∆Squanly = ∆S%quanly * ∑q1p0 (3) Ảnh hưởng của chi phí lưu thông/đơnvị sản phẩm ∆Sf = ∆S%f * ∑q1p0 (4) Ảnh hưởng của mức tiêu thụ hàng hoá ∆Sq = ( ∑q1p0 - ∑q0p0 ) S%0 ∆S = S1 - S0 = ∆Skết cấu + ∆Squan ly + ∆Sf + ∆Sq 4- Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lợi nhuận kinh doanh xuất nhập khẩu: Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, phần chi phí và doanh thu đều xuất hiện những loại tiền tệ khác nhau, nói chung là bản tệ và ngoại tệ, vì vậy sự thay đổi tỉ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh. Ta có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lợi nhuận qua cách tính sau: - Tỷ giá ảnh hưởng đến tổng chi phí: ∆TCPtỷ giá = TCP1 - TCP1với tỷ giá kế hoạch - Tỷ giá ảnh hưởng đến tỷ suất chi phí: 161 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
- Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ∆TCPtygia Ảnh hưởng do yếu tố chi phí trong tỷ suất chi phí: ∆Pcp tỷ giá = DT1tygiaKH Ảnh hưởng do yếu tố giá cả hàng hoá (doanh thu) trong tỷ suất chi phí : TCP TCP ∆Pdt tỷ giá = 1 − 1 DT1 DT1tygiaKH Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến tỷ suất chi phí = TCP TCP1tygiaKH ∆Pcp tỷ giá +∆Pdt tỷ giá = 1 − DT1 DT1tygiaKH Ví dụ: Doanh nghiệp XNK có số liệu : Chỉ tiêu Kế hoạcvh Thực hiện 1. Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 6 8 2.Doanh thu xuất khẩu (triệu VNĐ) 78.000 112.000 3. Tổng chi phí (triệu VNĐ) 63.000 81.000 Trong đó, chi phí bằng ngoại tệ ( triệu USD) 1 1,5 chi phí bằng nội tệ ( triệu VNĐ) 50.000 60.000 4. Tỷ giá hối đoái bình quân (VNĐ/USD) 13.000 14.000 5. Tỷ suất chi phí bình quân 80,77% 72,32% Ghi chú: Trong thực tế, có thể thay đổi kỳ kế hoạch và thực hiện bằng năm gốc và năm thực hiện Cụ thể theo ví dụ , ta có: +ï Ảnh hưởng của tỷ giá đến tổng chi phí: ∆TCPtỷ giá = TCP1 - TCP1với tỷ giá kế hoạch = 81.000 triệu VND - (60.000 + 1,5 *13.000) = 162 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
- Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu = 81.000 - 79.500 = +1.500 triệu VNĐ Tỷ giá tăng làm tổng chi phí tăng 1.500 triệu đồng. TCP TCP1tygiaKH 1 − DT DT + Ảnh hưởng của tỷ giá đến tỷ suất chi phí = 1 1tygiaKH 81.000 79.500 − = 112.000 104.000 = 72,32% - 76,44% = -4,12% . Tỷ giá tăng làm chi phí tăng nhưng doanh thu tăng nhiều hơn làm giảm tỷ suất chi phí 4,12% Trong đó: 1.500 Ảnh hưởng do yếu tố chi phí : ∆Pcp tỷ giá = = +1,44% 104.000 Ảnh hưởng do yếu tố doanh thu : 81.000 81.000 ∆Pdt tỷ giá = − = 72,32% - 77,88% = -5,56% 112.000 104.000 5- Một số lưu ý khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: Giữa hai nhân tố khối lượng hàng hoá và giá cả hàng hoá tiêu thụ có mối quan hệ nhất định với nhau. Đối với một loại hàng hóa, trong nhiều trường hợp, khi khối lượng hàng hoá bán một lần tăng, giá bán có thể giảm hoặc khi khối lượng hàng bán giảm, giá bán có thể tăng. Tuỳ điều kiện cụ thể, doanh nghiệp có thể áp dụng các chính sách giá khác nhau, tuy nhiên để lợi nhuận của doanh nghiệp không bị giảm thì cần điều kiện: - Mức giảm giá ít hơn mức tăng khối lượng hàng bán và doanh thu phải vượt qua doanh thu hoà vốn - Mức tăng giá bán phải lớn hơn mức giảm khối lượng hàng bán Nếu gọi Hq là hệ số thay đổi số lượng sản phẩm hàng hoá bán ra Hp là hệ số thay đổi giá bán sản phẩm hàng hoá Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ không giảm nếu Hq x Hp ≥ 1 163 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
- Chương 8:Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Chi phí của doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản mục chi phí khác nhau nên khi phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố chi phí có thể tách theo khoản mục khác nhau như: nhân tố giá vốn hàng bán (chi phí sản xuất, chi phí cho việc mua hàng), nhân tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Khi xác định tỷ suất chi phí của từng khoản mục, có thể xác định mức ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể khi phân tích ∆LNcp , yếu tố ∆Pcp sẽ là ∑(∆Pcpvốn + ∆Pcpbán hàng + ∆Pcp quản lý doanh nghiệp), khi đó ∆LNcp = (∑∆Pcpjvốn + ∆Pcpjbán hàng + ∆Pcpj quản lý doanh nghiệp) p1jq1j Tỷ suất chi phí thực chất là chi phí bình quân của doanh nghiệp, cũng bằng phương pháp phân tích có thể xác định mức ảnh hưởng của chi phí bình quân trên sản phẩm hàng hoá đến lợi nhuận. Chi phí bình quân thấp cho phép doanh nghiệp bán giá thấp hơn nhưng lợi nhuận thu được không giảm. IV- Phân tích lợi nhuận theo các thời điểm: Trong phần trình bày ở trên, chúng ta phân tích lợi nhuận sau một chu kỳ kinh doanh và đó là kết quả kinh doanh sau một thời gian nhất định, ví dụ như một năm. Phân tích lợi nhuận theo các thời điểm được tiến hành trong quá trình kinh doanh hay trước khi quyết định kinh doanh. 1- Phân tích dựa vào chi phí trực tiếp (chi phí biến đổi) Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp luôn luôn hương tới việc xây dựng một cơ cấu hàng hoá hợp lý và tìm kiếm những thời cơ để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp, trên cơ sở vật chất hiện có thường chỉ có thể sản xuất kinh doanh một số mặt hàng nhất định. Nếu sản xuất kinh doanh loại này thì đôi khi phải loại bỏ hoặc giảm bớt loại khác, tức là doanh nghiệp luôn phải lựa chọn những mặt hàng kinh doanh có lợi nhất cho mình mà thị trường chấp nhận. Mặt khác, cũng trên cơ sở năng lực hiện có nếu xuất hiện những thời cơ thuận lợi, doanh nghiệp phải có những tính toán cụ thể để có những quyết định đúng đắn có lợi cho doanh nghiệp như có nên chấp nhận đơn hàng; có nên mở rộng kinh doanh thêm mặt hàng không Trong những điều kiện như vậy, doanh nghiệp không thể dựa vào lợi nhuận ròng để quyết định vì nó được xác định dựa trên giá thành sản phẩm mà giá thành thì chỉ xác định sau một chu kỳ kinh doanh nhất định. Để có những quyết định kịp thời doanh nghiệp có thể dựa vào chi phí trực tiếp (chi phí biến đổi) vì chi phí gián tiếp (chi phí cố định) dù có kinh doanh mặt hàng nào thì cũng bấy nhiêu chi phí, hoặc có thay đổi thì rất ít. Như vậy khi thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh, chủ yếu là thay đổi phần chi phí trực tiếp (chi phí biến đổi) kể cả thuế, do đó lợi nhuận thu được nhiều hay ít phụ thuộc vào việc kinh doanh mặt hàng nào, chi phí trực tiếp là bao nhiêu. Từ những điều phân tích trên, có thể rút ra nhận định: 164 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ