Giáo trình Khoa học chính sách công

Định nghĩa về chính sách công có lẽ là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất của khoa học xã hội. Nhìn chung, các định nghĩa có thể tạm chia thành hai nhóm chính sau đây:

1. Nhóm định nghĩa chính sách công với tư cách như là sản phẩm có mục đích của Nhà nước. Thomas Dye quan niệm đặc trưng hoá chính sách công là “tất cả những gì Nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm”. B. Guy Peters lại có một định nghĩa cụ thể hơn: “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước một cách trực tiếp hay gián tiếp, đều có ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi công dân”. James Anderson đưa ra một định nghĩa chung hơn cho khái niệm chính sách, trong đó chính sách công chỉ là một nội hàm: “chính sách là một quá trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”

2. Nhóm định nghĩa chính sách công với tư cách là một tập hợp các bước giải quyết các vấn đề công cộng. Hohn Dewey có lẽ là người đầu tiên đưa ra kiểu định nghĩa này. Dewey phân chia quá trình hoạch định chính sách công thành năm giai đoạn: cảm nhận tình huống có vấn đề, xác định vấn đề, hình thành các giải pháp, xem xét các khía cạnh của các giải pháp và lựa chọn một giải pháp rồi thực hiện”(4). Sau đó, Harold Lasswell mô tảquá trình chính sách như là một quá trình ra quyết định có tính sáng tạo bao gồm các bước tranh luận, đưa ra các giải pháp, lựa chọn, áp dụng - thực thi và kết thúc. Cũng có một số tác giả khác đưa ra các định nghĩa về chính sách công theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, trong đó nổi bật là định nghĩa của Garry Brewer và Peter de Leon: Chính sách công là những quyết định quan trọng nhất của xã hội, là những hành động có tính chức năng dựa trên sự đồng thuận hoặc phê chuẩn của toàn hệ thống. Theo hai tác giả này thì quá trình hoạch định chính sách gồm sáu giai đoạn: khởi xướng, tranh luận, lựa chọn, thực thi, đánh giá và kết thúc. Cuối cùng, Deborah Stone lại đưa ra một định nghĩa có tính phê phán đối tất cả với các định nghĩa trên: “Các định nghĩa về chính sách công không bao hàm được cái mà tôi cho là bản chất của quá trình hoạch định chính sách trong các môi trường chính trị: đó chính là các cuộc đấu tranh tư tưởng… hoạch định chính sách là một cuộc đấu tranh không ngừng trong việc đưa ra các chuẩn mực cho việc phân loại, giới hạn và xác định các giá trị định hướng hành vi của con người”.

 

doc 96 trang hoanghoa 09/11/2022 5140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Khoa học chính sách công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_khoa_hoc_chinh_sach_cong.doc

Nội dung text: Giáo trình Khoa học chính sách công

  1. rệt; Thứ ba, các chính sách do các ứng cử viên đưa ra là không khác nhau rõ rệt; Thứ tư, sau khi trúng cử, các nhà lãnh đạo chính trị thường “quên” những gì họ đã hứa. Điều Luttbeg muốn nói ở đây là mặc dù các cuộc bầu cử tự do tạo cho quần chúng một cơ hội để tham gia vào hệ thống chính trị, nhưng trong thực tế, đó chỉ là một cơ chế cho phép quần chúng lựa chọn các cá nhân lãnh đạo chứ không phải là ảnh hưởng thực sự đến chính sách. Tính thiếu thuyết phục của hai mô hình này đưa Luttbeg đến mô hình thứ ba. - Mô hình nhóm áp lực: Mô hình này xuất phát từ một giả thuyết rằng “xã hội bao gồm các cá nhân và hầu hết các cá nhân nỳ đều thuộc về ít nhất là một nhóm lợi ích nào đó. Vì thế, chính sách nhà nước là sản phẩm của sự cạnh tranh giữa các nhóm đấu tranh cho lợi ích của họ”(1). Những kết luận rút ra từ việc trắc nghiệm giả thuyết này là: Thứ nhất, dù các nhóm có thể định hướng các lá phiếu của các thành viên cho một đảng chính trị mà họ ưa thích trong các cuộc bầu cử, nhưng khả năng này là không rõ rệt, mà chỉ có hiệu quả trong những hoàn cảnh thích hợp; Thứ hai, ý kiến công luận qua các cuộc điều tra xã hội rộng lớn khác một cách đáng kể so với cacs quan điểm về chính sách của các nhóm lợi ích. Điều này có nghĩa là các nhóm lợi ích hiếm khi có ảnh hưởng đến chính sách công theo định hướng nhất quán với công luận; Thứ ba, khả năng “vận động hành lang” có hiệu quả đối với quá trình hoạch định chính sách là khác nhau rõ rệt giữa các nhoms, giữa các vùng, và giữa các cấp độ tác động; Thứ tư, các nhóm lợi ích có số thành viên lớn thường là những nhóm chí giahf được những mục tiêu chung chung, trong khi các nhóm nhỏ cố kết lại thường đạt những kết quả rõ rệt, thiết thực hơn. Từ các vấn đề trên, có thể kết luận rằng, chí có một số rất ít các nhóm lợi ích thực sự có ảnh hưởng đến quá trình chính sách. - Mô hình chia sẻ niềm tin hay còn gọi là mô hình đồng thuận: Vấn đề đặt ra ở đây là nếu như sự tham gia của quần chúng vào quá trình chính sách thông qua các hoạt động chính trị như bầu cử, tham gia đảng phái và nhóm lợi ích tỏ ra it có ý nghĩa đối với việc hình thành chính sách công thì làm thế nào chúng ta có thể kết nối cái khoảng trống này? Luttbeg lập luận rằng, trong các hệ thống chính trị dân chủ, “tối thiểu thì trong một số vấn đề, sự tồn tại một niềm tin 11
  2. chung trong xã hội sao cho những người đại diện cho quần chúng hành động theo ý chí riêng của họ cũng đồng thời là ý nguyện của quần chúng” 15. Điều này có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách không bị ràng buộc khiên cưỡng của các cuộc bầu cử, hoặc đơn giản chỉ việc đưa ra các chính sách theo ý chí cá nhân của họ,mà điều này là tự nhiên và trùng hợp với nguyện vọng của quần chúng, vì trong xã hội đã sẵn có một niềm tin và ý chí chung. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra ở đây là nếu như tồn tại một hệ thống niềm tin chung giữa quần chúng và những người đại diện cho họ thì làm thế nào chúng ta có thể tìm kiểm chứng và đo lường mối quan hệ này ? Để làm được điều này, Luttbeg tiến hành nghiên cứu đời sống chính trị ở Mỹ nhằm trả lời ba câu hỏi: a/ Liệu có tồn tại sự khác biệt về tin chính trị giữa các nhà lãnh đạo chính trị với quần chúng của họ hay không ? b/ Liệu có tồn tại sự khác biệt về chính sách của hai đảng ( Dân chủ và Cộng hòa) mà họ muốn thực thi trong xã hội nếu như trúng cử? c) Liệu có tồn tại sự khác biệt về niềm tin chính trị giữa hai khối quần chúng theo hai Đảng ? Từ những dữ liệu thu được, Luttbeg thấy rằng: Thứ nhất ,có tổn tại một sự nhất trí căn bản về các vấn đề quốc gia giữa lãnh đạo đảng Dân chủ và quần chúng của cả hai đảng, trong khi sự lãnh đạo của đảng Cộng hòa lại có một quan điểm riêng tương đối khác biệt; Thứ hai,lãnh đạo của hai đảng có những quan điểm tương phản sắc nét về các vấn đề chính trị quan trọng hiện thời ;Thứ ba, không có sự khác biệt đáng kể về quan điểm chính trị giữa hai khối quần chúng của hai đảng. Từ những khám phá này. Luttbeg nhận định rằng, chính sự bất công giữa các giới lãnh đạo chính trị đã làm hạn chế một cách nghiêm trọng phạm vi của những vấn đề mà ở đó chính sách công có thể làm thỏa mãn ý nguyện của quần chúng. Tuy nhiên, mô hình đồng thuận vẫn chưa có thể có một cách giải thích trọn vẹn về các mối liên kết chính trị trong xã hội. Mô hình vai trò: Mô hình này được xây dựng trên một tư tưởng cơ bản là các hoạch định chính sách với tư cách như là những người đại diện cho quần chúng thông qua các cuộc bầu cử:” cảm thấy họ phải có trách nhiệm đáp ứng 15 N.R.Luttbeg: Công luận và chính sách công, NXB Open University Press, 1981, tr.9. 12
  3. tình cảm và nguyện vọng của quần chúng, cho dù họ cảm thấy không có một cơ chế ràng buộc nào bắt buộc họ phải làm như vậy” Tổng hợp sáu công trình nghiên cứu đương thời của các tác giả khác về vấn đề này. Luttbeg thấy rằng, cái gọi là "Vai trò trách nhiệm"; là một khái niệm vô cùng yếu ớt trong thực tế, biểu hiện thành những tình cảm không rõ rệt của các nhà lập pháp về vai trò đại diện của họ. Hơn nữa, mỗi một nhà lập pháp chỉ đại diện cho một nhóm nhỏ cử tri của mình chứ không phải là đa số công luận. Ngoài những vấn đề này ra, chúng ta vẫn vấp phải một khó khăn nữa là chúng ta không thể xác định được một cách chính xác đâu là động cơ thực sự khiến các nhà hoạch định chính sách ủng hộ các chính sách phù hợp với công luận. Vì thế, mô hình vai trò, mặc dù có ý nghĩa về mặt lý luận, nhưng vẫn là một mô hình không thể kiểm chứng được trong thực tế . Ba mô hình của J.Yeric và R.Todd - Mô hình đa số dựa trên một ý tưởng rằng, các quan chức công quền phải thực thi các chính sách phản ánh nguyện vọng của đa số quần chúng. - Mô hình nhất quán dựa trên một ý tưởng cho rằng, công luận và chính sách công phải nhất quán với nhau trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. - Mô hình thỏa mãn dựa trên một ý tưởng cho rằng,có những tình huống thực tế mà trong đó, công luận và chính sách công là không nhất quán, thậm chí còn đối lập. Khi đó, chính sách công chỉ có thể làm thỏa mãn một bộ phận nhất định của quần chúng chứ không phải là tất cả. Trước khi kiểm các mô hình này, các tác giả đưa ra một số các vấn đề về phương pháp nghiên cứu: Thứ nhất, khái niệm công luận phải được đo lường như là các vấn đề công cộng nổi bật trong một khoảng thời gian xác định nào đó.Theo nghĩa này, các tác giả phân loại ba vấn đề công cộng: Các vấn đề công cộng trường tồn (như an ninh quốc gia, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, kiểm soát tội ác) ;các vấn đề công cộng mới nổi dậy (như tìm kiếm các nguồn năng lượng mới vì các sự kiện bất ổn vừa xuất hiện ở Trung Đông); và các vấn đề công cộng bức súc (như vấn đề về vai trò của Mỹ ở kênh đào Panama). Thứ hai, 13
  4. công luận về các vấn đề nói trên có thể được khảo sát theo ba cách: Một là, tính biểu hiện rõ rệt của nó trong một khoảng thời gian nào đó - cái có thể đo lường được bởi mức độ xuất hiện của vấn đề qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hai là, công luận về các vấn đề công cộng cũng có thể được đo lường qua các cuộc điều tra xã hội chính thức, đáng tin cậy. Ba là, sự chú ý của công luận đối với một vấn đề cũng có thể được đo lường thông qua việc khảo sát xem mức độ và cách thức mà theo đó nhà nước đáp ứng lại vấn đề đó như thế nào để nhà nước thể hiện rõ qua các chính sách đối với từng vấn đề. Chính sách ở đây được xác định một cách cụ thể là thông qua toàn bộ các quyết định pháp lý của nhà nước bằng cách trao quyền, tiền bạc và các dịch vụ cần thiết cho một, hoặc nhiều cơ quan nào đó nhằm thực hiện các mục tiêu đã dự định trước để giải quyết vấn đề đang đạt ra . Từ cơ sở phương pháp luận trên, các tác giả đã khảo sát mối quan hệ giữa công luận và chính sách công bằng cách kiểm chứng sự nhất quán giữa năm chính sách ( quốc phòng, chăm sóc sức khỏe công cộng, kiểm soát súng, năng lượng và nạo thai ) với công luận về các vấn đề này. Những bằng chứng kinh nghiệm từ các cuộc nghiên cứu này cho thấy rằng: a) Có ba vấn đề công cộng phù hợp với mô hình nhất quán: chi tiêu quốc phòng, năng lượng và kênh đào Panama. b) Vấn đề chăm sóc sức khỏe công cộng phù hợp với mô hình thỏa mãn. c) Vấn đề kiểm soát súng không phù hợp với mô hình nào cả, trong khi đa số công luận vẫn tiếp tục ủng hộ việc nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng súng, thì nhà nước đã không đáp ứng lại một cách đáng kể. Từ những khám phá trên, chúng ta có thể kết luận rằng ba mô hình trên đây có thể minh họa và giải thích được một vài quan hệ khả dĩ giữa công luận và chính sách công. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề tồn tại: Thứ nhất, làm thế nào chúng ta có thể giải quyết về cái gọi là công luận, trong khi mà về bản chất thì nó là một cái gì vô cùng đa dạng và nhiều chiều? Thứ hai, phải chăng tất cả những vấn đề liên quan đến chính sách công đều có thể được quy về như là cái 14
  5. nội dung cốt lõi của công luận? Thứ ba, giả sử rằng có tồn tại một mối liên hệ giữa công luận và chính sách công, vậy thì mối quan hệ này có thể cho chúng ta biết điều gì về nội dung, bản chất và chất lượng của bản chất các chính sách đó? Mô hình của J.J.Best Khi nghiên cứu công luận có ảnh hưởng đến chính sách công như thế nào, Best lập luận rằng, trước tiên chúng ta phải phân loại được các kiểu chính sách, từ đó chúng ta sẽ chỉ ra những loại chính sách mà công luận có khả năng ảnh hưởng nhất. Theo Best, chính sách công có thể được phân thành ba nhóm: a) Nhóm chính sách mà ở đó nhà hoạch định chính sách có rất ít sự lựa chọn và các tiêu chí cho sự lựa chọn là rất mơ hồ. b) Nhóm chính sách mà ở đó nhà hoạch định phải đối diện với rất nhiều sự lựa chọn, nhưng tiêu chí cho sự lựa chọn là không rõ ràng hoặc không có. c) Nhóm chính sách hỗn hợp, ở đó nhà hoạch định ít lựa chọn hoặc lựa chọn nhiều; và các tiêu chí lựa chọn rõ ràng, hoặc không rõ ràng. Best cho rằng, phần lớn các chính sách công đều thuộc loại thứ ba, đó là một tình huống mà nhà hoạch định phải phác họa ra, hoặc có sự lựa chọn, hoặc có những tiêu chí cho sự lựa chọn. Vai trò của công luận chính là ở chỗ này: “Chúng ta phải thừa nhận rằng, vai trò căn bản của công luận là ở trong việc vạch ra những sự lựa chọn chính sách có thể chấp nhận được và trong việc vạch ra những tiêu chí cho sự lựa chọn đó”16. Nếu như vậy thì: Thứ nhất, công luận rất ít ảnh hưởng đối với loại chính sách thứ nhất (ít lựa chọn và tiêu chí mơ hồ). Thứ hai, công luận có thể có vai trò quan trọng đối với chính sách thứ hai, thông qua việc giúp các nhà hoạch định chính sách để xác định những tiêu chí lựa chọn tốt nhất. 16 Sđđ. Tr.222. 15
  6. Thứ ba, hai loại chính sách trên thường chỉ là một bộ phận rất nhỏ của toàn bộ chính sách trong một hệ thống chính trị. Điều này có nghĩa là hầu hết các quyết định chính sách đều không ảnh hưởng bởi công luận. Qua nghiên cứu hàng loạt các trường hợp thực tế, thì những giả thuyết nói trên của Best tỏ ra tương đối đáng tin cậy về mặt thống kê học. Tuy nhiên, đó chỉ là những khám phá ban đầu. Tóm lại, chín mô hình cơ bản nêu trên về mối quan hệ giữa vai trò của quần chúng và quá trình hoạch định chính sách đã xây dựng được một hệ thống khái niệm và phương pháp phân tích khá đầy đủ và có sức thuyết phục. Có thể rút ra ý nghĩa cơ bản của chín mô hình trên là ảnh hưởng của quần chúng đối với quá trình hoạch định chính sách nhà nước còn yếu, điều này cũng có nghĩa là hệ thống chính trị có vấn đề ở chỗ nó đã không hàm chứa được vào trong nó một hiện thực tế là quần chúng nhân dân như là một chủ thể chính trị quan trọng. Bức thông điệp của khoa học chính sách ở đây rõ ràng là phải cải tạo hệ thống chính trị để quần chúng có thể có tiếng nói quyết định đến tất cả những quyết định chính sách có ảnh hưởng đến họ. Chúng ta có thể đã có một bức tranh tương đối khái quát về khoa học chính sách: Những nội dung nghiên cứu cơ bản, phương pháp và các vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải làm rõ hơn nữa vị trí đặc thù của khoa học chính sách trong mối tương quan với các ngành khoa học xã hội khác cũng nghiên cứu vấn đề chính sách công. Randall Ripley trong cuốn Phân tích chính sách trong khoa học chính trị (Nxb Nelson Haall, Chicago, 1985), đã đưa ra một sự phân biệt tương đối sáng sủa và có hệ thống. Theo Ripley, chúng ta có thể biểu diễn sự khác biệt giữa khoa học chính sách và các ngành khoa học liên quan khác theo sơ đồ dưới đây: Nghiên cứu Nghiên cứu Phân tích Khoa học chính sách chính sách trong chính sách trong chính sách trong (phân tích chính các ngành khoa khoa học khoa học sách như là bộ môn 16
  7. học xã hội khác chính trị chính trị khoa học độc lập) Tính chuyên biệt Tính chuyên biệt và và tính ứng dụng tính ứng dụng trực trực tiếp thấp tiếp cao Nguồn: R.Ripley, sdd, phần ba, tr7 Theo chiều tăng của tính chuyên biệt và tính ứng dung, thì bốn vị trí tương đối trong bảng trên có thể được giải thích như sau: 1. Nghiên cứu chính sách ở các ngành khoa học xã hội khác: xã hội học, tâm lý học; nhân chủng học; triết học cũng nghiên cứu chính sách công, nhưng đó không phải là tiểu bộ môn độc lập, việc nghiên cứu này cũng không có khuynh hướng tác ra khỏi ngành mẹ. Việc nghiên cứu này thường chỉ chú trọng vào một khía cạnh nhất định nào đó cảu chính sách; hơn nữa, nó không hướng tới việc sản sinh ra những tri thức hữu dụng trực tiếp cho các nhà hoạch định chính sách. 2. Nghiên cứu chính sách trong khoa học chính trị theo định nghĩa, thì đây là một bộ phận hữu cơ của khoa học chính trị. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này cũng không thường xuyên tập trung vào những nội dung đặc thù của các vấn đề chính sách; và hiếm khi sản sinh ra những tri thức hữu dụng trực tiếp. 3. Phân tích chính sách trong khoa học chính trị cũng là một bộ phận cấu thành của khoa học chính trị, tập trung vào những nội dung đặc thù của các vấn đề chính sách. Xu hướng nghiên cứu này cũng quan tâm đến việc sản sinh ra những tri thức có khả năng ứng dụng trực tiếp tương đối cao đối với một vài nhóm các nhà hoạch định chính sách. 4. Khoa học chính sách. Đôi khi người ta cũng dùng chữ “các khoa học chính sách” (Policy Sciences) để chỉ nội dung tri thức mang tính liên ngành của nó chứ không phải để nhấn mạnh đến một tập hợp của các ngành khoa học cùng nghiên cứu về chish sách công. Ngày nay, người ta thường gọi khoa học chính sách là ngành Phân tích chính sách (Policy Analysis). Đây là một ngành khoa học mới, 17
  8. độc lập. Nó chỉ quan tâm đến việc phân tích các vấn đề đặc thù của lĩnh vực chính sách và hoạch định chính sách với mục tiêu cốt lõi là sản sinh ra những tri thức có khả năng ứng dụng trực tiếp cao cho mọi chủ thể hoạch định chính sách. 18
  9. Chương hai PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH I. PHÂN TÍCH CHÍNH TRỊ LÀ GÌ? 1. Những vấn đề chung Trên bình diện khái quát nhất, có thể hiểu Phân tích chính sách vừa là một ngành khoa học, vừa là một loại hình hoạt động nghề nghiệp thực tiễn. Như các phần trên đã đề cập đến, khoa học chính sách có bốn xu hướng nghiên cứu đặc trưng; trong đó, các xu hướng 1, 2, 4 sản sinh ra một bộ phận tri thức thường được gọi là những nền tảng lý thuyết vĩ mô về lĩnh vực chính sách công; xu hướng 3, kế thừa và phát triển sâu những nền tảng lý thuyết trên với mục tiêu tối hậu là sản sinh ra những tri thức khoa học có khả năng áp dụng trực tiếp cho (hay trong) quá trình hoạch định chính sách. Đây chính là ngành khoa học phân tích chính sách. Người ta cho rằng, chỉ ở trình độ của phân tích chính sách, thì việc nghiên cứu chính sách nói chung mới trở thành khoa học thực sự. Phân tích chính sách chính là ngành khoa học ứng dụng về lĩnh vực chính sách. Nếu như ba xu hướng 1, 2, 4 nhằm mô tả (trả lời câu hỏi là gì?) ở cấp độ lý thuyết về một hoạt động đặc thù của đời sống chính trị là hoạch định chính sách, thì xu hướng 3 (phân tích chính sách) nhằm giải thích và can thiệp trực tiếp (trả lời câu hỏi tại sao? Và như thế nào?) và hoạt động đó. Mặt khác, phân tích chính sách cũng là một loại hình hoạt động nghề nghiệp như mọi hoạt động nghề nghiệp khác. Khái niệm nghề nghiệp ở đây được dùng với hai ý nghĩa: Thứ nhất, hoạt động phân tích chính sách là một hoạt động được thực hành rộng rãi bởi không chỉ các nhà phân tích chính sách ở các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu, mà còn bởi một đội ngũ đông đảo các nhà phân tích chính sách chuyên nghiệp được các cơ quan Nhà nước cũng như các khu vực tư nhân thuê trực tiếp. Thứ hai, nói đến nghề nghiệp là phải nói đến tính chuyên môn cao của nó. Tính chuyên môn cao, phức tạp của nghề phân tích 19
  10. chính sách ngày nay là điều không thể nghi ngờ. Nghề phân tích chính sách (đặc biệt ở Mỹ) có một nền tảng lý luận và kinh nghiệm - kỹ thuật riêng, được hình thành và phát triển từ lâu đời; có một hệ thống giáo dục - đào tạo chuyên môn được xã hội thừa nhận và tôn trọng; có một hệ thống tôn ti trật tự, nguyên tắc, kỷ luật chặt chẽ quy định những chuẩn mực được thừa nhận về việc thực hành nghệ nghiệp. Các nhà phân tích chính sách chuyên nghiệp vừa là các nhà khoa học, vừa là những chủ thể can dự trực tiếp vào quá trình hoạch định chính sách. Xét ở khía cạnh này, người ta thường cho rằng, khoa học phân tích chính sách mang đậm dấu ấn Mỹ. Có ba lý do: Thứ nhất, phải tồn tại một Nhà nước ổn định, một hệ thống chính trị mở cửa, bền vững để theo đuổi một hệ chính sách nhất quán, lâu dài, là đối tượng thường xuyên có thể quan sát được một cách rõ ràng của việc nghiên cứu khoa học. Thứ hai, phải tồn tại những nền tảng độc lập bên ngòai Nhà nước, mà dựa vào đó các nhà khoa học có thể phân tích và phê phán trực tiếp những hoạt động chính sách của Nhà nước. Thứ ba, ở Mỹ, khoa học xã hội - trong đó có khoa học chính sách - đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa thực dụng là đặc trưng của tư duy Mỹ. Người Mỹ ít có thiên hướng bàn đến các lý thuyết trừu tượng, mà đào sâu vào khía cạnh ứng dụng thực tiễn. Phân tích chính sách không phải là tranh luận triết lý về hoạch định chính sách, mà là sự can thiệp trực tiếp của tri thức khoa học trong hoạch định chính sách. Không có một quốc gia phát triển nào hội đủ cả ba điều kiện này ở mức độ như chúng được hội tụ ở Mỹ. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các trường đại học của Anh đã đào tạo các nhà cai trị bằng một chương trình giới thiệu các nhà tư tưởng kinh điển của nền văn minh Tây Âu như là những tấm gương để họ noi theo. Cũng trong thời kỳ này, khoa học chính trị ở Pháp và Đức lại tập trung vào việc tạo ra một nền hành chính thích hợp cho việc cai trị. Vì vậy, ở châu Âu, truyền thống giải quyết các vấn đề xã hội là nhấn mạnh đến vai trò không thể phê phán của Nhà nước. Điều này cũng đúng với các Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và có lẽ cũng đúng đối với hầu hết các Quốc gia của thế giới thứ ba. 20
  11. Tuy nhiên, ngay ở trong một môi trường tương đối thuận lợi hơn, việc nghiên cứu chính sách công ở Mỹ cũng phải trầy trật lắm mới thoát ra khỏi sự hòa tan vào một trong hai trường phái tư tưởng chính trị Mỹ có truyền thống nổi trội về chủ nghĩa thể chế mà đại diện là James Madison cho rằng, con người là không đáng tin cậy; vì thế phải thiết lập các thể chế Nhà nước để ngăn cản con người làm xói mòn sự cai trị; và chủ nghĩa tự do cấp tiến với đại diện là Thomas Paine cho rằng, phẩm hạnh cao quý của con người là thành trì an toàn nhất cho sự cai trị. Những người sáng lập ra khoa học chính sách công cự tuyệt cả hai truyền thống này và hướng tới đặt nền tảng một một cách tiếp cận thứ ba: Chủ nghĩa kỹ trị - thực chứng đối với việc giải quyết các vấn xã hội. Với cách đặt vấn đề này, các nhà khoa học chính sách hy vọng sẽ vượt qua các mâu thuận nan giải giữa tập trung và phân tán quyền lực, chuyên nghiệp hóa và tham gia đại chúng, giá trị khoa học và nghệ thuật chính trị trong việc giải quyết các vấn đề công cộng. 2. Bản chất của hoạt động phân tích chính sách 2.1. Phân loại hoạt động phân tích chính sách Hoạt động phân tích chính sách có thể diễn ra trên sáu cấp độ được tóm tắt trong bảng so sánh dưới đây: Cấp Khách Thời Mục đích Phương pháp Yếu điểm độ hàng gian Phân Kiến tạo “Chân Sử dụng Hầu như Thường là không tích các lý lý” phương pháp không thích hợp hoặc quá hàm thuyết lớn luận chặt chẽ để bị hạn xa với đối với nhu lâm về lĩnh vực xây dựng và chế cầu thông tin của chính sách trắc nhiệm các các nhà hoạch định công lý thuyết chính sách Cấp độ Mục đích Khách Phương Thời gian Yếu điểm hàng pháp Phân tích Dự đoán Các nhà Áp dụng Hiếm khi Khó có thể 21