Giáo trình Chính sách phát triển - Bài 9: Tăng trưởng có tốt cho người nghèo?
Giảm nghèo là một trong những mục tiêu chính của chính sách phát triển (các mục tiêu
khác gồm tạo cơ hội để công dân hiện thực hóa hết tiềm năng của mình, uy tín và bảo
vệ quốc gia, và các mục tiêu khác). Nghèo có thể được định nghĩa một cách tương đối
hay tuyệt đối. Theo nghĩa tuyệt đối, nghèo được xác định như là thu nhập hoặc tiêu
dùng dưới mức tối thiểu nào đó được xác định trên cơ sở nhu cầu vật chất. Ví dụ,
ngưỡng nghèo 1 đô-la/ngày của WB là một nỗ lực để xác định chuẩn nghèo cùng cực
toàn cầu dựa vào những yêu cầu dinh dưỡng tối thiểu. Nhiều ngưỡng nghèo của các
nước, như của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), là dựa trên ước tính lượng calorie
tối thiểu mà một người cần hấp thụ để duy trì sức khỏe tốt. Rổ hàng hóa này, thường là
các loại thực phẩm thiết yếu phù hợp với địa phương, được thể hiện bằng giá trị tiền tệ.
Sau đó “thành phần phi thực phẩm” được bổ sung vào để phản ảnh chi phí nhà ở,
nước, vệ sinh và nhu cầu cơ bản khác. Thường thành phần phi thực phẩm được tính
toán theo phần trăm của yêu cầu thực phẩm tối thiểu.
Khác với phương pháp đo lường nghèo tuyệt đối, ngưỡng nghèo tương đối thể hiện
nghèo tỉ lệ với một số thước đo xu hướng trung tâm. Ví dụ, nghèo ở Anh được định
nghĩa là thu nhập hộ gia đình thấp hơn 60% thu nhập trung vị. Các thước đo nghèo
tương đối như vậy có lợi thế điều chỉnh tự động tăng lên khi xã hội trở nên khấm khá
hơn. Nó cũng giảm nhu cầu tính toán phức tạp (và khả năng sai sót) thường phát sinh
khi chuyển đổi rổ thực phẩm sang thước đo tiền tệ. Ví dụ, thước đo nghèo dựa vào
ngưỡng nghèo tuyệt đối là rất nhạy cảm với những thay đổi giá. Giá gạo tăng có thể
đưa đến kết quả tăng mạnh số đo nghèo ở Việt Nam, nhưng có thật sự là người dân
nghèo hơn không? Nếu họ có thể thay thế gạo bằng thực phẩm khác, thì có lẽ tỉ lệ
nghèo thực tế không thay đổi nhiều.
khác gồm tạo cơ hội để công dân hiện thực hóa hết tiềm năng của mình, uy tín và bảo
vệ quốc gia, và các mục tiêu khác). Nghèo có thể được định nghĩa một cách tương đối
hay tuyệt đối. Theo nghĩa tuyệt đối, nghèo được xác định như là thu nhập hoặc tiêu
dùng dưới mức tối thiểu nào đó được xác định trên cơ sở nhu cầu vật chất. Ví dụ,
ngưỡng nghèo 1 đô-la/ngày của WB là một nỗ lực để xác định chuẩn nghèo cùng cực
toàn cầu dựa vào những yêu cầu dinh dưỡng tối thiểu. Nhiều ngưỡng nghèo của các
nước, như của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), là dựa trên ước tính lượng calorie
tối thiểu mà một người cần hấp thụ để duy trì sức khỏe tốt. Rổ hàng hóa này, thường là
các loại thực phẩm thiết yếu phù hợp với địa phương, được thể hiện bằng giá trị tiền tệ.
Sau đó “thành phần phi thực phẩm” được bổ sung vào để phản ảnh chi phí nhà ở,
nước, vệ sinh và nhu cầu cơ bản khác. Thường thành phần phi thực phẩm được tính
toán theo phần trăm của yêu cầu thực phẩm tối thiểu.
Khác với phương pháp đo lường nghèo tuyệt đối, ngưỡng nghèo tương đối thể hiện
nghèo tỉ lệ với một số thước đo xu hướng trung tâm. Ví dụ, nghèo ở Anh được định
nghĩa là thu nhập hộ gia đình thấp hơn 60% thu nhập trung vị. Các thước đo nghèo
tương đối như vậy có lợi thế điều chỉnh tự động tăng lên khi xã hội trở nên khấm khá
hơn. Nó cũng giảm nhu cầu tính toán phức tạp (và khả năng sai sót) thường phát sinh
khi chuyển đổi rổ thực phẩm sang thước đo tiền tệ. Ví dụ, thước đo nghèo dựa vào
ngưỡng nghèo tuyệt đối là rất nhạy cảm với những thay đổi giá. Giá gạo tăng có thể
đưa đến kết quả tăng mạnh số đo nghèo ở Việt Nam, nhưng có thật sự là người dân
nghèo hơn không? Nếu họ có thể thay thế gạo bằng thực phẩm khác, thì có lẽ tỉ lệ
nghèo thực tế không thay đổi nhiều.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Chính sách phát triển - Bài 9: Tăng trưởng có tốt cho người nghèo?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_chinh_sach_phat_trien_bai_9_tang_truong_co_tot_ch.pdf