Giáo trình Chính sách phát triển - Bài 4: Thể chế bao hàm

Nhiều nhà kinh tế không đồng ý với câu trả lời này, họ đưa ra quan điểm khác đề cao
sức thuyết phục của thể chế, được định nghĩa là những qui định điều chỉnh hành vi
kinh tế, thay vì địa lý và sinh thái. Họ không hoàn toàn bác bỏ vai trò của địa lý: họ
thừa nhận thực tế có những nước ở sâu trong đất liền phải chịu thiệt, và bệnh tật nhiệt
đới có thể cản trở tiến trình phát triển. Tuy nhiên, họ lập luận rằng các nước có cùng
đặc trưng địa lý và sinh thái nông nghiệp đã đạt được những kết quả phát triển khác
nhau. Các nước bảo vệ quyền sở hữu, chủ yếu dựa vào cơ chế thị trường để phân bổ
hàng hóa và dịch vụ, và xóa bỏ những rào cản chính trị đối với sáng kiến kinh tế
thường đạt kết quả tốt hơn các nước không làm những điều này. Do đó Hàn Quốc thịnh
vượng hơn Triều Tiên, và Mỹ giàu có hơn Mexico.
Nhận định đầy ảnh hưởng gần đây cho quan điểm này xuất hiện vào năm ngoái trong
cuốn sách thuộc dạng best-sellers tựa đề Why Nations Fail của Daren Acemoglu, giáo
sư kinh tế của MIT, và James Robinson, nhà khoa học chính trị Harvard. Theo các tác
giả, các quốc gia thất bại vì thể chế kinh tế của họ mang tính “khai thác”, nghĩa là luật
chơi được đề ra để khai thác thu nhập từ một số nhóm trong xã hội mang về cho các
nhóm khác. Khi những người có quyền lực chính trị hình thành các thể chế để khai thác
tài sản từ những người khác, thì đa số người dân sẽ không có động lực để tạo ra của cải.
Họ không có khả năng phát huy hết tiềm năng của mình vì thiếu trình độ hoặc không
tiếp cận được các loại hàng hóa công. 
pdf 5 trang hoanghoa 09/11/2022 5840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Chính sách phát triển - Bài 4: Thể chế bao hàm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chinh_sach_phat_trien_bai_4_the_che_bao_ham.pdf