Giáo trình Chính sách phát triển - Bài 10: Thoát nghèo

Một sai lầm tư duy phổ biến mà người ta thường mắc phải khi sử dụng bức tranh cận
cảnh nghèo này đó là “người nghèo” luôn là một nhóm người, và tỉ lệ nghèo giảm có
nghĩa là một số cá nhân hay hộ gia đình đã chuyển dịch từ dưới lên trên ngưỡng nghèo
trong khi những người khác vẫn bên dưới. Cách diễn dịch này quá đơn giản hóa tình
huống thực tế. Nghèo đối với đa số không phải là một điều kiện vĩnh viễn, mà là một
tình huống tạm thời do các yếu tố kinh tế, xã hội và chính trị khác nhau gây ra.
Khi chúng ta điều tra nghèo như là một hiện tượng động (chuyển biến theo thời gian)
thay vì tĩnh (như ảnh chụp), thì sẽ phát hiện 3 điều. Thứ nhất, có nhiều người lâm cảnh
nghèo lúc này hay lúc khác hơn là những gì tỉ lệ nghèo tĩnh cho thấy. Thứ hai, chỉ có
một số lượng tương đối nhỏ người dân là nghèo mọi lúc. Thực tế, đa số bị nghèo trong
những giai đoạn ngắn, mặc dù có một nhóm nhỏ là nghèo liên tục. Thứ ba, chúng ta có
thể nghiên cứu sự chuyển tiếp vào và ra khỏi nghèo để hiểu rõ hơn nguyên nhân
nghèo. Khi thực hiện cách phân tích này, ta thường phát hiện rằng điều kiện kinh tế,
đặc biệt vai trò của thị trường lao động, là đi liền với sự chuyển dịch vào và ra khỏi
nghèo hơn là các yếu tố nhân khẩu học. 
pdf 5 trang hoanghoa 09/11/2022 3220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Chính sách phát triển - Bài 10: Thoát nghèo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chinh_sach_phat_trien_bai_10_thoat_ngheo.pdf