Giả thiết lí thuyết và dữ kiện không quan sát

Uy tín của khoa kinh tế học ngày nay đang ở đỉnh cao tri thức và được công chúng tán
đồng. Nỗi quan tâm mà công chúng, các nhà chính trị dày dạn và cả những doanh nhân hoài
nghi nhất, thể hiện đối với mỗi phát biểu của chúng ta chỉ có thể so sánh với sự chú ý, những
năm trước đây, họ dành cho các nhà vật lí và chuyên gia không gian khi mục đích quan trọng
nhất của đất nước dường như là đưa người lên cung trăng và trở về trái đất. Hàng loạt bài
khảo luận bác học, chuyên khảo và sách giáo khoa là những đợt sóng thần ; Econometrica,
tạp chí hàng đầu về kinh tế toán học, vừa nâng nhịp độ xuất bản định kì từ 4 lên 6 số một năm.
Và dù vậy, một số trong chúng ta từng chứng kiến sự phát triển chưa từng có của kinh tế
học suốt ba thập niên qua vẫn ngày càng cảm thấy có điều bất ổn trước hiện tình của ngành
mình. Điều này hình như còn được chính những người đã có đóng góp vào sự “bùng nổ“ ấy
chia sẻ. Họ nhập vào cuộc chơi với tất cả sự khéo léo và tài tình của nhà chuyên nghiệp song
có những hoài nghi nghiêm trọng về luật chơi này. 
pdf 13 trang hoanghoa 07/11/2022 6240
Bạn đang xem tài liệu "Giả thiết lí thuyết và dữ kiện không quan sát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgia_thiet_li_thuyet_va_du_kien_khong_quan_sat.pdf

Nội dung text: Giả thiết lí thuyết và dữ kiện không quan sát

  1. Dữ liệu không tương thích là những dữ liệu vô ích. Trên phương diện này, có thể hình dung khoảng cách giữa những thống kê hiện có và tình trạng không phải là lí tưởng mà chấp nhận được khi biết rằng những khác biệt trong hệ thống danh mục không cho phép so sánh số liệu về sản lượng sản xuất và xuất nhập của nhiều sản phẩm. Cũng như vặy không thể đối chiếu, ngành theo ngành, số liệu lao động và sản xuất mà không phải gian khổ điều chỉnh lại chúng. Một khối lượng đáng kể nguồn lực chất xám và vật chất dành cho công tác thống kê hiện không tập trung cho việc thu thập thông tin ban đầu mà lại phải dùng để vật lộn với những định nghĩa không thích hợp và những danh mục không tương thích. Dù không muốn dùng một hình ảnh loại suy, không đúng chỗ về mặt phương pháp luận, việc bảo đảm cho các nhà kinh tế một luồng thông tin kinh tế ban đầu, có thể tương tự như việc cung cấp cho các nhà vật lí năng lượng cao một máy gia tốc khổng lồ. Các nhà khoa học đã có máy trong lúc các nhà kinh tế vẫn chờ đợi các số liệu. Trong trường hợp chúng ta, không chỉ xã hội phải sẵn sàng tài trợ năm này sang năm khác hàng triệu đô la để bảo hành bộ máy thống kê khổng lồ mà phần lớn các công dân còn phải chuẩn bi đóng một vai trò, ít nhất là thụ động và đôi lúc chủ động trong công tác thu thập dữ kiện. Tương tự như phải thuyết phục các electron và proton hợp tác với các nhà vật lí. Dường như người Mĩ trung bình không có gì phản đối khi được thăm dò phỏng vấn, điều tra. Sự hiếu kì và mong muốn hiểu biết cách nào hệ thống kinh tế (mà phần lớn chúng ta là một bánh xe nhỏ và đối với một số ít là bánh xe lớn) vận hành đủ để xui khiến sự hợp tác này. Đương nhiên đôi lúc ta gặp phải phản ứng kiểu “điều anh không biết không thể làm hại anh được“ hoặc sự hiểu biết có thể là nguy hiểm vì làm nảy sinh mong muốn chắp vá lại hệ thống. Nhưng kinh nghiệm những năm qua dường như đã thuyết phục không chỉ đa số các nhà kinh tế -trừ một số ngoại lệ đáng kể - mà cả quảng đại quần chúng rằng một sự thiếu hụt về hiểu biết kinh tế có thể gây tác hại lớn. Chế độ tự do kinh doanh của chúng ta được so sánh thích đáng với một máy tính khổng lồ có khả năng tự động lí giải mọi vấn đề của chính nó. Nhưng bất kì ai có ít nhiều kinh nghiệm với các máy tính lớn đều biết là chúng có thể bị hỏng hóc và không thể hoạt động nếu không được theo dõi. Để giữ cho động cơ tự động, hoặc đúng hơn là nửa tự động, trong tình trạng hoạt động tốt, chúng ta không chỉ cần hiểu nguyên lí vận hành của nó mà còn phải quen thuộc với chi tiết thiết kế nó. Điều mới xuất hiện trong những năm vừa qua là việc các công ti tư nhân chấp nhận và ứng dụng các phương pháp hiện đại của phân tích kinh tế. Việc các công ti lớn hỗ trợ cho nghiên cứu kinh tế đã có từ đầu những năm 1920 khi Wesley Mitchell thành lập Văn phòng 10
  2. quốc gia nghiên cứu kinh tế (NBER). Tuy nhiên tôi không nghĩ đến mối quan tâm của các doanh nghiệp về các chính sách chung hoặc ngay cả những vấn đề như tăng trưởng kinh tế và chu kì kinh doanh mà là việc ứng dụng nhanh chóng các phương pháp tiên tiến của vận trù học và cái được gọi là phân tích hệ thống. Một vài khái niệm chuẩn và phương sách phân tích của lí thuyết kinh tế trước hết được đưa vào chương trình học của các trường quản trị kinh doanh và ngay sau đó được các nhà quản lí tiên tiến đưa vào ứng dụng. Trong khi các lí thuyết gia kinh viện tự bằng lòng với việc phát biểu những nguyên lí tổng quát, những nhà vận trù học và phân tích hệ thống ở các công ti phải giải đáp những câu hỏi do tình hình thực tế đặt ra. Nhu cầu số liệu kinh tế để sử dụng cho các kế hoạch kinh doanh cụ thể đang tăng nhanh. Đây là một nhu cầu có chất lượng vì các người sử dụng thường có những hiểu biết kĩ thuật trực tiếp về những lĩnh vực mà họ có yêu cầu được cung cấp dữ liệu. Hơn nữa nhu cầu này thường là “thực dụng“. Các công ti với chức năng làm lợi nhuận chấp nhận và có khả năng trả giá cho việc thu thập thông tin họ muốn có. Điều này làm nổi bật một vấn đề gai góc : quyền truy cập công cộng vào các thông tin do tư nhân thu nhập cũng như sự phân công lao động và hợp tác thoả đáng giữa chính quyền và các công ti trên lĩnh vực ngày càng phát triển này. Dưới áp lực khó cưỡng của một nhu cầu cụ thể ngày mỗi lớn các vấn đề này rồi cũng sẽ được giải quyết bằng cách này hay cách khác. Nền kinh tế của chúng ta sẽ được điều tra và lên bản đồ dưới tất cả mọi kích thước với những tỉ lệ ngày càng chính xác. Các nhà kinh tế cần phải chuẩn bị đóng một vai trò tiên phong trong việc định hướng công trình xã hội quan trọng này, không phải ở cương vị người phát ngôn hay cố vấn cho ai khác mà cho chính bản thân mình. Đến hôm nay, họ vẫn chưa làm được điều này. Hội nghị về các người sử dụng thống kê liên bang các năm trước đều có đại biểu của giới chủ, lao động và các giới khác, song lại vắng mặt các nhà kinh tế như một thành viên. Làm sao chờ đợi là nhu cầu của chúng ta được thoả mãn khi tiếng nói của chúng ta chưa cất lên. Chúng ta, những nhà kinh tế ở đại học, sẵn sàng trình bày cho bất ki ai muốn nghe quan điểm của chúng ta về các vấn đề chính sách công, tư vấn về các phương thức tốt nhất để giữ toàn dụng lao động, chống lạm phát và khuyến khích tăng trưởng. Đồng thời chúng ta cũng phải chuẩn bị chia sẻ với công chúng niềm tin và nỗi thất vọng đi kèm những bước tiến triển của hành trình tri thức, đôi lúc khó khăn đến tuyệt vọng, song bao giờ cũng vô cùng hứng thú. Công chúng đã từng chứng tỏ mạnh mẽ là họ sẵn sàng hỗ trợ công cuộc tìm kiếm kiến thức. Họ cũng sẽ rộng lượng hỗ trợ công việc của chúng ta nếu chúng ta chịu khó giải thích đầy đủ cho họ. Chú thích : F. H. Hahn, “Some Adjustment Problems“ , Econometrica, Jan. 1970, 38, 1-2. 11