Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân?

Yêu cầu tái cấu trúc đang đặt ra cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn phát
triển 2011-2020, trong đó, một trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công. Bài viết với mục đích nghiên
cứu liệu đầu tư công ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến đầu tư tư nhân sẽ đóng góp vào khuyến
nghị chính sách một cách thiết thực, đồng thời bổ sung khoảng trống trong nghiên cứu thực
nghiệm ở Việt Nam. Tác giả sử dụng mô hình VECM với số liệu thu thập từ 1986-2010 để ước
lượng các hàm phản ứng và các hệ số co giãn. Theo đó, hiện tượng đầu tư công “lấn át” đầu tư tư
nhân được thể hiện rõ nét. Trung bình sau một thập niên, 1% tăng vốn đầu tư công ban đầu sẽ
khiến đầu tư tư nhân bị thu hẹp 0.48%. Đồng thời, tác động đến GDP của đầu tư công là thấp so
với tác động của đầu tư tư nhân. Bài viết hàm ý trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, cần
giảm dần tỷ trọng đầu tư công, đồng thời tăng cường mạnh mẽ hiệu quả và chất lượng của đầu tư
khu vực nhà nước. 
pdf 17 trang hoanghoa 07/11/2022 7600
Bạn đang xem tài liệu "Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdau_tu_cong_lan_at_dau_tu_tu_nhan.pdf

Nội dung text: Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân?

  1. tự tương quan đều thoả mãn những điều kiện cơ bản của lý thuyết kinh tế lượng4. Mối quan hệ tương hỗ động giữa đầu tư công, đầu tư tư nhân và sản lượng trong giai đoạn 10 năm sẽ được nghiên cứu thông qua phân tích các hàm phản ứng5. Tuy nhiên, một lưu ý là các phần dư ước lượng được bởi mô hình VECM phi cấu trúc thường có mối tương quan đồng thời6, vì thế, cần phải có cách xử lý tránh ảnh hưởng “giả” do phần dư tương quan. Do đó, cần có thêm những ràng buộc để toàn bộ tác động của thành tố ngẫu nhiên chung được thể hiện cho một trong các biến số, hiệu ứng lan tỏa của một cú sốc sẽ bị “bẻ gẫy” và các hàm phản ứng sẽ được xác định hợp lý. Đây chính là việc sử dụng phân rã Choleski để bao chứa sự bất cân xứng trong mô hình. Theo đó, thứ tự nhân quả giữa các biến số cần được xác định để chạy mô hình. Kết quả ước lượng được từ mô hình VECM có thế được sử dụng để kiểm tra chiều hướng tác động – kiểm định nhân quả trong ngắn và dài hạn. Bảng 4 trình bày kết quả thống kê χ2 cho kiểm định tính ý nghĩa chung cho các biến trễ trong các phương trình của VECM (từ cột 2-4), và thống kê z cho kiểm định tính ý nghĩa cho thành phần điều chỉnh sai số (error correction terms) cho mỗi phương trình. Bảng 4. Kiểm định nhân quả dựa trên mô hình VECM Lag Y Lag GI Lag PI EC term Y - 3.85 6.45* -2.21 (0.2784) (0.0916) (0.027) GI 6.99 6.872 2.71 (0.0724)* (0.0762)* (0.007) PI 3.70 1.31 -0.13 4 Các kết quả kiểm định sẽ được cung cấp theo yêu cầu 5 Các hàm phản ứng xác định tác động theo thời gian của một cú sốc nội sinh nào đó đến các biến khác trong mô hình, bao gồm hiệu ứng tức thì và quá trình điều chỉnh động sau đó. Độ lớn của cú sốc là một đơn vị thay đổi trong độ lệch chuẩn của biến số 6 Điều này có thể thấy thông qua ma trận phương sai và hiệp phương sai xác định từ các phần dư của mô hình VECM trong bài này. 11
  2. (0.2952) (0.7276) (0.897) Ghi chú: Số trong ngoặc là giá trị p-value, ( ), ( ), (*): có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10% Kết quả kiểm định ở Bảng 4 cho thấy có mối quan hệ nhân quả dài hạn từ đầu tư công và đầu tư tư nhân đến mức sản lượng, cũng như từ đầu tư tư nhân và mức sản lượng đến đầu tư công. Mối quan hệ trong ngắn hạn từ đầu tư tư nhân đến mức sản lượng, cũng như từ đầu tư tư nhân và sản lượng đến đầu tư công cũng được tìm thấy. Tuy nhiên, các mối nhân quả ngược lại từ đầu tư công và sản lượng đến đầu tư tư nhân không có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, đầu tư tư nhân dường như là biến “ngoại sinh yếu”. Theo kết quả kiểm định trên, thứ tự trong phân rã Choleski được xác định là PI, Y, G và Hình 3 thể hiện các hàm phản ứng theo thứ tự này trong thời gian nghiên cứu là 10 năm. Tuy nhiên, để kiểm tra tính đáng tin cậy của kết quả ước lượng, các hàm phản ứng của các thứ tự khác cũng đều được ước lượng và đều đưa đến những kết luận khá tương đồng khi phân tích tác động của cú sốc đầu tư công lên các biến số7. Hình 3 dòng 1 cho thấy hàm phản ứng của đầu tư tư nhân (PI) ở dưới trục ngang trong cả thời kỳ 10 năm, hàm ý đầu tư tư nhân bị ảnh hưởng tiêu cực từ cú sốc dương đầu tư công. Như vậy, giả thuyết đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân được kiểm chứng tại Việt Nam. Hình này cũng cho thấy tác động tức thời của đầu tư công đến khu vực tư nhân ở năm đầu tiên là thấp nhất – do những yếu tố như thông tin, tổ chức, thực hiện, cũng như độ trễ lan truyền. Tác động mạnh nhất và thể hiện đầy đủ nhất là ở năm thứ 5 kể từ khi đầu tư công gia tăng. Hình 3. Phản ứng của các biến số đối với các cú sốc (thứ tự Choleski PI, Y, GI) 7 Các kết quả ước lượng sẽ được cung cấp theo yêu cầu. 12
  3. Response to Cholesky One S.D. Innovations Response of PI to PI Response of PI to Y Response of PI to GI .10 .10 .10 .05 .05 .05 .00 .00 .00 -.05 -.05 -.05 -.10 -.10 -.10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of Y to PI Response of Y to Y Response of Y to GI .016 .016 .016 .012 .012 .012 .008 .008 .008 .004 .004 .004 .000 .000 .000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of GI to PI Response of GI to Y Response of GI to GI .2 .2 .2 .1 .1 .1 .0 .0 .0 -.1 -.1 -.1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hiệu ứng tích cực của đầu tư công đối với GDP cũng được tìm thấy, theo đó, phản ứng của sản lượng đối với cú sốc đầu tư công là dương, tuy nhiên ảnh hưởng chỉ bắt đầu từ năm thứ 2, tác động mạnh và đầy đủ nhất là ở năm thứ 3 và sau đó giảm dần, đặc biệt giảm mạnh từ năm thứ 7 (hình 3, dòng 2). Tác động này của đầu tư công đến sản lượng rõ ràng là rất thấp so với tác động của đầu tư tư nhân đến sản lượng (hình 1, dòng 2), theo đó, hiệu ứng từ đầu tư tư nhân là tức thời, tăng mạnh cho đến năm thứ 9 và vẫn giữ ở mức cao từ năm thứ 10. Điều này hàm ý rõ nét hiệu quả của đầu tư khu vực tư nhân cao hơn đầu tư công, trong việc tăng sản lượng chung của nền kinh tế. Để phân tích tác động dài hạn của cú sốc đầu tư công cũng như kiểm tra tính đáng tin cậy của kết quả nghiên cứu, bảng 5 thể hiện hệ số co giãn của đầu tư tư nhân theo đầu tư công sau thời kỳ 10 năm, được xác định qua các giá trị phản ứng tích lũy của các biến theo các giả định khác nhau về thứ tự Choleski, theo phương pháp của Preira (2001). Theo đó, kết quả ở thứ tự (PI, Y, GI) – thứ tự được giả định của bài nghiên cứu – cho thấy 1% tăng lên của đầu tư công năm đầu tiên sẽ khiến đầu tư tư nhân thu hẹp 0.48% (hiện tượng lấn át) sau một thập niên. Các hệ số tính được ở các thứ tự khác không có khác biệt quá lớn chứng tỏ kết quả ước lượng đáng tin cậy. 13
  4. Bảng 5 Hệ số co giãn của đầu tư tư nhân theo đầu tư công sau 10 năm Th GI, GI, PI, Y, PI, Y, Y, Trung ứ tự PI, Y Y, PI GI GI, Y GI, PI PI, GI bình PI - - - - - - - 0.55927 0.59508 0.59508 0.47606 0.51276 0.70055 0.47606 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách Từ năm 2000, Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công. Trong suốt thập niên qua, đầu tư công đã tăng trưởng rất nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư của xã hội, nhưng lại có hiệu quả thấp, đồng thời đang có xu hướng đầu tư vào cả những ngành mà khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm mà lơi là nhiệm vụ xây dựng các nền tảng phát triển và tăng trưởng. Yêu cầu thay đổi mô hình tăng trưởng trở nên cấp bách trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt khi nền kinh tế bước vào kế hoạch phát triển 5 năm (2011-2015) và 10 năm (2011-2020), trong bối cảnh nền kinh tế đã phải trả giá bởi những bất ổn vĩ mô kéo dài và động lực tăng trưởng dài hạn đang dần chìm tắt. Vì vậy, phân tích vai trò của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và đến đầu tư tư nhân nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trên tinh thần đó, bài nghiên cứu này đánh giá đầu tư công trên phương diện phân tích liệu đầu tư công “lấn át” hay “hỗ trợ” đầu tư tư nhân ở Việt Nam Với số liệu kéo dài 25 năm (1986- 2010), mô hình VECM đã được sử dụng và các hàm phản ứng của các biến số (đầu tư công, đầu tư tư nhân và sản lượng) đối với các cú sốc nội sinh được ước lượng để kiểm định giả thuyết. Kết quả thực nghiệm cho thấy hiện tượng đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân thể hiện rõ nét, tác động là không đáng kể trong một vài năm đầu tiên, và hiệu ứng sẽ đạt cực đại vào năm thứ 5. Sau một thập niên, 1% tăng vốn đầu tư công ban đầu sẽ khiến đầu tư tư nhân bị thu hẹp khoảng 0.48%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động đến GDP của đầu tư khu vực nhà nước là thấp so với tác động của đầu tư khu vực tư nhân, theo đó1% tăng lên của đầu tư tư nhân có thể đóng góp 0.33% tăng trưởng, trong khi đầu tư công chỉ đóng góp 0.23% tăng sản lượng trong cân bằng dài hạn. 14
  5. Với những kết quả trên, bài nghiên cứu hàm ý rằng trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, cần theo xu thế giảm dần tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư của xã hội, đồng thời tăng cường mạnh mẽ hiệu quả và chất lượng của đầu tư công. Cần tạo cơ hội bình đẳng hơn nữa cho các nguồn vốn đầu tư khác của xã hội, tạo ra các cơ chế hiệu quả để huy động tối đa các nguồn vốn tư nhân, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách. Ngoài ra, cần đổi mới tư duy về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế, cụ thể là giảm bớt chức năng “nhà nước kinh doanh”. Không nên phân bố đầu tư nhà nước vào các ngành mà khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm và đảm nhiệm tốt, chuyển trọng tâm ra ngoài lĩnh vực kinh tế, tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển thể chế và phát triển năng lực, để tạo được ngoại ứng tích cực lan tỏa đến khu vực tư nhân, hỗ trợ khu vực này trong quá trình kinh doanh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. 15
  6. Tài liệu tham khảo chính Agenor, R. 2000. The economics of adjustment and growth. Academic Press. San Diego, CA. Ahmed, H., and Miller, S. 2000. Crowding-out and crowding-in effects of the components of government expenditure. Contemporary Economic Policy, 18(1), 124-133. Bacha, E. L. 1990. A three-gap model of foreign transfers and GDP growth rate in developing countries. Journal of Development Economics, 32, 279-296. Bùi Trinh. 2009. Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế thông qua hệ số ICOR. Báo cáo chuyên đề cho Viện Kinh tế Việt Nam. Everhart, S. S., and Sumlinski, M. A. 2000. Trends in private investment in developing countries. Statistics for 1970-2000. IFC Discussion Paper, 44, Washington, D.C. Ghura, D., and Goodwin, B. 2000. Determinants of private investment: a cross-regional empirical investigation. Applied Economics, 32, 1819-1829. Greene, J., and Villanueva, D. 1991. Private investment in developing countries: an empirical analysis. IMF Staff Papers, 38(1), 33-58. Washington, D.C. Hadjimichael, M. T., and Ghura, D. 1995. Public policies and private savings and investment in Sub-Saharan Africa: an empirical investigation. IMF Working Paper, 19, Washington, D.C. Odedokun, M. O. 1997. Relative effects of public versus private investment spending on economic efficiency and growth in developing countries. Applied Economics, 10(28), 1325- 1336. Pereira, A. M. 2001. Public investment and private sector performance- International evidence. Public Finance and Management, 1(2), 261-277. Ramirez, M. D. 1998. Does public investment enhance productivity growth in Mexico? A cointegration analysis. Eastern Economic Journal, 24(1), 63-82. Sundarajan, V., and Thakur, S. 1980. Public investment, crowding out and growth: a dynamic model applied to India and Korea, IMF Staff Papers, 27, 814-55. Vũ Tuấn Anh. 2010. Tóm tắt về tình hình đầu tư công ở Việt Nam trong mười năm qua, Kỷ yếu hội thảo đầu tư công, Huế 28-29/12/2010 16
  7.  NHỮNG BÀI NGHIÊN CỨU KHÁC NC-26 Nhìn lại kinh tế toàn cầu năm 2011: Khó khăn tích lũy và tương lai ảm đạm, TS. Lê Kim Sa. NC-25: Sự di cư qua lại Nga-Việt: Những khía cạnh lịch sử, kinh tế-xã hội và chính trị, Alexey Chesnokov. NC-24: Tổng quan kinh tế Việt Nam 2010, Phạm Văn Hà. NC-23: Tổng quan kinh tế thế giới 2010: Phục hồi nhưng chưa bền vững, Nguyễn Quốc Hùng. NC-22 Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010: phát hiện mới từ những bằng chứng mới, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành. 17