Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế: Khảo sát lý luận tổng quan

Bài viết này sẽ cố gắng khảo sát một cách tổng quan nhất mối quan hệ giữa chi
tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Trước tiên chúng tôi sẽ thảo luận những cơ
sở lý thuyết, quan điểm và thực trạng của một số nước trên thế giới. Tiếp theo bài
viết sẽ trình bày tóm tắt các mô hình lý thuyết được sử dụng phổ biến khi nghiên
cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, bài
viết sẽ điểm qua các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và kết luận. 
 

pdf 22 trang hoanghoa 07/11/2022 5720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế: Khảo sát lý luận tổng quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cua_cepr_chi_tieu_chinh_phu_va_tang_truong_kinh_t.pdf

Nội dung text: Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế: Khảo sát lý luận tổng quan

  1. GALk= ()τ 1/αα ( ) 1/ . (1.4) Tốc độ tăng trưởng: Tổng thu nhập trong nền kinh tế được phân bổ cho tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu chính phủ, do vậy phương trình tích luỹ cơ bản có thể được viết như sau: ks&=−(1τ ) y −δ k, (1.5) trong đó δ là tỉ lệ hao mòn của tư bản và s là tỉ lệ tiết kiệm cố định của khu vực tư nhân. Chia cả hai vế phương trình (1.5) cho k và kết hợp với (1.2), (1.3), và (1.4) chúng ta có thể thu được tốc độ tăng trưởng của sản lượng, γ y , như sau: γ =−αττ⎡sAL(1 ) ()1/−αα + δ⎤ . (1.6) y ⎣ () ⎦ Từ phương trình này chúng ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng là cố định và nền kinh tế không có tính động. Ảnh hưởng của chính phủ đối với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có thể được thực hiện theo hai kênh như sau: Thứ nhất, chi tiêu chính phủ phải được tài trợ bằng thuế do chính phủ luôn thực hiện cán cân ngân sách cân bằng. Việc tăng thuế sẽ làm giảm sản phẩm biên sau thuế của tư bản, và do vậy làm giảm tốc độ tích luỹ tư bản và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tham số (1−τ ) trong phương trình (1.6) phản ánh hiệu ứng tiêu cực này của thuế đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc tăng thuế cũng đồng nghĩa với tăng chi tiêu chính phủ cho các hàng hoá và dịch vụ công cộng như cầu cống, đường xá, hệ thống luật pháp Những những hàng hoá và dịch vụ công cộng này làm tăng sản phẩm biên và sản lượng của khu vực tư nhân như thể hiện trong hàm sản xuất (1.1). Tham số ()τ (1/−α ) α trong phương trình (1.6) phản ánh hiệu ứng tích cực này của hàng hoá và dịch vụ công cộng đối với tăng trưởng kinh tế γ max τ*=1-α τ = G/Y 10
  2. Chúng ta có thể tìm giá trị tối ưu của thuế suất đối với tăng trưởng bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của γ y theo τ. Kết quả thu được: τ*1=−α . (1.7) Đây chính là mức thuế suất tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế. Điều kiệm này hàm ý việc tăng chi tiêu chính phủ hay tăng thuế chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi tác động tích cực của việc tăng chi tiêu lớn hơn tác động tiêu cực của việc tăng thuế, hay nói cách khác khi thuế suất nhỏ hơn hiệu suất biên của khoản chi tiêu chính phủ đối với tổng sản lượng của nền kinh tế. Kết luận này cũng tương tự như những gì đường Rahn hàm ý. 2.2.2 Mô hình của Devarajan, Swaroop, và Zou (1996) Devarajan, Swaroop, và Zou (1996) đã dựa trên mô hình của Barro (1990) và một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm khác để xây dựng một mô hình nghiên cứu vai trò của các thành phần chi tiêu chính phủ khác nhau đối với tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, mô hình của họ cố gắng xác định thành phần chi tiêu nào là hiệu quả, thành phần chi tiêu nào là không hiệu quả và sự chuyển dịch giữa các thành phần chi tiêu có tác động như thế nào đối với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Mô hình của Devarajan, Swaroop, và Zou (1996) có thể được tóm tắt như sau: Khu vực sản xuất: Hàm tổng sản xuất có dạng CES với sản lượng phụ thuộc vào lượng tư bản của khu vực tư nhân, k, và hai thành phần chi tiêu khác nhau của chính phủ, g1 và g2. Mỗi loại chi tiêu được giả định là có tác động khác nhau đến tổng sản lượng của nền kinh tế. Cụ thể hàm sản xuất được viết dưới dạng sau: −1/ς ⎡⎤−−−ςςς yfkgg==++(,12 , ) ⎣⎦αβγ k g 1 g 2 , (2.1) trong đó α ≥≥≥++=≥−0,βγαβγς 0, 0, 1, 1. Khu vực chính phủ: Tương tự như trong Barro (1990), các tác giả giả định rằng chính phủ tài trợ cho chi tiêu của mình nhờ áp dụng một mức thuế suất cố định τ . Điều này cũng hàm ý chính phủ luôn thực hiện cán cân ngân sách cân bằng. Do vậy, τ y ==gg12 + g (2.2) gy1 = φτ và gy2 = (1−φ )τ , (2.3) 11
  3. trong đóφ là tỷ trọng của thành phần chi tiêu g1 trong tổng chi tiêu chính phủ. Biến đổi các phương trình (2.1) - (2.3) ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa tổng sản lượng của nền kinh tế với tỷ trọng của các loại chi tiêu chính phủ như sau: 1/ς g ⎡⎤τβφγςς−−−−−(1 φ ) ς = ⎢⎥. (2.4) k ⎣⎦α Hộ gia đình: Devarajan, Swaroop, và Zou (1996) giả định rằng trong nền kinh tế có nhiều hộ gia đình giống nhau. Với các quyết định của chính phủ về τ và φ , mỗi hộ gia đình sẽ lựa chọn các quyết định về mức tiêu dùng, c, và mức tư bản, k, để tối đa hoá lợi ích của mình trong cả vòng đời. Hàm lợi ích của một hộ gia đình tiêu biểu có thể được viết dưới dạng c1−σ −1 uc()= và vấn đề của hộ gia đình này là tối đa hoá 1−σ ∞ Ueucdt= −ρt () (2.5) ∫0 với ràng buộc: kyc&=−(1τ ) − (2.6) trong đó ρ là hệ số chiết khấu theo thời gian. Phương trình (2.6) hàm ý đầu tư của khu vực tư nhân bằng với phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi đã tiêu dùng. Giải mô hình Thiết lập Hamilton và giải mô hình chúng ta có thể biểu diễn tốc độ tăng trưởng kinh tế theo phương trình sau: 1+ς − ςς−− ς ς ς c& α ()1(1)−−−−−ταττ⎡⎤() βφγ φ ρ γ == ⎣⎦ (2.7) c σ trong đó 1/σ =−uc '( ) / u ''( cc ) được hiểu là hệ số thay thế của tiêu dùng giữa các thời kỳ. Phương trình (2.7) biểu diễn mối liên hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ trọng của các loại chi tiêu chính phủ đóng vai trò trung tâm trong mô hình. Từ phương trình này chúng ta có thể xác định được liệu việc gia tăng tỷ trọng chi tiêu cho thành phần g1 hay g2 có làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế hay không. Cụ thể, lấy đạo hàm γ theo φ ta có: 12
  4. ςςς−+(1ςς ) / −+(1 ) −+ (1 ) ∂γ ατ()()11−+ ςατ() ( βφγφ −− (1)) = −1/ς . (2.8) ∂φ στ()ςς−−− βφ−− γ(1 φ ) ς Do ς ≥−1 phương trình này hàm ý 1/(1+ς ) ∂γ φβ⎛⎞ > 0 nếu γ ). Từ phương trình (2.7) chúng ta cũng có thể xác định được tác động của việc tăng thuế (hay tăng tổng chi tiêu chính phủ) đối với tốc độ tăng trưởng. Lấy đạo hàm γ theo τ , sau một số bước biến đổi thích hợp ta có ∂γ τ 1+ς ≥ ()1 + . (2.10) ∂τ βφ−−ςς+− γ(1 φ ) Điều kiện này cho thấy mối quan hệ giữa giữa tốc độ tăng trưởng, γ , và thuế suất, τ , là không rõ ràng. Dấu của nó có thể thay đổi tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa τ và βφγφ−−ς +−(1 ) ς . Trong đó βφγφ−−ς +−(1 ) ς có thể được hiểu là tổng hiệu suất của các khoản chi tiêu chính phủ đối với sản lượng. Mô hình này có thể được mở rộng để xem xét vai trò và so sánh tính hiệu quả tương đối của nhiều thành phần chi tiêu chính phủ khác nhau đối với tăng trưởng kinh tế (xem Phạm, 2008). 2.2.3 Mô hình của Davoodi và Zou (1998) Davoodi và Zou (1998) đã dựa trên mô hình của Barro (1990) và Devarajan, Swaroop, và Zou (1996) để xem xét mối quan hệ, cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm, giữa tính tập trung của chính sách tài khoá và tăng trưởng kinh tế. Trước đó, nhiều nhà kinh tế đã đưa ra nhiều lập luận ủng hộ sự phân quyền trong việc thực thi chính sách tài khoá. Họ cho rằng: (i) sự phân 13
  5. quyền sẽ làm tăng tính hiệu quả của các khoản chi bởi vì các chính quyền địa phương có thông tin tốt hơn so với chính quyền trung ương; (ii) chính quyền địa phương có thể cung cấp hàng hoá và dịch vụ đáp ứng thiết thực hơn đối với nhu cầu của cộng đồng địa phương, do họ nắm bắt được các đặc tính khác biệt về mặt địa lý, con người Davoodi và Zou (1998) giả định rằng chi tiêu chính phủ có thể được phân thành ba cấp: trung ương, bang, và địa phương. Mức độ phân cấp trong việc thực thi chính sách tài khoá được xác định theo tỉ phần chi tại các cấp địa phương so với tổng chi tiêu chính phủ. Ví dụ mức độ phân cấp sẽ tăng nếu chi tiêu cấp địa phương và chi tiêu cấp bang tăng một cách tương đối so với chi ở cấp trung ương. Giống như trong Barro (1990), Davoodi và Zou (1998) sử dụng hàm sản xuất với hai đầu vào là tư bản tư nhân và chi tiêu chính phủ. Chi tiêu chính phủ được chia thành ba cấp: trung ương, bang, và địa phương. Nếu kí hiệu k là lượng tư bản tư nhân, g là tổng chi tiêu chính phủ, f là chi ở cấp chính quyền trung ương, s là chi ở cấp chính quyền bang, và l là chi ở cấp chính quyền địa phương (tất cả các biến đều được đo lường dưới dạng bình quân đầu người), mô hình của họ có thể được tóm tắt qua một số phương trình sau: Hàm sản xuất Cobb-Douglas: y = kfslα βγω, (3.1) trong đó y là sản lượng bình quân đầu người, 0< α ,βγω , ,< 1 và α + βγω++ = 1. Chi tiêu chính phủ: Sự phân bổ tổng chi tiêu chính phủ cho các cấp được thực hiện như sau: gfsl=++. (3.2) f ===φg gsglgφφsl, (3.3) trong đó φ fsl++=φφ1 và 0<<φi 1 với ifs= , và l . Do vậy φ f chính là tỉ trọng chi tiêu của chính quyền trung ương trong tổng chi tiêu, φs là tỉ trọng chi tiêu của chính quyền bang trong tổng chi tiêu, và φl là tỉ trọng chi tiêu của chính quyền địa phương. Tổng chi tiêu chính phủ được tài trợ bởi một mức thuế thu nhập cố định τ , do vậy ta có, gy=τ (3.4) Hộ gia đình: Nền kinh tế có nhiều hộ gia đình giống nhau, với các quyết định của chính phủ về τ và φi , mỗi hộ gia đình sẽ lựa chọn các quyết định về mức tiêu dùng, c, để tối đa hoá lợi 14
  6. ích của mình trong cả vòng đời. Hàm lợi ích của một hộ gia đình tiêu biểu có thể được viết c1−σ −1 dưới dạng uc()= và vấn đề của hộ gia đình này là tối đa hoá 1−σ ∞ Ueucdt= −ρt () , (3.5) ∫0 với ràng buộc: kyckfslc&=−(1ττ ) −=− (1 ) αβγω −. (3.6) Giải mô hình này chúng ta có thể tính được tốc độ tăng trưởng của sản lượng bình quân đầu người như sau: 1 γ =−⎡()1 ττ(1−αα ) / αφ βαγαωα / φ / φ / − ρ⎤ . (3.7) σ ⎣ fsl ⎦ Phương trình này chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế là một hàm của thuế suất và các tỉ trọng chi tiêu chính phủ ở các cấp. Từ phương trình này chúng ta có thể thiết lập và nghiên cứu mối quan quan hệ về mặt thực nghiệm giữa sự phân cấp trong chi tiêu tài khoá và tăng trưởng kinh tế. Lưu ý rằng, với tổng chi tiêu cố định, sự thay đổi tỉ trọng chi giữa các cấp có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nếu sự phân bổ hiện tại chưa đạt tối ưu. Trạng thái phân bổ chi tiêu chính phủ tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế có thể tìm được bằng cách lấy đạo hàm của γ theo các tỉ trọng chi tiêu. Kết quả chúng ta có được các tỉ trọng chi tiêu tối ưu như sau: β γω φφφ ===,,. (3.8) fslβ + γω+++++ βγω βγω Do vậy, miễn là các tỉ trọng chi tiêu hiện tại của chính phủ khác với các giá trị tối ưu này, thì việc thay đổi phân bổ chi tiêu giữa các cấp có thể thúc đẩy tăng trưởng mà không cần phải tăng tỉ trọng chi tiêu chính phủ trong GDP. 2.3 Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm Kể từ khi có sự trỗi dậy trở lại của của lý thuyết tăng trưởng vào cuối những năm 1980 đã có một khối lượng khổng lồ các phân tích thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế được thực hiện. Các mô hình tân cổ điển đã có được những bằng chứng thực nghiệm ủng hộ một khi tính đến các nhân tố quan trọng khác đối với tăng trưởng kinh tế, ví dụ như tư bản nhân lực (Mankiw, Romer và Weil, 1992), tích luỹ bí quyết công nghệ (Nonnerman và Van, 1996). Có thể nói nghiên cứu của Mankiw, Romer và Weil (1992) đã đặt nền tảng cho những phân tích thực 15
  7. nghiệm sau này dựa trên mô hình lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển. Tuy nhiên, phân tích của họ chưa thực sự làm rõ vai trò của chính phủ trong việc tác động đến tăng trưởng trong dài hạn. Trước Mankiw, Romer và Weil (1992) thực ra đã có nhiều nghiên cố gắng xác định những nhân tố, trong đó có chi tiêu chính phủ, tương quan với tăng trưởng. Những nghiên cứu này sử dụng các phương pháp phân tích hồi số liệu chéo đơn giản và các phương pháp kiểm định thống kê để khảo sát vai trò của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. Điển hình trong số đó là những nghiên cứu của Kormendi và Meguire (1985) và Barro (1991). Cả hai nghiên cứu này đều khai thác số liệu từ nhiều nước trên thế giới. Mức tăng trưởng trung bình ở mỗi nước được tính toán trong một thời kì dài. Để giải thích cho sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa các nước, họ đã sử dụng phân tích hồi quy bội với rất nhiều biến giải thích. Một số các biến giải thích, ví dụ như tư bản nhân lực (được đo lường bởi phần trăm dân số hoàn thành bậc tiểu học hoặc tỉ lệ học sinh/giáo viên), mức GDP ban đầu trong giai đoạn đó (phản ánh hiệu ứng hội tụ của thu nhập: những nền kinh tế có mức GDP ban đầu càng thấp thì có xu hướng tăng trưởng càng nhanh) , được lựa chọn dựa trên các lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển, một số khác lại được lựa chọn dựa trên các dự đoán. Những biến được dự đoán có tác động đến tăng trưởng kinh tế có thể bao gồm các biến kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỉ trọng xuất khẩu/GDP, tỉ trọng đầu tư/GDP, các biến chi tiêu chính phủ phản ánh chính sách tài khoá, tiêu dùng chính phủ, các biến phản ánh sự khác nhau về thể chế kinh tế và chính trị giữa các nước, các biến phản ánh mức độ bảo vệ quyền sở hữu, Kết quả nghiên cứu của Kormendi và Meguire (1985) chỉ ra rằng tiêu dùng chính phủ không hề có tác động, trong khi đó kết quả nghiên cứu của Barro (1991) cho thấy tiêu dùng chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Những nghiên cứu thực nghiệm sau này được thực hiện dựa trên các phương pháp luận phức tạp hơn. Nhiều vấn đề bị bỏ qua trong các nghiên cứu trước đây đã được lật lại. Cùng với phân tích hồi quy số liệu chéo, các phương pháp hồi quy số liệu mảng và chuỗi thời gian cũng được áp dụng rộng rãi. Ví dụ như Dowrick (1993) và Lin (1994) giải quyết vấn đề về tính nhân quả và sự tương tác đồng thời giữa các biến. Liệu chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hay tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến chi tiêu chính phủ? Levine và Renelt (1992), Easterly và Rebelo (1993), Levine và Zervos (1993) nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc lựa chọn các biến giải thích trong việc ảnh hưởng đến các kết quả nghiên cứu. Họ chỉ ra rằng hầu hết các tương quan riêng giữa tăng trưởng và các thước đo khác nhau về thuế và chính sách tài khoá đều không bền vững trong phân tích của họ. Levine và Renelt 16
  8. (1992) còn tổng kết các nghiên cứu trước đó và kết luận rằng có ít nhất 50 biến được phát hiện là có tương quan với tăng trưởng kinh tế. Trong đó khảo sát về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và khu vực chính phủ cũng cho các kết quả khác nhau. Một số nghiên cứu cho rằng tăng trưởng kinh tế và chi tiêu công cộng và thuế khoá có mối tương quan thống kê âm, như Grier và Tullock (1989), Barro (1989, 1991), Hansson và Henrekson (1994) Một số nghiên cứu khác thì lại cho rằng chúng không có mối liên hệ nào cả, như Levine và Renelt (1992), Levine và Zervos (1993), Easterly và Rebelo (1993), và Lin (1994). Rất khó cho chúng ta xác định được kết quả nghiên cứu nào là đáng tin cậy bởi vì họ sử dụng các phương pháp ước lượng khác nhau, mẫu nghiên cứu khác nhau cả về thời gian lẫn thành phần các nước được nghiên cứu. Ngoài ra số liệu ở nhiều nước còn thiếu và không nhất quán. Sự biến động của tỉ giá khiến cho việc quy đổi số liệu gặp khó khăn và kém chính xác. Các thước đo về khu vực chính phủ cũng rất khác nhau giữa các nước. Đặc biệt, phương pháp lượng hoá cũng gặp phải những vấn đề nhất định. Lý thuyết phân tích hồi quy truyền thống đòi hỏi các biến giải thích như chi tiêu chính phủ hay tiêu dùng chính phủ phải độc lập với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế thì tăng trưởng kinh tế có những ảnh hưởng nhất định đến quy mô chi tiêu của chính phủ. Mối quan hệ giữa chúng cũng trong thực tế cũng phức tạp hơn nhiều, chứ không chỉ đơn thuần là tuyến tính như thường được xem xét trong các phân tích hồi quy. Việc thiếu một khung cơ sở nhất quán trong phân tích thực nghiệm khiến cho việc đọc và so sánh kết quả từ các nghiên cứu gặp khó khăn. Các nhà nghiên cứu có thể cho ra các kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào phương pháp và số liệu mà họ sử dụng. Các nhà kinh tế gần đây không chỉ xem xét mối quan hệ giữa tổng chi tiêu chính phủ mà còn xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng. Các nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực này bao gồm Devarajan, Swaroop, và Zou (1996), Chen (2006) và Ghosh và Gregoriou (2008). Devarajan, Swaroop, và Zou (1996) sử dụng phương pháp hồi quy chéo với số liệu từ 43 nước đang phát triển trong quãng thời gian 20 năm, đã đưa ra một kết quả khá ngạc nhiên rằng, sự gia tăng chi thường xuyên có tác động tích cực, trong khi sự gia tăng chi đầu tư có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Điều này, như các tác giả đã chỉ ra, hàm ý cơ cấu chi tiêu chính phủ ở các nước đang phát phiển đang mắc phải sai lầm khi họ phân bổ quá nhiều nguồn lực cho các khoản chi đầu tư, khiến chúng trở nên kém hiệu quả một cách tương đối so với các khoản chi thường xuyên. Ghosh và Gregoriou (2008) sử dụng phương pháp GMM, với số liệu từ 15 nước đang phát triển trong quãng thời gian 28 năm, cũng đưa ra một kết quả tương đối nhất quán với kết quả trên. Phân tích thực nghiệm của họ 17
  9. cho thấy chi thường xuyên, chứ không phải chi đầu tư, mới có đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Khả năng tác động của mức độ phân cấp tài khoá đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển trong hơn một thập kỉ qua cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện bởi Davoodi, Xie, và Zhou (1995), Zhang và Zhou (1997, 1998), Davoodi và Zhou (1998), Woller và Phillips (1998), Lin và Liu (2000), Những nghiên cứu này sử dụng các thước đo phân cấp tài khoá khá khác nhau, ví dụ như Davoodi và Zhou (1998) sử dụng tỉ trọng chi tiêu chính phủ trong khi Zhang và Zhou (1997, 1998) sử dụng tỉ trọng chi tiêu chính phủ theo cơ cấu các ngành ở các cấp địa phương. Những nghiên cứu này cũng cho những kết quả rất khác nhau. Zhang và Zhou (1997) và Lin và Liu (2000) lần lượt chỉ ra rằng sự phân cấp tài khoá có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ và Trung Quốc. Trong khi đó nhiều nghiên cứu khác lại cho ra kết quả ngược lại. Sự phân cấp tài khoá làm chậm tốc độ tăng trưởng, ví dụ như Zhang và Zhou (1998) đối với Trung Quốc, Davoodi, Xie, và Zhou (1998) đối với Mĩ, Davoodi và Zhou (1998) đối với mẫu nghiên cứu bao gồm cả những nước phát triển và đang phát triển. Ngoài ra, Woller và Phillips (1998) lại không tìm thấy mối liên hệ nào giữa hai vấn đề này ở các nước đang phát triển. Với thực trạng nghiên cứu trên, rõ ràng nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp ước lượng cần được giải quyết để tăng độ tin cậy của chúng ta đối với các kết quả thực nghiệm. Thứ nhất đó là phải xác định được một mô hình thực nghiệm hợp lý. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế cho rằng, tăng trưởng trong dài hạn có thể là một hàm số của nhiều biến như tỉ lệ tiết kiệm, hành vi đầu tư, tích luỹ tư bản vật chất lẫn con người, tiến bộ công nghệ, sự tự do kinh tế, Việc bỏ sót bất kì biến nào trong mô hình thực nghiệm có thể khiến cho kết quả nghiên cứu rất khác đi. Tuy nhiên, ngược lại, chúng ta cũng cần phải lưu ý vấn đề tương quan giả khi lựa chọn biến đưa vào mô hình hồi quy. Một biến có thể không có ý nghĩa về mặt kinh tế nhưng lại có tương quan cao đối với tăng trưởng. Thứ hai, thước đo về mức độ phân cấp tài khoá cũng là một vấn đề cần giải quyết. Trong các nghiên cứu trên, thước đo phân cấp tài khoá chỉ dựa trên cách phân chia chi tiêu hoặc tổng thu của chính phủ theo các cấp chính quyền địa phương, có thể là chi tiết theo các ngành. Thước đo này chưa tính đến được sự tự chủ về nguồn thu và chi của các địa phương. Hơn nữa, quyết định thu chi của các quan chức địa phương đôi khi lại phụ thuộc rất nhiều vào các quan chức ở cấp trung ương. Do vậy việc đọc các kết quả nghiên cứu cần hết sức cẩn trọng. 18
  10. 3. Kết luận Bài viết này có mục đích nhằm tổng kết lại thực trạng và kết quả nghiên cứu chính, cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm, phản ánh mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ với tăng trưởng kinh tế. Điều này giúp gợi mở ra các hướng nghiên cứu ứng dụng cho Việt Nam khi mà chúng ta còn thiếu cả về mặt cơ sở lý luận lẫn nghiên cứu thực nghiệm đối với mối quan hệ này. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà vấn đề thậm hụt ngân sách đang ngày càng trở nên trầm trọng (chiến khoảng 5% GDP trong những năm qua), và Chính phủ đang nỗ lực thực hiện việc rà soát và cắt giảm chi tiêu công, thì những nghiên cứu về vấn đề này là thực sự cần thiết. Những kết quả nghiên cứu tin cậy sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những lời khuyên và hướng đi đúng đắn trong việc duy trì một cán cân ngân sách bền vững, một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, và một mức tăng trưởng kinh tế cao trong dài hạn. Một số tài liệu tham khảo chính Agell, J., T. Lindh and H. Ohlsson (1994), “Growth and the Public Sector: A Critical Review Essay”, European Journal of Political Economy, Vol. 13, 33-52. Anh-The Pham (2008), “The Composition of Government and Economic Growth: Evidence from Vietnam”, Vietnam Financial Journal, No. 6, June, 2008. Aschauer, David A. (1999), “Is Public Expenditure Productive”, Journal of Monetary Economics, 23, 177-200. Barro, R.J., (1990), “Government Spending in a Simple Model of Endogenous Growth”, Journal of Political, Economy 98, part 2, S103–S125. Barro, R.J., (1991), “Economic growth in a cross section of countries”, Quarterly Journal of Economics 106, 407–444. Chen, B.-L. (2006), “Economic growth with an optimal public spending composition”, Oxford Economic Papers, 58, 123–36. Davoodi, H., and Zou, H., (1998), “Fiscal Decentralization and Economic Growth: A Cross-Country Study”, Journal of Urban Economics, 43, 244-257. Davoodi, H., Xie, D., and Zou, H. (1999), “Fiscal Decentralization, Public Spending, and Economic Growth in the United States”, Journal of Urban Economics, 45, 228-239. Devarajan, S., Swaroop, V., and Zou, H., (1996), “The composition of public expenditure and economic growth”, Journal of Monetary Economics, 37, 313–44. 19