Bài giảng Thẩm định đầu tư công - Bài 5+6: Phân tích độ nhạy và rủi ro - Nguyễn Xuân Thành

Mô hình cơ sở và rủi ro
Để đánh giá tính vững mạnh về mặt tài chính hay kinh tế trong
thẩm định dự án, ta phải ước tính ngân lưu dự án trong tương
lai.
Trong mô hình cơ sở, ngân lưu dự án trong tương lai được ước
tính dựa trên các giá trị kỳ vọng.
Các giá trị kỳ vọng này được tính toán bằng cách:
 Dựa vào các số liệu trong quá khứ
 Lượng hóa các yếu tố tác động đến giá trị trong tương lai
Vậy, các kết quả thẩm định trong mô hình cơ sở như NPV hay
IRR đều là giá trị kỳ vọng, trung vị hay yếu vị (giá trị có xác suất
xảy ra lớn nhất).
Các giá trị kỳ vọng, trung vị và yếu vị này là những ước lượng
tốt nhất cho tương lai theo quan điểm của nhà phân tích, nhưng
không phải là những gì chắc chắn sẽ xảy ra.
Phân tích độ nhạy và rủi ro
Một số biến có ảnh hưởng tới kết quả thẩm định (NPV và IRR)
có thể có mức độ không chắc chắn cao. Do vậy, các kết quả
thẩm định cũng mang tính không chắc chắn.
Việc dự báo chính xác các thông số của dự án trong tương lai
để có thể áp các giá trị duy nhất thường là bất khả thi hay nếu
khả thi thì cũng vô cùng tốn kém.
Để đối phó với các yếu tố bất định, dự án được thẩm định theo
cách:
 Giả định mọi việc sẽ xảy ra đúng như dự kiến (tức là
thông số dự án sẽ nhận các giá trị kỳ vọng)
 Tiến hành phân tích độ nhạy và/hay rủi ro bằng cách đánh
giá tác động của những thay đổi về thông số dự án tới kết
quả thẩm định
 Dựa trên kết quả phân tích để điều chỉnh lại quyết định
thẩm định và đề xuất các cơ chế quản lý rủi ro
pdf 19 trang hoanghoa 10/11/2022 5560
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Thẩm định đầu tư công - Bài 5+6: Phân tích độ nhạy và rủi ro - Nguyễn Xuân Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tham_dinh_dau_tu_cong_bai_56_phan_tich_do_nhay_va.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thẩm định đầu tư công - Bài 5+6: Phân tích độ nhạy và rủi ro - Nguyễn Xuân Thành

  1. Bất định và rủi ro Biến số bất định: nhà phân tích xác định được các giá trị mà biến số có thể nhận trong tương lai, nhưng không biết được xác suất mà các giá trị này có thể xảy ra Thực hiện phân tích độ nhạy Những hạn chế nữa của phân tích độ nhạy là:  Phân tích độ nhạy không tập trung vào miền giá trị thực tế  Phân tích độ nhạy không tính tới xác suất mà giá trị của thông số nhận được hay xác suất xảy ra của một kịch bản. Biến số rủi ro: nhà phân tích xác định được các giá trị mà biến số có thể nhận trong tương lai cũng như xác suất mà các giá trị này có thể xảy ra Thực hiện phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo
  2. Phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo Phân tích độ nhạy xác định các thông số có ảnh hưởng quan trọng tới tính khả thi của dự án Xác định phân phối xác suất cho các thông số quan trọng  Kiểu hình phân phối: đều, chuẩn, tam giác, bậc thang,  Thông số của phân phối: miền giá trị, giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn, Xác định hệ số tương quan giữa các thông số quan trọng Chạy mô phỏng (tức là cho các thông số nhận các giá trị khác nhau theo phân phối xác suất và hệ số tương quan đã xác định) để:  Thiết lập phân phối xác suất cho các kết quả thẩm định của dự án (NPV và IRR)  Tính các trị thống kê của NPV và IRR  Tính xác suất dự án có NPV > 0
  3. Phân tích rủi ro Dự án HLD Tỷ lệ lạm phát VND Các hạng mục chi phí đầu tư (theo giá thực) Năm kịch bản về điều chỉnh phí giao thông. Lưu lượng xe (ứng với mỗi loại xe và mỗi đoạn đường) Tốc độ tăng trưởng lưu lượng xe.
  4. Phân tích rủi ro Dự án HLD: Lạm phát Tỷ lệ lạm phát VND trong giai đoạn 2010-2042 có phân phối xác suất đều: 2010 trong khoảng 6-10%; 2011 trong khoảng 5-6%; 2012 trong khoảng 4-8%; và 2013-2042 trong khoảng 3-7%. Hệ số tương quan giữa tỷ lạm phát của một năm và tỷ lệ lạm phát năm trước đó là 0,7.
  5. Phân tích rủi ro Dự án HLD: Chi phí đầu tư Các hạng mục chi phí đầu tư (theo giá thực) có phân phối xác suất chuẩn với giá trị kỳ vọng bằng giá trị tương ứng trong mô hình cơ sở và độ lệch chuẩn bằng 10% giá trị kỳ vọng.
  6. Phân tích rủi ro Dự án HLD: Phí giao thông Năm kịch bản về điều chỉnh phí giao thông trong câu 2 có xác suất xảy ra là 80% (kịch bản 1), 5% (kịch bản 2), 15% (kịch bản 3) và 0% (kịch bản 4 & 5).
  7. Phân tích rủi ro Dự án HLD: Lưu lượng xe Lượng xe (ứng với mỗi loại xe và mỗi đoạn đường) dự báo vào năm 2013 có phân phối xác suất chuẩn với giá trị kỳ vọng bằng giá trị tương ứng trong mô hình cơ sở và độ lệch chuẩn bằng 20% giá trị kỳ vọng.
  8. Phân tích rủi ro Dự án HLD: Lưu lượng xe Tốc độ tăng trưởng lượng xe đoạn Long Thành-Dầu Giây giai đoạn 2013-2020 có phân phối xác suất tam giác với yếu vị bằng 8,1%, giá trị nhỏ nhất bằng 5,8% và giá trị lớn nhất bằng 10,1%.
  9. Kết quả chạy mô phỏng Monte Carlo NPV của chủ sở hữu (triệu USD): Mô hình cơ sở thể hiện kịch bản  Giá trị t/b: 6.364 có khả năng xảy ra lớn nhất.  Trung vị: 7.900 Xác suất NPV dương là 85%,  Độ lệch chuẩn: 4.272 một con số rất khả quan.  Giá trị nhỏ nhất: -7.174 Phân tích rủi ro cho thấy do các  Giá trị lớn nhất: 13.038 thông số quan trọng của dự án có thể nhận các giá trị xấu hơn Xác suất NPV > 0: 85% CSH nên NPV kỳ vọng có giá trị thấp hơn so với mô hình cơ sở. Kịch bản phi giao thông không được điều chỉnh hay điều chỉnh thấp hơn lạm phát, mặc dù xác suất xảy ra thấp, nhưng nếu xảy ra sẽ làm NPV âm. Do vậy, để dự án được khả thi về mặt tài chính, rủi ro liên quan tới điều chỉnh phí giao thông cần được kiểm soát.